PHÁP LUẬT HÔM NAY

Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn tố giác tội phạm của Công an xã, phường. Trước ngày 01/12/2021, theo quy định tại Khoản 3 Điều 146 BLTTHS năm 2015, lực lượng Công an xã chỉ có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Để nâng cao trách nhiệm của Công an xã, góp phần giảm tải cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, Quốc hội đã thông qua quy định bổ sung trách nhiệm “kiểm tra, xác minh sơ bộ” tố giác, tin báo về tội phạm cho Công an xã, bảo đảm tương đương với Công an phường, thị trấn, Đồn Công an (Khoản 3 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021). Để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có cuộc họp liên ngành để xây dựng và ban hành Thông tư liên tịch số 01/2021/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, ngày 29/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BNN&PTNT-VKSNDTC hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2021/TTLT). Bộ Công an cũng đã ban hành Thông tư số 129/2021/TT-BCA, ngày 31/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân và Thông tư số 119/2021/TT-BCA, ngày 08/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.       Theo đó, trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm của Công an xã, cụ thể như sau:       Thứ nhất, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm       Khi kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo tội phạm do mình tiếp nhận, Công an xã được tiến hành các hoạt động sau: 1) Lấy lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm, lấy lời khai người bị tố giác, người bị hại, người làm chứng và người có liên quan. Hoạt động lấy lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm, lấy lời khai người bị tố giác, người bị hại, người làm chứng và người có liên quan của Công an cấp xã tuân thủ quy định tại một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021; Điều 44 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021; Khoản 6 Điều 2 Thông tư số 46/2021/TT-BCA ngày 5/5/2021 của Bộ Công an. 2) Kiểm tra, xác định nơi xảy ra vụ việc, vẽ sơ đồ nơi xảy ra vụ việc, bảo vệ hiện trường. Công an cấp xã là lực lượng nòng cốt trong bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn cấp xã, khi có vụ việc tố giác, tin báo về tội phạm, Công an xã là lực lượng đầu tiên có mặt tại hiện trường nơi tố giác, báo tin để xác minh ban đầu về tố giác, tin báo phản ánh có đúng hay không. Trường hợp tố giác, tin báo phản ánh là đúng, việc tổ chức lực lượng xuống hiện trường của Công an cấp xã còn nhằm kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm gây ra. 3) Xác minh, làm rõ nhân thân, lai lịch của người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan. Công an xã thực hiện công tác quản lý cư trú trên địa bàn cấp xã; do đó, Công an cấp xã có thể xác minh thông tin về người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan cư trú tại địa bàn cấp xã. Đối với người bị tố giác, bị hại, người có liên quan không cư trú trên địa bàn, Công an cấp xã có thể xác minh tại các cơ quan có liên quan như: Cơ quan hồ sơ, Cơ quan quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp xã khác... 4) Xác định sơ bộ thông tin về hậu quả, thiệt hại. Hoạt động xác định sơ bộ thông tin về hậu quả, thiệt hại thực hiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 9 Pháp lệnh Công an xã. Trong nhiều trường hợp, việc xác định sơ bộ thông tin về hậu quả, thiệt hại còn làm căn cứ để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không để thực hiện biện pháp xử lý cho phù hợp. Theo Khoản 8 Điều 2 Thông tư số 46/2021/TT-BCA ngày 5/5/2021 của Bộ Công an, Công an xã có thẩm quyền “cưỡng chế xử lý vi phạm hành chính khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật”. 5) Phát hiện, tạm giữ, bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan  đến hành vi có dấu hiệu tội phạm. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 111, Khoản 3 Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021, Khoản 2 Điều 44 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 và Khoản 6, Điều 2 Thông tư số 46/2021/TT-BCA ngày 5/5/2021 của Bộ Công an thì trong trường hợp bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, Công an cấp xã có thẩm quyền thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, tránh để sót, lọt, mất mát các vật chứng; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết tiếp theo của Cơ quan điều tra. Thứ hai, thời hạn chuyển tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã Một là, trong thời hạn 24 giờ hoặc 48 giờ (đối với xác xã ở vùng rừng núi, xa xôi, hẻo lánh, điều kiện đi lại khó khăn) được tính từ khi tiếp nhận đến khi chuyển tố giác, tin báo về tội phạm áp dụng đối với tố giác, tin báo về hành vi phạm tội quả tang; tố giác, tin báo về hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc được dư luận xã hội quan tâm; tố giác, tin báo về tội phạm đã rõ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc rõ người bị tố giác mà có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn, có căn cứ và cần thiết phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Trong thời hạn này, Công an cấp xã phải báo ngay bằng hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện); tổ chức ngay lực lượng xuống bảo vệ hiện trường, lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị hại, người làm chứng hoặc những người khác có liên quan; xác minh, làm rõ nhân thân, lai lịch của người bị tố giác, bị hại và những người có liên quan và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo các tài liệu, đồ vật có liên quan. Hai là, trong thời hạn 7 ngày được tính từ khi tiếp nhận đến khi chuyển tố