NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

Luật Đất đai 2024 vừa được thông qua vào ngày 18/1 đã trở thành luật quan trọng, bởi đây là nền tảng pháp lý để tạo dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bất động sản trong thời gian tới. Đầu tiên, Luật Đất đai 2024 cho phép mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất và các quy định về tập trung đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp. Thứ hai, Luật Đất đai 2024 quy định 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và quy định riêng trường hợp thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình vì lợi ích quốc gia, công cộng không thuộc các trường hợp quy định tại điều trước đó thì Quốc hội sẽ sửa đổi, bổ sung thêm các trường hợp thu hồi đất. Thứ ba, Luật Đất đai 2024 đã bỏ khung giá đất và quy định bảng giá đất, theo đó bảng giá đất được xây dựng hằng năm và bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026 và được điều chỉnh từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc này sẽ giúp cho bảng giá đất tiệm cận giá đất thị trường, nhưng quy định này cũng sẽ làm gia tăng áp lực công việc cho các địa phương. Thứ tư, Luật Đất đai 2024 bổ sung thêm Chương VIII về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, trước đó nội dung này không có trong Luật Đất đai 2013. Thứ năm, để đồng bộ với quy định phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất, Luật Đất đai 2024 cũng quy định cụ thể việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất sạch do Nhà nước tạo lập hoặc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, cũng như đất chưa giải phóng mặt bằng mà nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ sáu, Luật Đất đai 2024 quy định khá thoáng về việc sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với hầu hết dự án phát triển kinh tế - xã hội, gồm cả dự án nhà ở xã hội, chỉ trừ một số hạn chế đối với dự án nhà ở thương mại. Theo đó, dự án nhà ở thương mại chỉ được thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất ở và người có đất ở đề xuất làm dự án nhà ở thương mại thì phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Thứ bảy, Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất có quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất, gồm trả tiền thuê đất hằng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê. Thứ tám, Luật Đất đai 2024 được cho phép áp dụng ngay một số quy định mà không cần chờ đến ngày có hiệu lực 1/1/2025. Có thể kể đến như quy định về định giá đất hoặc các quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án lấn biển nhằm tháo gỡ các vướng mắc từ thực tiễn, nhất là việc cho phép áp dụng ngay các quy định về định giá đất sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ xây dựng và ban hành Nghị định quy định về giá đất. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Chị M (Hà Nội) có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Xin chào Luật sư. Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2021 nhưng dạo gần đây chúng tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn và đã không còn ở chung với nhau nữa. Tôi muốn ly hôn nhưng tôi có phát hiện Giấy đăng ký kết hôn của tôi bị mất và Toà nói nếu không có Giấy đăng ký kết hôn thì không giải quyết cho tôi. Trong trường hợp này thì thủ tục cấp lại Giấy đăng ký kết hôn thực hiện như thế nào vậy? Tôi xin cảm ơn Luật sư." Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Công ty Vietlawyer. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại”. Như vậy, để giải quyết việc ly hôn trước tiên bạn cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã, (có thể là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc nơi bạn đang cư trú hiện nay) để nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục này được quy định tại Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau: Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai theo mẫu quy định; - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại khoản 2 điều 18 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. - Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại khoản 2 điều này. - Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 1/1 của năm đăng ký kết hôn trước đây. Sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn gửi lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc ly hôn với chồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
