Thạc sỹ, Luật Sư Nguyễn Thị Thanh Phương

Thạc Sỹ, Luật Sư Nguyễn Thị Thanh Phương, Gám đốc điều hành Công ty Luật TNHH VietLawyer.

Trình độ năng lực:

- Cử nhân Luật Kinh tế (Đại học Luật Hà Nội), tốt nghiệp năm 2005;
- Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự (Học viện Khoa học Xã Hội);

- Thành viên đoàn luật sư Hà Nội.

Lĩnh vực chuyên môn:

- Tư vấn trong lĩnh vực Hình sự, Dân sự, Kinh doanh thương mại;

- Tham gia tố tụng tại Toà án, Trung tâm trọng tài thương mại trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, đất đai...;

- Đại diện ngoài tố tụng.

Kinh nghiệm:

- Giảng viên Luật Kinh tế - Trường cao đẳng Công nghiệp và Xây dựng;

- Có ngần 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động luật sư, tham gia giải quyết nhiều vụ án, vụ việc lớn (nhỏ), cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và đều mang đến cho khách hàng sự hài lòng, tiêu biểu có thể kể đến:

(1) Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) với Công ty INOX Đại Phát;

(2) Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Teckcombank) với Công ty cổ phần M.T;

(3) Công ty Cổ phần NovaReal với chị Đ.T.T.H - Hà Nội,

(4) Đại án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi;

(5) Vụ cháu bé 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu (Bảo vệ cho cháu Đỗ Ngọc Ánh) tại Hà Nội;

(6) Đại án "Chuyến bay giải cứu" năm 2023, Vụ án này luật sư đã đặc biệt thành công, khi mà thân chủ đã được hưởng án treo, trong khi bị khởi tố ở khung hình phạt từ 12 - 20 năm.

"Hình ảnh Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương tại vụ án bé gái 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu"

"Hình ảnh Luật sư tại Đại Án Chuyến bay giải cứu năm 2023"

Bên cạnh đó Luật sư, Ths Nguyễn Thị Thanh Phương cũng thường xuyên được đài truyền hình như: VTV1, VTV2, ANTV và báo chí: Dân Trí, Công Lý, Tuổi trẻ Thủ Đô, Công an nhân dân, Công Luận... tín nhiệm hỏi ý kiến, quan điểm của luật sư về vụ án, các sự kiện pháp lý đang diễn ra trên cả nước.

Chi tiết bạn có thể tham khảo tại đây: 

(1)https://vtv.vn/video/cai-cach-hanh-chinh-de-ngan-chan-bao-hanh-tre-em-558520.htm?fbclid=IwAR2YefpDfETKu2wopkC46u_P3bMfl7HvjmPYkb1hlYSbiiOy3gsxvLSO-eo

(2) https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/nhung-van-de-phap-ly-xung-quanh-tuyen-bai-dong-thien-thai-giua-long-ha-noi-36690.html?fbclid=IwAR3GYzyy1EGrZZYLNx-Yj55HiIk6_MBGjUm0yomESSUn2pVnk11IqY-VZRg

(3)https://tv.congluan.vn/benh-nhan-1342-co-the-doi-dien-muc-an-len-toi-12-nam-tu-post107833.html?fbclid=IwAR1RULLxp1WazjPNOraB4DUevI2kQeaP4pVPLt10YdmSwgc7Bytqsk9ooIk

(4)https://dantri.com.vn/ban-doc/2-ac-mau-bao-hanh-be-trai-17-thang-co-the-doi-dien-toi-danh-giet-nguoi-20230306075310938.htm

(5) https://dantri.com.vn/ban-doc/tu-viec-dau-gia-xe-may-vi-pham-nen-chang-bo-hinh-thuc-tam-giu-xe-20230331141338487.htm

(6) https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/tu-choi-hoac-tron-tranh-quyet-dinh-cach-ly-y-te-bi-xu-phat-nhu-the-nao-59556.html

(7) https://phapluat.tuoitrethudo.com.vn/co-tinh-cam-nham-co-the-bi-phat-cao-nhat-50-trieu-phat-den-5-nam-tu-41425.html

 

"Luật sư, Giám đốc Nguyễn Thị Thanh Phương, trong một buổi phát biểu trên truyền hình".

Là một Luật sư, Giám đốc Công ty Luật Vietlawyer tâm huyết, đạo đức nghề nhiệp chuẩn mực, luôn mang đến cho khách hàng sự an tâm, niềm tin lớn vào công lý, và trách nhiệm. Bên cạnh đó luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương còn không ngừng đào tạo, hướng dẫn đội ngũ kế cận, giúp các bạn trẻ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề để tiếp tục bảo vệ thân chủ.

