NHIỀU NGƯỜI ĐỌC NHẤT

ODA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Official Development Assistance - hỗ trợ phát triển chính thức.là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản vay đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nguồn vốn ODA? Hãy cùng Vietlawyer tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Nguồn vốn ODA là gì? 1.1. Khái niệm Căn cứ Điều 1, khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.  1.2. Đặc điểm - Mục đích phát triển: Nguồn vốn ODA được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, giảm nghèo, và phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác. ODA không nhằm mục đích thương mại mà tập trung vào phát triển bền vững và giảm bất bình đẳng. - Tính ưu đãi: ODA thường có các điều kiện ưu đãi hơn so với các khoản vay thương mại. Điều này có thể bao gồm lãi suất thấp hoặc bằng không, thời gian ân hạn dài, và kỳ hạn trả nợ kéo dài. Một phần ODA có thể được cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại. - Nguồn gốc và các bên cung cấp: Nguồn vốn ODA thường đến từ các chính phủ của các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hoặc các tổ chức phi chính phủ. Các quốc gia cung cấp ODA thường đặt ra các ưu tiên chiến lược cho các dự án mà họ tài trợ. - Điều kiện đi kèm: ODA thường đi kèm với một số điều kiện nhất định, như yêu cầu nước nhận phải thực hiện các cải cách kinh tế, chính trị, hoặc xã hội theo hướng dẫn của nhà tài trợ. Điều này có thể bao gồm cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý, hoặc thay đổi chính sách theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. - Tính chất lâu dài và dựa trên quan hệ đối tác: ODA thường là một phần của mối quan hệ đối tác dài hạn giữa quốc gia nhận và quốc gia tài trợ. Các dự án ODA thường kéo dài trong nhiều năm, với sự tham gia của nhiều bên liên quan, từ các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, đến cộng đồng địa phương. - Tính minh bạch và giám sát: Việc sử dụng nguồn vốn ODA đòi hỏi tính minh bạch cao và phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ cả nước nhận viện trợ và các tổ chức tài trợ. Điều này nhằm đảm bảo rằng nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất. - Ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao: Nguồn vốn ODA không chỉ mang tính chất tài chính mà còn có ý nghĩa ngoại giao, giúp củng cố quan hệ giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ. ODA thường được coi là một công cụ của ngoại giao mềm, giúp nước tài trợ gia tăng ảnh hưởng quốc tế của mình. Những đặc điểm này làm cho nguồn vốn ODA trở thành một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia đang phát triển, đồng thời cũng đặt ra các thách thức trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả. 2. Ưu và nhược điểm của nguồn vốn ODA? 2.1. Ưu điểm  • Hỗ trợ phát triển hạ tầng và kinh tế: Nguồn vốn ODA cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho các quốc gia đang phát triển để xây dựng cơ sở hạ tầng, như đường xá, bệnh viện, trường học, hệ thống nước sạch, và điện năng.  • Chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực: Nhiều chương trình ODA đi kèm với việc chuyển giao công nghệ, kiến thức, và đào tạo, giúp các quốc gia nhận viện trợ nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý.  • Tăng cường quan hệ quốc tế: Việc nhận ODA có thể củng cố quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hòa bình và bền vững. 2.2. Nhược điểm  • Phụ thuộc tài chính: Sự phụ thuộc quá mức vào ODA có thể khiến các quốc gia gặp khó khăn trong việc tự chủ tài chính và phát triển bền vững khi nguồn viện trợ giảm dần.  • Ràng buộc về chính sách: Nhiều khoản ODA đi kèm với các điều kiện chính sách từ các nước tài trợ, có thể áp đặt những thay đổi không hoàn toàn phù hợp với lợi ích quốc gia của nước nhận viện trợ.  • Gia tăng nợ công: Nguồn vốn ODA dưới dạng vay ưu đãi có thể dẫn đến tình trạng gia tăng nợ công, nếu không được sử dụng một cách cẩn thận và hiệu quả. 2.3. Phân loại vốn ODA Theo khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, vốn ODA bao gồm các loại sau: - Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. - Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc. Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 114/2021/NĐ-CP. 3. Chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA Theo Điều 5 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, chương trình, dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA bao gồm: - Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng để: + Thực hiện chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội;  + Tăng cường năng lực;  + Hỗ trợ xây dựng chính sách, thể chế và cải cách;  + Phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cứu trợ thảm họa, phòng chống dịch bệnh;  + Thích ứng với biến đổi khí hậu;  + Tăng trưởng xanh;  + Đổi mới sáng tạo;  + An sinh xã hội;  + Chuẩn bị các dự án đầu tư hoặc đồng tài trợ cho dự án sử dụng vốn vay ưu đãi nhằm làm tăng thành tố ưu đãi của khoản vay. - Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hạ tầng kinh tế thiết yếu không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. - Các trường hợp ưu tiên khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA của các nhà tài trợ nước ngoài theo từng thời kỳ. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hiện nay, có nhiều người hành nghề “ gái gọi” tự chụp ảnh nóng của mình đưa lên các trang mạng xã hội. Nhiều người lợi dụng để phát tán những hình ảnh này trên mạng xã hội. Mặc dù hành nghề “ gái gọi” nhưng bị hại đang lo sợ, xấu hổ, thậm chí cảm thấy nhục nhã trước những ánh nhìn đầy miệt thị của những người xung quanh thì đối tượng tung clip dường như vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.Vậy người tự đăng ảnh nóng của mình lên mạng và bị người khác phát tán thì người đưa ảnh và người phát tán ảnh sẽ bị xử lý như thế nào?   Theo đó, hành vi bán dâm và đưa phát tán ảnh nóng của người khác lên mạng xã hội có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ nhất, về hành vi bán dâm Căn cứ Điều 25 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định cụ thể về tội bán dâm như sau: “Điều 25. Hành vi bán dâm 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho 02 người trở lên cùng một lúc. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.” Như vậy, trường hợp "hành nghề" "gái gọi" có hành vi chụp ảnh đưa lên các trang mạng xã hội do đó trường hợp của bạn có thể bị xử phạt vi phạm về hành vi bán dâm. Mức phát hành vi này có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng hoặc trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc có thể phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Thứ hai, về hành vi đưa ảnh nóng lên mạng thì người phát tán ảnh nóng có thể sẽ bị truy cứu về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy theo Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi đó có họ được xem là hành vi sao chép, lưu hành những hình ảnh nóng với  nội dung khiêu dâm đồ trụy, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồ trụy theo Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cấu thành tội phạm. - Khách thể của tội phạm. Hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tác động tiêu cực đến đời sống tinh thẩn của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. - Mặt khách quan của tội phạm. Mặt khách quan của tội này thể hiện ở hành vi sao chép, lưu hành hình ảnh có tính chất đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. - Chủ thể của tội phạm. Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan của tội phạm. Tội phạm này thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp - Hình phạt. Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 1 hình phạt bổ sung: Khung 1: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Khung 2: phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Khung 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm quy định tại khoản 4 Điều 326 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn.
Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? 1.Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm Tại khoản 7 Điều 7 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau: Các hành vi bị nghiêm cấm ... 7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả. ... Theo đó, chiếm đoạt thẻ căn cước công dân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện. 2.Chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? Theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Chiếm đoạt, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân của người khác; b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; c) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. Theo đó, hành vi chiếm đoạt thẻ căn cước công dân của người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp đối tượng cho chiếm đoạt thẻ căn cước công dân là tổ chức sẽ áp dụng mức phạt bằng 02 lần cá nhân, tức là từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề chiếm đoạt căn cước công dân. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Thực tế hiện nay, nhiều người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý chứng từ kế toán như giám đốc, kế toán, thủ quỹ,… lại có hành vi lập khống chứng từ để thực hiện mục đích cá nhân. Hành vi này sẽ bị xử phát như thế nào? Vietlawyer xin được giải đáp thắc mắc: Thế nào là lập khống chứng từ kế toán Tại Khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015: “Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”, ví dụ: Phiếu chi, Phiếu thu, Phiếu xuất - nhập kho, Biên lai thu tiền,… Lập khống chứng từ kế toán thường nhằm mục đích để bù cho những khoản chi không có chứng từ hoặc không lấy được chứng từ và các khoản chi không hợp pháp khác, số tiền từ việc lập khống này sẽ được các đối tượng chiếm đoạt và sử dụng vào mục đích cá nhân. Đây là hành vi lập nên những chứng từ không có thật trên thực tế hoặc chỉ có một phần thông tin đúng sự thật, những chứng từ này được coi là không hợp pháp. Và căn cứ Khoản 5 Điều 18 Luật Kế toán 2015: “Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán”. Hành vi lập khống chứng từ kế toán thường là hành vi của những người có chức trách, nhiệm vụ như kế toán, thủ quỹ của cơ quan, doanh nghiệp. Do đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán có thể bị xử phát hành chính theo điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Xử phạt hành chính  Căn cứ điểm a Khoản 3, điểm a Khoản 4 Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán như sau: “3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; ... 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;” Căn cứ Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau: “1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. … 3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; Điều 8; Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 19; khoản 1, khoản 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 26; Điều 33; Điều 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61; Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.” Theo đó, hành vi lập khống chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. Đồng thời, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Căn cứ Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội tham ô tài sản như sau: “1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;” Theo quy định của pháp luật hình sự, nếu cấu thành tội phạm, hành vi lập chứng từ, khai khống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm chiếm đoạt tài sản làm của riêng của cơ quan, tổ chức là hành vi tham ô. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội và số tiền đã chiếm đoạt mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt khác nhau được quy định tại Điều 353 nêu trên. Căn cứ Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau: “Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây: 1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;” Ngoài ra, hành vi khai khống chứng từ kế toán của người lao động nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người sử dụng lao động thì người vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về lao động bằng hình thức kỷ luật sa thải. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Lập khống chứng từ kế toán bị xử phạt như thế nào? Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666