"Xe máy tham gia giao thông mà quên mang bảo hiểm xe máy thì bị phạt bao nhiêu?" - Không phải ai cũng am hiểu, rõ ràng từng quy định liên quan đến xử phạt vi phạm an toàn giao thông. Dưới đây, VietLawyer xin chia sẻ quy định về xử phạt đối với hành vi tham gia giao thông không mang bảo hiểm xe máy. 1. Khi điều khiển phương tiện cần mang theo các giấy tờ: Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe. - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55  Luật Giao thông đường bộ 2008. - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy, khi tham gia giao thông thì người lái xe phải mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 2. Xử phạt hành vi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Điều 23. Phạt tiền – Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) 1. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Chính phủ quy định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể theo một trong các phương thức sau đây, nhưng khung tiền phạt cao nhất không vượt quá mức tiền phạt tối đa quy định tại Điều 24 của Luật này: a) Xác định số tiền phạt tối thiểu, tối đa; b) Xác định số lần, tỷ lệ phần trăm của giá trị, số lượng hàng hóa, tang vật vi phạm, đối tượng bị vi phạm hoặc doanh thu, số lợi thu được từ vi phạm hành chính. 3. Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không vượt quá mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này. 4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Chính phủ quy định chi tiết khoản này. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm – Để đưa ra quyết định cấp tín dụng, các ngân hàng thường dựa vào giá trị tài sản bảo đảm, tuy nhiên, hiện tượng nâng khống giá trị khi thẩm định giá tài sản bảo đảm xuất hiện ngày càng nhiều. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm qua bài viết sau đây. 1. Doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định về hành vi cấm doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện: “b) Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;” Và căn cứ khoản 13, khoản 14 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định của doanh nghiệp thẩm định giá: “13. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá. 14. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này; b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này. Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.” Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản sẽ bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng. Đồng thời đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định. 2. Người có hành vi thông đồng với doanh nghiệp thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm bị xử phạt như thế nào? Căn cứ khoản 4 Điều 20 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá: “4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đối với hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.” Vậy nên, nếu một trong hai bên giao dịch có hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Những trường hợp xe máy được chở 3 người? – Thông thường, người điều khiển xe máy chở quá số lượng người quy định sẽ bị phạt tiền và tước Giấy phép lái xe, tuy vậy vẫn có những trường hợp ngoại lệ sẽ không bị phạt. Vậy những trường hợp nào xe máy được chở 3 người? Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau: Căn cứ khoản 1 điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau: “1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: a) Chở người bệnh đi cấp cứu; b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; c) Trẻ em dưới 14 tuổi.” Theo đó, người điều khiển xe máy được phép chở 3 người thuộc các trường hợp trên mà không bị xử phạt vi phạm hành chính về giao thông. Nếu chở quá số người quy định mà không thuộc một trong những trường hợp trên, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt theo điểm l khoản 3, điểm b khoản 4 và điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: "3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: … l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; … 4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: … b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe; … 12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: … b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;” Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về những trường hợp xe máy được chở 3. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong khi tham gia giao thông, những trường hợp tạt đầu xe khác xảy ra không ít. Đây là hành vi đáng bị lên án vì nó gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện đi phía sau. Do đó, pháp luật đã quy định xử phạt về hành vi này để đảm bảo các hoạt động tham gia giao thông diễn ra an toàn. Vậy Tạt đầu xe khác sẽ bị xử lý như thế nào? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Thế nào được xem là "tạt đầu xe khác"? Tạt đầu xe khác là hành động chuyển làn và cắt ngang đầu xe khác một cách đột ngột mà nhiều người vẫn làm một cách cố tình hoặc vô ý. Hành vi này có thể dấn đến khả năng va chạm rất lớn và có thể khiến cả hai bên bị thiệt hại.  