Tiềm ẩn rủi ro qua việc "mua bán đất" thông qua giấy viết tay – Vụ việc từ thực tế

Tiềm ẩn rủi ro qua việc "mua bán đất" thông qua giấy viết tay – Vụ việc từ thực tế

Giải thích cách gọi:

- Mua nhà đất bằng giấy viết tay là việc hợp đồng chuyển nhượng không được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật.

- Mua đất là cách thường gọi của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

"Mua bán đất" bằng giấy viết tay đang là hình thức giao dịch diễn ra khá phổ biến trên thị trường bất động sản hiện nay, một điểm đáng quan ngại là việc người dân không lường trước được hết những rủi ro, thậm chí có thể “mất trắng” tài sản khi mua đất bằng giấy viết tay.

Ngày 16/6/2023 vừa qua, Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương (thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) vừa tham gia một phiên tòa tại TAND tỉnh Yên Bái để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng – là nguyên đơn trong vụ án này.

Chị khách hàng này cũng chính là người mua một mảnh đất qua hình thức giấy viết tay. Là một người dân tộc thiểu số, nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế, lại mua bán với người quen (chú ruột), họ hàng nên chị đã tin tưởng mua thửa đất đó qua giấy viết tay. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền mua, chị chủ quan chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ ngay. Sau này khi có nhu cầu làm sổ, người bán lại lấy nhiều lý do trì hoãn việc tiến hành làm thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng. Mâu thuẫn xảy ra khi chính người chủ mảnh đất đó đã “lật mặt” bán cho một người khác.

Trong lúc đang rất lo lắng, bối rối trước nguy cơ mất trắng gần 800m2 đất, một cơ duyên tình cờ đã đưa Luật sư Phương gặp được chị. Ngay khi trao đổi, tiếp nhận được thông tin ban đầu, luật sư Phương đã nhận lời mời để làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chị. Trong quá trình giải quyết vụ án, Luật sư đã tiến hành xác minh, thu thập các tài liệu chứng cứ có liên quan, lấy lời khai của những người làm chứng, làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại phiên tòa vừa qua, trước những lập luận của Luật sư, Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, cụ thể:

- HĐXX tuyên hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người chú ruột với người mua mới;

- Công nhận Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng hình thức là giấy viết tay của nguyên đơn;

Phiên tòa giải quyết vụ án tại Yên Bái

Phiên tòa kết thúc, niềm vui, sự thở phào nhẹ nhõm được thấy rõ trên nét mặt tươi cười rạng rỡ của khách hàng khi những yêu cầu của mình được HĐXX chấp nhận, tránh được việc “mất trắng” mảnh đất. Bản thân Luật sư cũng thấy hạnh phúc, thêm một vụ án nữa mình đã làm tròn trách nhiệm của người Luật sư. Tuy nhiên… qua vụ án này, Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương cũng còn nhiều trăn trở, khi mọi người còn quá chủ quan với việc mua bán đất qua giấy tờ viết tay, mà không thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa… những người dân tộc thiểu số chưa được phổ biến pháp luật rộng rãi.

Niềm vui của khách hàng khi những yêu cầu khởi kiện của mình được HĐXX chấp nhận

Luật sư Phương trích dẫn: Tại Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định rõ là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được chứng thực hoặc công chứng mới có hiệu lực. Giấy mua bán đất bằng giấy viết tay không có giá trị pháp lý và quyền lợi của các bên, đặc biệt người mua sẽ không được pháp luật bảo vệ. Về lý thuyết vẫn có trường hợp ngoại lệ pháp luật công nhận việc 2 bên thực hiện sang tên nhà đất bằng giấy tờ viết tay (căn cứ khoản 2 Điều 129 BLDS 2015 khi một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch). Tuy nhiên phải yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận việc chuyển nhượng, tặng cho đó. Để thực hiện điều này, đòi hỏi các bên phải mất rất nhiều thủ tục, công sức và thời gian.

Luật sư vẫn khuyên người dân khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp đặc biệt như (mua bán thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..), người dân vẫn có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay, nhưng hãy lưu ý một số điều sau đây:

+ Đề nghị bên bán cung cấp và giữ lại bản sao công chứng của tất cả các loại giấy tờ liên quan đến thửa đất sắp mua;

+ Kiểm tra tình trạng tranh chấp;

+ Chuyển tiền thông qua ngân hàng/giao nhận tiền có biên lai rõ ràng;

+ Lập vi bằng khi mua bán, chuyển nhượng để đảm bảo quyền lợi hơn.

Đây là một trong rất nhiều vụ án thực tế mà khách hàng của VietLawyer gặp phải, Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương đã rút ra được một số vấn đề mấu chốt và chia sẻ tới mọi người. Nếu bạn đọc đang gặp phải những rắc rối tương tự liên quan đến việc mua bán đất bằng giấy viết tay, hãy gọi ngay cho Luật sư theo số điện thoại 0927.625.666 để được tư vấn cụ thể và có những giải pháp kịp thời.

Banner bài biết
Tagged on:
 
hotline 0927625666