NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

Con của tôi đang là học sinh của trường THPT A. Vừa rồi tôi nghe nói hiệu trưởng trường con tôi bị lộ ra đã nhận hối lộ của phụ huynh H về việc sửa đổi điểm giúp con trai cô H vào vị trí lớp chọn. Tôi nghe nói là bị kỷ luật nhưng không rõ lắm, tôi muốn hỏi xem là việc nhận hối lộ thì bị xử lý như thế nào? Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: Hành vi nhận hối lộ và sửa điểm của học sinh là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sẽ  bị xử lý theo quy định của pháp luật.  1. Nhận hối lộ là gì? Hối lộ có thể được hiểu là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Như vậy, hành vi của thầy Hiệu trưởng trường THPT A là nhận hối lộ và sửa điểm để đạt được lợi ích cho con của phụ huynh H. 2. Hành vi vi phạm và mức xử phạt 2.1. Hành vi nhận hối lộ Nếu hiệu trưởng nhận tiền, quà hoặc lợi ích khác từ phụ huynh để sửa điểm, hành vi này sẽ cấu thành tội nhận hối lộ và được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2019 như sau: Điều 354. Tội nhận hối lộ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này. Mức phạt đối với tội nhận hối lộ phụ thuộc vào giá trị của tài sản nhận hối lộ và mức độ nghiêm trọng của hành vi: - Nhận hối lộ từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. - Nếu giá trị tài sản từ 100 triệu đồng trở lên hoặc phạm tội có tổ chức, có thể bị phạt tù từ 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình. 2.2. Hành vi sửa điểm  Nếu hành vi sửa điểm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, hiệu trưởng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "giả mạo trong công tác". Tội này quy định về việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu để trục lợi hoặc gây thiệt hại được quy định tại Điều 359 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: Điều 359. Tội giả mạo trong công tác 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; b) Làm, cấp giấy tờ giả; c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu; c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả; b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên; b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Mức phạt cho hành vi giả mạo trong công tác bao gồm:  - Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ - Nếu hành vi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có thể bị phạt từ từ 05 đến 20 năm. 2.3. Xử lý kỷ luật hành chính Ngoài trách nhiệm hình sự, hiệu trưởng có thể bị xử lý kỷ luật hành chính theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Hình thức kỷ luật có thể là khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc, tùy theo mức độ vi phạm. 2.4. Bồi thường thiệt hại  Nếu hành vi của hiệu trưởng gây thiệt hại cho học sinh hoặc người khác, hiệu trưởng có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Hành vi nhận hối lộ và sửa điểm của học sinh không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà còn vi phạm pháp luật, dẫn đến những hậu quả pháp lý nặng nề. Người thực hiện hành vi này sẽ phải đối mặt với các chế tài từ hình sự đến kỷ luật hành chính và bồi thường dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một trong những địa phương có Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ đầu năm 2023, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen, súng càng mở rộng bởi lẽ do sen là loại cây phù hợp với đồng đất Duy Hải, sen có ưu điểm dễ trồng, dễ thích nghi với vùng đất trũng thấp, úng nước, công chăm sóc không cần nhiều mà năng suất lại ổn định, sản phẩm dễ tiêu thụ. Vì thế, nhiều gia đình đã thế chấp tài sản, nhà, đất để đầu tư trồng sen như gia đình anh Nguyễn Văn Kiên (Tổ dân phố Đông Hải) đã mạnh dạn đứng ra thuê, thầu lại trên 10 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả của người dân để trồng sen. Đầm sen của gia đình anh Kiên mới chỉ bắt đầu trồng, xuống giống từ năm 2023 nhưng đã cho thu hoạch được 2 vụ. Hiện mỗi ngày gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 2.000 bông sen các loại, vào mùa cao điểm số bông có thể lên đến 5.000 bông, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.  Không chỉ nhà anh Nguyễn Văn Kiên mà nhà anh Lê Văn Ngọc (Tổ dân phố Hương Cát) cũng thế chấp ngân hàng để đứng ra thuê hơn 38,5 mẫu đất để trồng sen. Anh Ngọc đã bỏ hết số tiền mà anh có cộng với số tiền anh đã thế chấp sổ đỏ để mua giống, trồng sen, thuê người chăm nom. Vào vụ sen, một ngày gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 10.000 bông - 20.000 bông các loại, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc trồng sen còn tạo thêm việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương cũng như góp phần tạo vẻ đẹp cho cảnh quan vùng nông thôn. Việc xây dựng đề án chuyển đổi cây trồng trên những vùng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây sen, súng là hướng triển vọng ở Duy Hải hiện nay. Và thực tế, mô hình trồng sen, súng đã đem lại nguồn kinh tế khá giả cho nhiều hộ gia đình nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh Hà Nam thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới thuộc địa bàn phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vì thế các thửa đất mà các hộ dân đã thuê để trồng sen nằm trong Dự án đều bị thu hồi.  Việc trồng sen, súng mới phát triển từ những năm 2023, rất nhiều hộ dân đã đổ hết vốn, thế chấp tài sản của nhà mình để đầu tư thế nhưng chỉ được 2-3 vụ thì UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất trồng sen trên để phục vụ Dự án. Dự án nhằm cải thiện đời sống kinh tế của người dân tuy nhiên, các hộ dân trồng sen đều cảm thấy bất bình khi không được Nhà nước hay doanh nghiệp bồi thường, hỗ trợ về những tài sản trên đất. Hộ gia đình anh Lê Văn Ngọc (Tổ dân phố Hương Cát) là một trong các hộ dân bị thu hồi đất trồng sen, số tiền anh bỏ vào hơn 1 tỷ đồng và thu hoạch được 2 vụ sen, mỗi vụ lãi mấy trăm triệu đồng vẫn chưa đủ để bù vào số tiền mà gia đình anh đã bỏ ra. Gia đình anh Ngọc cũng không được nhận một đồng tiền bồi thường, hỗ trợ nào từ nhà nước hay các doanh nghiệp. Vậy số tiền mà anh Ngọc và các hộ gia đình trồng sen đã bỏ ra ai là người bù vào cho họ?  Hợp đồng thuê đất của các hộ dân vẫn còn đó, cứ tưởng sẽ có hướng đi phát triển kinh tế mới, tạo nguồn kinh tế vững mạnh cho gia đình và những người dân ở trên địa bàn nhưng vì Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới mà họ phải trả lại đất cho nhà nước, số tiền đầu tư cũng biến mất không được bất kỳ cơ quan nào bồi thường, hỗ trợ trả cho họ. Sự bất công đó dẫn đến nợ nần chống chất, công việc bấp bênh, kinh tế suy yếu cho các hộ dân trồng sen và cả những người dân địa phương cũng mất đi công việc có nguồn thu nhập dồi dào.  Con đường phát triển kinh tế của các hộ dân phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam sẽ đi đâu? về đâu? Sự công bằng mà đáng lẽ các hộ dân trồng sen nhận được sẽ do ai trả? 
 
hotline 0927625666