NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

Trợ cấp được hiểu là một khoản tiền nhằm hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ về kinh tế để vượt qua những khó khăn nhất định. Vậy pháp luật Việt Nam quy định chế độ, chính sách trợ cấp đối với người cao tuổi như thế nào? -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Người cao tuổi được hiểu như thế nào? Trước đây, mọi người thường dùng thuật ngữ “người già” để chỉ những người lớn tuổi, còn hiện nay thì thuật ngữ “người cao tuổi” đã và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn.  Từ góc độ pháp lý, căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định về người cao tuổi cụ thể như sau: Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Do đó, người cao tuổi được hiểu là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên. 2) Các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi  Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tùy theo độ tuổi của người cao tuổi sẽ được hưởng các chính sách như: trợ cấp xã hội hàng tháng; hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế; hưởng chính sách ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh; hưởng chính sách chúc thọ, mừng thọ; chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng. 2.1 Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng  a) Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng  Theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau: - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Người cao tuổi 2009 và điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. Trường hợp, đối tượng thuộc diện hưởng chính sách đã qua đời mà chưa làm hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội thì không có căn cứ để xem xét hưởng chế độ. b) Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng  Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng, đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng. "Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng". c) Hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi Dựa trên căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau: - Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP. - Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm: + Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP; + Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP; + Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Đối với người cao tuổi sẽ áp dung mẫu số 1d Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP. 2.2 Chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế a) Đối tượng người cao tuổi được hưởng hỗ trợ bảo hiểm y tế Khoản 1 Điều 9 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định cấp thẻ bảo hiểm y tế như sau: - Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. - Trường hợp đối tượng nêu trên thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất. Vì vậy, người cao tuổi được hưởng hỗ trợ bảo hiểm y tế dựa trên  khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây là đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng b) Mức hưởng bảo hiểm y tế của người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng Căn cứ khoản a khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi năm 2014) quy định người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. 2.3 Chính sách ưu tiên khám, chữa bệnh Tại khoản 1 Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009 quy định việc ưu tiên khám chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau: - Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng; - Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú. Như vậy, người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên sẽ được ưu tiên khám chữa bệnh trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật nặng. 2.4 Chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng Nội dung chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng được quy định tại Điều 11 Nghị định 20/2021/NĐ-CP a) Những đối tượng được hỗ trợ chi phí mai táng: -Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định  đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; -Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 điều 5 Nghị định; -Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác. b) Mức hỗ trợ chi phí mai táng Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định ở khoản 2 Điều 4 . Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. c) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm: -Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này; -Bản sao giấy chứng tử của đối tượng; -Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Sau gần 5 ngày xét xử, chiều 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm đối với Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng 14 đồng phạm trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tân Hoàng Minh.    Phiên tòa xét xử Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh và 14 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ảnh: M.Nguyên Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, được pháp luật và Nhà nước bảo vệ. Các bị cáo đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn nên cần cách ly khỏi xã hội một thời gian. Trong đó, bị cáo Đỗ Anh Dũng là người đề ra chủ trương phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh để huy động tiền cho tập đoàn nên là người giữ vai trò cao nhất, chịu mức án cao hơn các bị cáo khác. Đỗ Hoàng Việt là người trực tiếp điều hành phát hành trái phiếu cho tập đoàn Tân Hoàng Minh, bán trái phiếu cho các nhà đầu tư, chiếm đoạt số tiền hơn 8.000 tỷ đồng của hơn 6.000 nhà đầu tư.  Các bị cáo còn lại có vai trò giúp sức, không hưởng lợi.  