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - cùng các công sự tại Công ty Luật Vietlawyer

Thông tin liên hệ của Luật Sư Nguyễn Thị Thanh Phương:

Số điện thoại: 0936.645.695

Email: lsnguyenthanhphuong@gmail.com

Mạng xã hội Facebook: https://www.facebook.com/duyphuongquynhbinh.nguyen?mibextid=ZbWKwL

Chưa có thống kê chính thức, nhưng ở Việt Nam có lẽ có hàng nghìn các công ty luật khác nhau, hoạt động đa ngành nghề lĩnh vực. Vậy nên việc tìm kiếm được 1 công ty luật có đủ trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ nhiệt huyết, tâm huyết và trách nhiệm để đồng hành với khách hàng là một việc rất khó khăn;

VietLawyer, xin được chia sẻ 6 lý do giúp bạn đưa ra quyết định và quyết định chọn Công ty Luật THHH VietLawyer là người đồng hành, tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

1. Đội ngũ Luật sư trình độ cao:

- Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp;

- Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

- Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Luật sư là Công An (về hưu), Giám đốc pháp chế các tập đoàn, ngân hàng, Giảng viên các trường đại học, học viện tư pháp...

- Đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý nhiệt tình được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt.

2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm:

- Đội ngũ Luật sư sáng lập đều trên 40 tuổi (sinh năm 1981, 1982) và có đến 17 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Tài chính Ngân hàng, Hôn nhân và gia đình...

- Trong quá làm việc đã tư vấn, tranh tụng và giải quyết nhiều vụ việc khó, có giá trị lớn trong mọi lĩnh vực.

3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực

- Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bớt phần bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đứng trước phiên tòa hoặc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

- Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn nỗ lực học tập, tìm hiểu, phấn đấu để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.

- VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng.

4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý

- Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng;

- Chúng tôi luôn mong muốn có được nhiều khách hàng hơn là nhiều lợi nhuận mà ít khách hàng, vì thế chính sách giá hợp lý luôn được Vietlawyer áp dụng trong suốt quá trình phát triển của mình.

5. Tiết kiệm thời gian

Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn tư vấn, đại diện, bảo vệ,... vậy nên, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.

Với vài trò là Luật sư, chúng tôi luôn tuân thủ các trình tự thủ tục thời gian làm việc của các quan nhà nước để đảm bảo rằng, không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, công việc của khách hàng.

6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng

- Thực hiện việc trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu;

- Chia sẻ, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân, cùng cơ quan nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm, đúng thủ tục...nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng. VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.

Với sologan "Luật sư Việt - Luật sư của bạn!", chúng tôi luôn đồng hành gắn bó, tư vấn, bảo vệ và chia sẽ cùng khách hàng. Và luôn lắng nghe, cầu thị, học tập để có được sự tin yêu từ khách hàng.

Công ty Luật Vietlawyer xin được gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý thân chủ, đã ủng hộ, giúp đỡ và tin tưởng chúng tôi trong những năm qua.

Được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2021, với đội ngũ Luật sư đông đảo, có thâm niên công tác trong ngành đều trên 10 năm, giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó Công ty Luật Vietlawyer còn có đội ngũ cố vấn là các Tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên, giám đốc pháp chế, công an (nghỉ hưu) lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra với đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý trẻ, năng động, tài năng, nhiệt tình, được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Chúng tôi, đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa để khách hàng thất vọng trong những năm qua.

Tại Vietlawyer, Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ: Thủ tục hành chính, tư vấn, tranh tụng, trong các lĩnh vực:

- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp theo vụ việc và thường xuyên;

- Tư vấn, tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong các vụ án hình sự;

- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc/vụ án tranh chấp dân sự;

- Tư vấn định hướng luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động;

- Tư vấn, đại diện theo quỷ quyền để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cử luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, đại diện cho thân chủ trong các vụ án, vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài;

- Và các vụ án, vụ việc về kinh doanh thương mại, hành chính, sở hữu trí tuệ...

Dù là vụ án, vụ việc nào với tâm đức của mình, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc trách nhiệm của mình, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ).

Với thế mạnh của mình, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển để thu hút nhân tài, mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyên sâu những nghiệp vụ pháp luật, nghiệp vụ tố tụng, kỹ năng giải quyết vụ việc... để hoàn thành tốt hơn, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình.

Và luôn hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng.

Trân trọng.