giác, tin báo về tội phạm áp dụng đối với các tố giác, tin báo về tội phạm không thuộc các trường hợp nêu trên. Trong thời hạn 7 ngày này, Công an cấp xã sẽ tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ như đã nêu ở trên, lập hồ sơ ban đầu về tố giác, tin báo về tội phạm và chuyển hồ sơ cùng tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Vấn đề pháp lý xung quanh câu chuyện đi đánh ghen Thời gian vừa qua, trên các diễn đàn mạng xã hội tràn lan những hình ảnh, đoạn clip, những câu chuyện xoay quanh chủ đề đánh ghen gây hoang mang dư luận. Gần đây nhất là vụ 3 phụ nữ đánh ghen, lột đồ, cắt tóc một cô gái giữa đường xảy ra mới đây ở Bình Dương gây mất trật tự và náo động cả một khu phố thu hút nhiều sự chú ý của người đi đường. Trong cuộc sống hiện nay, việc đánh ghen không còn là hành động hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc có một bên không chung thủy trong quan hệ vợ chồng, đi ngoại tình bên ngoài, đối tượng đi đánh ghen thường là các chị em phụ nữ. Khi thực hiện hành vi đánh ghen, không ít trường hợp chính người đi đánh ghen lại là người phải gánh chịu hậu quả pháp lý bởi có những hành động vượt quá giới hạn gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị đánh ghen. Các vấn đề người đi đánh ghen dễ mắc phải là thường thực hiện đánh ghen tại những nơi đông người với mục đích nhằm làm cho đối phương phải xấu hổ, nhục nhã. Để thực hiện mục đích này, người đi đánh ghen thường chửi bới, dọa nạt, tát, cào cấu, bôi chất bẩn vào người bị đánh ghen, thậm chí có trường hợp còn xé nát quần áo rồi quay phim, chụp ảnh.  Phân tích các hành vi nêu trên, dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương – Giám đốc công ty luật VietLawyer (Đoàn Luật sư Thành Hà Nội) cho rằng những người đi đánh ghen khi có các hành vi nêu trên có thể sẽ phải chịu các loại trách nhiệm sau: - Trách nhiệm hành chính Trong trường hợp không có hậu quả liên quan đến việc tổn hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho người bị đánh ghen, người đánh ghen có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 144/2022NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Tại Khoản 3, khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi định về trật tự công cộng: Điểm a, b khoản 3: “3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này; b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” Điểm a khoản 5: “5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” - Trách nhiệm hình sự Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, khi vi phạm đến mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự, vợ/chồng đi đánh ghen bằng cách xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác tại Điều 155 Bộ luật Hình sự. + Hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người khác: phạt cảnh cáo/ phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng/ cải tạo không giam giữ đến 03 năm. + Còn đối với việc tái phạm từ 02 lần trở lên; phạm tội với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội với người đang thi hành công vụ; phạm tội với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; làm nạn nhân bị rối loạn tâm thần và có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% - 60%: bị phạt 03 tháng - 02 năm tù + Khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi với tỷ lệ tổn thương cơ sở từ 61% trở lên: bị phạt từ 02 - 05 tù. + Ngoài ra còn có thể bị cấm hành nghề, đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm. Không chỉ xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, nhiều người khi đi đánh ghen còn sử dụng bạo lực để đánh đập người tình của vợ/chồng mình nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích cho người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Còn nếu cá nhân này lại lấy tài sản của nạn nhân như điện thoại, tiền, vật có giá trị còn có thể bị khởi tố về Tội cướp tài sản - Trách nhiệm bồi thường dân sự Đồng thời, căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự, người có hành vi đánh ghen có thể phải bồi thường thiệt hại do có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác căn cứ tại Điều 584 BLDS 2015: Theo Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015, các khoản bồi thường thiệt hại do vi phạm sức khỏe bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc điều trị, bồi dưỡng và phục hồi sức khỏe của người bị kích động và mất hoặc giảm chức năng; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm c) Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị d) Thiệt hại khác theo quy định của pháp luật. Theo Điều 592 BLDS 2015, các chi bồi thường bù đắp về tính thần có bao gồm các khoản sau:  + Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; +Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; + Thiệt hại khác do luật quy định; + Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị đánh ghen gánh chịu.  Lời khuyên của Luật sư dành cho những ai đang có ý định đi đánh ghen Khi rơi vào trường hợp này, chắc hẳn ai cũng sẽ tức giận, không bình tĩnh và có những suy nghĩ kích động. Nhưng chúng ta phải suy nghĩ kỹ về những gì đã xảy ra, tìm hướng giải quyết tốt nhất và đúng pháp luật. Sự chung thủy là trách nhiệm của vợ/chồng, khi họ không hoàn thành được trách nhiệm hôn nhân thì nên suy nghĩ lại về mối quan hệ hôn nhân này, tùy mức độ mà có cách xử lý khác nhau. Trường hợp còn có thể ngồi lại nói chuyện với nhau, thì nên thẳng thắn giải quyết vấn đề, có thể trò chuyện giữa 02 người hoặc tất cả những người có liên quan. Khi không thể giải quyết được nữa thì có thể thu thập các chứng cứ chứng minh để làm đơn tố cáo về hành vi ngoại tình, hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng.
