Kinh doanh bánh trung thu "nhà làm" là hoạt động phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết Trung Thu. Với tính chất tự làm theo khẩu vị của mình và đảm bảo an toàn hơn so với bánh truyền thống nên bánh trung thu tự làm rất được ưa chuộng. Vậy việc kinh doanh bánh trung thu tự làm có điều kiện gì không?
Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây:
1. Bánh trung thu "nhà làm" là gì?
Bánh trung thu nhà làm là loại bánh được sản xuất thủ công tại nhà, thường bởi các cá nhân hoặc hộ gia đình với quy mô nhỏ. Những loại bánh này được làm từ các nguyên liệu tự nhiê, hạn chế sử dụng chất bảo quản và các phụ gia công nghiệp, nhằm mang đến hương vị tươi ngon, truyền thống hoặc sáng tạo theo phong cách cá nhân. Do không sản xuất hàng loạt như các nhà máy công nghiệp, bánh trung thu nhà làm thường có số lượng giới hạn và mỗi chiếc bánh đều mang đậm dấu ấn của người làm. Mỗi chiếc bánh người làm có thể tùy chỉnh công thức, hương vị, mẫu mã tạo nên sự độc đáo và phù hợp với đa dạng người tiêu dùng.
Tuy nhiên, dù sản xuất tại nhà, khi kinh doanh bánh trung thu này, người làm vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và ghi nhãn hàng hóa để đẩm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
2. Điều kiện kinh doanh bánh trung thu tự làm?
Để tiến hành hoạt động kinh doanh bánh trung thu tự làm một cách hợp pháp và hiệu quả tại Việt Nam, cần phải đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành. Điều này không chỉ giúp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và xây dựng uy tín cho sản phẩm của người bán. Các điều kiện pháp lý cần thiết bao gồm:
2.1 Đăng ký giấy phép kinh doanh
Trước hết để kinh doanh bánh ra thị trường cần làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Tùy vào nhu cầu và quy mô sản xuất chủ kinh doanh có thể đăng ký nhiều hình thức kinh doanh khác nhau dưới dạng: Công ty Cổ phần, công ty TNHH hoặc hộ kinh doanh cá thể. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư và Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tùy từng loại hình kinh doanh mà chủ kinh doanh có thể chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan có thể chia hai loại hình là Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể
Đối với hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
Về hồ sơ đăng ký: căn cứ tại các điều 18, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020 Hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký Doanh nghiệp
- Điều lệ công ty (Trừ loại hình Doanh nghiệp tư nhân). Đây là biên bản thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty hợp danh, TNHH hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông công ty với nhau, được soạn thảo trên những căn cứ chung của ngành luật liên quan.
Danh cách các thành viên cổ đông của công ty. Danh sách này tùy vào từng loại hình khác nhau nhưng nếu loại hình Doanh nghiệp cổ phần có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thêm danh sách các cổ đông là nha đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên. Các giấy tờ pháp lý như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật chủ sở hữu DN và các thành viên trong DN
Trường hợp ủy quyền đăng ký doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký và người được ủy quyền cũng cần có căn cước công dân/chứng minh nhân dân/ hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác
Về Thủ tục: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhân đăng ký Doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh/ Phòng kế hoạch - đầu tư (Gọi chung là cơ quan có thẩm quyền). Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 3 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải đến nhận kết quả, nếu không sẽ phải trả hồ sơ về bổ sung thêm.
Đối với hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh: Đây là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và không có sự phân biệt giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh.
Về hồ sơ nói chung: Cũng giống như Đăng ký loại hình Doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng cần có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Bản sao Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh và của thành viên hộ gia đình; Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà....
Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ thì ngoài giấy tờ trên cần phải có: Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình; Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
Về thủ tục: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, hộ kinh doanh nộp hồ sơ trên tại quan đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thì sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh, trường hợp không hợp lệ thì cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản để hộ kinh doanh biết và sửa đổi bổ sung.
2.2 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Theo Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất bánh trung thu phải được cấp giấy chứng nhận này từ Sở Y tế hoặc Cục An toàn thực phẩm. Hồ sơ yêu cầu bao gồm giấy tờ chứng minh cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ và nhân lực đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;
b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2.3 Công bố sản phẩm
Chủ hộ kinh doanh sẽ phải công bố bánh trung thu mình bày bán, quảng bá và lưu thông. Tự công bố là hình thức doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình. Căn cứ Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm quy định hồ sơ, thủ tục công bố sản phẩm như sau:
Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
2. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
c) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
d) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
3. Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
Điều 8. Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây:
a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
b) Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp).
3. Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.
4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
5. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Nếu bạn làm bánh trung thu tại nhà để tiêu dùng gia đình, quy trình rất đơn giản và chỉ cần đảm bảo bánh ngon và an toàn cho sức khỏe. Ngược lại, khi bạn muốn sản xuất và kinh doanh bánh trung thu, quy trình trở nên phức tạp hơn với nhiều bước cần thực hiện để tuân thủ các quy định pháp luật. Bạn phải hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm, đảm bảo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, và thực hiện các yêu cầu liên quan khác. Nếu không tuân thủ đúng các quy định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có thể bị xử lý theo các chế tài pháp luật hiện hành.
Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.