Banner bài biết
Tagged on:

BẠN ĐANG QUAN TÂM

Tiến sĩ, Giảng viên  Kiều Thị Thuỳ Linh - Cố vấn cấp cao Công ty Luật VietLawyer | Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội; Tiến sĩ Kiều Thị Thùy Linh  - Sinh năm 1983, tốt nghiệp ĐH Luật Hà Nội năm 2005, sau đươc được giữ lại Trường Đại Học Luật Hà Nội, làm việc, giảng dạy và học Thạc sỹ, Nghiên cứu sinh, và Trở thành một trong những Tiến sỹ trẻ của Việt Nam... Tiến sĩ Kiều Thị Thùy Linh, Luôn là một cô giáo được nhiều thế hệ sinh viên yêu mến với kỹ năng giảng dạy, kiến thức uyên bác và tính cách vui vẻ, xinh tươi. Hình ảnh Tiến sĩ Kiều Thị Thùy Linh tham gia một buổi trả lời đài truyền hình VTV2. Một sự kiện khác của Đài Truyền hình Việt Nam, Tiến sĩ Kiều Thị Thùy Linh, tham gia cùng Giám đốc Công ty Luật VietLawyer Nguyễn Thị Thanh Phương. Hình ảnh thông minh, thần thái của Tiến sĩ Kiều Thị Thùy Linh, trong phát biểu tại một hội thảo khoa học. Tiến sĩ Kiều Thị Thùy Linh tại Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội. Hình ảnh Tiến sĩ Kiều Thị Thùy Linh thân thiện và gần gũi trong tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về thừa kế tài sản tại Cục trợ giúp pháp lý, Bộ tư pháp. Công ty Luật Vietlawyer vô cùng tư hào, tự tin khi được sự đồng ý của Tiến sĩ Kiều Thị Thùy Linh nhận làm làm cố vấn cho công ty, chúng tôi luôn tin tưởng rằng, với sự giúp đỡ đồng hành này, thì không vụ án, vụ việc nào, có thể làm khó chúng tôi. Trận trọng.
Luật sư Nguyễn Kim Oanh - Luật sư, Công ty Luật TNHH VietLawyer | Đoàn Luật sư Thành Phố Hà Nội. (Luật sư Nguyễn Kim Oanh trong buổi làm việc tại nhà riêng của khách hàng) Trình độ học vấn: - Tên trường: Trường Đại Học Luật Hà Nội - Năm tốt nghiệp 2021; - Tên trường: Học Viện Tư Pháp - Năm tốt nghiệp 2022; - Nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, nghiệp vụ: Giám đốc nhân sự, CEO, Train The Trainer, .... Quá Trình làm việc, công tác: 1. Công ty Luật TNHH SMiC Chức danh: Chuyên viên pháp lý - Trợ lý luật sư; 2. Công ty Luật TNHH VietLawyer Chức danh: Luật sư Lĩnh vực thế mạnh: - Kinh nghiệm trong hoạt động giải quyết tranh chấp và đại diện theo ủy quyền cho khách hàng ở các lĩnh vực dân sự, hình sự, đất đai, hành chính, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại … tại Tòa án và Trung tâm Trọng tài Thương mại; - Kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật thường xuyên cho các doanh nghiệp, tư vấn vụ việc cho khách hàng là cá nhân, tổ chức để định hướng và giải quyết những vấn đề phát sinh; - Kinh nghiệm trong việc đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp, đăng ký sở hữu công nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp…. Kỹ năng nổi bật: - Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, phân tích, tổng hợp; - Kỹ năng tư vấn, tranh tụng; - Kỹ năng làm việc với cơ quan nhà nước. Phương châm làm việc: Là người đồng hành đáng tin cậy khách hàng, chúng tôi luôn cần mẫn, tận tâm và chu đáo trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm hướng tới bảo vệ tối đa nhất, kịp thời nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Làm việc dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật và tuân thủ các Quy tắc đạo đức ứng xử nghề luật sư, không ngừng củng cố và nâng cao chuyên môn cũng như kỹ năng, Luật sư Công ty VietLawyer là sự lựa chọn đáng lưu tâm của mọi khách hàng. Luật sư Công ty Luật VietLawyer cam kết mang lại dịch vụ pháp lý cho quý khách hàng một cách chu đáo nhất, tận tâm nhất và hiệu quả nhất!
(Dân trí) - Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khai việc nhận hàng triệu USD là do Phan Quốc Việt chủ động chứ không gợi ý. Còn ông Chu Ngọc Anh nói không hề biết trong túi quà của Việt có tiền. Phiên xét xử sơ thẩm đại án Việt Á diễn biến căng thẳng ngay trong ngày đầu tiên và kết thúc khi trời đã tối muộn. Khoảng 18h30 ngày 3/1, 38 bị cáo mới lần lượt rời phòng xét xử của Tòa án nhân dân TP Hà Nội, bị áp giải lên xe chuyên dụng. Hai cựu Bộ trưởng nói gì về số tiền nhận của Việt Á? Trong phần thẩm vấn về cáo buộc nhận hối lộ từ Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tháng 2/2020, khi tình hình dịch Covid-19 có nhiều phức tạp, ông được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế. Bối cảnh lúc đấy rất cấp bách, chỉ đúng 2 ngày trước khi nhận được đề nghị cấp phép