Ngày 8-5, Công an huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cho biết vừa bắt giữ 6 đối tượng liên quan vụ ném bom xăng, đập phá xe tải của một người dân trên địa bàn.     Cụ thể, Công an huyện Trảng Bom đang tạm giữ hình sự các đối tượng gồm: Phan Thế Anh (SN 2005, ngụ tỉnh Nghệ An), Lê Trương Đức Anh (SN 2008, ngụ TP Biên Hòa), Nguyễn Thiên Phú (SN 2009), Trần Phạm Duy Sang (SN 2006), Hán Văn Vinh (SN 2006) và Phan Đinh Việt (SN 2009, cùng ngụ tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) để điều tra về hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.     Hành vi của nhóm đối tượng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.     Theo điều tra bước đầu, Thế Anh có mâu thuẫn với Lê Nguyễn Hoàng Long (SN 2008, ngụ xã Hố Nai 3). Để dằn mặt Long, rạng sáng 7-5, Thế Anh đã rủ các đối tượng trên mang theo 4 chai bom xăng và 1 dao phay cùng đi đến nhà của Long để giải quyết mâu thuẫn.     Khi đến nơi, nhóm trên đã dùng bom xăng ném vào chiếc ôtô tải và đập phá trước nhà Long thuộc xã Hố Nai 3, giáp ranh xã Bắc Sơn. Tuy nhiên, ôtô trên là của gia đình anh Trần Quốc Khánh (SN 1977), không phải của gia đình Long.     Nghe tiếng động, anh Khánh mở cửa nhà ra xem thì các đối tượng bỏ chạy khỏi hiện trường. Vào cuộc điều tra, Công an huyện Trảng Bom đã bắt giữ các đối tượng gây án sau 32 giờ.     Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý các đối tượng theo quy định. Hồi chuông cảnh báo cho xã hội về tình trạng 10X đua đòi “lấy số”     Tiếp xúc với những đối tượng tội phạm mà tuổi còn đang vị thành niên, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận rất rõ là sự bồng bột, thiếu hiểu biết pháp luật của chúng. Một số đối tượng khác thì có nhận thức về cuộc sống rất sai lầm, hiểu sai về đạo lý, khi chúng cho rằng, một khi đã nhận nhau là "anh em xã hội" thì sống chết có nhau, một đứa mâu thuẫn với kẻ nào đó thì kẻ thù của một đứa sẽ là kẻ thù chung của cả nhóm.     Một đối tượng vừa tròn 17 tuổi mà chúng tôi gặp mới đây bị bắt về hành vi cố ý gây thương tích, đã tâm sự: "Lúc gặp nạn nhân, cháu muốn dừng lại lắm, muốn khuyên các em không xông lên nữa, vì không chắc đó có phải là kẻ đã có mâu thuẫn với em cháu không, nhưng cháu lại không thể vì nếu thế thì những đứa em nó lại coi thường mình. Bởi thế, cháu buộc phải hành động, dù nạn nhân không mâu thuẫn gì với cá nhân cháu, dù biết có thể sai người nhưng chém nhầm còn hơn bỏ sót".     Vậy là, với cái "lý" rất nguy hiểm, suy nghĩ sai lầm về quan điểm sống, đặc biệt hiểu sai về "đạo lý giang hồ", một bộ phận giới trẻ đang bị cuốn vào vòng xoáy tội lỗi mà chúng cứ nghĩ phải như thế mới là "anh em", phải vác dao đi chém đối thủ mới là bảo vệ "anh em".     Những suy nghĩ sai lầm này rất nguy hiểm đang len lỏi khắp các diễn dàn kín và mở, được khuyến khích bởi đội ngũ "giang hồ mạng" ngày ngày sản xuất clip tung hô cuộc sống giang hồ và các nhân vật giang hồ tù tội, vô hình trung đã trở thành "lí tưởng" và dẫn dắt một bộ phận giới trẻ đang muốn khẳng định mình bằng các cuộc chiến dao kiếm, "lấy số" bằng máu.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc Bắt nhóm ném bom xăng, đập phá xe tải ở Đồng Nai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ để được giải đáp các thắc mắc. (Nguồn: Nguyễn Tuấn/ Hiền Trâm)
Thẩm quyền cấp sổ đỏ từ ngày 20/5/2023 - Là một trong những nội dung mới nhất được sửa đổi tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 có hiệu lực ngày 20/5/2023. Cụ thể, tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 37 Nghị định 43/2014 về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) tại khoản 4 Điều 95 và khoản 3 Điều 105 Luật Đất đai 2013 như sau:   "1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp thực hiện như sau: a) Văn phòng đăng ký đất đai: thực hiện đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai: thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; c) Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp. 2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này: a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều 105 của Luật Đất đai thì được sử dụng dấu của Sở Tài nguyên và Môi trường. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp." Trong khi đó, theo văn bản hiện hành tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 43/2014 (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP)  quy định đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau: - Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Như vậy, so với quy định cũ thì quy định mới tại Nghị định 10/2023 đã sửa đổi thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính này (được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai mà không cần lên Sở Tài nguyên và Môi trường). Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về một số thay đổi đối với thẩm quyền cấp sổ đỏ có hiệu lực từ ngày 20/5/2023. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời. Trân trọng./.
Tối 17/4, Công an quận Long Biên đang phối hợp cùng Phòng CSHS Công an TP Hà Nội điều tra vụ người phụ nữ chết trong ô tô tại hầm chung cư. Trước đó, tối ngày 12/4, Công an phường Bồ Đề, quận Long Biên tiếp nhận tin báo của gia đình chị Q. (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, Long Biên) về việc chị đi khỏi nhà từ 8h ngày 12/4 nhưng chưa thấy về. Sau đó, gia đình và cơ quan không liên lạc được với chị Q. Tiếp nhận thông tin, Công an quận Long Biên chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ rà soát phương tiện, tìm kiếm chị Q. Đến 8h ngày 15/4, Công an quận Long Biên phát hiện chị Q. đã tử vong trong xe ô tô để trong hầm gửi xe của một tòa chung cư ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên (Hà Nội). Đến 21h ngày 16/4, Công an quận Long Biên và Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP đã bắt giữ nghi phạm là Trương Việt Hùng (SN 1988, trú tại Thanh Châu A, TP Phủ Lý, Hà Nam) khi hắn đang lẩn trốn tại địa bàn TP Phủ Lý. Tại cơ quan công an, Hùng khai nhận hắn và chị Q. có quan hệ quen biết. Sau nhiều lần Hùng và chị Q. xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau, Hùng nảy sinh ý định sẽ sát hại chị Q. rồi tự tử. Khoảng 7h ngày 12/4, Hùng đến toà nhà chung cư nơi chị Q. sinh sống. Khi thấy chị Q. đến vị trí đỗ xe ô tô, hắn ra tay sát hại. Sau đó Hùng đưa thi thể chị Q sang bên kia cầu Đông Trù đến địa phận xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Tại đây, Hùng tìm và chiếm đoạt 16 triệu đồng của chị Q. và nạp vào tài khoản chơi game. Hùng tiếp tục lái xe ô tô đến chung cư Mipec (quận Long Biên) cất giấu xe và xác chị Q. tại hầm để xe của chung cư rồi bỏ đi. Sáng 13/4, Hùng bắt xe về Hà Nam để chơi điện tử và nghỉ tại đây. Đến ngày 16/4, nghi phạm đang đi lang thang ở Quốc lộ 1A thì bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ. Đối tượng Trương Việt Hùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. và Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):  Điều 168. Tội cướp tài sản 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; c) Làm chết người; d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc giết phụ nữ, giấu xác trong hầm chung cư tại Hà Nội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ để được giải đáp các thắc mắc. (Nguồn: VTC News)
