Điều kiện gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?

Anh Mạnh - Phú Thọ có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Điều kiện gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?  . Tôi xin cảm ơn"

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây.

1. Thời hạn giấy phép lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao lâu?

Theo Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thời hạn của giấy phép lao động như sau:

Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

2. Điều kiện gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định như sau:

Điều 16. Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này.

3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.

3. Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn là bao lâu?

Điều 19 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn như sau:

Điều 19. Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn
Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Theo đó, các trường hợp được quy định tại Điều 10 Nghị định này như sau:

Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật VietlawyerVới kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/

Chưa có thống kê chính thức, nhưng ở Việt Nam có lẽ có hàng nghìn các công ty luật khác nhau, hoạt động đa ngành nghề lĩnh vực. Vậy nên việc tìm kiếm được 1 công ty luật có đủ trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ nhiệt huyết, tâm huyết và trách nhiệm để đồng hành với khách hàng là một việc rất khó khăn;

VietLawyer, xin được chia sẻ 6 lý do giúp bạn đưa ra quyết định và quyết định chọn Công ty Luật THHH VietLawyer là người đồng hành, tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

1. Đội ngũ Luật sư trình độ cao:

- Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp;

- Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

- Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Luật sư là Công An (về hưu), Giám đốc pháp chế các tập đoàn, ngân hàng, Giảng viên các trường đại học, học viện tư pháp...

- Đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý nhiệt tình được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt.

2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm:

- Đội ngũ Luật sư sáng lập đều trên 40 tuổi (sinh năm 1981, 1982) và có đến 17 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Tài chính Ngân hàng, Hôn nhân và gia đình...

- Trong quá làm việc đã tư vấn, tranh tụng và giải quyết nhiều vụ việc khó, có giá trị lớn trong mọi lĩnh vực.

3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực

- Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bớt phần bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đứng trước phiên tòa hoặc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

- Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn nỗ lực học tập, tìm hiểu, phấn đấu để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.

- VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng.

4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý

- Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng;

- Chúng tôi luôn mong muốn có được nhiều khách hàng hơn là nhiều lợi nhuận mà ít khách hàng, vì thế chính sách giá hợp lý luôn được Vietlawyer áp dụng trong suốt quá trình phát triển của mình.

5. Tiết kiệm thời gian

Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn tư vấn, đại diện, bảo vệ,... vậy nên, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.

Với vài trò là Luật sư, chúng tôi luôn tuân thủ các trình tự thủ tục thời gian làm việc của các quan nhà nước để đảm bảo rằng, không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, công việc của khách hàng.

6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng

- Thực hiện việc trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu;

- Chia sẻ, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân, cùng cơ quan nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm, đúng thủ tục...nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng. VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.

Với sologan "Luật sư Việt - Luật sư của bạn!", chúng tôi luôn đồng hành gắn bó, tư vấn, bảo vệ và chia sẽ cùng khách hàng. Và luôn lắng nghe, cầu thị, học tập để có được sự tin yêu từ khách hàng.

Công ty Luật Vietlawyer xin được gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý thân chủ, đã ủng hộ, giúp đỡ và tin tưởng chúng tôi trong những năm qua.

Được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2021, với đội ngũ Luật sư đông đảo, có thâm niên công tác trong ngành đều trên 10 năm, giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó Công ty Luật Vietlawyer còn có đội ngũ cố vấn là các Tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên, giám đốc pháp chế, công an (nghỉ hưu) lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra với đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý trẻ, năng động, tài năng, nhiệt tình, được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Chúng tôi, đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa để khách hàng thất vọng trong những năm qua.

Tại Vietlawyer, Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ: Thủ tục hành chính, tư vấn, tranh tụng, trong các lĩnh vực:

- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp theo vụ việc và thường xuyên;

- Tư vấn, tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong các vụ án hình sự;

- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc/vụ án tranh chấp dân sự;

- Tư vấn định hướng luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động;

- Tư vấn, đại diện theo quỷ quyền để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cử luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, đại diện cho thân chủ trong các vụ án, vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài;

- Và các vụ án, vụ việc về kinh doanh thương mại, hành chính, sở hữu trí tuệ...

Dù là vụ án, vụ việc nào với tâm đức của mình, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc trách nhiệm của mình, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ).