cho kit test của Việt Á, ông mới biết đến sản phẩm này. Và dù "không tin Việt Á sản xuất được kit test" song ông Long đã cho phép ông Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng thuộc Bộ Y tế) cấp phép tạm thời cho kit test của Việt Á trong 6 tháng. Theo ông Long, mục đích khi đó hoàn toàn là vì công tác chống dịch Covid-19. Bị cáo Nguyễn Thanh Long tại phiên tòa (Ảnh: Phương Nguyễn). Tại tòa, ông Long khẳng định Phan Quốc Việt có nhờ nhiều người tác động nhưng ông không có bất kỳ ưu ái nào cho Việt Á. Đồng thời, ông cũng từ chối giới thiệu Việt Á đến các đơn vị thuộc Bộ Y tế bởi theo vị cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, mọi việc phải công bằng, đơn vị nào đấu thầu được sản phẩm nào thì dùng sản phẩm đấy.  Song cựu Bộ trưởng cũng thừa nhận đã cầm của Việt Á 2,25 triệu USD thông qua thư ký của mình là Nguyễn Huỳnh.  Việc nhận tiền diễn ra sau 10 tháng kit test của Việt Á được cấp phép lưu hành chính thức; khi đưa tiền Huỳnh nói Việt Á làm ăn được nên tự "cảm ơn". Ông Long khai, việc nhận tiền diễn ra nhiều lần nhưng do Việt chủ động chứ ông không "gợi ý". Về số tiền 2,25 triệu USD đã nhận, bị cáo Long cho hay đến nay đã tác động gia đình khắc phục toàn bộ. Cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh tại phiên tòa chiều 3/1 (Ảnh: N.P.). Về phần cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh, bị cáo này cũng khẳng định ông ký quyết định giao đề tài nghiên cứu kit test Covid-19 cho Học viện Quân y chủ trì, Công ty Việt Á phối hợp thực hiện, là do tình thế chống dịch cấp bách. Theo vị cựu Bộ trưởng KH&CN, một đề tài nghiên cứu sẽ trải qua nhiều giai đoạn nghiệm thu nhưng đối với đề tài nghiên cứu kit test Covid-19, do rất cấp bách nên chưa có chương trình nghiệm thu trong kế hoạch. Về việc nhận 200.000 USD từ Phan Quốc Việt, cựu Bộ trưởng khai không hề biết trong "túi quà cảm ơn" Việt đưa tại văn phòng ông có chứa tiền. Mãi sau này khi phát hiện có tiền trong túi, bị cáo đã cất tiền vào vali, bảo nhân viên đưa về nhà để khi nào có dịp sẽ trả lại Phan Quốc Việt. Sau đó, do bận chống dịch trong thời gian dài nên ông không có cơ hội gặp Việt để trả lại tiền. "Đây là điều rất đau xót của bị cáo", ông Chu Ngọc Anh nói trước tòa. Hàng triệu USD "chia sẻ lợi ích trên tinh thần là người Á Đông" Nói về những khoản tiền đô la "khủng" chi cảm ơn cho nhiều người, Phan Quốc Việt cho biết, đầu tháng 3/2020, kit test Covid-19 của Việt Á được cấp phép lưu hành tạm thời và đến tháng 12/2020 mới được Bộ Y tế cấp phép chính thức.  Bị cáo Phan Quốc Việt (Ảnh: Hải Nam). Việt thấy các cán bộ đã từng giúp mình đều rất vất vả, tận tâm, chu đáo nên muốn chia sẻ lợi ích trên tinh thần là người Á Đông. Phan Quốc Việt khai đã đưa cho cựu Vụ phó Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD; ông Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) 100.000 USD; cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh 200.000 USD... Riêng cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và thư ký của ông này là Nguyễn Huỳnh được Việt đưa tổng cộng 2,25 triệu USD và 4 tỷ đồng. Việt giãi bày, số tiền đã đưa cho các cựu quan chức Việt phải mượn "nóng" của bạn bè vì thời điểm năm 2020, công ty chưa được thanh toán nên chưa có nguồn thu. Tổng Giám đốc Công ty Việt Á tự mình xách tiền USD từ TPHCM ra Hà Nội đưa cho các cựu quan chức. Ghi nhận trong ngày xét xử đầu tiên 3/1, HĐXX tập trung xét hỏi những bị cáo thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phan Quốc Việt và cấp dưới... Trước bục khai báo, hầu hết các bị cáo đồng ý với những cáo buộc của cơ quan điều tra, cơ quan công tố. Thậm chí, ông Chu Ngọc Anh còn đánh giá những cáo buộc là "xác đáng", bản cung và kết luận điều tra rất "nhất quán". Ngày xét xử đầu tiên chỉ có một vài "điểm vênh" liên quan bị cáo Phạm Công Tạc - cựu Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ. Ông Tạc mong muốn HĐXX xem xét lại vai trò, trách nhiệm của bản thân trong vụ án cũng như ở vị trí khi còn công tác. Đặc biệt, bị cáo này phủ nhận cáo buộc nhận 50.000 USD từ Phan Quốc Việt. Ông Tạc khẳng định trong túi quà Tết mà Việt đưa cho bị cáo chỉ có 100 triệu đồng và hiện gia đình ông đã khắc phục 80 triệu đồng. Hôm nay 4/1, HĐXX tiếp tục phần thẩm vấn đối với các bị cáo. Dự kiến phiên xét xử kéo dài 20 ngày. Nguồn: Nguyễn Hải và Hải Nam
Phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một trong những địa phương có Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ đầu năm 2023, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen, súng càng mở rộng bởi lẽ do sen là loại cây phù hợp với đồng đất Duy Hải, sen có ưu điểm dễ trồng, dễ thích nghi với vùng đất trũng thấp, úng nước, công chăm sóc không cần nhiều mà năng suất lại ổn định, sản phẩm dễ tiêu thụ. Vì thế, nhiều gia đình đã thế chấp tài sản, nhà, đất để đầu tư trồng sen như gia đình anh Nguyễn Văn Kiên (Tổ dân phố Đông Hải) đã mạnh dạn đứng ra thuê, thầu lại trên 10 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả của người dân để trồng sen. Đầm sen của gia đình anh Kiên mới chỉ bắt đầu trồng, xuống giống từ năm 2023 nhưng đã cho thu hoạch được 2 vụ. Hiện mỗi ngày gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 2.000 bông sen các loại, vào mùa cao điểm số bông có thể lên đến 5.000 bông, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.  Không chỉ nhà anh Nguyễn Văn Kiên mà nhà anh Lê Văn Ngọc (Tổ dân phố Hương Cát) cũng thế chấp ngân hàng để đứng ra thuê hơn 38,5 mẫu đất để trồng sen. Anh Ngọc đã bỏ hết số tiền mà anh có cộng với số tiền anh đã thế chấp sổ đỏ để mua giống, trồng sen, thuê người chăm nom. Vào vụ sen, một ngày gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 10.000 bông - 20.000 bông các loại, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc trồng sen còn tạo thêm việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương cũng như góp phần tạo vẻ đẹp cho cảnh quan vùng nông thôn. Việc xây dựng đề án chuyển đổi cây trồng trên những vùng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây sen, súng là hướng triển vọng ở Duy Hải hiện nay. Và thực tế, mô hình trồng sen, súng đã đem lại nguồn kinh tế khá giả cho nhiều hộ gia đình nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh Hà Nam thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới thuộc địa bàn phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vì thế các thửa đất mà các hộ dân đã thuê để trồng sen nằm trong Dự án đều bị thu hồi.  Việc trồng sen, súng mới phát triển từ những năm 2023, rất nhiều hộ dân đã đổ hết vốn, thế chấp tài sản của nhà mình để đầu tư thế nhưng chỉ được 2-3 vụ thì UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất trồng sen trên để phục vụ Dự án. Dự án nhằm cải thiện đời sống kinh tế của người dân tuy nhiên, các hộ dân trồng sen đều cảm thấy bất bình khi không được Nhà nước hay doanh nghiệp bồi thường, hỗ trợ về những tài sản trên đất. Hộ gia đình anh Lê Văn Ngọc (Tổ dân phố Hương Cát) là một trong các hộ dân bị thu hồi đất trồng sen, số tiền anh bỏ vào hơn 1 tỷ đồng và thu hoạch được 2 vụ sen, mỗi vụ lãi mấy trăm triệu đồng vẫn chưa đủ để bù vào số tiền mà gia đình anh đã bỏ ra. Gia đình anh Ngọc cũng không được nhận một đồng tiền bồi thường, hỗ trợ nào từ nhà nước hay các doanh nghiệp. Vậy số tiền mà anh Ngọc và các hộ gia đình trồng sen đã bỏ ra ai là người bù vào cho họ?  Hợp đồng thuê đất của các hộ dân vẫn còn đó, cứ tưởng sẽ có hướng đi phát triển kinh tế mới, tạo nguồn kinh tế vững mạnh cho gia đình và những người dân ở trên địa bàn nhưng vì Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới mà họ phải trả lại đất cho nhà nước, số tiền đầu tư cũng biến mất không được bất kỳ cơ quan nào bồi thường, hỗ trợ trả cho họ. Sự bất công đó dẫn đến nợ nần chống chất, công việc bấp bênh, kinh tế suy yếu cho các hộ dân trồng sen và cả những người dân địa phương cũng mất đi công việc có nguồn thu nhập dồi dào.  Con đường phát triển kinh tế của các hộ dân phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam sẽ đi đâu? về đâu? Sự công bằng mà đáng lẽ các hộ dân trồng sen nhận được sẽ do ai trả? 