Vì sao gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt vì tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - Theo VTV.vn, từ ngày 08/04/2023 đến ngày 10/04/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh (Ông chủ Tân Hiệp Phát), Trần Uyên Phương (con gái của ông Trần Quí Thanh), Trần Ngọc Bích (con gái của ông Trần Quí Thanh) thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát, thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương. Theo báo Người Lao động, vào tháng 3/2021, ông Lê Văn Lâm  - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai cùng một số người khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích (cùng giữ chức phó tổng giám đốc của Tân Hiệp Phát). Thông báo của Bộ Công an cho biết, các hành vi bị tố cáo bao gồm: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Trốn thuế", "Cưỡng đoạt tài sản" là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020. Trong các chứng cứ người tố cáo cung cấp, có chứng cứ tố cáo tập đoàn Tân Hải Phát cho vay lãi, bắt ký hợp đồng giả cách "chuyển nhượng tài sản", sau đó chiếm đoạt luôn tài sản "cầm cố". Người tố cáo cũng cho biết thêm, việc trả lãi định kỳ thể hiện bằng giấy tờ đặt cọc mua cổ phần và thực chất không có giao dịch mua bán, các bên chỉ làm hợp đồng giả cách mua 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng. Trong khi đó giá thực chất cao hơn nhiều lần. Cụ thể, theo báo Vietnamnet cho biết, năm 2017, công ty Kim Oanh Đồng Nai thỏa thuận mua 100% vốn điều lệ của Công ty Minh Thành Đồng Nai với giá mua 530 tỷ đồng.  Đến tháng 12/2019, Kim Oanh Đồng Nai đã thanh toán 265 tỷ đồng và nhận 50% cổ phần của Minh Thành Đồng Nai, đồng thời đang thỏa thuận chuyển nhượng 50% còn lại. Để thanh toán, Kim Oanh Đồng Nai đã tìm đến vay 350 tỷ đồng từ gia đình ông Thanh, lãi suất 3%/tháng Điều kiện khoản vay trên là 2 Hợp đồng mua bán: các cổ đông cũ của Minh Thành Đồng Nai bán 50% cổ phần cho bà Bích. bà Phương và công ty TCS với giá 115 tỷ đồng và Kim Oanh Đồng Nai cũng bán 50% cổ phần đã mua với giá 235 tỷ đồng. Các bên còn thỏa thuận khi khoản vay 350 tỷ đồng được trả đúng hạn, bà Bích, bà Phương và Công ty TCS sẽ bán lại 100% cổ phần cho các bên bán. Việc trả lãi định kỳ thể hiện bằng giấy tờ đặt cọc mua cổ phần và thực chất không có giao dịch mua bán, các bên chỉ làm hợp đồng giả cách mua 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng. Trong khi đó giá thực chất cao hơn nhiều lần, minh chứng năm 2017 Công ty Kim Oanh Đồng Nai đã thỏa thuận giá mua lên đến 530 tỷ đồng.  Giữa tháng 8/2020, Kim Oanh Đồng Nai đã chuyển 350 tỷ đồng cho công ty Tân Hiệp Phát nhưng bà Phương đã chuyển trả lại số tiền và không trả lại dự án. Không những thế, trước khi vay 350 tỷ đồng, Tân Hiệp Phát đã yêu cầu Kim Oanh Đồng Nai thanh lý hợp đồng mua 100% vốn công ty Minh Thành Đồng Nai Các hành vi ký kết hợp đồng giả cách mua bán dưới dạng đặt cọc nhằm che giấu hành vi cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản đặt cọc. Trong quá trình điều tra đến nay, Công an điều tra có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đã khởi tố các bị can nêu trên. Lý do cho việc các bị can bị khởi tố, bởi vì, bà Phương và bà Bích đã nhận được 100% cổ phần của các bị hại là Kim Oanh Đồng Nai và Minh Thành Đồng Nai bằng hợp đồng mua bán. Sau đó, các đối tượng đến thời hạn bán lại nhưng không thực hiện và chiếm đoạt 100% công ty Minh Thành Đồng Nai với giá thấp hơn rất nhiều giá thị trường.  Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi trên được coi là làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể: “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Tự xưng luật sư để lừa đảo chiếm đoạt tiền tỉ của nhiều người, Tạ Yến Oanh bị TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt 17 năm tù. Ngày 6.4, sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Bạc Liêu tuyên phạt bị cáo Tạ Yến Oanh (45 tuổi, ngụ P.2, TP.Bạc Liêu, Bạc Liêu) 17 năm tù về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng, ngày 26.3.2018, Văn phòng luật sư T.V.L. (khóm 2, P.7, TP.Bạc Liêu) ký hợp đồng cộng tác với bị cáo Oanh. Theo hợp đồng, công việc của Oanh là tham gia tư vấn pháp luật cho khách hàng; quản lý chi nhánh văn phòng; giải quyết các công việc của văn phòng theo ủy quyền của trưởng văn phòng. Mặc dù chỉ hoàn thành lớp đào tạo luật sư, chưa được cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng khi tiếp xúc với khách hàng, Oanh đều xưng danh là luật sư và in danh thiếp "luật sư Tạ Yến Oanh" để đưa cho khách hàng. Oanh lấy danh nghĩa Văn phòng luật sư T.V.L. để ký hợp đồng pháp lý nhưng không báo cáo cho trưởng văn phòng biết trước và sau khi ký hợp đồng pháp lý, cùng các tài liệu khác khi giao dịch với khách hàng. Để tạo lòng tin với khách hàng, Oanh tự đặt con dấu hình chữ nhật có nội dung "Văn phòng Luật sư T.V.L - chi nhánh Bạc Liêu" kèm địa chỉ cụ thể để đóng dấu khi ký kết hợp đồng pháp lý với khách hàng. Đối với các vụ án, vụ việc ở lĩnh vực dân sự, hành chính, sau khi ký hợp đồng pháp lý với khách hàng, Oanh yêu cầu làm hợp đồng ủy quyền cho Oanh là người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng. Thực tế, Oanh chỉ làm một số thủ tục nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, chứ không tham gia tố tụng như thỏa thuận. Đối với các vụ án hình sự, Oanh ký hợp đồng pháp lý nhận đủ tiền của khách hàng nhưng không cử luật sư bào chữa theo thỏa thuận hợp đồng đã ký. Đa số các văn bản khi ký với khách hàng, Oanh đều cam kết thực hiện công việc đạt theo mong muốn của khách hàng, nhưng thực tế không có vụ án, vụ việc nào có được kết quả như đã cam kết. Ngoài ra, Oanh còn lấy danh tính một số người có chức danh, chức vụ của ngành TAND các cấp để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Hành động của Oanh chính là lời cảnh báo đến những khách hàng nhẹ dạ, cả tin giao phó tiền và công việc quan trọng của mình cho người như Oanh. Để không bị lừa khách hàng hãy tỉnh táo tìm đến những Công ty luật uy tín có địa điểm, trụ sở, kinh nghiệm làm việc và xem xét các giấy tờ tùy thân của các luật sư khi cần thiết. Và hay liên hệ và giao việc của mình cho Công ty Luật Vietlawyer để được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một các tối ưu nhất.
