NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

Thời gian nghỉ thai sản của người lao động nữ là bao nhiêu lâu? - Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: "Điều 139. Nghỉ thai sản 1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. 2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động. 4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. 5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội." Theo như quy định trên thì người lao động nữ sẽ có tổng thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng sao cho thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh con tối đa là 2 tháng. Nếu như người lao động nữ sinh đôi trở lên, thì cứ mỗi một người con thì người lao động nữ sẽ được nghỉ thai sản thêm 01 tháng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự - Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một nội dung rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với cá nhân người phạm tội. Việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thể hiện quan điểm của Nhà nước về cách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội nhưng vừa phải đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự Việt Nam căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số nước, cũng như dựa vào kết quả công trình nghiên cứu khảo sát về tâm sinh lý con người và căn cứ vào chính sách hình sự qua các thời kỳ lịch sử của Nhà nước. ĐIều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 142, 143, 144, 150, 151, 168,169,170,171,173,178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này" Như vậy, luật hình sự Việt Nam không quy định độ tuổi tối đa phải chịu trách nhiệm hình sự, mà chỉ quy định độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là tròn 14 tuổi. Tuy nhiên, có những quy định về điều kiện để áp dụng trách nhiệm hình sự, cụ thể: - Đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên "phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác". Căn cứ vào tình hình phát triển chung về thể chất và tâm sinh lý của người Việt Nam, người từ đủ 16 tuổi trở lên là người đã nhận thức được tính nguy hiểm của mọi hành vi mà mình thực hiện cũng như khả năng điều khiển được hành vi ấy, do đó, phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà minh gây ra. Tuy nhiên, để xác định tính phù hợp và linh hoạt trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở một số tội phạm cụ thể, pháp luật hình sự có quy định riêng ở một số tội phạm ấy. Ví dụ: khoản 1 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: "Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi... thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm", như vậy, độ tuổi tối thiểu đối với tội danh này là trong 18 tuổi trở lên. - Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi "phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144,150,151,168,169,170,171,173,178,248,249,250,251,252,265,266,286,287,289,290,299,303 và 304 của Bộ luật này." Với quy đinh này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thực hiện phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 78, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này." Với quy định này, điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đén dưới 16 tuổi bao gồm: (1) Tội phạm thưc hiện phả là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biết nghiêm trọng, tức là mức cao nhất của khung hình phạt trên 07 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; (2) Tội phạm thực hiện phải thuộc tội danh được quy định tại các điều 123, 134, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250,  251, 252, 265, 266, 286, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật Hình sự. Quy định này trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đã khắc phục hạn chế của các Bộ luật Hình sự trước đó. Bộ luật Hình sự năm 1985 và Bộ luật Hình sự 1999 đều xác định loại tội phạm và lỗi là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự mà không có sự phân loại các tội phạm cụ thể. Thực tế, người trong độ tuổi dễ bị lôi kéo, dụ dỗ để thực hiện tội phạm và họ không nhận thức được hoặc nhận thức không đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mình thực hiện, ví dụ như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh... Do đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã giới hạn một cách cụ thể, rõ ràng các loại tội phạm và tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này phù hợp với nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự dựa vào yếu tố lỗi và truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế khách quan, đảm bảo quyền con người đặc biệt là quyền của người dưới 18 tuổi nói chung và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nói riêng. Pháp luật hình sự xác định nguyên tắc tính tuổi tròn đối với chủ thể của tội phạm là cá nhân. Thuật ngữ "từ đủ" trong điều luật đã xác định một nguyên tắc khi tính tuổi là phải trong ngày, tròn tháng, tròn năm. Ví dụ: Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/10/2002 thì phải đến ngày 20/10/2016 mới tròn 14 tuổi và đến 20/10/2018 mới tròn 16 tuổi. Trong trường hợp không xác định được ngày sinh hoặc tháng sinh của người phạm tội thì sẽ chọn ngày cuối cùng của tháng, nếu xác định được tháng sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của quý, nếu xác định được quý sinh hoặc ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của năm nếu xác định được năm sinh của người phạm tội. Ví dụ: Vào ngày 20/05/2019, thực hiện hành vi giết người tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015. Qua xác minh thì cơ quan chức năng xác định được B sinh vào tháng 5/2005 mà không xác định được ngày sinh. Trong trường hợp này, sẽ lấy ngày cuối cùng của tháng 5/2005 làm ngày sinh cho B, tức B sinh ngày 31/05/2005. Như vậy, B chưa tròn 14 tuổi, nên không truy cứu trách nhiệm hình sự với B. Quy định này xuất phát trên cơ sở nguyên tắc áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự có lợi và nhân đạo cho người phạm tội. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Vi bằng có thể thay thế hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? Tôi đang sinh sống và làm việc tại Nghệ An. Tôi tiết kiệm được một khoản tiền muốn mua một thửa đất nhỏ để xây nhà ở. Tôi có tìm được một thửa đất phù hợp với tài chính của mình nhưng người bán nói rằng đất này chưa có sổ riêng, đã bán qua 2 đời chủ và đều công chứng vi bằng. Tôi muốn tư vấn liệu như vậy có an toàn về mặt pháp luật hay không? Trên cơ sở khái niệm vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến (như những gì đã quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP). Từ đó, giá trị pháp lý của vi bằng khi được lập quy định rằng: - Vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. - Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo những gì mà pháp luật quy định; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Thế nên, việc lập vi bằng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ xác nhận khi hai bên đã có thỏa thuận trong việc giao dịch tại thời điểm lập biên bản thỏa thuận. Ở giao dịch chuyển nhượng này, vi bằng chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao giấy tờ mà không chứng nhận việc chuyển nhượng để đảm bảo giá trị tài sản. Căn cứ Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau: "Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất 1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan." Căn cứ Điều 167 Luật đất đai 2013, Luật công chứng 2014 đã quy định việc mua bán chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất) có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bước tiếp đó sẽ là làm thủ tục đăng ký biến động (sang tên) cho bên mua tại cơ quan nhà nước. Vi bằng sẽ có ý nghĩa trong việc chứng minh các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, đất đai,...làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo những gì pháp luật quy định, hoặc là cơ sở để giải quyết mỗi khi có tranh chấp xảy ra. Thế nên, văn bản lập vi bằng sẽ không thể làm được thủ tục đăng ký sang tên cho bên mua được. Bên cạnh đó, người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với mảnh đất mà mình đã bỏ tiền ra mua. Cùng với đó là việc thế chấp ngân hàng sẽ không được phép. Vậy nên, việc lập vi bằng trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không có giá trị về mặt pháp lý và nếu như có xảy ra tranh chấp thì văn bản giao dịch sẽ không có hiệu lực. Đặc biệt, theo như quy định của Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì không được lập vi bằng trong trường hợp ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo như quy định của pháp luật. Từ quy định trên, Nhà nước cấm Thừa phát lại lập vi bằng để: Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (chuyển nhượng nhà đất và tài sản khác gắn liền với đất nếu có); Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng đất, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo như quy định của pháp luật. Như vậy, việc mua nhà ở lập vi bằng không có giá trị thay thế cho thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mặc dù, không có quyền yêu cầu nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vi bằng có thể ghi nhận hành vi giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ nhà, đất để làm cơ sở cho các quan hệ pháp lý khác, hoặc làm cơ sở để giải quyết tranh chấp về sau. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Thông thường, khi gặp đèn đỏ thì người tham gia giao thông phải dừng xe trước vạch dừng (cấm đi). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, pháp luật cho phép người tham gia giao thông được vượt đèn đỏ mà không bị phạt hành chính. Vậy những trường hợp nào được phép vượt đèn đỏ? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. 05 trường hợp được phép vượt đèn đỏ Một là, khi có hiệu lệnh cho phép đi tiếp của người điều khiển giao thông Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Đồng thời, Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu khác nhau là đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ đường và người điều khiển giao thông ở cùng một khu vực thì trước hết, người tham gia giao thông phải ưu tiên chấp hành loại hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Do đó, nếu người điều khiển giao thông có hiệu lệnh cho phép tiếp tục đi thì người tham gia giao thông có thể tiếp tục hành trình mà bị gián đoạn bởi đèn đỏ. Hai là, khi có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục đi Khi có đèn tín hiệu ưu tiên hoặc biển báo phụ cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ phải, rẽ trái hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ: - Đèn tín hiệu ưu tiên lắp kèm theo đèn tín hiệu giao thông thông thường chuyển màu xanh, các phương tiện được rẽ trái hoặc rẽ phải theo hướng mũi tên. - Có biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ trái, rẽ phải hoặc đi thẳnng khi gặp đèn đỏ. Lưu ý: Phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi và người đi bộ qua đường. Ba là, có vạch kẻ kiểu mắt võng Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, vạch kẻ kiểu mắt võng có màu vàng, gồm các vạch đan xen với nhau, được bố trí ở làn xe trong cùng của đường đi. Vạch này được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. Trong khu vực vạch này, các phương tiện không được phép dừng đỗ mà phải tiếp tục di chuyển. Bốn là xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ sẽ không bị hạn chế tốc độ, được phép tiếp tục di chuyển kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ. Trong đó, các xe ưu tiên bao gồm: - Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; - Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; - Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; - Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật. Năm là, vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt Căn cứ Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị phạt trong một số trường hợp sau: - Vượt đèn đỏ trong tình thế cấp thiết. - Vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng. - Vượt đèn đỏ do sự kiện bất ngờ. - Vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng. - Người vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. 2. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ hiện nay Người điều khiển xe tham gia giao thông khi vượt đèn đỏ, mà không thuộc 05 trường hợp nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2020/NĐ-CP như sau: - Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6). - Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 ). - Đối máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Giả danh công an, quân đội bị xử lý như thế nào? Hiện nay tình trạng giả danh công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều và ngày càng tinh vi hơn trước. Ngoài để chiếm đoạt tài sản, gười thực hiện hành vi giả danh công an, quân đội còn để thực hiện hành vi tư lợi khác như ra oai với hàng xóm láng giềng, tán tỉnh dụ dỗ, lừa tình người khác,... Như vậy, làm thế nào để phát hiện công an, quân đội giả? Hành vi giả danh công an, quân đội bị xử lý ra sao? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thủ đoạn, hành vi của người giả danh lực lượng công an, quân đội. - Các đối tượng có thể sử dụng phần mềm hoặc thiết bị chuyển số để giả mạo các số điện thoại của lực lượng Công an và tự xưng là cán bộ điều tra của Công an đang điều tra các vụ án có liên quan đến nạn nhân và thực hiện hành vi lừa đảo. Khi người dân kiểm tra số điện thoại, thấy đúng nên bị nhầm lẫn, ngoài ra quá trình gọi các đối tượng còn giả âm thanh, giọng nói, tiếng bộ đàm, tiếng còi hú để nạn nhân nhầm lẫn. - Các đối tượng cũng có thể sử dụng tài khoản zalo giả mạo, có tên liên quan đến lực lượng Công an như “ Vì dân phục vụ” nhắn tin thông báo cho nạn nhân các thông báo liên quan đến những vụ án đang điều tra và gửi kèm đường link giả mạo tới tài khoản zalo của nạn nhân, Do chủ quan nên các nạn nhân truy cập vào link giả, đăng nhập, nhập số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sau đó sẽ hiển thị hình ảnh lệnh bắt tạm giam giả có tên nạn nhân. Các đối tượng sẽ dựa vào đó mà đe dọa rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để phục vụ điều tra. - Các đối tượng giả danh còn yêu cầu nạn nhân không được kể cho người khác nếu không sẽ bị lộ bí mật điều tra, có thể bị bắt ngay. Sau khi đánh vào tâm lý nạn nhân, các đối tượng sẽ yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra. - Các đối tượng thường đóng giả công an giao thông hoặc công an khu vực vào nhà dân, chặn đầu phương tiện giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ và lập biên bản một cách vô lý nhằm chiếm đoạt tài sản. Có thể thấy các thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng rất tinh vi, có tổ chức, có sự chuẩn bị. Các nạn nhân khi bị gọi dồn dập sẽ mang tâm lý lo sợ nên không tránh khỏi việc chuyển tiền để “xử lý” cho các cán bộ công an giả này. 2. Giả danh công an, quân đội phạm tội gì? Đối tượng giả danh công an sẽ có hành vi như giả mạo cấp bậc hoặc giả mạo chức vụ và việc này được thực hiện dưới mọi hình thưc như mặc trang phục của công an, đeo phù hiệu hay những lời nói, viết tự xưng là công an,...Người có hành vi giả danh công an có thể bị truy tố theo các tội danh sau: Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định nghiêm cấm cá nhân tổ chức sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân.  “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.” Ngoài ra, Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội không nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” 3. Hành vi giả danh công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bị xử lí như thế nào? Tùy thuộc vào số tiền chiếm đoạt mà người thực hiện hành vi giả danh công an, quân đội để chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố hình sự như sau: - Xử phạt hành chính: Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 20; Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì tùy thuộc mức độ vi phạm mà người giả danh lực lượng công an, quân đội có thể bị xử phạt với các mức phạt sau đây: + Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân. + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn khác hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản. - Truy tố hình sự: + Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội không nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau: “ Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” + Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này; c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”    Như vậy, Người có hành vi giả danh lực lượng công an, quân đội nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam hay không? – Tôi là công dân Đức hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Hiện tôi muốn mua đất và xây nhà riêng tại Việt Nam. Vậy xin luật sư cho tôi biết người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam không? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  1. Người nước ngoài có quyền sử dụng đất ở Việt Nam không? Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013 về người sử dụng đất thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: 1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức); 2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân); 3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ; 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm do Như vậy, người nước ngoài không thuộc đối tượng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam do đó người nước ngoài sẽ không được phép nhận chuyển nhượng, mua bán đất tại Việt Nam và cũng không được sở hữu đất tại Việt Nam. 2. Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không? Căn cứ khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: anh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.” “3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.” Và Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014 như sau: “1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm: a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. 2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây: a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.” Như vậy, người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam thì chỉ được mua nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về người nước ngoài có được phép sở hữu đất ở Việt Nam hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hành vi tổ chức cá độ bóng đá online bị xử lí như thế nào? – Hiện nay, nhiều đường dây tổ chức cá độ bóng đá online đã bị lực lượng chức năng triệt phá. Vậy hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào? Sau đây Công ty VietLawyer xin được giải đáp thắc mắc trên qua bài viết sau. 1. Cá độ bóng đá là gì? Tổ chức cá độ bóng đá được hiểu là một cá nhân, một nhóm người đứng ra làm nhà cái đưa ra mức tỷ lệ cá cược về việc phỏng đoán kết quả của một trận đấu bóng đá sắp diễn ra hoặc đang diễn ra nhưng chưa kết thúc hoặc chưa có kết quả chung cuộc. Người tham gia cá độ thông qua việc ăn thua bằng tiền hay tài sản khác để đánh cược tỉ số thắng, thua của trận đấu thể thao. Ngoài hình thức cá độ trực tiếp thì hiện nay, cá độ bóng đá online cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Cũng với phương thức đó nhưng người tham gia thực hiện qua các ứng dụng hoặc trang web và thanh toán qua chuyển khoản. 2. Tổ chức cá độ bóng đá online có phải là tổ chức đánh bạc? Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cho nội dung này nhưng căn cứ tại điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định như sau: “b) Trường hợp đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa... thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa... (để tính là một lần đánh bạc) được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó người chơi có thể chơi làm nhiều đợt. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó.” Như vậy, tổ chức cá độ bóng đá được xem là hành vi đánh bạc và có chế tài xử phạt theo quy định. Trách nhiệm hình sự được xác định đối với người chơi một lần đánh bạc trong các trường hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó. 3. Xử lý hành vi tổ chức cá độ bóng đá online. 3.1. Xử phạt vi phạm hành chính người tổ chức cá độ bóng đá Căn cứ điểm d khoản 5 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: “5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: a) Làm chủ lô, đề; b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.” Bên cạnh đó là các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau: “6. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này; b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này; c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.” 3.2. Xử lí hình sự người tổ chức cá độ bóng đá Theo Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về hình phạt đối với tội tổ chức đánh bạc như sau: * Khung 1: - Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; + Sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; + Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên; + Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc; + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc hành vi quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. * Khung 2: - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: + Có tính chất chuyên nghiệp; + Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương, tiện điện tử để phạm tội; + Tái phạm nguy hiểm. * Hình phạt bổ sung: Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, hành vi cá độ bóng đá online có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 10 năm tù. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi tổ chức cá độ bóng đá online khác xử lý như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xử phạt hành vi buôn bán người qua biên giới – Hiện nay, nạn buôn bán người qua biên giới đang xảy ra rất nhiều. Đặc biệt là buôn người qua Campuchia qua hình thức tuyển nhân viên làm việc nhẹ lương cao. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin xử phạt hành vi buôn bán người qua biên giới trong bài viết sau đây. 1. Hành vi buôn bán người qua biên giới là như thế nào? Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về định nghĩa của hành vi mua bán người mà chỉ liệt kê các hành vi mua bán người. Nhưng có thể hiểu hành vi mua bán người là hành vi vi phạm pháp luật trực tiếp xâm phạm đến các quyền được pháp luật bảo vệ của công dân về tính mạng, danh dự và sức khỏe của người bị hại. Mua bán người có nhiều hình thức như bắt cóc, lừa gạt, dụ dỗ, môi giới việc làm hay trao đổi trực tiếp người bị hại cho đối tượng mua bán khác. Có thể lợi dụng trong tình trạng nạn nhân bị khống chế, mất năng lực phản kháng và không đồng thuận với quyết định của người phạm tội. Mua bán người còn được quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.  “1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này. 2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.” 2. Xử lý hành vi buôn người qua biên giới 2.1. Đối với trường hợp người từ 16 tuổi trở lên Căn cứ điều 150 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì động cơ đê hèn; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Đối với từ 02 đến 05 người; g) Phạm tội 02 lần trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đ) Đối với 06 người trở lên; e) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2. Đối với trường hợp người dưới 16 tuổi Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội; c) Đối với từ 02 người đến 05 người; d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Vì động cơ đê hèn; h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; e) Đối với 06 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt buôn bán người qua biên giới . Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Vào đêm 12/9, trên địa bàn phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã xảy ra vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại chung cư mini - số nhà 37 ngách 29/70 phố Khương Hạ, có diện tích khoảng 200m2, với khoảng 150 người dân sinh sống. Tính đến 19h20 ngày 13.9, cơ quan chức năng đã xác định được 56 người tử vong và 37 người bị thương (trong đó, đã xác định được danh tính của 39/56 người tử vong). Số người bị thương đang được cấp cứu tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố như Đại học Y Hà Nội; Bạch Mai, Đa khoa Hà Đông, Quân y 103... Đối với ngôi nhà trên, ông N.Q.M được UBND quận Thanh Xuân cấp phép xây dựng từ tháng 3/2015. Giấy phép xây dựng số 89 - 2015/GPXD, ngày 11/3/2015 do ông Đ.H.T - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân – ký. Công trình được quy định xây 6 tầng tuy nhiên, trên thực tế, căn nhà trên là một trong những công trình cao nhất ngõ 29 Khương Hạ, so với giấy phép, cao hơn 3 tầng. Sau khi đưa vào sử dụng, tòa nhà này trở thành chung cư mini với 45 căn hộ, khoảng 150 người dân sinh sống. Nhìn nhận vụ việc này, luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Công ty Luật VietLawyer cho biết: Hiện nay, trong Luật Nhà ở và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng không định nghĩa thế nào là chung cư mini. Sau khi sự việc cháy chung cư Khương Đình xảy ra, anh N.Q.M (sinh năm 1979, hiện trú tại Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội là chủ của chung cư nơi xảy ra vụ cháy) đã bị khởi tố về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. Bên cạnh trách nhiệm hình sự thì anh N.Q.M còn phải có trách nhiệm bồi thường dân sự. Căn cứ khoản 9, 10 Điều 38 Thông tư số 02 ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định về quyền và trách nhiệm của Chủ đầu tư như sau: “… 9. Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. 10. Bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”. Theo quy định trên thì chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và phải chấp hành quyết định giải quyết, xử lý, xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu có lỗi trong việc để xảy ra cháy nổ. Bên cạnh đó, Ông Đ.H.T, nguyên Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân khi thấy chủ nhà xây dựng sai phép, ông đã có 2 văn bản chỉ đạo xử phạt. Ông đã ra quyết định cưỡng chế và giao Chủ tịch UBND phường Khương Đình thực hiện quyết định cưỡng chế. Vậy tại sao chung cư mini đã có quyết định xử phạt, có quyết định cưỡng chế mà vẫn đi vào hoạt động? Các cơ quan Nhà nước biết về vi phạm liên quan tới chung cư mini nhưng lại "phạt cho có", "phạt để cho tồn tại tiếp" thì các cơ quan cần vào cuộc điều tra thì mới có thể kết luận được. Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã giao Giám đốc Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân và các đơn vị liên quan tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, xử lý theo quy định của pháp luật (nếu có).