Với thế mạnh của mình, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển để thu hút nhân tài, mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyên sâu những nghiệp vụ pháp luật, nghiệp vụ tố tụng, kỹ năng giải quyết vụ việc... để hoàn thành tốt hơn, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình.

Và luôn hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng.

Trân trọng.

Banner bài biết

BẠN ĐANG QUAN TÂM

Anh Lâm - Bắc Giang gửi câu hỏi tới Công ty Luật Vietlawyer câu hỏi như sau: "Tôi tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty, nếu tôi nghỉ bên công ty hiện tại thì tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?" Cảm ơn anh đã gửi thông tin về Công ty Luật VietLawyer, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  Căn cứ theo 42 Luật Việc làm năm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp:  1.  Trợ cấp thất nghiệp. 2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. 3. Hỗ trợ Học nghề. 4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013: Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và b, khoản 1 điều 43 Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c, khoản 1, Điều 43 của Luật này.  Nếu anh Lâm thuộc các quy định trên của Luật Việc làm 2013 thì hoàn toàn có khả năng nhận bảo hiểm thất nghiệp.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Cho tôi hỏi, phụ lục hợp đồng lao động có một số điều khoản có cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung nào? Nhờ anh chị Luật sư giải đáp (Anh Văn - Cà Mau) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: 1. Phụ lục hợp đồng lao động là gì? Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận không thể tách rời, dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng lao động. 2.Phụ lục hợp đồng lao động có một số điều khoản có cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung nào? Căn cứ quy định Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau: Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. 3.Người sử dụng lao động muốn bổ sung phụ lục hợp đồng lao động phải báo trước bao nhiêu ngày? Căn cứ quy định Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động 1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung. 2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. 3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Căn cứ quy định khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau: Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. ... Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động được xem là một bộ phận của hợp đồng lao động. Chính vì vậy, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phụ lục hợp đồng lao động thì cũng phải báo cho bên kia biết. Trong trường hợp người sử dụng lao động muốn bổ sung phụ lục hợp đồng lao động thì phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho người lao động về việc bổ sung phụ lục hợp đồng lao động. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về phụ lục hợp đồng lao động. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
1. Người lao động có được tự đóng bảo hiểm xã hội cho mình không? Căn cứ tại Khoản 1, 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau: 2. Đối tượng áp dụng 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. ... 4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. ... Theo đó, đối với trường hợp người lao động tự đóng bảo hiểm xã hội cho mình hay có nghĩa là người lao động sẽ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì trước hết phải là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Đối tượng tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH bao gồm sau đây: - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018. - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi. - Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố. - Người lao động giúp việc gia đình. - Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương. - Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình. - Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu. - Người tham gia khác. Như vậy, đối với những người lao động thuộc trường hợp nêu trên sẽ được phép tự đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho bản thân theo quy định của pháp luật. 2. Bảo hiểm xã hội được hoạt động trên nguyên tắc nào? Theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội được hoạt động trên nguyên tắc sau đây: - Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. - Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. - Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. - Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. - Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. Được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương của doanh nghiệp quyết định. - Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về chế độ bảo hiểm xã hội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Người lao động chưa đủ 15 tuổi không được làm việc quá bao nhiêu tiếng trong 1 ngày theo quy định? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau: Thời giờ làm việc của người chưa thành niên 1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Như vây, căn cứ theo quy định nêu trên thì người lao động chưa đủ 15 tuổi không được làm việc quá 04 tiếng trong 01 ngày. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, giải quyết kịp thời.