QUẢNG CÁO SAI SỰ THẬT, TIỆM BÁNH NGỌT ĂN KIÊNG CÓ THỂ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ? - Theo VTV24, một số tiệm bánh đưa quảng cáo về những thực phẩn ăn kiêng giảm cân có giới thiệu về những loại bánh không sử dụng đường và có hàm lượng calo thấp. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm nghiệm từ Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm, các con số thực tế khác xa với những gì quảng cáo. Hai hộp bánh có hình thức tương tự nhau, một cửa hàng bánh thông thường bán với giá 40.000 đồng và cửa hàng nói trên bán với giá gấp hơn 7 lần là 290.000 đồng, có kết quả kiểm nghiệm lượng đường, tinh bột là khá giống nhau. 1. Hành vi của những tiệm bánh quảng cáo không sử dụng đường Hành vi của những của hàng trên là hành vi lừa dối khách hàng để trục lợi. Hành vi nêu trên có thể phải chịu trách nhiệm dân sự, vi phạm hành chính, nếu đủ cấu thành có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Về trách nhiệm dân sự Trong mối quan hệ giữa tiệm bánh và cá nhân người mua hàng, đối tượng hàng hóa mà người mua hàng hướng tới là sản phẩm được quảng cáo. Việc quảng cáo sai sự thật dẫn đến việc giao hàng cho người mua không đúng chủng loại với tài sản được quảng cáo. Khi có yêu cầu của khách hàng, chủ tiệm bánh phải có nghĩa vụ: (i) Giao hàng và nhận thanh toán theo giá mà các bên thỏa thuận về sản phẩm đc giao đó; (ii) Giao hàng đúng như quảng cáo và bồi thường thiệt hại do việc giao hàng không đúng chủng loại gây ra; hoặc (iii) Hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại nếu việc giao hàng không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt đc mục đích giao kết hợp đồng. (Theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015) 3. Về trách nhiệm hành chính Bên cạnh trách nhiệm dân sự đối với khách hàng, tiệm bánh có thể phải chịu trách nhiệm hành chính do vi phạm quy định về bảo vệ người tiêu dùng như sau: 2. Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Khoản 2 Điều 11 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010) Hành vi quảng cáo không đúng về chủng loại của hàng hóa đã được công bố của tiệm bánh có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng  Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này. 4. Về trách nhiệm hình sự Trong trường hợp tiệm bánh đã vi phạm hành chính về hành vi quảng cáo gian dối, hoặc đã bị kết án về hành vi quảng cáo gian dối nhưng chưa được xóa án tích, tiệm bánh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật hình sự 2015. "Điều 197. Tội quảng cáo gian dối Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.". Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có thắc mắc các vấn đề pháp lý liên quan đến vi phạm lợi ích của người tiêu dùng , vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại - Đại diện tố tụng tại Tòa  - Tư vấn pháp lý liên quan đến quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức,...
4 Nữ Tiếp Viên Mang Ma Túy Có Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Hay Không ? - Chiều ngày 17/03, Phó Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Hiệp công bố vụ 4 nữ tiếp viên của Vietnam Airlines mang tổng cộng 11,48 kg ma túy tổng hợp đựng trong các tuýp đánh răng từ Pháp về Việt Nam vào chiều ngày 16/03. Với số lượng lớn ma túy như vậy, liệu 4 nữ tiếp viên có phải chịu hình sự liên quan đến hành vi vận chuyển này hay không. Công ty luật VietLawyer sẽ phân tích cho người đọc về trách nhiệm của 4 nữ tiếp viên trong các tình huống khác nhau. 1. Diễn biến vụ việcTheo thông tin từ Báo Điện tử Chính Phủ, sáng ngày 16/03, trên chuyến bay số hiệu VN10 của Hãng hàng không Vietnam Airlines từ Pháp về Việt Nam, khi thực hiện tiến hành soi chiếu, Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu đã phát hiện nghi vấn hành lý của 4 đối tượng. Kết quả kiểm tra có tổng cộng là 8.400 gam viên nén màu xám và 3.080 gam chất bột màu trắng (theo cân điện tử tại Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu). Tiến hành lấy mẫu thử có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Tổng khối lượng nghi là thuốc lắc và ma túy tổng hợp nêu trên có khối lượng 11,3 kg được đựng kín trong các tuýp kem đánh răng.Theo báo Dân trí, lời khai ban đầu của 4 đối tượng nữ tiếp viên hàng không khai rằng không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy. Họ được thuê vận chuyển từ một người lạ mặt, tiền công vận chuyển số kem đánh là 10.000.000 đồng. 2. Các tình huống đối với vụ việc và trách nhiệm pháp lý xảy raTrong vụ việc nêu trên, các sự kiện vẫn còn mơ hồ và cần phải đặt giả định. Thứ nhất, trong lời khai của 4 nữ tiếp viên, họ không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy. Cần xác minh và làm rõ ý chí chủ quan của 4 nữ tiếp viên có thực sự không biết trong tuýp kem đánh răng có chứa chất ma túy hay không.Trưỡc khi xác định các trường hơp xảy ra trong mặt chủ quan nêu trên, cần xác định trước các yếu tố mặt khách quan, khách thể, chủ thể trong tình huống.Về khách thể, 4 nữ tiếp viên xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma túy. Các chất ma túy mà 4 nữ tiếp viên tàng trữ, vận chuyển có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Theo nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, Methamphetamine và Ketamine là chất và muối thứ 248 và 40 trong danh mục chất và muối có thể tồn tại chất ma túy.  Về mặt khách quan, 4 nữ tiếp viên đã thực hiện các hành vi phạm tội liên quan hai tội, bao gồm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249, Điều 250 Bộ luật hình sự 2015.