NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

Anh Hà - Thanh Hóa có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Em trai tôi bị mất tích trong một vụ tai nạn máy bay cách đây 03 năm, dù cơ quan chức năng cùng với đội hỗ trợ đã nỗ lực tìm kiếm từ hôm xảy ra tai nạn nhưng đến nay vẫn không có tin tức của em trai tôi là còn sống hay đã chết. Chúng tôi cũng không còn hy vọng nên muốn yêu cầu tuyên bố chết đối với trường hợp em trai tôi có được hay không? Đến đâu để gửi yêu cầu tuyên bố chết?" Cảm ơn anh Hà đã gửi câu hỏi về VietLawyer, chúng tôi xin tư vấn như sau:   Căn cứ Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp mà người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết như sau: “Điều 71. Tuyên bố chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.” Theo đó, trường hợp em trai bạn đã mất tích trong một vụ tai nạn đã 03 năm từ ngày xảy ra tai nạn thì thuộc trường hợp tại điểm c khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố chết đối với trường hợp này. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp kịp thời,
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết? - Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về các thủ tục, hồ sơ giấy tờ để yêu cầu tuyên bố một người đã chết tại Tòa án như sau: Đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết được quy định từ Điều 391 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đến Điều 393 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể: “Điều 391. Quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc trường hợp theo quy định của Bộ luật dân sự.” Theo đó, kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố chết thì người yêu cầu phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố chết là đã chết hoặc thuộc các trường hợp tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015. “Điều 392. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết 1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. 2. Nội dung thông báo, việc công bố thông báo và thời hạn thông báo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 388 của Bộ luật này. 3. Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.” Như vậy, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết. Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. “Điều 393. Quyết định tuyên bố một người là đã chết Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.” Như vậy, nếu đơn yêu cầu được chấp nhận thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết. Trên đây là tư vấn của VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết.
Chị Hoa - Hà Tĩnh có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Chồng tôi đã được tuyên bố là đã chết, nhưng hiện nay đã trở về. Còn tôi cũng đã kết hôn với người khác, vậy quan hệ hôn nhân của tôi và chồng cũ có xác lập lại không?" Công ty Luật Vietlawyer xin trả lời như sau: Căn cứ Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về như sau: - Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. - Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau: + Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó; + Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn. Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Như vậy, chị và chồng cũ không được khôi phục quan hệ hôn nhân, và quan hệ hôn nhân của chị và chồng mới vẫn được tiếp tục. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Thế nào là tội rửa tiền - Tội rửa tiền là tội quy định tại điều 324 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Rửa tiền gây nguy hiểm cho xã hội do làm bất ổn hệ thống ngân hàng, gây mất cân bằng cơ cấu nợ và tài sản của các ngân hàng. 1, Khái niệm về tiền, tài sản phi pháp  Tiền là Việt Nam đồng, ngoại tệ. Tồn tại dưới dạng tiền mặt hoặc tiền trong tài khoản. Tài sản là vật, giấy tờ có giá, các quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Tài sản có tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình.  Tiền, tài sản phi pháp là tiền, tài sản có được từ hành vi phạm tội của cá nhân rửa tiền hoặc người khác rủa tiền.  Tiền, tài sản phi pháp xác định dựa trên:  - Bản án, quyết định của Tòa án; - Tài liệu, chứng cứ do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cung cấp (ví dụ: Quyết định khởi tố vụ án, Kết luận điều tra, Cáo trạng...); - Tài liệu, chúng cứ khác để xác định hành vi phạm tội (ví dụ: tài liệu, chứng cứ của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF), tài liệu tương trợ tư pháp về hình sự... ). 