Bạn Phạm Thuật có đặt có đặt câu hỏi về cho Luật sư: Thưa luật sư, xin hỏi: Sau khi bị sa thải thì người lao động có nhận được những khoản trợ cấp nào không ? Cảm ơn! 1. Người lao động bị sa thải có được trợ cấp gì không? Cảm ơn về câu hỏi của bạn. Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, Luật sư tư vấn cho bạn như sau: 1.1. Căn cứ sa thải theo quy định pháp luật lao động Theo quy định của Bộ luật lao động người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải khi vi phạm một trong những căn cứ như: + Có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc. + Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động + Gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động + Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa được xóa kỷ luật + Người lao động bị xử lý kỷ luật cách chức mà vẫn tái phạm + Người lao động tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng trong 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm. Vậy nếu như người lao động bị sa thải thì các quyền lợi, chế độ được hưởng sẽ là những gì? Có khác gì so với người lao động nghỉ việc thông thường. 1.2. Các khoản tiền được nhận khi bị sa thải 1.2.1 Trợ cấp thôi việc Trợ cấp thôi việc là khoản hỗ trợ từ phía người sử dụng lao động cho người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt. Tuy nhiên khoản trợ cấp này không trả cho tất cả người lao động khi chấm dứt hợp đồng, trợ cấp thôi việc chỉ áp dụng trong 10 trường hợp chấm dứt hợp đồng được liệt kê tại điều 46 Bộ luật lao động năm 2019 Điều 46. Trợ cấp thôi việc 1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này - Hết hạn hợp đồng lao động; - Công việc theo hợp đồng lao động được hoàn thành; - Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; - Người lao động bị kết án tù giam, tử hình, bị cấm làm việc; - Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc tuyên bố chết; - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật; - Người sử dụng lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc tuyên bố chết; hoặc chấm dứt hoạt động; - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đối với trường hợp sa thải, người lao động sẽ không nhận được trợ cấp thôi việc, bởi như đã trình bày ở trên việc sa thải dựa trên vi phạm trong quá trình làm việc của người lao động nên người lao động không có quyền hưởng trợ cấp thôi việc. 1.2.2 Trợ cấp thất nghiệp Đối với trợ cấp thất nghiệp thì người lao động bị sa thải vẫn có thể được hưởng, khi đáp ứng các điều kiện sau đây: + Chấm dứt hợp đồng (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật) + Trước khi bị sa thải phải có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu 12 tháng + Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có quyết định sa thải phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm, hồ sơ gồm có: 1. Đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp (tham khảo tại đây: Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất ) 2. Sổ bảo hiểm xã hội 3. Bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực quyết định sa thải. Như vậy dựa theo quy định của Luật việc làm về chế độ trợ cấp thất nghiệp thì pháp luật không loại trừ trường hợp sa thải thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, miễn sao người lao động bị sa thải đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như những trường hợp hưởng trợ cấp thất nghiệp khác. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo năm đóng bảo hiểm thất nghiệp, đóng một đến ba năm thì hưởng trợ cấp 3 tháng; thêm một năm được hưởng trợ cấp thêm một tháng. Mức hưởng được tính bằng 60% dựa trên bình quân lương của 6 tháng trước khi người lao động bị sa thải. 1.2.3 Bảo hiểm xã hội một lần Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 được quy định như sau: Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội sau một năm nghỉ việc. Khác với trợ cấp thôi việc và thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần không phân biệt người lao động chấm dứt hợp đồng trong trường hợp nào, không loại trừ người lao động bị sa thải mà chỉ cần người lao động không tiếp tục làm việc tại đơn vị sử dụng lao động, không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội trong một năm và tính đến thời điểm đề nghị hưởng bảo hiểm một lần thì tổng thời gian đóng bảo hiểm là dưới 20 năm. Vì thế người lao động bị sa thải vẫn có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thỏa mãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội là dưới 20 năm. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm có các giấy tờ sau: 1. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần (tải tại đây: Mẫu đơn xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần bản cập nhật mới nhất) 2. . Sổ bảo hiểm xã hội Mức hưởng: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; >> Như vậy, trong các khoản trợ cấp mà người lao động thường nhận khi nghỉ việc thì chỉ có trợ cấp thôi việc là người lao động bị sa thải không được nhận, còn trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần nếu như đủ điều kiện luật định thì người lao động vẫn được hưởng. Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi, mọi vướng mắc về vấn đề sa thải và chế độ của người lao động cần tư vấn, mời quý khách hàng liên hệ hotline 0927.625.666 để được hỗ trợ chi tiết. Trân trọng cảm ơn!