+ 4 nữ tiếp viên đã thực hiện cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở trong vali nhằm mục đích vận chuyển trái phép chất ma túy sau này. Hành vi này được coi là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Thời gian các nữ tiếp viên tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định là có tội hay không. + 4 nữ tiếp viên đã thực hiện tiếp việc chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới hình thức tàu bay và để trong dụng cụ valy - dụng cụ di chuyển với người. Hành vi này được coi là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy. Khối lượng để phạm vào hai tội trên là 0,1 gam Methamphetamine và trên 1 gam Ketamine. 4 nữ tiếp viên đã vận chuyển đến 11,3 kg, có nghĩa là đã vượt quá khối lượng và đủ cấu thành mặt khách quan của hai tội nêu trên.Về chủ thể, bất kì ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 đều là chủ thể tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy. 4 nữ tiếp viên đã đủ 18 tuổi và không mắc các bệnh liên quan đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Do vậy, 4 nữ tiếp viên đủ cấu thành mặt chủ quan của hai tội.Về mặt chủ quan, 4 nữ tiếp viên phải phạm tội với lỗi cố ý mới có thể cấu thành mặt chủ quan của hai tội nêu trên.Có ba tình huống xảy ra đối với vụ việc trên liên quan đến mặt chủ quan.Trường hợp thứ nhất, 4 nữ tiếp viên biết trước trong các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy và mong muốn tàng trữ và vận chuyển chất ma túy thì 4 nữ tiếp viên sẽ phạm vào cả hai tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.Trường hợp thứ hai, 4 nữ tiếp viên không biết các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy, tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc đang vận chuyển, 4 nữ tiếp viên phát hiện ra có chất ma túy bên trong tuýp đánh răng, tuy nhiên họ vẫn mong muốn và thực hiện việc vận chuyển đến hết quá trình. Lúc này, 4 nữ tiếp viên sẽ phạm vào Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.Trường hợp thứ ba, 4 nữ tiếp viên không biết được các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy, kể từ lúc trước khi cất giữ đến khi bị Đội thủ tục hành lý phát hiện, 4 nữ tiếp viên sã không phạm tội nào theo Bộ luật hình sự 2015 quy định. Tuy nhiên, 4 nữ tiếp viên có thể vẫn phải chịu các trách nhiệm pháp lý lao động và hành chính bao gồm:- Tạm đình chỉ công việc nhân viên hàng không, căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng khôngĐiều 5. Quy định về tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không1. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau:...e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;- Phạt tiền, căn cứ theo khoản 7 Điều 24 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung...7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đến 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng) đối với hành vi vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi vì mục đích thương mại mà không được phép hoặc không có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.Thứ hai, trong lời khai của 4 nữ tiếp viên, họ được thuê vận chuyển từ một người lạ mặt và tiền công vận chuyển là 10.000.000 đồng. Cần xác minh và làm rõ có thật sự tồn tại về người lạ mặt đó hay không và tiền công vận chuyển có thật sự chỉ là 10.000.000 đồng hay không.Trường hơp thứ nhất, có sự xuất hiện của người lạ mặt và thuê 4 nữ tiếp viên, các tiếp viên đã thỏa thuận từ trước và cố ý vận chuyển ma túy, hành vi đã đủ cấu thành về một tội theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định, thì các nữ tiếp viên sẽ trở thành đồng phạm. 4 nữ tiếp viên là người thực hành, trực tiếp thực hiện tội phạmTrường hợp thứ hai, không có sự xuất hiện của người lạ mặt, 4 nữ tiếp viên tự thỏa thuận và cố ý vận chuyển ma túy, hoặc một hoặc nhiều người trong bốn người tổ chức thực hiện vận chuyển, hành vi đã đủ cấu thành về một tội theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định, thì 4 nữ tiếp viên sẽ trở thành đồng phạm, các nữ tiếp viên tổ chức thực hiện là người tổ chức, các thành viên còn lại là người thực hành. Yếu tố đồng phạm trong vụ việc được coi là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự về tội mà 4 nữ tiếp viên thực hiện.Đối với tiền công vận chuyển, số tiền công không được coi là tình tiết để định tội đối với các tội liên quan đến các tội phạm về ma túy, tuy nhiên, đây là căn cứ để xác định thời điểm 4 nữ tiếp viên thỏa thuận, ý chí chủ quan của 4 nữ tiếp viên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy và sự thống nhất về ý chí của 4 tiếp viên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túyDù kết quả có vào trường hơp nào, con đường phía trước của các bạn tiếp viên trên sau này vô cùng u ám. Mong rằng, sẽ không xảy ra các trường hơp tiếp theo liên quan đến tiếp viên hàng không "xách tay". Vì lợi ích trước mắt mà bị các đối tượng gài bẫy, lừa lọc để bị dẫn vào con đường phạm tộiTrên đây là chia sẻ của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn liên quan đến hình sự, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể:+ Giúp khách hàng phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu, chứng cứ và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp;+ Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án;+ Thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần nhằm giảm hoặc loại bỏ trách nhiệm hình sự, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo.+ Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (khoản 2 Điều 72)/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đương sự (khoản 2 Điều 84),…;+ Dự đoán và xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, giúp khách hàng loại bỏ rủi ro pháp lý;+ Thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các quyền yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội.+ Là cầu nối giữa bị can, bị cáo với gia đình.
