DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÀNH CHÍNH

Hiện nay, trong một số vụ tai nạn thì nhân lúc người bị nạn đang gặp cảnh khó khăn đã có hành vi “hôi của”. Thậm chí, có người còn xâm phạm sức khỏe của họ. Vậy hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.  1. Hành vi xâm phạm sức khoẻ, tài sản cùa người bị nạn Hiện nay, trong các vụ tai nạn giao thông đã diễn ra một số hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn. Có thể vì lí do nào đó mà họ đã có hành vi xâm phạm. Còn về tài sản vì lòng tham, họ sẵn sàng thực hiện hành vi sai trái. Đây là một hành vi đáng lên án vì còn liên quan đến đạo đức. Việc lợi dụng một người đang trong tình huống nguy hiểm mà xâm phạm tài sản, sức khỏe cần được ngăn cấm. Bên cạnh đó, theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm: ... 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông 2. Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không? Được quy định tại Điều 11 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, như sau: ... 10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông; b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn; c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi Việt Nam hay không? – Tôi và chồng là người Việt Nam hiện đang định cư tại Canada. Do hiếm muộn nên vợ chồng tôi muốn nhận 1 cháu mồ côi tại Việt Nam làm con nuôi. Tôi muốn hỏi liệu người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi Việt Nam hay không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  1. Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Căn cứ Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này. 2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú”. 2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi Theo khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau: “1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt” 3. Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau: “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây: a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi; b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi; d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm”. Như vậy, theo quy định hiện hành thì bạn thuộc trường hợp là người Việt Nam định cư tại nước ngoài. Do đó, để được nhận con nuôi trong nước bạn cần đáp ứng các điều kiện đã nêu trên. Đồng thời, bạn cũng cần đáp ứng các điều kiện tại nước bạn đang định cư. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được nhận nuôi con nuôi Việt Nam hay không?. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/  để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chỗ ở hợp pháp là gì? Làm thế nào để chứng minh được chỗ ở hợp pháp? - Trên quy định pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer gửi tới quý bạn đọc bài viết sau:  1. Chỗ ở hợp pháp là gì?  Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Luật Cư trú 2020: Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật. 2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp Theo Điều 5 Nghị định 62/2021 của Chính phủ, Công dân khi đăng ký cư trú cần chứng minh chỗ ở hợp pháp bằng một trong các loại giấy tờ, tài liệu sau: a) Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở; b) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong; c) Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; d) Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; đ) Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; e) Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình; g) Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; h) Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên; i) Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm; k) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở; l) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Dùng mạng xã hội để Báo chốt Cảnh sát giao thông khi đang thi hành nhiệm vụ bị xử phạt như thế nào? Hiện nay giới trẻ có rất nhiều hội nhóm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo,... để chia sẻ thông tin địa điểm, hoạt động tuần tra, tuyến đường hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nhiều trường hợp đã bị công an xử phạt vậy hành vi này bị xử phạt theo tội gì và mức phạt là bao nhiêu - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Hành vi dùng mạng xã hội để báo chốt cảnh sát giao thông bị xử phạt thế nào? Căn cứ Điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin ... 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: ... e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; Căn cứ tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức: 3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Như vậy, hành vi sử dụng mạng xã hội báo chốt cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được xem là hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật. Tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. 2. Về thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt của hành vi dùng mạng xã hội để báo chốt cảnh sát giao thông Căn cứ Điểm b Khoản 4 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân: 4. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền: ... b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử; Như vậy, đối với cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin địa điểm, hoạt động tuần tra, tuyến đường hoạt động của cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thì thẩm quyền ban hành xử phạt sẽ thuộc thẩm quyền của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước. Khi phát hiện một hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thì người dân có thể tố cáo đến cơ quan, người có thẩm quyền. Vậy cơ quan, người nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo và người tố cáo sẽ nộp đơn tố cáo ở đâu? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Đơn tố cáo là gì? Tố cáo là việc công dân là cá nhân tố giác hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hay tổ chức lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi của cá nhân hay tổ chức làm ảnh hưởng thiệt hại đến lợi ích của cá nhân hay đe dọa đến quyền lợi, thiệt hại đến tài sản của nhà nước. Đơn tố cáo: Từ việc công dân muốn tố cáo lên các cơ quan chức năng phải có giấy tờ liên quan thì quan trọng nhất là đơn tố cáo để trình bày sự việc vi phạm pháp luật một cách chân thực theo diễn biến để các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để xem xét, điều tra và xử lý vụ việc. Giải quyết tố cáo: là việc các cơ quan chức năng xem xét, điều tra, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và giải quyết theo quyết định xử lý của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo sẽ theo quy định của pháp luật. 2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước 2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. 