Khi lượng hình, HĐXX xem xét tình tiết giảm nhẹ của các bị cáo như gia đình có công với cách mạng, nộp khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án, được nhiều bị hại viết đơn xin giảm án... HĐXX đánh giá, việc khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án hơn 8.600 tỷ đồng là cố gắng rất lớn của gia đình bị cáo Đỗ Anh Dũng. Do đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh, 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.  Cùng tội danh trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng giám đốc tập đoàn Tân Hoàng Minh, 36 tháng tù kể từ ngày bị bắt tạm giam. Mức án dành cho 13 bị cáo còn lại: + Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt lĩnh 24 tháng tù; + Trần Hồng Sơn, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil lĩnh án 24 tháng tù; + Lê Văn Thịnh, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, lĩnh 24 tháng tù; + Nguyễn Khoa Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa Đông, lĩnh án 24 tháng tù; + Hoàng Quyết Chiến, Phó giám đốc trung tâm tài chính kế toán tập đoàn Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù; + Lê Thị Mai, nguyên Phó giám đốc thường trực ban nguồn vốn tập đoàn Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Vũ Lê Vân Anh, Phó giám đốc ban nguồn vốn tập đoàn Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù; + Nguyễn Văn Khẩn, Phó phòng ngân sách Trung tâm tài chính kế toán tập đoàn Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Phùng Thế Tính, Phó Giám đốc trung tâm tài chính kế toán kiêm kế toán trưởng Tân Hoàng Minh, lĩnh 30 tháng tù; + Bùi Thị Ngọc Lân, cựu Phó giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán Nam Việt chi nhánh phía Bắc, lĩnh 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Lê Văn Dò, Tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội, lĩnh 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Nguyễn Thị Hải, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty CPA Hà Nội, lĩnh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; + Phan Anh Hùng, cựu Phó giám đốc Công ty CPA Hà Nội chi nhánh Sài Gòn, lĩnh 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo được trả tự do ngay tại phiên tòa. Về trách nhiệm dân sự, buộc các bị cáo phải bồi thường hơn 8.600 tỷ đồng cho hơn 6.600 bị hại. Nguồn: Báo Dân trí
Hiện nay, việc đăng tải các thông tin lên mạng xã hội diễn ra rất dễ dàng và phổ biến. Tuy nhiên, một số cá nhân lại sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ những thông tin sai sự thật, trái pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của những cá nhân, tổ chức liên quan. Vì vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng sẽ bị xử lý như thế nào? -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Thông tin sai sự thật là gì? Thông tin sai sự thật là những thông tin được thêm bớt, thay đổi bản chất của sự việc, hiện tượng (pha trộn thông tin thật, giả). Thông qua việc chia sẻ, lan truyền tin sai sự thật sẽ dẫn đến các thông tin ngày càng bị biến dạng, sai lệch khiến cho người tiếp cận có những thái độ, hành động sai lệch, thậm chí vi phạm pháp luật. 2. Chế tài hành chính Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định các mức xử phạt tương ứng đối với từng đối tượng, từng nhóm hành vi, cụ thể: - Hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân của các Trang tin điện tử vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 99). - Hành vi chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ phạt tiền từ 50 triệu đến 70 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 3 và Điểm a, Khoản 5 Điều 100). - Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng; bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm (quy định tại Điểm a, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101). - Hành vi giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sẽ phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (quy định tại Điểm n, Khoản 3, Điều 102). 3. Chế tài hình sự - Hành vi sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vu khống" theo khoản 2 Điều 156 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 01 năm đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật để thu lợi bất chính từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị xử lý về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" theo khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội sẽ bị xử phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. - Hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân với mục đích nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị xử lý về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 117, Bộ luật Hình sự; người phạm tội sẽ bị xử phạt tù từ 05 đến 12 năm. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra đối với tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. Thiệt hại bao gồm chi phí để khắc phục hậu quả, những tổn thất về vật chất và tinh thần đã gây ra đối với tổ chức, cá nhân bị hại. Vấn đề bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở yêu cầu của người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy, việc chia sẻ, đăng tải, phát ngôn thông tin trên không gian mạng là quyền tự do của mỗi công dân nhưng khi hoạt động trên không gian mạng mỗi công dân phải có trách nhiệm về thông tin mình đăng tải, cũng như tỉnh táo khi tiếp nhận, chia sẻ các thông tin để hạn chế thấp nhất những vi phạm có thể mắc phải. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Họ tên trong giấy khai sinh là cố định nhưng trên thực tế giấy khai sinh của cá nhân khi bị sai họ hoặc tên, tên trong giấy khai sinh đang làm ảnh hưởng đến cá nhân đó, trường hợp nếu là người lưu lạc nay tìm thấy nguồn gốc huyết thống của gia đình mình thì họ tên trong giấy khai sinh có thể được thay đổi. Vậy thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh được quy định như thế nào? -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Giấy khai sinh là gì? Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ nhân thân quan trọng, gắn chặt mật thiết với mỗi người. Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể: +Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; + Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; + Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Theo đó, giấy khai sinh dùng để xác định các thông tin cơ bản của 1 cá nhân và là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.  2. Thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh Căn cứ Điều 28 Luật hộ tịch năm 2014, thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh được quy định như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. 3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch. 3. Cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh  Theo Điều 27 Luật hộ tịch năm 2014, cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong những năm nay, tranh chấp lao động ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là liên quan đến tranh chấp tiền lương, thu nhập, và hợp đồng lao động. Điều đó đặt ra vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tạo ra sự ổn định của quan hệ lao động. Vậy quy định pháp luật về tranh chấp lao động hiện nay như thế nào - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Tranh chấp lao động là gì? Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 quy định như sau: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Trên thực tế, tranh chấp lao động bao gồm các tranh chấp về lương thực tế, giờ làm việc, điều kiện làm việc hay những quyền lợi khác như bảo hiểm xã hội và thâm hụt lương. Trong một số trường hợp, tranh chấp lao động cũng có thể bao gồm việc giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, vi phạm quy định về an toàn lao động, hoặc các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. 2. Đặc điểm của tranh chấp lao động Tranh chấp lao động gắn liền với quan hệ lao động Tranh chấp lao động thường phát sinh từ các chủ thể tham gia vào mối quan hệ lao động bao gồm tranh chấp giữa người lao động với bên sử dụng lao động hoặc tập thể lao động với đối tượng sử dụng lao động. Đối tượng của tranh chấp lao động thường liên quan đến nội dung của quan hệ lao động như quyền và lợi ích chính đáng được quy định trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc nội quy nội bộ của doanh nghiệp. Tranh chấp lao động không chỉ tranh chấp về quyền mà còn tranh chấp về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Quan hệ lao động được phát sinh từ việc thỏa thuận và đàm phán giữa các bên.Tuy nhiên, sau khoảng thời gian, một trong hai bên có thể không thực hiện hoặc trở nên không phù hợp với thỏa thuận ban đầu. Khi đó, vấn đề tranh chấp càng trở nên tất yếu khi quyền lợi và lợi ích của cả hai bên đều bị ảnh hưởng. Tranh chấp lao động còn phụ thuộc vào quy mô và số lượng tham gia của một bên tranh chấp là người lao động Trong tranh chấp lao động cá nhân, tác động của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thường chỉ ở mức độ hạn chế nên mức độ ảnh hưởng là không quá nghiêm trọng. Còn mức độ tác động của tranh chấp tập thể phụ thuộc vào phạm vi của xảy ra tranh chấp. Tranh chấp lao động có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân, gia đình của người lao động và đôi khi còn có thể ảnh hưởng đến an ninh công cộng. 3. Các loại tranh chấp lao động  Tại Khoản 2 Điều 179 BLLĐ 2019  quy định các loại tranh chấp lao động, bao gồm: (1) Tranh chấp lao động cá nhân giữa: - Người lao động với người sử dụng lao động; - Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại. (2) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động Căn cứ Điều 80 Bộ luật lao động năm 2019, khi giải quyết tranh chấp lao động cần tuân thủ các nguyên tắc sau: + Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động. + Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. + Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật + Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động + Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thầm yên giải quyết tranh chấp, ao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý. 5. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động  5.1 Tranh chấp giữa cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động Căn cứ theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019, việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân được thực hiện bởi các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền như Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân. Trình tự giải quyết ở từng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như sau: Giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên lao động Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: - Liên quan đến việc xử lý kỷ luật lao động dưới hình thức sa thải hoặc vấn đề về việc chấm dứt hợp đồng lao động một cách đơn phương; - Về các quyền bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; - Mối quan hệ giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động; - Về các vấn đề bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm bệnh nghề nghiệp; - Liên quan đến quyền bồi thường thiệt hại giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Mối quan hệ giữa người lao động thuê lại và người sử dụng lao động thuê lại. Các trường hợp không bắt buộc tham gia quá trình hòa giải như trên hoặc khi quá trình hòa giải đã hết thời hạn mà hòa giải viên lao động không thực hiện tiến hành hòa giải hoặc khi quá trình hòa giải không thành theo quy định thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong những phương thức sau để giải quyết tranh chấp: Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết  Trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết thông qua hòa giải, hết thời hạn hòa giải hoặc hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thể yêu cầu sự can thiệp của Hội đồng trọng tài lao động. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết ngoại trừ trường hợp sau 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết, nếu Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp một trong các bên không tuân thủ quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động, các bên cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân Dựa theo những quy định nêu trên, Tòa án nhân dân sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân trong những trường hợp sau: - Các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên; - Nếu một trong các bên không tuân thủ quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 5.2 Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động Giải quyết tranh chấp lao động tập thể sẽ được phân loại thành giải quyết tranh chấp về quyền và giải quyết tranh chấp về lợi ích. Trong đó các quan có thẩm quyền được quy định như sau: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền Theo quy định tại khoản 2 của Điều 191 và khoản 2 của Điều 195 trong Bộ luật Lao động năm 2019, cả tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích trong tranh chấp lao động tập thể đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải do hòa giải viên lao động được tiến hành trước khi có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành các thủ tục đình công. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền từng giai đoạn như sau: - Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải cho tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của họ bị vi phạm; - Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của họ bị vi phạm; - Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của họ bị vi phạm. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Khi xây dựng, sửa chữa nhà ở việc gây ra tiếng ồn là điều khó tránh khỏi và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của những người hàng xóm xung quanh. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào về vấn đề hàng xóm xây, sửa chữa nhà gây tiếng ồn - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Quy định về tiếng ồn trong hoạt động xây dựng Quy định về tiếng ồn trong hoạt động xây dựng được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Luật Xây dựng năm 2014. Cụ thể: Căn cứ Khoản 5 Điều 64 luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “5. Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: a) Có biện pháp không phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; b) Việc vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường; c) Nước thải phải được thu gom, xử lý, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; d) Chất thải rắn, phế liệu còn giá trị sử dụng được tái chế, tái sử dụng theo quy định; đất, đá, chất thải rắn từ hoạt động xây dựng được tái sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng theo quy định; đ) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào móng cọc được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp; e) Bùn thải phát sinh từ bể phốt, hầm cầu phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường; g) Chất thải rắn và các loại chất thải khác phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định về quản lý chất thải.” Căn cứ Điều 116 Luật Xây dựng năm 2014 quy định: “Điều 116. Bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm: 1.Lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 2.Bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây ra.” Vì vậy, trong hoạt động xây, sửa nhà ở, công trình, những chủ đầu tư, chủ nhà cần phải chú ý và có các biện pháp bảo vệ môi trường nói chung và chống ô nhiễm tiếng ồn nói riêng. Nếu không thực hiện đúng sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.  2. Xử phạt về hành vi sửa nhà gây tiếng ồn Các cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về tiếng ồn khi xây dựng sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt về tiếng ồn như sau: - Hình phạt tiền Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn 1.Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA. 2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA. 3.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA. 4.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA. 5.Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA. 6.Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA. 7.Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA. 8.Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA. 9.Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA. 10.Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA. -Hình phạt bổ sung  Căn cứ Khoản 11 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt về tiếng ồn như sau: + Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 3 đến 6 tháng hoặc từ 6 tháng đến 12 tháng tùy vào trường hợp vi phạm; + Các cá nhân, tổ chức còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tạm thời và phải buộc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra; + Môi trường sống của người dân được xác định là bị ô nhiễm tiếng ồn thì phải có sự giám định, kiểm định và đo đạc. Với khoản kinh phí phải chi trả cho quá trình này thì bên gây ô nhiễm tiếng ồn phải thực hiện việc thanh toán tất cả các chi phí đối với các vi phạm này. Khi việc sửa chữa nhà, công trình gây ra tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng xóm xung quanh thì có thể trao đổi trực tiếp với chủ nhà, chủ thầu xây dựng để giải quyết. Nếu hai bên xảy ra mâu thuẫn và không thể có sự thống nhất thỏa thuận với nhau thì các cá nhân, hộ gia đình có thể trình báo đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết. Người dân có quyền khiếu nại đến các cơ quan ví dụ như Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra xây dựng của sở xây dựng, Bộ xây dựng.  