Vào đêm 12/9, trên địa bàn phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã xảy ra vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại chung cư mini - số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, có diện tích khoảng 200m2, với khoảng 150 người dân sinh sống. Tính đến 19h20 ngày 13.9, cơ quan chức năng đã xác định được 56 người tử vong và 37 người bị thương (trong đó, đã xác định được danh tính của 39/56 người tử vong). Số người bị thương đang được cấp cứu tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố như Đại học Y Hà Nội; Bạch Mai, Đa khoa Hà Đông, Quân y 103... Đối với ngôi nhà trên, ông N.Q.M được UBND quận Thanh Xuân cấp phép xây dựng từ tháng 3/2015. Giấy phép xây dựng số 89 - 2015/GPXD, ngày 11/3/2015 do ông Đ.H.T - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân – ký. Công trình được quy định xây 6 tầng tuy nhiên, trên thực tế, căn nhà trên là một trong những công trình cao nhất ngõ 29 Khương Hạ, so với giấy phép, cao hơn 3 tầng. Sau khi đưa vào sử dụng, tòa nhà này trở thành chung cư mini với 45 căn hộ, khoảng 150 người dân sinh sống. Nhìn nhận vụ việc này, luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Công ty Luật VietLawyer cho biết: Hiện nay, trong Luật Nhà ở và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng không định nghĩa thế nào là chung cư mini. Sau khi sự việc cháy chung cư Khương Đình xảy ra, anh N.Q.M (sinh năm 1979, hiện trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội là chủ của chung cư nơi xảy ra vụ cháy) đã bị khởi tố về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Bên cạnh trách nhiệm hình sự thì anh N.Q.M còn phải có trách nhiệm bồi thường dân sự. Căn cứ khoản 9, 10 Điều 38 Thông tư số 02 ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định về quyền và trách nhiệm của Chủ đầu tư như sau: “… 9. Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. 10. Bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”. Theo quy định trên thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và phải chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có lỗi trong việc để xảy ra cháy nổ. Bên cạnh đó, Ông Đ.H.T, nguyên Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân khi thấy chủ nhà xây dựng sai phép, ông đã có 2 văn bản chỉ đạo xử phạt. Ông đã ra quyết định cưỡng chế và giao Chủ tịch UBND phường Khương Đình thực hiện quyết định cưỡng chế. Vậy tại sao chung cư mini đã có quyết định xử phạt, có quyết định cưỡng chế mà vẫn đi vào hoạt động? Các cơ quan Nhà nước biết về vi phạm liên quan tới chung cư mini nhưng lại "phạt cho có", "phạt để cho tồn tại tiếp" thì các cơ quan cần vào cuộc điều tra thì mới có thể kết luận được. Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã giao Giám đốc Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân và các đơn vị liên quan tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, xử lý theo quy định của pháp luật (nếu có).
Sau hơn 10 ngày mở phiên tòa, chiều nay 12.1, TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án đối với 38 bị cáo trong vụ án liên quan đến Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ KH-CN và một số địa phương. Phiên tòa kết thúc sớm hơn khá nhiều so với dự kiến ban đầu là 20 ngày. Trước đó, đại diện viện kiểm sát đã trình bày quan điểm luận tội, 38 bị cáo và luật sư bào chữa tham gia tranh luận. Do tính chất vụ án, hội đồng xét xử quyết định nghị án kéo dài. Toàn cảnh phiên tòa xét xử "đại án" kit test Việt Á   Thu lời ngàn tỉ, lấy tiền chi "hoa hồng" và hối lộ Theo cáo buộc của viện kiểm sát, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc rồi lây lan sang một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Việt Á được giao triển khai đề tài nghiên cứu kit test Covid-19, kinh phí gần 19 tỉ đồng, trích từ ngân sách nhà nước. Quá trình thực hiện, các bị cáo tại Công ty Việt Á, Bộ Y tế, Bộ KH-CN và một số đơn vị đã có hàng loạt sai phạm, biến kết quả nghiên cứu về kit test Covid-19 từ tài sản nhà nước thành tài sản tư nhân. Công ty Việt Á sau đó sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước; thu lợi bất chính hơn 1.235 tỉ đồng. Nhìn lại toàn cảnh vụ kit test Việt Á trước khi tòa tuyên án Để có thể thuận lợi "chen chân" vào đề tài nghiên cứu, được nghiệm thu, cấp phép lưu hành rồi phân phối kit test, Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt bỏ ra hơn 106 tỉ đồng hối lộ các quan chức. Người nhận nhiều nhất là cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long với 2,25 triệu USD, cựu Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương Phạm Duy Tuyến nhận 27 tỉ đồng, cựu Phó vụ trưởng Vụ KH-CN Các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH-CN) nhận 350.000 USD... Tổng giám đốc Công ty Việt Á cũng chi hàng chục tỉ đồng nhằm cảm ơn một số quan chức đã đưa ra quyết định trái pháp luật, có lợi cho