BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Giữa tôi và hàng xóm đã có mâu thuẫn từ trước. Cách đây vài hôm trong lúc đi nhậu say về tôi nhìn thấy xe máy của nhà hàng xóm dựng trước sân. Vì đã ghét nhau trước, cộng thêm tinh thần không được tỉnh táo do say rượu, tôi đã có hành vi dùng búa đập vào chiếc xe của hàng xóm. Hậu quả gây hư hỏng chiếc xe trị giá 10 triệu đồng. Sau đó, tôi đã đến xin lỗi và bồi thường cho hàng xóm chi phí để sửa chữa xe. Vậy trong trường hợp này tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi hủy hoại tài sản hay không? Câu hỏi của anh Hải (Nam Định). Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: 1. Hành vi hủy hoại tài sản của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Căn cứ Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau: Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác ... 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác; e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này; b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này; c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Như vậy, hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: (1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (2) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. (3) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. 2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại gây thiệt hại về tài sản của người khác được quy định như thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hủy hoại tài sản như sau: Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. ... Như vậy, theo quy định này, trong trường hợp bạn có hành vi hủy hoại tài sản gây thiệt hại về tài sản của hàng xóm với giá trị thiệt hại là 10 triệu đồng. Do đó, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. 3. Hành vi hủy hoại tài sản của người khác nhưng đã đền bù thiệt hại rồi thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự 2021) quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”. ... Như vậy, theo quy định trên thì tội huỷ hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Do đó, mặc dù đã đền bù thiệt hại thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Tuy nhiên, việc bạn đã bồi thường thiệt hại cho hàng xóm có thể được coi là căn cứ để tòa xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội. Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội nhưng vừa phải đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm sinh lý con người và căn cứ vào chính sách hình sự qua các thời kỳ lịch sử của Nhà nước. ĐIều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 142, 143, 144, 150, 151, 168,169,170,171,173,178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này" Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là tròn 14 tuổi. Tuy nhiên, có những quy định về điều kiện để áp dụng trách nhiệm hình sự, cụ thể: - Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên "phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác". Căn cứ vào tình hình phát triển chung về thể chất và tâm sinh lý của người Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên là người đã nhận thức được tính nguy hiểm của mọi hành vi mà mình thực hiện cũng như khả năng điều khiển được hành vi ấy, do đó, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà minh gây ra. Tuy nhiên, để xác định tính phù hợp và linh hoạt trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở một số tội phạm cụ thể, pháp luật hình sự có quy định riêng ở một số tội phạm ấy. Ví dụ: khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi... thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm", như vậy, độ tuổi tối thiểu đối với tội danh này là trong 18 tuổi trở lên. - Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi "phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,150,151,168,169,170,171,173,178,248,249,250,251,252,265,266,286,287,289,290,299,303 và 304 của Bộ luật này." Với quy đinh này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thực hiện phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 78, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này." Với quy định này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đén dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thưc hiện phả là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biết nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,  251, 252, 265, 266, 286, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự. Quy định này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã khắc phục hạn chế của các Bộ luật Hình sự trước đó. Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự 1999 đều xác định loại tội phạm và lỗi là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự mà không có sự phân loại các tội phạm cụ thể. Thực tế, người trong độ tuổi dễ bị lôi kéo, dụ dỗ để thực hiện tội phạm và họ không nhận thức được hoặc nhận thức không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mình thực hiện, ví dụ như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh... Do đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã giới hạn một cách cụ thể, rõ ràng các loại tội phạm và tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này phù hợp với nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự dựa vào yếu tố lỗi và truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế khách quan, đảm bảo quyền con người đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi nói chung và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng. Pháp luật hình sự xác định nguyên tắc tính tuổi tròn đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân. Thuật ngữ "từ đủ" trong điều luật đã xác định một nguyên tắc khi tính tuổi là phải trong ngày, tròn tháng, tròn năm. Ví dụ: Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/10/2002 thì phải đến ngày 20/10/2016 mới tròn 14 tuổi và đến 20/10/2018 mới tròn 16 tuổi. Trong trường hợp không xác định được ngày sinh hoặc tháng sinh của người phạm tội thì sẽ chọn ngày cuối cùng của tháng, nếu xác định được tháng sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của quý, nếu xác định được quý sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của năm nếu xác định được năm sinh của người phạm tội. Ví dụ: Vào ngày 20/05/2019, thực hiện hành vi giết người tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Qua xác minh thì cơ quan chức năng xác định được B sinh vào tháng 5/2005 mà không xác định được ngày sinh. Trong trường hợp này, sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng 5/2005 làm ngày sinh cho B, tức B sinh ngày 31/05/2005. Như vậy, B chưa tròn 14 tuổi, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự với B. Quy định này xuất phát trên cơ sở nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự có lợi và nhân đạo cho người phạm tội. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
 
hotline 0927625666