Tuy những hành vi nguy hiểm này đã được tuyên truyền phổ biến, rộng rãi  trên các thông tin đại chúng thông qua hình ảnh, video clip về các vụ tai nạn mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông vẫn xảy ra. Những vụ tai nạn vì nguyên nhân chuyển hướng không quan sát vẫn diễn ra làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người vi phạm cũng như những người tham gia giao thông khác. 2. Xử lý các trường hợp "tạt đầu xe khác" theo quy định của pháp luật Với mức độ nguy hiểm như vậy, tạt đầu xe khác đang lưu thông trên đường là hành vi bị cấm, được quy định tại Điều 14, Điều 15 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Hành vi này cũng có thể bị xử phạt nặng với mức phạt có thể lên tới 12 triệu đồng đối với ô tô và 5 triệu đồng đối với xe máy. Bên cạnh đó, tại khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được bổ sung, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP),  quy định mức phạt tiền cho hành vi "điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ" là từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng. Còn đối với trường hợp điều khiển ô tô không chú ý quan sát chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì lái xe còn bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng theo khoản 7, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, lái xe còn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. Với người điều khiển xe mô tô với hành vi tương tự sẽ bị phạt từ 400-600 nghìn đồng. Nếu gây tai nạn sẽ bị phạt tiền 4-5 triệu đồng theo Theo điểm b, khoản 7, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng. Như vậy, với các mức phạt trên cũng như các hình thức xử phạt bổ sung theo Nghị định NĐ100/2019/NĐ-CP (đã được bổ sung, sửa đổi tại Nghị định NĐ123/2021/NĐ-CP) sẽ giúp cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cũng như hạn chế các vụ tai nạn giao thông xảy ra. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Nhu cầu về nhà ở tại các thành phố lớn là vô cùng cấp thiết đối với sinh viên và người đi làm xa quê. Chính vì lẽ đó, nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng nhu cầu tìm nhà thuê để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người thuê nhà. Chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi, phức tạp. Vậy Lừa đảo chiếm đoạt tiền cọc của khách thuê nhờ "phòng trọ ảo" có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch tài sản của người khác thành tài sản của mình thông qua thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người quản lý tài sản tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội chiếm đoạt. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động … 2. Thực trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách cho thuê nhờ "phòng thuê ảo" Các cá nhân hoặc hội nhóm cần tiền tiêu sài đã nghĩ ra những chiêu trò lừa đảo. Cụ thể, nhóm đối tượng này sẽ đăng lên các mạng xã hội như facebook tại các trang, hội nhóm tìm nhà trọ, cho thuê phòng,....với thông tin giá rẻ, hấp dẫn để "câu" khách.  Khi người thuê liên hệ thì được bên cho thuê gửi thông tin và ảnh phòng trọ. Thấy phòng trọ mới, rộng rãi, giá rẻ nên nhiều người vội vàng đồng ý thuê phòng ngay khi mới trao đổi qua điện thoại hoặc qua mạng xã hội mà chưa đến tận nơi xem phòng. Sau đó, người thuê phòng được yêu cầu đặt cọc với nhiều lý do khác nhau. Khi nhận được tiền cọc, họ chặn liên lạc, chiếm đoạt tiền cọc.  3. Quy định pháp luật xử lý về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản  Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), với số tiền lừa cọc của các đối tượng giao động từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trong trường hợp người thuê ký kết và đưa tiền cho những đối tượng lừa cọc mà người đó không phải chính chủ thì khi có xảy ra tranh chấp, giao dịch đó bị tuyên vô hiệu. Nếu không thể tự thỏa thuận, chính quyền địa phương không giải quyết được thì người bị lừa cọc có thể khởi kiện tại tòa. Còn đối với trường hợp người cho thuê cố tình làm giả giấy tờ để người thuê tin họ là chủ nhà và ký kết hợp đồng thuê nhà, đưa tiền cọc, tiền nhà thì khi phát hiện, người thuê có thể trình báo với cơ quan công an để khởi tố vụ án hình sự về hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Như vậy, trước khi quyết định thuê nhà, người thuê cần tìm hiểu rõ thông tin về người cho thuê và thông tin chính xác về phòng được cho thuê để tránh xảy ra trường hợp mất cọc, mất tiền thuê nhà. Trong trường hợp bị lừa tiền cọc, người dân cần đến cơ quan công an nơi có địa chỉ nhà cho thuê để trình báo sự việc để được giải quyết kịp thời.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý giữa một người với quốc gia có chủ quyền. Khi một người có quốc tịch của một quốc gia thì người đó được coi là công dân của quốc gia đó. Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý-chính trị có tính chất bền vững, ổn định cả về mặt thời gian và không gian. Quốc tịch thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với quốc gia, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân đối với quốc gia đó. Trên thế giới có khá nhiều quốc gia chấp nhận công dân mang hai quốc tịch. Vậy công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch hay không? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Khái niệm hai quốc tịch  Hai quốc tịch là tình trạng pháp lý đặc biệt khi một người cùng lúc có hai quốc tịch vì thông thường mỗi người khi được sinh ra chỉ có một quốc tịch. Nguyên nhân của những trường hợp này thường là: do sự xung đột pháp luật về quốc tịch giữa các quốc gia, do người chưa mất quốc tịch cũ nhưng đã nhập quốc tịch mới, trẻ em sinh ra mà cha mẹ có quốc tịch khác nhau..... 2) Điều kiện mang quốc tịch Việt Nam Theo nguyên tắc nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 19 Luật quốc tịch năm 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì nếu công dân muốn nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài. 1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; c) Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam; d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam; đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. 2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. 4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. 6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. 3) Những trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch Hiện nay pháp luật Việt Nam cho phép một số công dân được mang hai quốc tịch, cụ thể như sau Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014)  2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật quốc tịch thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và được cấp lại Hộ chiếu Việt Nam. Trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài. Căn cứ theo khoản 3 Điều 19, những trường hợp này được Chủ tịch nước cho phép, cụ thể:  - Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; - Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; - Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trường hợp trẻ em Việt Nam được cha mẹ là người nước ngoài nhận nuôi thì căn cứ dựa theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật quốc tịch 1. Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tranh chấp lãnh thổ trên thế giới thường là những tranh chấp khó giải quyết và có thể gây ra những nguy cơ mất ổn định cho khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Có những tranh chấp là nguyên nhân dẫn đến những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc, các quốc gia với nhau. Khi Liên hợp quốc được thành lập, pháp luật quốc tế đã có những quy định về giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình. Vậy các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật quốc tế là gì? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Tranh chấp quốc tế  Nghiên cứu khái niệm về tranh chấp quốc tế (international disputes) thì trên thực tế hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau. Theo PCIJ - Tòa án thường trực công lý quốc tế cho răng: "tranh chấp là sự không thỏa thuận được với nhau trong một vấn đè nào đó của luật pháp hoặc các sự kiện, là sự đối lập nhau về quan điểm pháp lý và lợi ích giữa hai chủ thể với nhau". Còn IJC - Tòa án Công lý quốc tế cho rằng đó là "một tình huống mà cả hai bên đều duy trì một cách rõ ràng quan điểm đối lập nhau liên quan đến việc thể hiện hay không thể hiện nghĩa vụ cụ thể được quy định trong hiệp ước". Từ đặc điểm chung của các quan điểm trên có thể hiểu tranh chấp quốc tế là là sự không thống nhất, hay thậm chí là xung đột về quan điểm pháp lý và gắn với đó là các yêu sách hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau của các chủ thể của pháp luật quốc tế.  2. Lãnh thổ và tranh chấp lãnh thổ Lãnh thổ quốc gia (national territory) là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia, trong đó quốc gia có thể áp đặt một chế độ pháp lý cho việc quản lý tất cả các hoạt động. Lãnh thổ quốc gia được hình thành gắn liền với lịch sử ra đời nhà nước, gắn liền với những điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia; đây là cơ sở, nền tảng vật chất tất yếu để quốc gia tồn tại và phát triển. Lãnh thổ quốc gia là một yếu tố cơ bản tạo nên tư cách pháp lý quốc gia trong cộn đồng quốc tế, là minh chứng sự tồn tại của một quốc gia trên thực tế. Trong số các đối tượng tranh chấp, các tranh chấp có nguyên nhân về chính trị, pháp lý liên quan đến lãnh thổ biên giới quốc gia, an ninh, quốc phòng giữa các quốc gia từ trước đến nay luôn rất phức tạp, dai dẳng, có nguy cơ rất lớn đe dọa đến hòa bình, an ninh quốc tế. Trong thực tiễn lịch sử thế giới, tranh chấp lãnh thổ, biên giới quốc gia còn là nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp của nhiều cuộc xung đột quân sự lớn.  3. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo pháp luật quốc tế Khi các tranh chấp quốc tế xảy ra, việc giải quyết tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới, chấm dứt xung đột, bất đồng giữa các bên liên quan. Không chỉ vậy, giải quyết tranh chấp còn góp phần thúc đẩy các quốc gia tuân thủ và thực hiện luật quốc tế triệt để, hiệu quả hơn. Dựa trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đã được các bên tranh chấp thừa nhận áp dụng để giải quyết tranh chấp theo khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế, giải quyết tranh chấp  qua các biện pháp hòa bình phù hợp với pháp luật quốc tế. “a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận; b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật; c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận; d. Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các quy phạm pháp luật".  Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận trong Công ước La Hay 1899 và 1907, ghi nhận tại Hiệp ước Briand-Kellog ngày 27/8/1928. Nguyên tắc này được chính thức thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế lần đầu tiên tại khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc: “Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý",  và được khẳng định một lần nữa tại Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (Nghị quyết số 2625).  Hiến chương Liên hợp quốc đã xây dựng hệ thống các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế tại Điều 33 như sau: “Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”. Căn cứ vào nội dung của Điều 33 Hiến chương, các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có thể chia thành hai nhóm cơ bản:nhóm các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính chất ngoại giao và nhóm các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán quốc tế, thông qua các Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế. Nhóm biện pháp ngoại giao - Biện pháp đàm phán (thương lượng): Đây là biện pháp dễ áp dụng và được sử dụng phổ biến nhất cũng như đem lại hiệu quả nhất. Biện pháp đàm phán dựa trên cơ sở trực tiếp nêu ra các quan điểm và tiếp nhận các ý kiến, lập trường của các bên đối thoại và không có sự can dự của bên thứ ba. Mục đích, thành phần, cấp tham gia và hình thức của đảm phán do chính các quốc gia tham gia đàm phán thỏa thuận với nhau, tuy nhiên vẫn phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. - Biện pháp hòa giải bởi một bên trung gian: đây là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mang tính ngoại giao có sự tham gia của bên thứ ba với sự chấp nhận của các bên tranh chấp, được quy định trong các Công ước La Hay 1899 và 1907. Bên trung gian tham gia để khuyến khích, động viên các quốc gia có liên quan đến tranh chấp giải quyết vụ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, cụ thể là tác động để các bên tiếp xúc ngoại giao và tiến hành các cuộc đàm phán chính thức. Bên trung gian hòa giải có thể là một hoặc số quốc gia, một hoặc một số cá nhân có uy tín và cũng có thể là thông qua cơ quan của tổ chức quốc tế.       Nhóm biện pháp thông qua cơ quan tài phán quốc tế Căn cứ vào sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động, phương thức giải quyết tranh chấp, giá trí hiệu lực của phán quyết cũng như cơ chế đảm bảo thi hành phán quyết để chia cơ quan tài phán quốc tế thành hai loại là Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Đấu giá cổ phần ngày càng trở nên phổ biến, mỗi đợt đấu giá đều thu hút rất nhiều nhà đầu tư đăng ký tham gia. Tính đến nay, đấu giá cổ phần được coi là một kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp. Tổ chức đấu giá cổ phần phải tuân thủ theo các quy định hiện hành. Vậy Pháp luật quy định như thế nào về đấu giá cổ phần? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Thế nào là bán đấu giá cổ phần?  Căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định thì bán đấu giá cổ phần là "hình thức bán công khai cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi cho các nhà đầu tư có cạnh tranh về giá".  2) Hội đồng bán đấu giá cổ phần Khoản 17 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018 ghi nhận về Hội đồng bán đấu giá cổ phần như sau: Hội đồng bán đấu giá cổ phần là tổ chức thực hiện chỉ đạo việc bán đấu giá cổ phần bao gồm: đại diện Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp đấu giá, đại diện Ban tổ chức đấu giá, đại diện tổ chức tư vấn bán cổ phần và đại diện nhà đầu tư (nếu có). Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần là Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hóa hoặc thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hóa do Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần thay mặt cho Hội đồng bán giá đấu cổ phần ký các văn bản thuộc thẩm quyền. 3) Đối tượng tham gia đấu giá Theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018, tham gia đấu giá cổ phần gồm những đối tượng sau: Đối tượng tham gia đấu giá cổ phần bao gồm tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện sau: - Đối với nhà đầu tư trong nước + Đối với nhà đầu tư cá nhân: Là công dân Việt Nam, có địa chỉ liên hệ, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, giấy tờ tùy thân hợp lệ và có đủ năng lực hành vi dân sự; + Đối với nhà đầu tư tổ chức: Là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam; có tư cách pháp nhân (đối với các tổ chức kinh tế); có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép hoạt động; có địa chỉ liên hệ. - Đối với nhà đầu tư nước ngoài: ngoài các quy định như đối với tổ chức và cá nhân trong nước, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định sau: + Mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến mua cổ phần phải thông qua tài khoản này; + Có Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp (bản sao