công ty. Trong đó, cựu Bộ trưởng KH-CN Chu Ngọc Anh nhận 200.000 USD; cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng nhận 100.000 USD… Chưa dừng lại, để bán được nhiều kit test tại nhiều địa phương, cơ sở y tế, Công ty Việt Á có chủ trương ứng kit test trước cho các đơn vị này sử dụng, sau đó mới hợp thức hồ sơ đấu thầu. Quá trình hợp thức, phía Công ty Việt Á chi phần trăm ngoài hợp đồng cho lãnh đạo các đơn vị, tổng số tiền cũng lên tới cả chục tỉ đồng. Bị cáo Phan Quốc Việt (trái) và Trịnh Thanh Hùng, những người có vai trò xuyên suốt trong quá trình "ra đời" kit test Việt Á Tổng giám đốc Việt Á: Chi tiền cho quan chức theo barem Khai tại tòa, Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt nhiều lần "tự hào" về sản phẩm kit test, về những "đóng góp" của công ty này đối với công tác phòng, chống dịch. Tuy nhiên, lập luận này bị viện kiểm sát bác bỏ, bởi lẽ Công ty Việt Á đã nâng khống giá kit test để có nguồn tiền chi cho các cựu quan chức, lợi nhuận thu về là không hợp pháp. "Đi phòng, chống dịch để có lợi nhuận bất hợp pháp và dùng số tiền bất hợp pháp ấy để hối lộ, chi tiền phần trăm… thì không thể xem xét đến yếu tố có công chống dịch", kiểm sát viên nói. Đáng chú ý, Phan Quốc Việt thừa nhận chi hàng trăm tỉ đồng tiền hối lộ và "hoa hồng" bán kit test, nhưng cho rằng đây chỉ là sự chia sẻ lợi nhuận mà công ty có được, chứ không phải phạm pháp. Việc chi tiền được thực hiện theo barem với các tiêu chí như: vị trí công việc của người được chi tiền, lợi nhuận của Công ty Việt Á, đóng góp của người được chi tiền đối với lợi nhuận mà công ty có được. Về phía các cựu quan chức bị cáo buộc nhận tiền từ Việt Á, đa phần đều nhận tội, nhưng cho rằng nhận vì phía Công ty Việt Á chủ động, tự nguyện, chứ hai bên không hề thỏa thuận hay bàn bạc từ trước. Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định không có bất cứ sự ưu ái nào đối với Công ty Việt Á trong quá trình cấp phép kit test. Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói rằng muốn trả lại tiền nhưng vì dịch bệnh bề bộn nên "không nhớ để trả", hiện giờ không biết chiếc vali đựng tiền ở đâu, "thấy rất đau xót". Hay như cựu Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến, dù nhận hối lộ tới 27 tỉ đồng, nhưng bị cáo này nói rằng không có sự bàn bạc gì với Công ty Việt Á, "chỉ biết làm và làm". Khi được Việt Á chi tiền, bị cáo thấy việc này chỉ là sự chia sẻ lợi nhuận, nghĩ là không vi phạm pháp luật nên mới nhận; đến khi bị bắt, bị cáo mới biết là sai. Đại diện viện kiểm sát (phải) đánh giá đây là vụ án điển hình của lợi ích nhóm, tham nhũng có hệ thống 36/38 bị cáo được đề nghị mức án dưới khung truy tố "Đại án" kit test Việt Á có 38 bị cáo bị truy tố về 5 tội danh khác nhau. Trong đó, 6 cựu quan chức bị truy tố về tội nhận hối lộ, với khung hình phạt 20 năm, chung thân hoặc tử hình. Nhiều tội danh còn lại mà các bị cáo bị truy tố cũng có khung hình phạt từ 10 năm trở lên. Trong bản luận tội, viện kiểm sát đánh giá vụ án này là điển hình của lợi ích nhóm, tham nhũng có hệ thống, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo cho thấy sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ công chức, làm giảm sút lòng tin của người dân. Tuy vậy, có tới 36/38 bị cáo được đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án dưới khung truy tố. Ở tội danh nhận hối lộ, cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long là người duy nhất bị đề nghị mức án nằm trong khung truy tố (19 - 20 năm tù). Các bị cáo khác đều có mức án đề nghị thấp hơn, điển hình như Phạm Duy Tuyến 13 - 14 năm tù, Trịnh Thanh Hùng 14 - 15 năm tù… Ở tội danh đưa hối lộ và vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phan Quốc Việt là người duy nhất bị đề nghị mức án trong khung truy tố (mỗi tội 15 - 16 năm tù, tổng hợp hình phạt 30 năm tù). Các bị cáo còn lại đều được đề nghị thấp hơn khung truy tố. Tương tự, 2 cựu Ủy viên T.Ư cũng được đề nghị mức án thấp hơn khá nhiều khung truy tố, gồm cựu Bộ trưởng KH-CN Chu Ngọc Anh 3 - 4 năm tù (khung truy tố 10 - 20 năm tù) về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng 5 - 6 năm tù (khung truy tố 10 -15 năm) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ân hận, xót xa, "không còn gì biện minh" Trước khi vào nghị án, hội đồng xét xử cho các bị cáo nói lời sau cùng. Cả 38 bị cáo đều bày tỏ sự ăn năn, hối lỗi, một số người bật khóc, mong được hưởng khoan hồng để sớm trở về với gia đình, xã hội. Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ sự ân hận, nói rất đau khổ, xót xa trước những sai phạm đã gây ra. Bị cáo khẳng định thời điểm xảy ra vụ án là giai đoạn rất khó khăn, cam go trong lịch sử ngành y tế. Bản thân và đồng nghiệp luôn cố gắng để chống dịch, cứu người, "chưa một giây phút nào bị cáo được nghỉ ngơi, lúc nào cũng nghĩ phải giữ vững hệ thống y tế, cứu sống bệnh nhân". Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh gửi lời xin lỗi tới Tổng Bí thư, Đảng, Nhà nước và nhân dân, vì những sai phạm do mình gây ra. Bị cáo cảm thấy "thật đau xót, không có gì biện minh". Ông nói rằng, sai phạm thì phải bị trừng phạt, đã phải trả giá bằng hơn 500 ngày day dứt sau khi bị bắt tạm giam, thậm chí sự day dứt ấy sẽ đeo bám bị cáo đến cả khi đã được trở về với xã hội. Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng thì nói "rất buồn đau, hối tiếc" khi vứt bỏ 34 năm luôn cố gắng rèn luyện. Ông đã nhận thức sâu sắc về sai phạm của mình khi chỉ đạo không đúng đường lối của Đảng, Nhà nước; coi đây là bài học đau xót, đắt giá nhất. Bị cáo cũng gửi lời tới lãnh đạo các địa phương là "dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả cấp bách, thì cũng hãy thực hiện đúng pháp luật để không rơi vào sai phạm"; đồng thời đề nghị cơ quan lập pháp có những sửa đổi về quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý để đáp ứng khi có các tình huống cấp bách xảy ra. Đáng chú ý, Tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt xin nhận toàn bộ trách nhiệm về mình để giảm nhẹ cho các nhân viên công ty; đồng thời mong được hội đồng xét xử xem xét giữa đóng góp và sai phạm của bản thân khi lượng hình. Việt gửi lời tới các bị cáo là nhân viên Công ty Việt Á hãy "an yên, nhẹ nhàng", rằng "ở tù không ai muốn, nhưng nếu lỡ phải ngồi tù, hãy biến cái nguy không ai muốn thành cái cơ không ai có, để chuẩn bị hành trang sau này vẫn có thể cống hiến cho xã hội".  Nguồn: Báo Thanh niên
Chiều 28-7, hội đồng xét xử đã tuyên các mức án đối với 54 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu. 4 bị cáo bị tuyên mức án chung thân. Chiều 28-7, hội đồng xét xử Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên các mức án đối với 54 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu. Vụ án này xảy ra trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát và Chính phủ có chủ trương đưa các công dân Việt Nam về lại đất nước bằng các chuyến bay giải cứu và chuyến bay combo. Trong số 54 bị cáo bị tuyên án trong chiều nay có 21 bị cáo là các cán bộ, cựu quan chức. Trong đó hội đồng xét xử đã tuyên 4 án chung thân cho các bị cáo: Hoàng Văn Hưng (cựu điều tra viên), Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế), Vũ Anh Tuấn (cựu phó trưởng phòng tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) và Nguyễn Thị Hương Lan (cựu cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao). Ngoài ra, có 10 bị cáo được hưởng mức án treo. Theo quy định tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các bị cáo có thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, để kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm. Thủ tục kháng cáo bản án sơ thẩm trong tố tụng hình sự được thực hiện như thế nào? Căn cứ theo Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thủ tục kháng cáo cụ thể như sau: (1) Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. - Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo - Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. - Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung. Tại phiên toà có rất nhiều luật sư bảo vệ cho 54 bị cáo khác nhau. Trong đó, Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Đoàn LS thành Phố HN, với kinh nghiệm và trình độ của mình đã bảo vệ thành công cho thân chủ của mình. Thân chủ của Luật sư Phương bị khởi tố với khung hình phạt từ 12 - 20 năm và sau đó cùng với việc bào chữa của Luật sư đã giúp thân chủ nhận quyết định của Tòa án là hưởng án treo.  Với kinh nghiệm, kiến thức và trách nhiệm Công ty Luật VietLawyer sẽ luôn cố gắng và đồng hành cùng quý khách hàng (thân chủ) của công ty để nhận được kết quả tốt nhất. Trân trọng!
 
hotline 0927625666