Còn trong trường hợp mà hai bên đã nhờ các bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc hòa giải nhưng vẫn không thành thì cá nhân có thể lựa chọn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu chủ sử dụng đất bồi thường thiệt hại từ việc thi công  công trình xây dựng. Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại được tính toán; dựa trên hậu quả mà hành vi gây tiếng ồn của nhà hàng xóm tạo ra cho bạn, gia đình kế bên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hiện nay, tình trạng người dùng để lộ thông tin cá nhân tạo kẻ hở, lỗ hổng, cơ hội cho kẻ xấu thu thập, mua bán thông tin từ đó phát sinh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy hành vi mua bán thông tin cá nhân bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiền hành? -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Thông tin cá nhân là gì?  Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP  “thông tin cá nhân” được giải thích như sau: "5. Thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.” Bên cạnh đó, thông tin cá nhân cũng có thể bao gồm các dữ liệu cá nhân về quan điểm chính trị, tôn giáo; tình trạng sức khỏe; di truyền; sinh trắc học; tình trạng giới tính; tài chính; vị trí địa lý thực tế của cá nhân ở quá khứ và hiện tại; các mối quan hệ xã hội dữ liệu cá nhân về đời sống,… và còn nhiều các thông tin khác thuộc về cá nhân của mỗi người. 2. Hành vi mua bán thông tin cá nhân bị xử lý như thế nào?  Theo điểm c khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân như sau:  "1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; b) Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp. 2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân; b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân; c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này. Và căn cứ theo điểm a khoản 5, khoản 8, khoản 9 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau: 5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông; 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này; b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, g, h và q khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 7 Điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này; b) Buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; c) Buộc thu hồi tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Các mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức trong trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Ngoài ra căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông như sau: "1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này; b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông." Như vậy, dựa vào tính chất, mức độ của hành vi mua bán thông tin cá nhân mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Quản livestream, dọn "rác" trên mạng xã hội! Livestream ngày càng trở thành một hình thức truyền tải thông tin mới được ưa chuộng trên mạng internet nhờ sự tiện dụng, nhanh chóng và dễ tiếp cận. Nhìn ở góc độ giao tiếp, đây là công cụ rất tốt, giúp người livestream dễ bộc lộ cảm xúc, hành động, cũng như dễ tiếp cận và nhận được sự quan tâm chia sẻ của nhiều người. Tuy nhiên có không ít cá nhân lại dùng livestream lệch chuẩn. Họ dùng livestream để chửi bới, cho mình cái quyền phán xét, nhục mạ, công kích người khác nếu không vừa ý. Mục đích của những livestream xấu độc này là dùng phương thức đưa vào những nội dung giật gân, phản cảm, trái thuần phong mỹ tục, nội dung sai sự thật hoặc dùng ngôn từ thiếu văn hoá để tăng lượng tương tác, qua đó thu tiền. Hoặc sau khi thu thập được lượng người theo dõi lớn, sẽ dùng những livestream "bẩn" đó để thực hiện bán hàng online. Hoạt động cờ bạc cũng được chiếu trực tiếp trên mạng, liên tục kêu gọi người xem hãy tham gia vào các trò chơi cá độ cờ bạc một cách công khai. Hàng loạt các hành vi vi phạm pháp luật hay thuần phong mĩ tục vân diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội dưới hình thức phát sóng trực tiếp livestream mỗi ngày. Một đặc điểm của hình thức livestream là diễn ra trực tuyến nên dẫn khó khăn trong việc các nền tảng hay các cơ quan chức năng phát hiện ra sai phạm. Sau livestream, các đối tượng có thể chọn lựa xóa toàn bộ các video vừa phát nên không lưu lại bằng chứng gây khó khăn cho quá trình xử lý. Chế tài xử lý? Luật sư Phương - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã có nhận định rằng: “Mạng ảo nhưng hậu quả là thật”. Trong Hiến pháp cũng như Luật đều đã quy định rất rõ cái được làm và không được làm. Tự do ngôn luận, bất kỳ ai cũng có quyền đó. Nhưng tự do ngôn luận khác với việc thực hiện quyền ấy một cách quá đà, quá giới hạn, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc quyền lợi của Nhà nước. “Nếu vi phạm thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh như: tội "Vu khống"; "Làm nhục người khác"; "Chuyển hoặc đưa trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông"; "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân...”. Để xử lý "rác" livestream trên mạng xã hội, theo luật sư Phương, việc Chính phủ nhanh chóng phê duyệt dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng của Bộ TT&TT sẽ là một công cụ hữu hiệu để các cơ quan chức năng dẹp “rác” trên không gian mạng. Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp dịch vụ internet và thông tin trên mạng, trong đó quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ, sử dụng tài nguyên trên internet; đưa ra nguyên tắc, hành lang pháp lý trong việc cung cấp, sử dụng, phát triển dịch vụ của các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, những chế tài quan trọng để thiết lập các trang thông tin này và cung cấp dịch vụ trên các mạng thông tin di động… được Bộ thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT) đã ban hành năm 2013. Tuy nhiên cho đến nay, qua chục năm thực hiện, đã bộc lộ nhiều lỗ hổng, hạn chế trong công tác quản lý, đặc biệt là với hình thức livestream đang phổ biến. Ngày 17/7/2023,Bộ TT&TT đã công bố Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet. Dự thảo được công bố công khai để lấy ý kiến đóng góp từ người dân và các chủ thể liên quan. Nội dung dự thảo có nhiều vấn đề đáng bàn như việc định danh người dùng trên mạng xã hội qua số điện thoại, hay việc cắt Internet những người có hành vi vi phạm trên mạng. Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định 72 đã đề xuất chỉ các mạng xã hội đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội mới có quyền cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc các dịch vụ có phát sinh doanh thu. Và điều kiện để các mạng xã hội nói chung và các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin qua biên giới dưới hình thức mạng xã hội cho phép các tài khoản, trang, kênh tại Việt Nam được phát livestream và tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức là các tài khoản, trang, kênh này đã thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT&TT. Hiện nay mọi tài khoản đáp ứng điều kiện của các mạng xã hội đều có thể livestream và bật kiếm tiền. Cũng theo dự thảo dù livestream hay không, các tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội trong nước hoặc mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam có lượng người theo dõi/đăng ký từ 10.000 người trở lên phải thông báo thông tin liên hệ với bộ. Những tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung trên mạng xã hội có lượng người theo dõi/đăng ký dưới 10.000 người không phải thông báo thông tin liên hệ với bộ, nhưng nếu muốn livestream hoặc tham gia các dịch vụ có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức thì phải thông báo. Quy định cho thời hạn để gỡ bỏ nội dung vi phạm đối với video livestream cũng thấp hơn các nội dung vi phạm khác. Trong khi với các thông tin vi phạm pháp luật nói chung, các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ mạng phải tiến hành gỡ bỏ trong vòng 24 giờ kể từ khi có thông báo của Bộ TT&TT thì đối với livestream vi phạm pháp luật phải được thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ chậm nhất là 3 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của bộ. Trước đó, Bộ TT&TT cũng có văn bản về tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội, trong đó có nhận định việc thời gian gần đây xuất hiện hiện tượng một số đối tượng đã lợi dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream, chia sẻ hình ảnh, video clip, trao đổi theo nhóm (group chat) để đăng tải nội dung vi phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Để chấn chỉnh hiện tượng này, tránh gây tác động xấu tới dư luận, đặc biệt là với giới trẻ, Bộ TT&TT đề nghị các địa phương phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; chủ động xử lý nghiêm người vi phạm trên địa bàn… Bộ TT&TT cũng đã ban hành quy tắc ứng xử trên mạng xã hội với những quy định khá rõ ràng đối với từng đối tượng như: Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân; Quy tắc ứng xử cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; Quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Trước đó, ngày 1-1-2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực. Theo đó, có thêm nhiều điều luật nghiêm cấm các hành vi gây mất an ninh mạng. Một trong những điều bị cấm trong Luật An ninh mạng là việc sử dụng không gian mạng để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Điều này đòi hỏi mỗi người sử dụng mạng Internet cần hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hoạt động trên môi trường không gian mạng.  
Quy trình thực hiện đầu tư ra nước ngoài - Đầu tư ra nước ngoài hiện nay trở thành một xu hướng lớn của các nhà đầu tư Việt Nan. Để có thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN), các nhà đầu tư (NĐT) không chỉ cần tìm hiểu về thị trường nơi mình mong muốn đầu tư mà còn phải đáp ứng được tất cả các điều kiện, thủ tục về đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về đầu tư ra nước ngoài, qua bài viết này. LawPlus sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn đọc có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đầu tư của mình  1. Lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài Tùy vào kế hoạch của NĐT, nhu cầu thị trường và quy định pháp luật của quốc gia sẽ tiến hành hoạt động đầu tư, NĐT có thể lựa chọn nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, nếu hình thức đầu tư của NĐT thuộc một trong các trường hợp được Công ty luật Vietlawyer đề cập dưới đây thì NĐT phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài: - Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiến nhận đầu tư; - Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài; - Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó; - Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; - Các hình thức đầu tư khác theo quy định pháp luật nước tiếp nhận đầu tư  2. Thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài Để tiến hành ĐTRNN, NĐT phải thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với các ngành nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Việt Nam và quốc gia đầu tư. Ngoài ra, tùy theo mức vốn đầu tư, ngành nghề đầu tư mà thủ tục cấp phép cho từng dự án sẽ khác nhau.  3. Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài Sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN và Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài, NĐT phải tiến hành đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 06.VBHN-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTRNN. Theo Thông tư này, NĐT phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hơp với nhu cầu chuyển vốn ĐTRNN tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động ĐTRNN với Ngân hàng Nhà nước Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, NĐT được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) số tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động ĐTRNN với Ngân hàng Nhà nước Đối với NĐT có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều NĐT, mỗi NĐT phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 4. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối, mọi giao dịch thu, chi đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong trương hợp việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thi việc chuyển vốn chỉ được dùng để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, bao gồm:  a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư; b) Khảo sát thực địa; c) Nghiên cứu tài liệu; d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư; e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học; g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư; h) Tham gia đấu thầu quốc tế; đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư; i) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của các bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; k) Đàm phán hợp đồng; i) Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài. Hạn mức chuyển ngoại tệ này không được vượt quá 5% tổng vốn ĐTRNN và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn ĐTRNN, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác. Ngoài ra, tài khoản ngoại tệ được sử dụng để chuyển ngoại tệ trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, phải được sử dụng là tài khoản vốn đầu tư và phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước sau khi dự án được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. 5/ Thực hiện các chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài Đối với NĐT, định kỳ hàng quý (chậm nhất vào ngày 5 của tháng, đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo). NĐT phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển vốn DTRNN của từng dự án gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi NĐT không phải là tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc nơi NĐT là cá nhân, đăng ký thường trú hoặc nơi NĐT khác đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hơp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu NĐT tiến hành báo cáo đột xuất. Do đó, NĐT phải luôn chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan để có thể ứng phó kịp thời trong trường hợp báo cáo đột xuất. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước sẽ được sử dụng từ ngày 1/7 tới đây. Theo đó, Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định quy cách thẻ căn cước chính thức được cấp cho công dân từ ngày 1/7/2024 như sau: 1. Mẫu thẻ căn cước mới Tại mặt trước, tên "căn cước công dân" đổi thành "căn cước". "Số" đổi thành "số định danh cá nhân". "Họ và tên" thành "họ, chữ đệm và tên khai sinh". "Ngày sinh" thành "ngày, tháng, năm sinh". Thông tin còn lại ở mặt trước thẻ căn cước mới giữ nguyên như hiện nay, đó là in nền màu xanh vàng bản đồ Việt Nam và hoa văn trống đồng. Dòng chữ "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" in ở chính giữa phía trên cùng. Ảnh quốc huy đặt góc trên bên trái. Ảnh công dân in màu, phía dưới. Mặt sau của thẻ mới sẽ in mã QR thay vì ở mặt trước như hiện hành. Thông tin "Nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú", "quê quán" thành "nơi đăng ký khai sinh" và đều chuyển sang mặt sau. Với thẻ mới, đặc điểm nhận dạng và vân tay ngón trỏ trái, phải trên mẫu thẻ hiện hành được bỏ. Dòng chữ "Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội" thay bằng "Bộ Công an". Dòng chữ "có giá trị đến" trên mặt trước sẽ chuyển sang mặt sau và đổi thành "ngày, tháng, năm hết hạn". Mặt sau thẻ mới vẫn được gắn chip và in hoa văn hình hoa sen, họa tiết truyền thống cũng như đường vát chéo đan xen. Trước đây, Bộ Công an chỉ cấp một mẫu thẻ căn cước công dân cho người từ 14 tuổi. Tuy nhiên từ 1/7, sẽ có hai mẫu thẻ căn cước cho công dân 0-6 tuổi và người từ 6 tuổi. Điểm khác biệt là mẫu thẻ căn cước cho trẻ 0-6 tuổi sẽ không in ảnh. 2. Đối tượng phải đổi thẻ căn cước mới Theo Điều 24 Luật căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Trong đó, các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: - Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi; - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân; - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. Đồng thời, tại Điều 46 Luật căn cước 2023 có quy định: - Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật căn cước 2023. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. - CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp. - Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Như vậy, không bắt buộc người dân phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước, người dân có thể tiếp tục sử dụng thẻ CCCD đến khi hết hạn. Chỉ những người thuộc trường hợp được quy định tại Điều 24 Luật Căn cước 2023 thì phải đổi sáng thẻ căn cước mới Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự, Dân sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tiktoker triệu view quảng cáo sản phẩm cho trẻ em sai sự thật bị xử lý như thế nào? Dạo gần đây, ở trên mạng xã hội xôn xao về clip của 1 Tiktoker 1,2M follow quảng cáo sản phẩm thạch canxi giúp tăng trưởng chiều cao cho trẻ em. Tiktoker này khẳng định sản phẩm này được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đứng top 1 sản phẩm các bà mẹ ở Nhật Bản tin dùng. Tuy nhiên, sau khi clip quảng cáo đó được đăng tải đã có rất nhiều phản ứng trái chiều của cư dân mạng. Nhiều người sau khi mua sản phẩm đã bức xúc phản hồi cho rằng thông tin về sản phẩm không rõ ràng, không có giấy tờ nhập khẩu, giấy chứng nhận an toàn cho trẻ em. Bên cạnh đó, một số người ở Nhật cũng xác nhận rằng sản phẩm này bên Nhật không hề nổi tiếng như những lời quảng cáo của Tiktoker trên.  Sau đó, chính Tiktoker này đã lên video xin lỗi mọi người, thừa nhận bản thân đã đưa những thông tin chưa xác thực và đính chính thông tin về sản phẩm mình quảng cáo. Hình ảnh Tiktoker đưa ra lời xin lỗi và một số bình luận của cư dân mạng. Ảnh: Báo Dân trí Nhiều bạn đọc thắc mắc rằng hành vi quảng cáo sai sự thật của Tiktoker trên bị xử lý như thế nào? Hành vi quảng cáo sai sự thật là một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo được quy định tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo năm 2012: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật thì mức xử phạt hành chính căn cứ theo khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP  ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 và Nghị định số 128/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ) quy định như sau: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này. Hành vi quảng cáo sai sự thật nếu bị nếu đủ yếu tố để cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hình sự theo Điều 197 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội quảng cáo gian dối với mức phạt như sau: 1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các nền tảng mạng xã hội, việc xuất hiện ngày càng nhiều các clip quảng cáo sản phẩm của những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội không còn là điều gì xa lạ. Đi kèm với đó, có không ít vụ việc đã bị cư dân mạng "bóc phốt" vì chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ không giống như những lời quảng cáo gây ảnh hưởng đến với người tiêu dùng hiện nay. Chính vì thế, cần đặt ra trách nhiệm kiểm chứng thông tin, chất lượng sản phẩm của những người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội trước khi nhận quảng cáo sản phẩm đó. 
Gần đây, tôi có đi khám bệnh tại một bệnh viện lớn và nghe được rất nhiều thông tin rằng bác sĩ nhận tiền phong bì của bệnh nhân. Cho hỏi pháp luật quy định để xử lý trong trường hợp này không? Với mức phạt là bao nhiêu? Trong hệ thống y tế hiện đại, sự công bằng và minh bạch trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe là hai yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân và duy trì uy tín của ngành y tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hành vi nhận tiền phong bì của bác sĩ vẫn tồn tại, gây nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Định nghĩa và tầm quan trọng của việc cấm nhận tiền phong bì Hành vi nhận tiền phong bì từ bệnh nhân của bác sĩ hoặc nhân viên y tế được hiểu là việc nhận các khoản tiền hoặc quà tặng từ bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân ngoài mức phí dịch vụ chính thức. Điều này, vi phạm nguyên tắc công bằng và minh bạch trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, làm giảm chất lượng dịch vụ và sự tin tưởng của công chúng vào ngành y tế. 2. Quy định pháp luật về việc xử lý việc nhận tiền phong bì - Nguyên tắc hành nghề quy định tại Điều 3 Luật Khám chữa bệnh 2009 quy định như sau: Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh 1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh. 2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này. 3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật. 4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai. 5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. 6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ. Căn cứ theo khoản 14 Điều 6 Luật Khám chữa bệnh 2009 có quy định nghiêm cấm hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám chữa bệnh: Điều 6. Các hành vi bị cấm ... 14. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, theo quy định này pháp luật nghiêm cấm việc đưa, nhận hối lộ khi khám chữa bệnh, đây là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ và sẽ được xử lý theo quy định. - Về xử lý hành chính: Theo khoản 4.b Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định như sau: Điều 28. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ... 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. - Về xử lý hình sự: Căn cứ tại điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Điều 354. Tội nhận hối lộ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này. Như vậy, bác sĩ nhận phong bì của nạn nhân khi khám, chữa bệnh thì tùy mức độ nhẹ sẽ bị xử lý hành chính, nặng thì truy cứ TNHS về Tội nhận hối lộ. Hành vi nhận tiền phong bì của bác sĩ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành y tế và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Để duy trì sự công bằng và minh bạch trong hệ thống y tế, việc tuân thủ các quy định pháp luật là rất quan trọng. Các cơ sở y tế cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm để bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân và duy trì niềm tin của công chúng vào y tế. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666