PHÁP LUẬT HÔM NAY

Thông tin ông "trùm buôn siêu xe" Phan Công Khanh (biệt danh Khanh Super) bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM tạm giữ để điều tra hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đang xuất hiện kín các mặt báo gây nên không ít thắc mắc trong dư luận nếu thực sự Khanh vi phạm pháp luật thì sẽ phải đối diện với hình phạt nào? Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, Công ty VietLawyer xin cung cấp một số thông tin như sau:  1. Xử phạt hành chính đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Trước hết, nếu hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu hạn; cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Cụ thể:  Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác 1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Ngoài ra, theo Khoản 2, Điều 4 của Nghị định này mức xử phạt đối với trường hợp tổ chức phạm tội là gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân phạm tội. 2. Hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản trong quy định của luật hình sự Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định các khung hình phạt đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là từ phạt cải tạo không giam giữ 03 năm cho đến nặng nhất là 20 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.  Cụ thể: Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Theo thông tin đơn tố giác đến cơ quan điều tra thì Khanh Supper đã có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với giá trị 10.000.000.000 đồng, đối chiếu vào quy định của pháp luật có thể thấy anh ta sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.  Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/   
Vì sao gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bị bắt vì tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - Theo VTV.vn, từ ngày 08/04/2023 đến ngày 10/04/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Quí Thanh (Ông chủ Tân Hiệp Phát), Trần Uyên Phương (con gái của ông Trần Quí Thanh), Trần Ngọc Bích (con gái của ông Trần Quí Thanh) thuộc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát, thi hành Lệnh bắt tạm giam đối với Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương. Theo báo Người Lao động, vào tháng 3/2021, ông Lê Văn Lâm  - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai cùng một số người khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích (cùng giữ chức phó tổng giám đốc của Tân Hiệp Phát). Thông báo của Bộ Công an cho biết, các hành vi bị tố cáo bao gồm: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "Trốn thuế", "Cưỡng đoạt tài sản" là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020. Trong các chứng cứ người tố cáo cung cấp, có chứng cứ tố cáo tập đoàn Tân Hải Phát cho vay lãi, bắt ký hợp đồng giả cách "chuyển nhượng tài sản", sau đó chiếm đoạt luôn tài sản "cầm cố". Người tố cáo cũng cho biết thêm, việc trả lãi định kỳ thể hiện bằng giấy tờ đặt cọc mua cổ phần và thực chất không có giao dịch mua bán, các bên chỉ làm hợp đồng giả cách mua 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng. Trong khi đó giá thực chất cao hơn nhiều lần. Cụ thể, theo báo Vietnamnet cho biết, năm 2017, công ty Kim Oanh Đồng Nai thỏa thuận mua 100% vốn điều lệ của Công ty Minh Thành Đồng Nai với giá mua 530 tỷ đồng.  Đến tháng 12/2019, Kim Oanh Đồng Nai đã thanh toán 265 tỷ đồng và nhận 50% cổ phần của Minh Thành Đồng Nai, đồng thời đang thỏa thuận chuyển nhượng 50% còn lại. Để thanh toán, Kim Oanh Đồng Nai đã tìm đến vay 350 tỷ đồng từ gia đình ông Thanh, lãi suất 3%/tháng Điều kiện khoản vay trên là 2 Hợp đồng mua bán: các cổ đông cũ của Minh Thành Đồng Nai bán 50% cổ phần cho bà Bích. bà Phương và công ty TCS với giá 115 tỷ đồng và Kim Oanh Đồng Nai cũng bán 50% cổ phần đã mua với giá 235 tỷ đồng. Các bên còn thỏa thuận khi khoản vay 350 tỷ đồng được trả đúng hạn, bà Bích, bà Phương và Công ty TCS sẽ bán lại 100% cổ phần cho các bên bán. Việc trả lãi định kỳ thể hiện bằng giấy tờ đặt cọc mua cổ phần và thực chất không có giao dịch mua bán, các bên chỉ làm hợp đồng giả cách mua 100% cổ phần với giá 350 tỷ đồng. Trong khi đó giá thực chất cao hơn nhiều lần, minh chứng năm 2017 Công ty Kim Oanh Đồng Nai đã thỏa thuận giá mua lên đến 530 tỷ đồng.  Giữa tháng 8/2020, Kim Oanh Đồng Nai đã chuyển 350 tỷ đồng cho công ty Tân Hiệp Phát nhưng bà Phương đã chuyển trả lại số tiền và không trả lại dự án. Không những thế, trước khi vay 350 tỷ đồng, Tân Hiệp Phát đã yêu cầu Kim Oanh Đồng Nai thanh lý hợp đồng mua 100% vốn công ty Minh Thành Đồng Nai Các hành vi ký kết hợp đồng giả cách mua bán dưới dạng đặt cọc nhằm che giấu hành vi cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản đặt cọc. Trong quá trình điều tra đến nay, Công an điều tra có đủ căn cứ xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng các con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đã khởi tố các bị can nêu trên. Lý do cho việc các bị can bị khởi tố, bởi vì, bà Phương và bà Bích đã nhận được 100% cổ phần của các bị hại là Kim Oanh Đồng Nai và Minh Thành Đồng Nai bằng hợp đồng mua bán. Sau đó, các đối tượng đến thời hạn bán lại nhưng không thực hiện và chiếm đoạt 100% công ty Minh Thành Đồng Nai với giá thấp hơn rất nhiều giá thị trường.  Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi trên được coi là làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cụ thể: “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến vụ việc gia đình ông chủ Tân Hiệp Phát bị khởi tố. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn, đại diện các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666