Mức lãi suất tái cấp vốn mới nhất 2023 - Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Để hiểu rõ quy định mới nhất về mức lãi suất tái cấp vốn, Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Lãi suất tái cấp vốn: Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất ngân hàng nhà nước áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. 2. Mức lãi suất tái cấp vốn năm 2023: Theo Quyết định 313/QĐ-NHNN ngày 14/3/2023, quy định các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ ngày 15/03/2023 như sau: - Lãi suất tái cấp vốn: 6,0%/năm (quy định cũ 6,0%/năm); - Lãi suất tái chiết khấu: 3,5%/năm (quy định cũ: 4,5%/năm); - Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 6,0%/năm (quy định cũ: 7,0%/năm). Trên đây là những thay đổi mới nhất về mức lãi suất tái cấp vốn. Quý khách hàng có thắc mắc liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được hỗ trợ sớm nhất. Bài viết bởi: Cử nhân Luật: Bùi Thị Khánh Linh | được duyệt bởi: Luật sư Nguyễn Kim Oanh.
Phân Công Thẩm Phán Ngẫu Nhiên Giải Quyết Án Mới Nhất - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư 01/2022/TT-TANDTC do Tòa án nhân dân Tối cao ban hành quy định việc phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án bằng hai phương pháp chính. Để hiểu rõ về hai phương pháp phân công Thẩm phán giải quyết án, Công ty VietLawyer xin tư vấn như sau:Theo Thông tư 01/2022/TT-TANDTC có 02 phương thức phân công thẩm phán giải quyết án gồm: Phương thức phân công giải quyết án chỉ định và phân công giải quyết án ngẫu nhiên được quy định chi tiết tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này.1. Phương thức phân công án giải quyết án chỉ địnhTại Điều 8 Thông tư 01/2022 quy định về phân công giải quyết án chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau đây:1. Phân công Thẩm phán giải quyết án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm khi thuộc một trong các trường hợp:a) Vụ án hình sự phức tạp liên quan đến yêu cầu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;b) Vụ việc liên quan đến bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; chính trị, đối ngoại, an ninh, tôn giáo, dân tộc, nhân sĩ, tri thức được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.2. Phân công Thẩm phán làm thành viên Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.3. Phân công Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm với vụ việc mà thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm còn dưới 01 tháng theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Chánh án Tòa án.4. Phân công giải quyết án trong trường hợp thay đổi Thẩm phán hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.2. Phương thức phân công giải quyết án ngẫu nhiênTại Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC nêu rõ về phân công giải quyết án ngẫu nhiên. Theo đó, vụ việc không thuộc trường hợp phân công án chỉ định thì phải được phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.Căn cứ Danh sách Thẩm phán và Danh sách vụ việc theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này, tại mỗi lần phân công, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo trình tự sau đây cho đến khi hết Danh sách vụ việc:- Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ít hơn sẽ được phân công trước;- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết nhiều hơn trước;- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết ngang nhau; số lượng vụ việc đang tạm đình chỉ giải quyết ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc quá hạn luật định ít hơn trước;- Trường hợp các Thẩm phán có số lượng vụ việc đang giải quyết, vụ việc đang tạm đình chỉ, vụ việc quá hạn luật định ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có số lượng vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trong thời hạn 01 năm kể từ ngày phân công ít hơn trước;- Trường hợp các Thẩm phán có tiêu chí tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 ngang nhau thì phân công cho Thẩm phán có tên đứng trước trong bảng chữ cái tiếng Việt trước;- Trường hợp Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc thuộc hướng dân tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì phải phân công vụ việc tiếp theo trong Danh sách vụ việc.Lần phân công giải quyết án tiếp theo, căn cứ vào Danh sách Thẩm phán đã được cập nhật thông tin đến thời điểm phân công án để tiếp tục phân công giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.Ví dụ: Tòa án huyện Y có 05 Thẩm phán trong Danh sách Thẩm phán. Thẩm phán A đang giải quyết 10 vụ việc, trong đó, có 03 vụ việc đang tạm đình chỉ, 02 vụ việc quá hạn luật định; 02 vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán B đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 03 vụ việc đang tạm đình chỉ, không có vụ việc quá hạn luật định, không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán C đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 01 vụ việc đang tạm đình chỉ, không có vụ việc quá hạn luật định; không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán D đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, có 01 vụ việc đang tạm đình chỉ, có 01 vụ việc quá hạn luật định, không có vụ việc bị hủy sửa. Thẩm phán Đ đang giải quyết 12 vụ việc, trong đó, không có vụ việc đang tạm đình chỉ, có 01 vụ việc quá hạn luật định, có 01 vụ việc bị hủy sửa.Ngày 01/12/2022, Tòa án thụ lý 09 vụ việc được đánh số từ 01 đến 09. Danh sách Thẩm phán được sắp xếp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này là Thẩm phán A, B, C, D, Đ. Chánh án Tòa án quyết định phân công giải quyết án bằng phương thức ngẫu nhiên theo thứ tự như sau:- Lần 1: Thẩm phán A vụ án số 01; Thẩm phán B vụ án số 02; Thẩm phán C vụ án số 03; Thẩm phán D vụ án số 04; Thẩm phán Đ vụ án số 05.- Lần 2: Thẩm phán A vụ án số 06; Thẩm phán B vụ án số 07; Thẩm phán C vụ án số 08; Thẩm phán D vụ án số 09.Ngày 03/12/2022, Tòa án thụ lý 11 vụ việc được đánh số từ 10 đến 20. Danh sách Thẩm phán được sắp xếp theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này là Thẩm phán A, Đ, B, D, C (do Thẩm phán D có thêm 01 vụ việc tạm đình chỉ). Chánh án Tòa án quyết định phân công giải quyết án ngẫu nhiên theo thứ tự như sau:- Lần 1: Thẩm phán A vụ án số 10; Thẩm phán Đ vụ án số 11; Thẩm phán B vụ án số 12; Thẩm phán D vụ án số 13; Thẩm phán C vụ án số 14.- Lần 2: Thẩm phán A vụ án số 15; Thẩm phán Đ vụ án số 16; Thẩm phán B vụ án số 17; Thẩm phán D vụ án số 18; Thẩm phán C vụ án số 19.- Lần 3: Thẩm phán A vụ án số 20.So với quy định cũ thì việc phân công thẩm phán theo Thông tư 01/2022/TT-TANDTC đã đảm bảo được các điều kiện để thực hiện việc phân án "vô tư, khách quan, ngẫu nhiên"Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về cách phân công thẩm phán giải quyết án.Trân trọng.Bài viết của Cử Nhân Luật Bùi Khánh Linh | Người phê duyệt: Luật sư Vũ Khánh Hiếu.