2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp. 2.3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp. 2.5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.6. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.7. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.8. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 3. Nộp đơn tố cáo ở đâu Vậy sau khi hoàn tất đơn tố cáo thì người tố cáo phải nộp đơn tố cáo ở đâu? Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Vì vậy, người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Chắc hẳn không ít người nghĩ công chứng, chứng thực là một, tuy nhiên, đây là 2 khái niệm khác nhau. Công chứng và chứng thực được phân biệt qua một số các tiêu chí như sau: 1. Khái niệm - Công chứng ( căn cứ Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014) Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng: +) Chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; +) Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt - Chứng thực ( căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP) Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. 2. Thẩm quyền - Công chứng +) Phòng công chứng (do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng). +) Văn phòng công chứng (do 02 công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác). - Chứng thực +) Phòng Tư pháp; +) UBND xã, phường; +) Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; +) Công chứng viên Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau 3. Giá trị pháp lý - Công chứng +) Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng +) Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. +) Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. - Chứng thực +) Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. +) Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. +) Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Công chứng, chứng thực có giá trị chứng cứ là một công cụ pháp lý hữu ích để người dân có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, bảo đảm các giao dịch về dân sự, tài sản. Qua những thông tin trên đây, Công ty Luật VietLawyer đã giúp các bạn phân biệt công chứng, chứng thực khác nhau chỗ nào? Và giúp bạn đọc có thêm cái nhìn khái quát nhất và đưa ra được sự lựa chọn hợp lý khi có hợp đồng, giao dịch cần được công chứng, chứng thực. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Người nước ngoài có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam hay không? - Hiện nay, ngành du lịch ở nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, dịch vụ lữ hành càng ngày càng phát triển, tuy nhiên không phải ai cũng có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam. Vậy người nước ngoài có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam không? Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: 1. Người nước ngoài có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam hay không?  Khoản 1 Điều 59 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện để được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam như sau: "Điều 59. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch 1. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa bao gồm: a) Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; c) Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy; d) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa." Khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Theo quy định nêu trên, người nước ngoài không đáp ứng được điều kiện về quốc tịch để trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam. Vì vậy, người nước ngoài không thể trở thành hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam. 2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch nội địa Việt Nam thì bị phạt hành chính như thế nào? Điểm d khoản 13, điểm b khoản 15 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh dịch vụ lữ hành thì doanh nghiệp nếu sử dụng người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch nội địa tại Việt Nam thì có thể bị xử phạt từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 12 tháng đến 18 tháng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Vợ chồng con trai tôi đi làm xa, tôi ở nhà chăm cháu cho con. Nay cháu được 1 tuổi tôi muốn làm giấy khai sinh cho cháu có được không? - Chị N.L (Nghệ An)  Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:  Tại Điều 15 Luật hộ tịch 2014 quy định: "Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em." Như vậy, chị có thể làm giấy khai sinh cho cháu trong trường hợp bố mẹ cháu đi làm xa.  Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ bị xử phạt thế nào? - Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ thì sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì: - Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây: + Bản thân bên mua bảo hiểm; + Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm; + Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm; + Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm; + Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình. - Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm. 2. Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức Hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm. Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 80/2019/NĐ-CP). 3. Quy định về đóng phí bảo hiểm nhân thọ Theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về quy định đóng phí bảo hiểm như sau: - Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; - Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày. - Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu. - Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về hành vi ép người khác mua bảo hiểm nhân thọ. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Đua xe trái phép bị xử lý như thế nào? Đua xe trái phép có bị truy tố hình sự? Hành vi lạng lách, đánh võng, đua xe là hành vi tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông, giới trẻ hiện nay có nhiều cá nhân “ưa thích mạo hiểm”, coi việc lạng lách, đánh võng, bốc đầu, đua xe là thú vui hợp thời và coi đó là “trend”, vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Đua xe là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Hành vi đua xe trái phép là hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong Khoản 6 Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008: “6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. ...” 