Top 10 công ty luật uy tín, nổi tiếng tại Hà Nội là những nhận định, đánh giá khách quan của chúng tôi, dựa vào các tiêu chí khác nhau, giúp khách hàng có thể lựa cho những dịch vụ pháp luật khi phát sinh nhu cầu. Nghề luật sư là một trong những nghề mang tính đặc thù riêng, do đó bản thân người làm Luật phải được trang bị kiến thức, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao. Để đạt được tiêu chí trở thành một công ty Luật, Văn phòng luật sư uy tín thì phải sở hữu được một đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tế lâu năm trong quá trình hành nghề. Sự uy tín của Luật sư được thể hiện trong quá trình hoạt động và thái độ hành nghề, phải đảm bảo chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc. Sau đây là 03 tiêu chí lựa chọn công ty Luật uy tín hàng đầu tại Hà Nội: Tiêu chí 1: Số năm hoạt động của Văn phòng luật sư, hãng luật, công ty luật trong ngành Luật Một Luật sư có thể mất ít nhất 03 đến 10 năm mới được đánh giá là Luật sư có kinh nghiệm trong một hoặc nhiều lĩnh vực pháp lý nhất đinh. Số năm hoạt động của Luật sư cũng được xem là tiêu chí để đánh giá một Luật sư giỏi. Cũng vì vậy khi chọn sử dụng dịch vụ văn phòng Luật sư, khách hàng cũng sẽ quan tâm đến thời gian hoạt động của văn phòng, lấy số năm hoạt động để đánh giá phần nào kinh nghiệm của đội ngũ Luật sư ở đó. Ngoài ra, số năm hoạt của công ty luật uy tín có thể dựa trên số năm hành nghề, hoạt động của đội ngũ luật sư, cố vấn chuyển môn. Bởi thực tế có những Công ty luật mới thành lập nhưng các Luật sư, Cố Vấn, Chuyên viên lại có nhiều năm hoạt động, hành nghề trong lĩnh vực pháp luật. Như vậy, cũng thể coi là những công ty luật uy tín, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức vững vàng. Tiêu chí 2: Quy mô hoạt động của Văn phòng Luật, công ty luật, hãng luật Quy mô hoạt động của công ty Luật, Văn phòng Luật sư có thể chia ra thành 03 cấp độ: Lớn, vừa và nhỏ. Việc lựa chọn quy mô hoạt động dựa trên nhiều yếu tố như: Nhân lực, khả năng, kinh nghiệm, nguồn vốn, sở thích …. của chủ Công ty, Trưởng văn phòng Luật sư. Bản chất hoạt động của Công ty Luật và Văn phòng Luật sư cũng có nhiều điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu mà khách hàng có thể chọn mô hình phù hợp. Nhưng dù là quy mô hoạt động nào, loại hình doanh nghiệp nào thì việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng vẫn phải được đảm bảo một cách tốt nhất và chỉnh chu nhất. Tiêu chí 3: Dựa vào số lượng vụ việc phức tạp đã giải quyết thành công Khách hàng cũng sẽ quan tâm đến tỷ lệ thành công của những vụ việc tương tự với vụ việc mà mình đang gặp phải. Nếu tỷ lệ các vụ việc này ở mức thành công cao thì khách hàng sẽ dựa vào đó để đặt niềm tin vào tổ chức hành nghề Luật sư. Trong quá trình trao đổi, khách hàng có thể hỏi trực tiếp và Luật sư phải cung cấp thông tin một cách trung thực, số vụ việc giải quyết thành công càng nhiều thì khách hàng sẽ đặt niềm tin càng cao. Dựa trên những đánh giá của khách hàng sau khi đã sử dụng dịch vụ Luật tại văn phòng luật đó Những đánh giá này thường là đánh giá công khai, thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng về dịch vụ ở nơi đó bằng sự cảm tính và trải nghiệm thực tế, khách hàng có thể tham khảo và rút ra nhận định riêng của mình. Tuy nhiên, những đánh giá này chỉ nên dừng ở mức độ tham khảo, muốn biết được dịch vụ ở Công ty Luật hay Văn phòng Luật sư thì khuyến khích khách hàng nên đến làm việc trực tiếp để tự cảm nhận và đánh giá chính xác hơn. Dựa vào 03 tiêu chí trên, VietLawyer đã chọn ra danh sách 10 công ty luật uy tín hàng đầu tại Hà Nội để quý bạn đọc tham khảo: 1. CÔNG TY LUẬT VIETLAWYER Công ty Luật VietLawyer là một trong những Công ty luật uy tín hàng đầu tại Hà Nội, được khách hàng trong nước và ngoài nước tín nhiệm, VietLawyer không chỉ cung cấp dịch vụ pháp luật cho các doanh nghiệp Việt Nam mà còn là đối tác tư vấn luật cho các doanh nghiệp khi hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, VietLawyer luôn tự hào với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, uy tín, chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Hình Sự, Dân Sự, Đất Đai, Kinh doanh thương mại... Địa chỉ: Tầng 2, số 41 Nguyễn Bá Khoản, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0927625666 Email: LawyerViet.vn@gmail.com Website: https://vietlawyer.vn/ 2. Công ty Luật HTC Việt Nam HTC Việt Nam là một công ty luật đáng tin cậy, được khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng. Nơi đây không chỉ cung cấp dịch vụ pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn là đối tác tư vấn luật cho các doanh nghiệp và thương nhân nước ngoài khi hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Địa chỉ: số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 0989 386 729 Email: hotmail@htcvn.vn Website: https://htc-law.com/ 3. Công ty Luật SB - LAW Công ty Luật SB - LAW có trụ sở chính tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, tự hào đứng trong hàng ngũ những công ty luật tư vấn kinh doanh và sở hữu trí tuệ có uy tín tại Việt Nam. Địa chỉ: Số 85, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hotline: 0904 340 669 Email: ha.nguyen@sblaw.vn Website: http://vi.sblaw.vn/ 4. Công ty Luật TNHH Đại Việt Công ty Luật Đại Việt là một trong những công ty luật nổi tiếng ở Hà Nội, được sáp nhập từ 2 Văn phòng luật sư (VPLS Huy Nguyên và VPLS Đại Nam có uy tín lớn hoạt động từ đầu những năm 2000). Với gần 10 năm kinh nghiệm hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Địa chỉ: Số 28 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024 4747 8888 Email: info@luatdanviet.vn 5. Công ty Luật Hừng Đông Công ty Luật Hừng Đông được thành lập từ ý tưởng trở thành một nhà tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp lý. Sau nhiều năm hoạt động, thương hiệu Luật Hừng Đông đã dần lớn mạnh và trở thành một trong những hãng luật uy tín tại Việt Nam cũng như Hà Nội. Địa chỉ: số 15 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội; Hotline: 024.35353009 Email: luathungdong@gmail.com   6. Công ty luật TNHH ANT ANT Lawyers là công ty luật Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp tại Việt Nam. ANT Lawyers do các luật sư và cộng sự có kinh nghiệm và chuyên môn cao về pháp lý điều hành. Địa chỉ: 41A Lý Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội Hotline: (+84) 24 720 86 526 Email: luatsu@antlawyers.com  7. Công ty Luật Dân Việt. Công ty Luật Dân Việt (Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội) được Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội cấp Giấy phép hoạt động vào năm 2012. Với nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, phương châm mà luật sư tại đây luôn hướng tới đó là: “Giữ uy tín để vươn tới thành công!” Địa chỉ: Số 7 Ngõ 25, đường Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội Số điện thoại: 024.3839.8268 Email: congtyluatdanviet@gmail.com 8. Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội - HSLAW Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội được thành lập vào năm 2009, HSLAW có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, luôn là người bạn, đối tác tin cậy của các khách hàng, trên tinh thần "nhanh chóng, hiệu quả, chính xác" để đem lại "Thành công cho quý khách hàng". Địa chỉ: Toà nhà số 48 đường Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội Hotline: 090 474 6666 Email: vp@hslaw.vn/ Website: http://hslaw.vn/ 9. Công ty Luật Dragon Công ty Luật Dragon ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng hội nhập và phát triển. Sau nhiều năm hoạt động, công ty đã đạt được những thành tựu cũng như uy tín trong vấn đề tư vấn pháp luật tại Hà Nội cũng như toàn quốc. Địa chỉ: Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Hotline: 1900 599 977 Email: dragonlawfirm@gmail.com Website: http://congtyluatdragon.com/ 10. Công ty Luật Trí Minh Công ty Luật Trí Minh chính thức được Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động từ ngày 16/08/2007, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và năm 2009 Công ty Luật Trí Minh lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Luật Trí Minh với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, đã tạo được nhiều niềm tin của khách hàng, tư vấn thành công trong nhiều mảng dịch vụ đa dạng. Địa chỉ: số 1 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 024 3766 9599 Email: contact@luattriminh.vn Website: https://luattriminh.vn/ ==================================================================================== Dịch vụ luật sư tại Công ty Luật VietLawyer: Công ty Luật VietLawyer xin gửi đến Quý khách hàng các dịch vụ tư vấn pháp lý như sau: - Dịch vụ tư vấn pháp luật đầu tư; doanh nghiệp; đất đai; lao động; luật hôn nhân – gia đình; hợp đồng; hình sự; dân sự; - Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên; - Dịch vụ tranh tụng, luật sư bào chữa. Cam kết chất lượng dịch vụ: Công ty Luật VietLawyer hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau: - Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam. - Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. - Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng. Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng. Trân trọng! Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ: Công ty Luật VietLawyer. Địa chỉ: Tầng 2, số 41 Nguyễn Bá Khoản, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0927625666; Email: LawyerViet.vn@gmail.com Website: https://vietlawyer.vn/
Tư vấn luật tại tỉnh Hải Dương Tỉnh Hải Dương là một trong những tỉnh thuộc vào Vùng đồng bằng Bắc Bộ và là một trong tỉnh quan trọng của vùng kinh tế Bắc Bộ, tỉnh cách Thành phố Hà Nội không xa, khoảng 73 km. Với nền kinh tế phát triển không thể tránh khỏi những vấn đề liên quan đến pháp luật. Công ty luật VietLawyer cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng. Tổ chức hành nghề luật  - Công ty luật VietLawyer tư vấn chuyên sâu các lĩnh vực liên quan tới pháp luật doanh nghiệp, các pháp luật liên quan đến các lĩnh vực cụ thể như lao động, hôn nhân gia đình, đất đai, xây dựng, pháp luật dân sự và pháp luật hình sự,... cho các khách hàng tại tỉnh Hải Dương và các tỉnh lận cận tại khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh ven biển duyên hải Bắc Bộ. Top 10 công ty luật uy tín tại Hải Dương STT Tên Công ty Luật – Văn phòng Luật sư tại Hải Dương Địa chỉ 1 VPLS Chu Văn Chiến 140 Trần Hưng Đạo – TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 2 VPLS Thành Đông Số 99, phố Đinh Văn Tả, P. Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 3 VPLS Á Đông 15A Hồng Quang, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 4 VPLS Nam Hải Nhà ông Quý bà Nhung, Tiền Trung, Ái Quốc, TP Hải Dương 5 VPLS Thế Định Số 193 Trần Hưng Đạo, phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 6 VPLS Bảo Chánh 309 Ngô Quyền, phường Tân Bình, tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương. 7 VPLS Đoàn Minh 01 Xuân Đài, phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, tỉnh hải Dương 8 VPLS Tâm Á Số nhà 615 Lê Thanh Nghị, phường Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. 9 Công ty Luật TNHH MTV Quang Vinh Số 107 Tô Hiến Thành, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương 10 VPLS Bảo Công Số nhà 2, khu 1, phường Thạch Khôi, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương Dịch vụ tư vấn Công ty Luật VietLawyer tại Hải Dương Tư vấn pháp luật doanh nghiệp:  Đây là thế mạnh tư vấn của công ty luật VietLawyer, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến thực hiện các thủ tục hành chính bắt buộc, không bắt buộc cho các doanh nghiệp tổ chức cá nhân khi thành lập, thay đổi, chuyển nhượng, tổ chức lại và mua bán doanh, sáp nhập doanh nghiệp. Thế mạnh tư vấn trong lĩnh vực doanh nghiệp là thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, chính xác và uy tín. Tư vấn pháp luật dân sự:  Tư vấn các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự, hợp đồng giao dịch dân sự, xác lập quyền sở hữu liên quan đến tài sản, các vấn đền liên quan đến đại diện trong quan hệ dân sự đại diện theo uỷ, đại diện uỷ quyền theo pháp luật. Tư vấn và tham gia tham gia vào giải quyết các vụ việc vụ án dân sự cụ thể như đàm phán, hoà giải, tư vấn trình tự, thủ tục hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự, tham gia thu thập chứng cứ, các giai đoạn tố tụng trong vụ án dân sự tại Toà án các cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự cũng như tham gia vào các hoạt động thi hành án dân sự cho các bên đương sự trong vụ án dân sự. Tư vấn pháp luật hình sự:  Tư vấn các quy định liên quan đến xác định hành vi phạm tội, xác định tội danh, khung hình phạt liên quan đến các vụ án hình sự, tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm có khả khăng năng trở thành tội phạm. Luật sư hình sự tư vấn pháp luật hình sự quy định tại giai đoạn ngoài tố tụng của vụ án hình sự. Đại diện cho bị can, bị cáo tham gia vào giai đoạn khởi tố, truy tố và tố tụng tại cấp của Toà án cũng như tố tụng đặc biệt để bảo vệ cho các đương sự, bảo vệ quyền và lợi ích ch người bị hại, bào chữa cho bị can và bị cáo tại Toà án các cấp. Tư vấn pháp luật liên quan đến các lĩnh vực chuyên sâu:  Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình cụ thể là tư vấn và thực hiện trình tự thủ tục và hồ sơ pháp lý liên quan đến các vụ án ly hôn, giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn, các nghĩa vụ phải thực hiện liên quan đến con và quyền nuôi con, cũng như các khoản nợ phát chung phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Tư vấn pháp luật lao động cũng như luật sư tham gia giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho đương sự tại toà án lao động các tư vấn trình tự thủ tục liên quan đến các vụ án lao động và các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động, trình tự thủ tục liên quan đến kỷ luật lao động, sa thải người lao động, tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng các quy đinh, nội quy cũng nội quy lao động, thoả ước lao động theo đúng quy định của pháp luật lao động. Các pháp luật quy định về đất đai và trình tự thủ tục cũng như dịch vụ chọn gói liên quan đến xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Hải Dương. Cam kết chất lượng dịch vụ: Công ty Luật VietLawyer hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau: - Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam. - Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. - Bảo mật thông tin của khách hàng. Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng. Trân trọng! Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ: Công ty Luật VietLawyer. Địa chỉ: Tầng 2, số 41 Nguyễn Bá Khoản, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0927625666; Email: LawyerViet.vn@gmail.com Website: https://vietlawyer.vn
Bạn Tuấn ở Hải Dương có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau: "Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng thuộc về ai?" - Công ty Luật VietLawyer xin trả lời như sau: 1. Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Theo quy định tại Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 thì chế độ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng được quy định cụ thể như sau: - Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng. - Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật An ninh mạng 2018 và pháp luật về trẻ em. - Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em. - Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em. 2. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng được quy định cụ thể tại Điều 54 Luật Trẻ em 2016 như sau: - Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
 
hotline 0927625666