Người lao động bị sa thải có được chốt bảo hiểm xã hội không? Chị A (Hà Giang) đã gửi câu hỏi về Công ty luật VietLawyer để nhờ tư vấn vụ việc như sau: Năm 2022, tôi ký hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với Công ty cổ phần xây dựng HB. Tuy nhiên, đến đầu năm 2023, do con trai tôi bị ốm nằm viện nên tôi xin phép phòng nhân sự nghỉ 5 ngày để chăm sóc cháu, sau 05 ngày tình trạng cháu vẫn chưa tốt nên được nên tôi đã tự ý nghỉ thêm 02 ngày mà không báo với công ty. Do đó Công ty quyết định sa thải đối với tôi vì cho rằng tôi nghỉ quá 5 ngày/ tháng. Từ khi nhận quyết định sa thải đến nay, tôi đã nhiều lần liên lạc với Công ty để xin được chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội để làm nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, nhưng Công ty vẫn chưa giải quyết cho tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Khi tôi bị Công ty sa thải thì có được chốt thời gian đóng BHXH và được trả lại Sổ bảo hiểm xã hội hay không? Luật sư tư vấn: Đối với trường hợp của chị A, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm như sau, rất mong có thể giúp chị bảo vệ được quyền lợi của mình: 1. Việc Công ty ra Quyết định sa thải chị A có đúng quy định của pháp luật hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP: “Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.” Như vậy, người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong 30 ngày đầu kể từ ngày đầu tiên tự ý nghỉ việc thì sẽ bị áp dụng kỷ luật sa thải; nếu tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng Về các trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: “Điều 13. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Do thiên tai, hỏa hoạn mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể có mặt để làm việc; 2. Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, đứa trẻ mà người lao động mang thai hộ đang nuôi theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.” Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng bao gồm: +) Bị thiên tai, hỏa hoạn không khắc phục được; +) Bản thân, bố mẹ, con hợp pháp bị ốm có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền; Trong trường hợp của bạn: con của bạn bị bệnh phải nhập viện để cấp cứu, điều trị, do đó việc bạn nghỉ việc chăm sóc con coi là nghỉ việc có lý do chính đáng. Do đó công ty không thể căn cứ vào việc bạn nghỉ việc này để sa thải bạn. Trong trường hợp công ty vẫn tiến hành sa thải bạn; việc sa thải này trái với quy định của pháp luật. Để bảo đảm quyền lợi của mình; bạn có thể yêu cầu Công đoàn hoặc hòa giải viên tiến hành hòa giải. Nếu không hòa giải được; bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết. 2.Người lao động bị sa thải có quyền được chốt và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội: Tại khoản 8 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động là: “Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.” Như vậy, khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì họ vẫn được người sử dụng lao động giải quyết các quyền lợi, chế độ như các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khác, cụ thể Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: “Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động 1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. 2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.” Trở lại với câu hỏi của chị A, trong trường hợp chị bị Công ty sa thải, chị vẫn hoàn toàn có quyền yêu cầu Công ty hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời trả lại Sổ bảo hiểm xã hội đã giữ của chị. Việc Công ty giữ sổ bảo hiểm xã hội của chị A là hành vi trái pháp luật, gây khó khăn cho người lao động khi họ thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hoặc các chế độ khác thuộc quyền lợi chính đáng của người lao động. Vì vậy, hành vi giữ sổ của người lao động có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: “Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.” Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt được xác định gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân. Do đó, chị Đ có thể tự mình hoặc ủy quyền cho Công ty Luật lập Công văn yêu cầu Công ty giải quyết việc hoàn trả sổ bảo hiểm xã hội, đồng thời, phân tích rõ hậu quả pháp lý mà Công ty có thể phải gánh chịu nếu không giải quyết yêu cầu của chị Đ theo quy định của pháp luật. 3. Người lao động bị sa thải cần làm gì để đòi lại sổ bảo hiểm xã hội: Trong trường hợp quá thời hạn giải quyết quyền lợi cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do sa thải mà người sử dụng lao động vẫn chưa chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì người lao động có các quyền sau: – Gửi Công văn gửi trực tiếp người sử dụng lao động về việc yêu cầu hoàn thành việc xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời, trả lại bản cứng sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. – Khiếu nại tới Thanh tra lao động thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về việc giải quyết quyền lợi cho người lao động. – Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi người sử dụng lao động đóng trụ sở. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  hoặc theo hotline số: 0927.625.666
Thời giờ làm việc tối đa của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Thời giờ làm việc của người chưa thành niên 1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. 2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, thời giờ làm việc tối đa của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Ngoài ra người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
 
hotline 0927625666