(Dân trí) - Theo luật sư, hành vi của 2 bảo mẫu có dấu hiệu của tội "Giết người" được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự. Liên quan tới vụ bé trai 17 tháng tuổi bị 2 bảo mẫu đánh tử vong khiến dư luận hết sức phẫn nộ, nhiều ý kiến mong mỏi cơ quan chức năng áp dụng hình phạt cao nhất với hành vi dã man đó và không chấp nhận bất cứ tình tiết giảm nhẹ nào. Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương, Giám đốc Công ty Luật VietLawyer cho rằng, hành vi của 2 "ác mẫu" có dấu hiệu của tội "Giết người" được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự, khó có thể thoát được mức án cao nhất là tử hình. Ngoài ra, về trách nhiệm dân sự, 2 người này phải bồi thường toàn bộ chi phí chữa trị, mai táng cho cháu bé và bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình nạn nhân. Bị can An (trái) và Lành tại cơ quan điều tra (Ảnh: T.A.). Luật sư Phương chia sẻ, "với tư cách là một người mẹ, có con đang ở độ tuổi tới lớp, tới trường tôi hết sức bàng hoàng, đau xót trước sự mất mát của gia đình cháu bé. Bên cạnh đó, tôi cũng không khỏi hoang mang , bức xúc và phẫn nộ đối với hành vi của hai bảo mẫu đã có hành vi bạo hành cháu bé". Đây không phải là vụ việc đầu tiên liên quan đến việc bảo mẫu bạo hành trẻ em. Tuy nhiên, đứng trước sự việc đáng tiếc thế này vấn đề đặt ra là sự an toàn của các cháu bé khi được cha, mẹ gửi tới lớp, tới trường chưa được bảo đảm. Theo lời khai ban đầu của hai bảo mẫu, chỉ vì quá bực tức khi cháu bé khóc, chạy ra ngoài cửa mà các đối tượng đã cùng nhau trong nhiều ngày sử dụng vũ lực bằng chân, tay đạp vào bụng, ngực rồi đá, dẫm vào đầu cháu bé, ném xuống làm đầu bé trai đập xuống nền nhà để rèn cháu Đ. vào quy củ của lớp vì cháu là học sinh mới. Hậu quả cháu bị chấn thương sọ não và tử vong. Có thể thấy nguyên nhân gây nên sự việc đáng tiếc này xuất phát từ bản thân hai bảo mẫu chưa đủ tố chất và đạo đức nghề, đặc biệt là cơ sở trông giữ trẻ này chưa được cấp phép hoạt động. Nếu như cơ sở trông giữ trẻ này đủ điều kiện hoạt động, bảo mẫu được trang bị đầy đủ kỹ năng và đáp ứng điều kiện về đạo đức nghề nghiệp cùng với sự giám sát chặt chẽ từ ban quản lý cơ sở thì sự việc đáng tiếc này có lẽ không xảy ra. Theo nữ luật sư, từ sự kiện đau thương này, chúng ta cần phải cương quyết đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở trông giữ trẻ, chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ để đảm bảo các điều kiện. Ngoài ra, nên khuyến khích các cơ sở giáo dục lắp đặt camera để cha mẹ, phụ huynh, cơ quan chức năng có thể theo dõi, phát hiện sự việc kịp thời. Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương, Giám đốc Công ty Luật VietLawyer, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Luật sư cho rằng, hành vi của hai bảo mẫu có dấu hiệu của tội "Giết người" được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự. Cụ thể, hai bảo mẫu giết người có tính chất côn đồ, giết người dưới 16 tuổi. Các bảo mẫu nếu không bị mất năng lực hành vi dân sự thì buộc phải biết việc làm dã man, tàn nhẫn của mình đối với một đứa trẻ 17 tháng tuổi có thể sẽ khiến đứa trẻ đó mất đi mạng sống. Dù họ có đưa ra bất cứ lý do gì để biện minh cho hành động của mình thì vẫn không thể phủ nhận được rằng cái chết của cháu bé có mối quan hệ nhân quả với những gì họ đã làm.  Hơn nữa, cháu bé mới chỉ 17 tháng tuổi. Vì vậy, theo nhận định của Luật sư, An và Lành sẽ bị xử lý về tội giết người với nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: giết người dưới 16 tuổi, phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, phạm tội có tính chất côn đồ và phạm tội vì động cơ đê hèn. Với nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như vậy, vụ việc gây bức xúc trong dư luận xã hội nên hai đối tượng này rất khó có thể thoát được mức án cao nhất là tử hình.  Về trách nhiệm dân sự, họ phải bồi thường toàn bộ chi phí chữa trị, mai táng cho cháu bé và bồi thường tổn thất về tinh thần cho gia đình cháu bé. Rất mong vụ việc sẽ sớm được điều tra, làm rõ, xét xử nghiêm minh, sẽ là lời cảnh tỉnh đến toàn xã hội, để không có vụ việc đáng tiếc nào tương tự như vậy có thể tiếp diễn. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
hotline 0927625666