2. Các hành vi được coi là rửa tiền 2.1 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có; Hành vi nêu trên hành vi thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có. Các hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng bao gồm: a) Mở tài khoản và gửi tiền, rút tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Góp vốn, huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tiền, tài sản dưới mọi hình thức; c) Rút tiền với bất kỳ hình thức nào và bằng các công cụ khác nhau như: séc, hối phiếu, các phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật. d) Cầm cố, thế chấp tài sản; đ) Cho vay, cho thuê tài chính; e) Chuyển tiền hoặc chuyển giá trị; g) Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác; h) Tham gia phát hành chứng khoán; i) Bảo lãnh và cam kết về tài chính, kinh doanh ngoại tệ, công cụ thị trường tiền tệ và chứng khoán có thể chuyển nhượng; k) Quản lý danh mục đầu tư cá nhân và tập thể; l) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác; m) Quản lý hoặc cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến đầu tư khác; n) Các hành vi khác trong giao dịch tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật. Các hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch khác bao gồm: a) Hoạt động (chơi, kinh doanh) casino; b) Tham gia (chơi, kinh doanh) trò chơi có thưởng; c) Mua bán cổ vật; d) Các hành vi khác không liên quan đến tài chính, ngân hàng. 2.2.  Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác Hành vi sử dụng này là hành vi dùng tiền, tài sản thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi hoặc để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác. 2.3. Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;\ Hành vi cố ý là hành vi cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản (ví dụ: cung cấp tài liệu, thông tin giả; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ; hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ...). Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về tội rửa tiền, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để hưởng chế độ thai sản? – Tôi tham gia BHXH từ năm 2015, hiện nay tôi mang thai và dự sinh vào tháng 3. Vậy tôi cần làm thủ tục gì và cần những giấy tờ gì để được hưởng chế độ thai sản? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau: Căn cứ Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau: “1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sinh con bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con; b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết; c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con; d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh; đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này. 2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, Người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. 3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi. 4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi. 5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.” Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về những giấy tờ cần chuẩn bị để hưởng chế độ thai sản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
"Cho tôi hỏi việc đăng ký khai tử trong trường hợp phạm nhân chết tại trại giam do đơn vị nào chịu trách nhiệm thực hiện?" Câu hỏi của anh Kiên từ Đà Nẵng gửi về cho VietLawyer. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết 1. Khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó gửi giấy báo tử cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. ... Như vậy, theo quy định, khi phạm nhân chết thì trại giam có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Thân nhân của phạm nhân có được đề nghị nhận lại tử thi khi phạm nhân chết hay không? - Chị Hoa đến từ Thanh Hóa có câu hỏi gửi về VietLawyer Chúng tôi xin trả lời như sau:   Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết ... 3. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Việc nhận hài cốt chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định. Như vậy, theo quy định thì thân nhân của phạm nhân đã chết có quyền đề nghị được nhận lại tử của phạm nhân và tự chịu chi phí. Trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc nhận lại tử thi của phạm nhân đã chết đó có ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
"Phạm nhân chết tại trại giam thì có cần ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù hay không?" - Anh Nam đến từ Nam Định có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau:   Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết ... 2. Khi cơ quan có thẩm quyền cho phép làm các thủ tục mai táng người chết thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức mai táng theo quy định của pháp luật và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc mai táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc mai táng được Nhà nước cấp. Trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi thông báo về phạm nhân chết, nếu cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không đề nghị nhận tử thi thì trại giam tổ chức mai táng. ... Như vậy, theo quy định thì sau khi phạm nhân chết, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống? Ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống đang hot trở lại trong những năm gần đây sau dịch covid-19. Vậy điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống yêu cầu chủ cơ sở phải xin những loại giấy phép gì? Vietlawyer sẽ hướng dẫn quy định về các loại giấy phép cần xin khi kinh doanh nhà hàng ăn uống để quý doanh nghiệp nắm bắt rõ. 1. Điều kiện đăng ký mở nhà hàng kinh doanh ăn uống. Để mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bạn sẽ phải đảm bảo bốn điều kiện sau: 1.1. Xin giấy phép kinh doanh có ngành nghề nhà hàng, quán ăn hoặc cung cấp thức ăn đồ uống + Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. + Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống. + Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống. 1.2.  Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng 1.3.  Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh + Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện. + Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp. 1.4.  Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá Áp dụng trong trường hợp nhà hàng có kinh doanh thêm các mặt hàng này. 1.5. Chứng minh bằng văn bản rằng nhà hàng có đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy. 2. Hồ sơ đăng ký mở nhà hàng kinh doanh ăn uống: - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh - Bản sao (có công chứng) CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh - Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao có công chứng) Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên, bạn đến UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh để nộp và đóng phí. Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định biểu mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000 đồng/lần. Sau 3 ngày làm việc, UBND sẽ gửi giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cho bạn. Trường hợp hồ sơ bạn nộp không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ ở UBND sẽ gửi đến bạn thông báo bằng văn bản để kịp thời chỉnh sửa và bổ sung. 3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm căn cứ theo Quyết định 14/2014/QĐ-UBND bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở). - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở). - Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Sau khi chuẩn bị xong, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 15 ngày làm việc sẽ có đại diện cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra thực tế nhà hàng, quán ăn của bạn. Nếu đạt đủ điều kiện, nhà hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp có điểm nào chưa đạt yêu cầu ATTP, họ sẽ phản hồi bằng văn bản. Lưu ý rằng, thời hạn của loại giấy phép này chỉ là 3 năm kể từ ngày đăng ký. Điều đó có nghĩa là theo chu kỳ 3 năm 1 lần, chủ nhà hàng cần phải chứng minh lại một lần nữa để xác nhận cơ sở kinh doanh của mình đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử...                                     “Điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống”
Trong nhiều trường hợp khi người phạm tội đã bị kết án và hưởng án treo thì trong thời gian thử thách họ vẫn tiếp tục phạm tội. Có thể là tội mới hoặc tội mà họ đang bị kết án. Vậy trong trường hợp phạm tội trong thời gian thử thách sẽ bị xử lý ra sao? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Án treo là gì? Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP đưa ra định nghĩa về án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. 2. Thế nào là thời gian thử thách? Thời gian thử thách là khoảng thời gian mà Tòa án ấn định cho người phạm tội khi được tuyên cho hưởng án treo. Thời gian này người phạm tội phải tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú. Không được phạm tội mới, nếu cải tạo tốt trong khoảng thời gian thử thách thì còn có thể xem xét rút ngắn thời gian thử thách. Tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 65 Bộ luật hình sự quy định khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm. Thời gian thử thách là thời gian người bị án treo được giao cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để theo dõi giáo dục. Đó là ràng buộc pháp lý đối với người bị án và để cơ quan có trách nhiệm kiểm tra kết quả sự tự cải tạo của người này. Đây là thời gian để khẳng định điều kiện “không phạm tội mới có thỏa mãn hay không để cho phép được miễn chấp hành hình phạt tù hay buộc phải chấp hành hình phạt đã tuyên đó". Cụ thể: người được hưởng án treo chỉ được miễn chấp hành hình phạt tù nếu trong thời gian thử thách không phạm tội mới. Trái lại, họ phải chấp hành hình phạt tù nếu phạm tội mới trong thời gian này. 3. Thế nào là tái phạm?  Theo Điều 53 Bộ Luật Hình sự 2015 thì "Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý." Tái phạm là tình tiết phản ánh nhân thân xấu của người phạm tội. Do vậy, luật hình sự Việt Nam luôn luôn coi tái phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.  Như vậy, việc xác định tái phạm đối với trường hợp đã bị kết án mà phạm tội lại đòi hỏi: 1) Chủ thể chưa được xoá án tích về tội đã bị xét xử; 2) Tội mới phạm phải là tội cố ý hoặc là tội vô ý nhưng thuộc loại tội rất nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng. 4. Phạm tội trong thời gian thử thách sẽ bị xử lý như thế nào?  Khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rõ trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hình sự năm 2015.  Tại Điều 7 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP có hướng dẫn về việc quyết định hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách như sau:  - Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Bộ luật Hình sự. Nếu họ đã bị tạm giam; tạm giữ thì thời gian bị tam giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.  - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định giải quyết đề nghị buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người bị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, cơ quan đề nghị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.  - Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển thành 01 ngày tù để tổng hợp hình phạt chung như trên  - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình - Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác, mà khi đó các khoản phạt tiền được cộng lại thành hình phạt chung  - Trục xuất cũng không được tổng hợp với các loại hình phạt khác.  Bên cạnh đó, nếu có hình phạt bổ sung thì được tính như sau:  - Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật hình sự quy định đối với loại hình phạt đó. Riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung  - Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên  Như vậy, người hưởng án treo nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách sẽ không được hưởng án treo nữa, thời gian thử thách chấm dứt và thay vào đó là bị xử tội mới và tổng hợp các hình phạt. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài - Doanh nghiệp được quyền thành lập văn phòng đại diện ở nước  theo quy định của nước đặt văn phòng đại diện. Tuy nhiên, phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Việt Nam. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp phải tuân thủ quy định pháp luật của nước doanh nghiệp đăng ký thành lập văn phòng đại diện và có văn bản thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh tại Việt Nam về việc thành lập văn phòng đại diện ở ngoài. Để hiểu về thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Văn phòng đại diện là gì? Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 đưa ra khái niệm về văn phòng đại diện như sau:  Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng pháp luật cho phép các doanh nghiệp, công ty Việt Nam được phép mở văn phòng đại diện tại nước ngoài tuy nhiên việc thành lập văn phòng đại diện đó phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện. 2. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài Bước 1:  Chuẩn bị hồ sơ - Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-8, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Bước 2: Nộp hồ sơ - Doanh nghiệp phải gửi thông báo việc chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài trong vòng 30 ngày làm việc đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ Bước 3: Nhận kết quả Sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo mở văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp thì phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con; - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Pháp luật có quy định rõ thế nào là tiền án, thế nào là tiền sự cụ thể trong Nghị quyết 01-HĐTP 18/10/1990. Ta có thể hiểu đơn giản như sau: Tiền án là “Án”- bản án đã có hiệu lực mang ý chí tòa án, người có tiền án là người phải chịu trách nhiệm hình sự và chịu điều chỉnh trực tiếp bởi Bộ luật hình sự 2015. Về Tiền sự, “Sự” có nghĩa là sự việc, sự kiện pháp lý xảy ra và phân biệt với “Án” ở đây hậu quả pháp lý dừng lại ở mức hành chính. Vậy người đã từng vi phạm giao thông thuộc trường nào trong hai trường hợp trên? Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái với pháp luật, có lỗi cố ý của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông. Theo định nghĩa trên, Pháp luật quy định về trách nhiệm pháp lý của người chủ thể thực hiện hành vi vi phạm giao thông phụ thuộc và hậu quả pháp lý mà chủ thể gây ra. Các trường hợp được xác định bị truy cứu trách nhiệm hình sự là những trường hợp người vi phạm giao thông có các hành vi vi phạm quy định được nêu ra trong Bộ luật Hình sự 2015 (Mục 1 chương XXI). Các trường hợp vi phạm trong quy định trên của luật và đã có quyết định của tòa án thì được xem là người có tiền án cho hành vi vi phạm giao thông và gây ra hậu quả quy định. Chủ thể bị xử phạt hành chính chỉ xảy ra khi chủ thể có năng lực hành vi hành vi dân sự có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự như đã nêu ở trên. Trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong nghị định rõ các đối tượng, hành vi và chế tài các chủ thể phải chịu khi thực hiện hành vi đấy. Khi chủ thể thỏa mãn các yêu cầu thì sẽ được coi như là bị xử phạt hành chính và có tiền sự trong pháp luật trật tự an toàn giao thông. Điều này có nghĩa không hoàn toàn các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính đều được coi là có tiền sự, vì chỉ có những vi phạm có “dấu hiệu tội phạm” mới được xác định là có tiền sự còn các vi phạm giao thông thông thường không được coi là có tiền sự. Như vậy, hành vi vi phạm giao thông của chủ thể được xem là Tiền sự hay không phải xem xét yếu tố mà Pháp luật quy định tính chất mức độ, của hành vi, hậu quả. Các quy định cụ thể đã xác định các yếu tố quyết định chủ thể được coi là có Tiền sự hay chỉ xác định là xử phạt vi phạm thông thường.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666