Phỏng vấn hỏi gì???
Quả thực quá trình đi xin việc là vô cùng gian nan, ngay từ khâu tìm kiếm, chọn lọc thông tin tuyển dụng đến việc chuẩn bị hồ sơ, rồi hoàn thành bài thi viết, cho đến một khâu quan trọng tiếp theo mà bạn cần phải vượt qua, đó là vòng phỏng vấn. Thông thường thì phỏng vấn chính là khâu cuối cùng để nhà tuyển dụng quyết định xem có chọn bạn vào đội ngũ nhân viên của Công ty hay không? Và để vượt qua vòng này, bạn cần nắm bắt được những ý tưởng của nhà tuyển dụng và chuẩn bị tâm lý cũng như sườn nội dung trả lời một cách chỉn chu nhất. Sau đây là những câu hỏi và những vấn đề truyền thống mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đề cập đến trong cuộc phỏng vấn.
Thứ nhất, hỏi về thông tin cá nhân
“Bạn hãy giới thiệu qua về mình”
Lời đề nghị này của nhà tuyển dụng nhắm đến rất nhiều mục đích: một là để nắm bắt thông tin cá nhân của bạn nhanh chóng mà không cần đọc lại hồ sơ, thậm chí họ có thể hỏi thêm về những người trong gia đình để xem xét gia cảnh và gen nghề nghiệp trong con người bạn; hai là để có thể đánh giá được phần nào khả năng nói, khả năng giao tiếp và tư duy logic của bạn.
Thứ hai, hỏi về bằng cấp và trình độ học vấn
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm đến những kiến thức mà bạn đã được học và tích lũy được trong nhà trường, đặc biệt là những kiến thức chuyên ngành có liên quan có thể phục vụ cho công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Còn nếu bạn là người đã đi làm nhiều năm thì có thể họ sẽ không để ý nhiều đến bằng cấp nữa. Lúc này, cái mà họ quan tâm chính là những kết quả và kinh nghiệm bạn đã tích lũy được từ những công việc trước đó. Thậm chí nhiều nhà tuyển dụng sẽ xoáy sâu vào vấn đề này để đánh giá phần nào khả năng và tính cách của ứng viên, đặc biệt là đánh giá mức độ có thể gắn bó lâu dài với Công ty.
Thứ ba, hỏi về chuyên môn
Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau mà muốn làm được, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn nhất định. Ví như bạn không thể học kinh tế mà đi làm về kỹ thuật được. Ngay cả khi bạn đi xin việc đúng chuyên môn nhưng những hiểu biết của bạn vẫn không làm thỏa mãn nhà tuyển dụng để họ có thể tin rằng bạn đủ năng lực để đảm đương công việc. Chính vì vậy mà nhà tuyển dụng rất quan tâm đến vấn đề chuyên môn của bạn dù bạn là sinh viên mới ra trường hay là người đã có nhiều năm kinh nghiệm đi chăng nữa.
Thứ tư, hỏi về tính cách
Đối với nhà tuyển dụng, hiểu được tính cách của ứng viên là rất cần thiết bởi thứ nhất, đó cũng là một cơ sở để họ đánh giá bạn có phù hợp với công việc hay không và thứ hai, nếu bạn được nhận, họ sẽ có được cái nhìn chính xác hơn về con người bạn để có cách thức quản lý phù hợp.
Nhưng đương nhiên là nhà tuyển dụng sẽ không hỏi thẳng rằng: “Tính cách của bạn như thế nào?” để nghe bạn “ba hoa” đủ mọi thứ. Thay vào đó, họ sẽ có những cách thức “lắt léo” hơn để đánh giá tính cách của bạn. Đó là thể là qua cách mà bạn làm việc trong quá khứ, qua cách ứng xử và thái độ của bạn, qua những câu hỏi vui ngoài lề, hay đơn giản là những câu chuyện qua lại thoải mái giữa hai bên…
Thứ năm, hỏi về những hiểu biết kinh tế xã hội
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì đối với một người làm kinh doanh, những hiểu biết về kinh tế xã hội là rất quan trọng bởi một người có tầm hiểu biết rộng có thể có những cách làm việc hay, là người năng động, linh hoạt và có khả năng bao quát. Điều đó là càng cần thiết hơn với những vị trí tuyển dụng ở cấp quản lý. Do đó, bằng những câu hỏi thoải mái về các vấn đề ngoài lề, nhà tuyển dụng có thể đánh giá phần nào về những hiểu biết, về khả năng và tính cách của bạn.
Thứ sáu, hỏi về kỹ năng
Kỹ năng là vấn đề không kém phần quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng thích ứng với môi trường và công việc của bạn. Họ có thể đánh giá về kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, các kỹ năng văn phòng như tin học,… thông qua thông qua các bài test nhỏ, qua những câu hỏi, qua các chứng chỉ, thậm chí là qua chính cuộc trò chuyện phỏng vấn giữa hai bên.
Thứ bẩy, kiểm tra mong muốn thực sự của bạn
Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra bạn thực sự có mong muốn đến chỗ bạn đang ứng tuyển để làm việc hay không, định hướng, mong muốn tương lai thế nào, mục tiêu khát vọng của bạn ra sao? Thông qua các câu hỏi về công ty của chính họ, hỏi về mục tiêu của bạn, mong muốn của bạn, hay thông qua cách, các vấn đề bạn quan tâm khi đến công ty làm việc…
Nhìn chung thì nhà tuyển dụng sẽ có thể hỏi rất nhiều thứ quy tụ lại chỉ nhằm mục đích khai thác tối đa bẩy vấn đề nêu trên. Do vậy bạn cần có sự chuẩn bị thật kỹ càng để có thể ứng xử một cách thông minh; đồng thời tùy thuộc vào tình hình thực tế để có những điều chỉnh phù hợp. Ở một bài viết sau, tôi sẽ có những lưu ý dành cho ứng viên trước khi bước vào một cuộc phỏng vấn quan trọng.
Vũ Khánh Hiếu – Luật sư Việt
Website liên kết: Kegiaviet.com – ShaVietNam.vn – SongHongAgri.com – BigRack.vn
Pingback:Hỏi gì khi phỏng vấn kế toán? | Kỹ năng tìm việc | Luật sư Việt
Pingback:Binh pháp Tôn tử trong xin việc | Nghệ thuật tìm việc| Luật sư Việt
Pingback:Hỏi gì khi tuyển Người làm nhân sự | Kỹ năng tìm việc | Luật sư Việt
Pingback:Hỏi gì khi phỏng vấn một nhân viên kinh doanh? | Kỹ năng tìm việc | Luật Sư Việt
Pingback:MỘT – câu hỏi quyết định cuộc phỏng vấn| Kỹ năng phỏng vấn | Luật sư Việt
Pingback:Câu hỏi phỏng vấn vị trí Marketing? | Kỹ năng phỏng vấn | Luật sư Việt
Pingback:Nhà tuyển dụng nào là của bạn | Phỏng vấn | Luật sư Việt
Pingback:Câu hỏi phỏng vấn NHÂN VIÊN BÁN HÀNG? | Kỹ năng phỏng vấn | Luật sư Việt
Pingback:Câu hỏi phỏng vấn với Nhân viên Chăm sóc khách hàng | Kỹ năng phỏng vấn | Luật sư Việt
Pingback:Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Hành chính??? | Kỹ năng tìm việc | Luật sư Việt
Pingback:Đưa cơ quan cũ lên mây!!! | Kỹ năng Công sở | Luật sư Việt
Pingback:Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên truyền thông/PR??? | Kỹ năng tìm việc | Vietlawyer.vn