có xác nhận của ngân hàng lưu ký hoặc công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký); + Tuân thủ quy định hiện hành về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp. - Các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư: Trường hợp các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác đầu tư có trách nhiệm tách biệt rõ số lượng nhà đầu tư, số cổ phần cửa từng nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua. 4) Thủ tục đăng ký tham gia bán đấu giá cổ phần Căn cứ Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018, thủ tục đăng ký tham gia bán đấu giá tài sản gồm các bước sau: Bước 1: Nhận Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần Nhà đầu tư nhận hoặc in mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần tại các địa điểm và địa chỉ website nêu tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này. Bước 2: Nộp tiền đặt cọc - Nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm bằng đồng Việt Nam vào tài khoản của Đại lý đấu giá trước ...giờ...phút ngày...tháng...năm...(tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện đấu giá); - Tiền đặt cọc không được hưởng lãi. Bước 3: Nộp Đơn đăng ký tham gia đấu giá  Nhà đầu tư điền đầy đủ thông tin vào Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần và lập biên bản chính tại địa điểm làm thủ tục đăng ký kèm theo xuất trình các giấy tờ theo quy định.  Nếu nhà đầu tư hủy đăng ký tham gia đấu giá, nhà đầu tư phải làm đơn đề nghị hủy đăng ký tham gia bán đấu gia gửi Đại lý đấu giá nơi mà nhà đầu tư đăng ký mua (theo Phụ lục 03 của Quy chế).  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bán đấu giá tài sản là việc nhằm đưa tài sản tiếp cận với đại chúng người mua, từ đó phát huy cao nhất giá trị tài sản của tài sản mà người bán tài sản đấu giá mong muốn đạt được. Tại Việt Nam, bán đấu giá tài sản được hình thành và phát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự (THADS). Đây là một hình thức xử lý tài sản bị kê biên cưỡng chế. Mục đích đặt ra khi cơ quan thi hành án thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp mang tính nghiêm khắc nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi của bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế và khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án, đồng thời cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Chủ thể của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự - Tổ chức bán đấu giá tài sản và Đấu giá viên Đấu giá viên là người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá. Là chủ thể tham gia quan hệ bán đấu giá tài sản THADS thì đấu giá viên phải làm việc trong tổ chức hành nghề đấu giá chuyên nghiệp (Trung tâm bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản).  - Người có tài sản bán đấu giá và người sở hữu tài sản bán đấu giá Khoản 5 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định khái niệm người có tài sản đấu giá là người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên là người ký Hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá hoặc Chấp hành viên là người có quyền bán tài sản kê biên. Như vậy theo quy định nêu trên, trong hoạt động thi hành án dân sự người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật là Chấp hành viên, cơ quan THADS. Nhưng trong một số trường hợp họ chỉ là người có tài sản chung với người phải thi hành án mà tài sản đó đang bị dùng để cưỡng chế THADS. - Người tham gia đấu giá tài sản Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có nguyện vọng, nhu cầu tham gia đấu giá. Những người này phải đáp ứng yêu cầu về năng lực hành vi dân sự. Pháp nhân việc tham gia giao dịch đấu giá phải thông qua người đại diện hợp pháp hoặc người đại diện theo pháp luật và việc mua bán tài sản này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân theo quy định của BLDS 2015. - Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự Trong THADS, người được thi hành án có quyền lợi liên quan đến việc bán đấu giá. Họ có quyền thỏa thuận quyết định tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá; yêu cầu định giá lại giá trị tài sản và nhận tiền bán đấu giá tài sản thành 2. Nguyên tắc của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự Để tổ chức một cuộc bán đấu giá tài sản thi hành án thành công, việc bán đấu giá phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Đó là: - Nguyên tắc công khai, liên tục; - Nguyên tắc khách quan, trung thực, bình đẳng; - Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia và mọi cuộc bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá. 3. Đối tượng bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự Đối tượng đấu giá tài sản thi hành án dân sự là tài sản bị kê biên, cưỡng chế thi hành án. Tài sản đó có thể là vật hữu hình và trị giá được bằng tiền, có thể trở thành tài sản trao đổi trên thị trường. Đó có thể là động sản (phương tiện giao thông, đồ đạc khác…) hoặc bất động sản (đất đai, nhà, công trình  xây dựng gắn liền với đất đai và các tài sản khác gắn liền với đất đai) hoặc quyền sở hữu trí tuệ có giá trị ít nhất từ 2.000.000 đồng trở lên.