2. Xử phạt hành vi đua xe trái phép Tùy hành vi vi phạm mà tội đua xe trái phép bị xử lý theo các khung hình phạt khác nhau, Tội đua xe trái phép chỉ áp dụng đối với các phương tiện giao thông có động cơ, không áp dụng với đua xe đạp, xích lô, súc vật kéo cụ thể: - Xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi đua xe trái phép. “1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. 2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. 3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép. 4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi); b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.” Không chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, hành vi đua xe trái phép còn có thể xử lý hình sự. - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “ 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%; c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; e) Tham gia cá cược; g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư; i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”      Như vậy, người có hành vi đua xe trái phép có thể bị mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù đồng thời còn có thể bị phát tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Điều kiện, thủ tục xét cho người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam - Người nước ngoài lao động, học tập, làm việc tại Việt Nam thời gian dài có thể được xem xét cho đăng ký thường trú. Vậy trường hợp, điều kiện nào người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam? Công ty Luật VietLawyer xin được tư vấn như sau: 1. Các trường hợp người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam Theo Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 thì có 04 trường hợp người nước ngoài được xét thường trú tại Việt Nam gồm: - Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước; - Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam; - Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh; - Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước. 2. Các điều kiện xét cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 quy định người nước ngoài muốn thường trú tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau: - Người nước ngoài quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam; - Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị; - Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên. Theo điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA, người nước ngoài đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên được xác định trên cơ sở dấu kiểm chứng nhập cảnh, dấu kiểm chứng xuất cảnh được cấp tại cửa khẩu có tổng thời gian tạm trú tại Việt Nam từ 03 năm trở lên trong 04 năm gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin thường trú. 3. Hồ sơ xét cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam - Đơn xin thường trú; - Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp; - Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú; - Bản sao hộ chiếu có chứng thực; - Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 ; - Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 . 4. Trình tự giải quyết cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam - Người nước ngoài nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Nơi nộp hồ sơ quy định tại khoản 3 điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA , cụ thể: + Người xin thường trú theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. + Người xin thường trú theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh 2014 nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú. - Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. - Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú. - Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú. Trên đây là điều kiện và thủ tục xét cho người nước ngoài được thường trú tại Việt Nam. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn hỗ trợ.
Nhập khẩu cho con là gì? Thủ tục nhập khẩu cho con ra sao? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Nhập khẩu cho con là gì? Nhập hộ khẩu cho con tức là đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú chung của cha mẹ, nơi thường trú của cha, nơi thường trú của mẹ hoặc nơi thường trú của một người khác không phải là cha mẹ theo quy định của pháp luật. 2. Hồ sơ nhập khẩu cho con Hồ sơ nhập khẩu cho con bao gồm: - Giấy khai sinh bản sao của trẻ (có đóng dấu đỏ do UBND phường, xã cấp). Nếu không có giấy khai sinh thì mang theo Hộ chiếu còn thời hạn có chứa thông tin thể hiện quan hệ cha, mẹ với con hoặc sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng các loại giấy tờ, tài lệu chứng minh quan hệ cha, mẹ con gồm: Quyết định về việc nuôi con nuôi của UBND tỉnh, thành phố (khi nhập khẩu nuôi con nuôi vào nhà bố mẹ nuôi); Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của UBND xã, phường (khi nhập khẩu cho con ngoài giá thú, cha mẹ không đăng ký kết hôn), Quyết định của Tòa án, Kết luận giám định của tổ chức giám định về quan hệ cha, mẹ với con (nhập khẩu cho con sau khi có kết luận giám định ADN...) - Bản chính sổ hộ khẩu (nếu còn lưu giữ) - Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01): Chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. 3. Thủ tục nhập khẩu cho con mới nhất 2023 Bước 1: Người đi đăng ký thường trú nhập khẩu cho trẻ (có thể là cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ nêu trên. Lưu ý: Các giấy tờ chuẩn bị để nộp nói trên không cần phải là bản chính (bản gốc) mà chỉ cần là bản sao (có chứng thực hoặc được cấp từ sổ gốc). Trường hợp nộp bản photo, scan, chụp lại thì phải kèm theo bản chính giấy tờ để cán bộ công an đối chiếu. Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú chung của bố, mẹ hoặc nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trong trường hợp bố mẹ không có cùng nơi cư trú) - Thời gian nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần - Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01), đối chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú. Bước 3: Nhận thông báo trả kết quả giải quyết cư trú - Tối đa 7 ngày làm việc, người đi đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn trong đó nêu rõ kết quả trẻ có được nhập khẩu hay không - Lệ phí: Hoàn toàn miễn phí Lưu ý: - Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, có thể nộp hồ sơ tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đang tạm trú của bố mẹ hoặc của bố hoặc của mẹ đều được. - Nếu đem theo sổ hộ khẩu thì sau khi nhập khẩu xong, công an sẽ thu lại sổ hộ khẩu. - Công an giữ lại các bản sao, bản photo các giấy tờ đã nộp, trả lại bản chính sau khi đã kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về thủ tục nhập khẩu cho con. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666