NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

Tại sao pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 1. Thế nào là dịch vụ đòi nợ thuê? Đòi nợ thuê là một ngành dịch vụ đòi nợ, là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn, công ty thực hiện một hành vi đòi nợ con nợ theo yêu cầu của chủ nợ. 2. Tại sao pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê? - Thứ nhất, trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đòi nợ không cần tuân thủ điều kiện kinh doanh cũng như quy định pháp luật có liên quan làm phát sinh nhiều hệ quả tiêu cực như: Khủng bố bằng chất bẩn, phá hoại tài sản, có hành vi đe dọa, trấn áp, khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ… - Thứ hai, thời gian qua có một số doanh nghiệp đòi nợ biến tướng ảnh hưởng đến xã hội và đây là lý do dẫn đến Quốc hội cấm ngành nghề này hoạt động. 3. Thời điểm cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê - 10 luật đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua. Đáng chú ý, trong Luật đầu tư bổ sung nội dung “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. - Do đó, doanh nghiệp đang được cấp giấy phép kinh doanh đòi nợ sẽ bị giải thể khi Luật đầu tư sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. 4. Thuê xã hội đen đòi nợ, phạm tội gì? - Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ nợ cũng dễ dàng đòi lại được tiền từ con nợ. Để thu lại được tiền, nhiều người đã không màng đến các quy định của pháp luật mà thực hiện các hành vi côn đồ thậm chí là thuê xã hội đen về đòi nợ. - Các hành vi này có thể gây tổn thương đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người khác. Vì vậy, tùy vào mức độ, tính chất vi phạm, những người thực hiện hành vi này, có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể: + Nếu làm loạn, gây mất trật tự, phá phách để đòi nợ, người thực hiện có thể bị xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng với mức phạt hành chính lên đến 03 triệu đồng (căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) + Trường hợp gây rối trật tự công nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh xã hội hoặc đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này mà chưa được xóa án tích, người thực hiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015. - Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù đến 07 năm. - Nếu dọa sẽ dung vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần bằng các thủ đoạn khác để buộc bên vay phải giao tài sản để trừ nợ, theo điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 167, hành vi sẽ bị phạt hành chính từ 02 - 05 triệu đồng. - Ngoài quy định phạt hành chính, người thực hiện hành vi vi phạm này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù lên đến 20 năm. - Nếu trực tiếp dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để ép buộc bên vay giao tài sản, người thực hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật hình sự với mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc thậm chí là tù chung thân. 5. Vậy làm thế nào để đòi nợ đúng luật? - Để đòi nợ đúng luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật,... - Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. - Trong trường hợp người vay dùng những thủ đoạn gian dối cố tình chiếm đoạt số tiền vay thì bên cho vay có thể gửi đơn tố giác gửi đến cơ quan công an điều tra. - Trong đó, theo Điều 30 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đòi nợ của bên cho vay trong quá trình xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản của người vay. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer về việc tại sao pháp luật cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666