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các tòa án quốc tế là các cơ quan tài phán thường trực, bao gồm các thẩm phán được các quốc gia lựa chọn, xét xử với tư cách cá nhân và theo nhiệm kỳ. Trong đó, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) là cơ quan pháp lý quốc tế quan trọng hàng đầu. Tòa ICJ được thành lập năm 1945 theo Hiến chương Liên hợp quốc, kế thừa của Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (PCIJ) của Hội quốc liên. Tòa gồm có 15 thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm, được lựa chọn bởi Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an. Vậy thẩm quyền của Tòa án Công lý Quốc tế là gì? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: Tòa ICJ có hai thẩm quyền chính đó là: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn. Bên cạnh đó, Tòa ICJ còn có các thẩm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 1) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp Tòa có thẩm quyền áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia nếu các quốc gia đồng ý với thẩm quyền của Tòa. Sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa của tất cả các bên tranh chấp là cơ sở pháp lý duy nhất để Tòa có thể xác lập thẩm quyền của mình đối với một tranh chấp cụ thể, đồng thời dựa vào thẩm quyền điều kiện giải quyết tranh chấp của Tòa quy định tại Điều 34, 35, 36 Quy chế Tòa. Sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp có thể được thể hiện bằng nhiều cách như được trù định ở khoản 1 – 5 của Điều 36 Quy chế Tòa: -Các quốc gia có thể chấp nhận thẩm quyền của Tòa thông qua việc tham gia vào điều ước quốc tế có quy định phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa; -Các quốc gia có thể tại bất kỳ thời điểm nào đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa. Phạm vi chấp nhận có thể không giới hạn, vô điều kiện hoặc có thể chấp nhận với điều kiện một hay một số quốc gia nhất định cũng chấp nhận có đi có lại như tế, hoặc giới hạn về nội dung tranh chấp, quốc gia tranh chấp hoặc thời hạn chấp nhận; -Các quốc gia có ký kết thỏa thuận đặc biệt (special agreement) để chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp cụ thể sau khi tranh chấp phát sinh. Thẩm quyền của Tòa có thể xác lập dựa trên quy định của điều ước quốc tế, tuyên bố của các quốc gia và thỏa thuận đặc biệt. Không chỉ vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa có thể được đưa ra sau khi tuyên bố khởi kiện được đệ trình – trường hợp forum prorogatum. 2) Thầm quyền cho ý kiến tư vấn  Đây là thẩm quyền chỉ có ở các toà án thường trực như Toà ICJ và ITLOS mà không có ở các toà trọng tài vụ việc (ad hoc). Thẩm quyền này được quy định tại Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc. Cụ thể:  Khoản 1 Điều 96 quy định Tòa có thể cho ý kiến tư vấn đối với bất kỳ câu hỏi pháp lý nào theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an. Khoản 2 Điều 96 quy định các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên trách có thể được Đại hội đồng cho phép đệ trình yêu cầu xin ý kiến tư vấn của Tòa về các câu hỏi pháp lý “phát sinh trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này”. Có hai điều kiện để Tòa có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn: cơ quan, tổ chức xin ý kiến có quyền xin ý kiến và câu hỏi đặt ra cho Tòa phải là câu hỏi pháp lý.  Khi xin ý kiến tư vấn, các cơ quan khác phải thỏa mãn hai điều kiện tiên quyết đó là được Đại hội đồng cho phép và câu hỏi phải nằm trong phạm vi hoạt động của cơ quan xin ý kiến tư vấn. Các cơ quan, tổ chức có quyền xin ý kiến tư vấn của Tòa nhưng Tòa cũng có quyền từ chối không cho ý kiến tư vấn.  Việc từ chối cho ý kiến tư vấn là trường hợp Tòa xét thấy có thẩm quyền nhưng Tòa từ chối thực thi thẩm quyền đó. Việc từ chối này chỉ có thể khi Tòa xét thấy có lý do xác đáng (compelling reasons).  3) Thẩm quyền áp dụng biến pháp khẩn cấp tạm thời Điều 41 quy định Tòa sẽ có quyền đưa ra, nếu hoàn cảnh yêu cầu, bất kỳ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào nhằm bảo đảm quyền của bất kỳ bên nào trong tranh chấp. Tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Để có thể ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa cần thỏa mãn các điều kiện sau: -Tòa có thẩm quyền prima facie đối với vụ việc, - Quyền mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm phải ít nhất có cơ sở (at least plausible), - Có mối liên hệ  giữa quyền đó và biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được yêu cầu áp dụng, - Thực sự có nguy cơ gây tổn hại không thể khắc phục đối với quyền của bên yêu cầu (risk of irreparable prejudice), và - Tình huống có tính khẩn cấp (urgency). Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể giống như bên yêu cầu đề nghị hoặc là biện pháp mà chính Tòa cho rằng thích hợp. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực ràng buộc đối với các bên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666