Xô xát trong giờ làm tại nơi làm việc có được tính là tai nạn lao động không?

   Chị H - Hòa Bình có gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer với nội dung như sau: "Trong giờ làm tuần trước, tôi và đồng nghiệp vì bất đồng ý kiến nên đã xảy ra cãi cọ dẫn đến xô xát phải nhập viện. Xin hỏi Luật sư, xô xát trong giờ làm tại nơi làm việc có được tính là tai nạn lao động không? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!". 

Cảm ơn câu hỏi của chị H, Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của Khách hàng qua bài viết dưới đây:

1. Tai nạn lao động là gì?

   Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

   Tai nạn lao động có thể xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, hoặc ngoài nơi làm việc và ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại.

2. Phân loại tai nạn lao động

   Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP tai nạn lao động có thể được phân loại theo mức độ thiệt hại cho người lao động thành 03 loại như sau:

   - Tai nạn lao động làm chết người (Tai nạn lao động chết người): Là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau:

    Chết tại nơi xảy ra tai nạn

    Chết trên đường đi cấp cứu, hoặc trong thời gian cấp cứu

    Chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận của biên bản giám định pháp y.

    Người lao động được quyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

   - Tai nạn lao động bị thương nặng (Tai nạn lao động nặng): Là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

   - Tai nạn lao động bị thương nhẹ (Tại nạn lao động nhẹ): Là tai nạn lao động không thuộc 02 trường hợp nêu trên.

3. Người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi nào?

   Khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như sau:

“Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).”

   Như vậy, đối tượng được hưởng trợ cấp từ tai nạn lao động là người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra.

4. Xô xát trong giờ làm tại nơi làm việc có được tính là tai nạn lao động không?

   Căn cứ theo Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

“1, Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau: 

a, Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b, Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c, Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.”

   Đối với trường hợp của chị H, do tranh cãi và bất đồng ý kiến nên chị và đồng nghiệp có xảy ra xô xát phải nhập viện. Tai nạn này dù xảy ra tại nơi làm việc; trong giờ làm việc nhưng nguyên nhân là do mâu thuẫn cá nhân giữa chị H và đồng nghiệp; chính vì vậy trường hợp này sẽ không được tính là tai nạn lao động. Phía công ty chị H đang công tác sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với tai nạn của chị.

   Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

Chưa có thống kê chính thức, nhưng ở Việt Nam có lẽ có hàng nghìn các công ty luật khác nhau, hoạt động đa ngành nghề lĩnh vực. Vậy nên việc tìm kiếm được 1 công ty luật có đủ trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ nhiệt huyết, tâm huyết và trách nhiệm để đồng hành với khách hàng là một việc rất khó khăn;

VietLawyer, xin được chia sẻ 6 lý do giúp bạn đưa ra quyết định và quyết định chọn Công ty Luật THHH VietLawyer là người đồng hành, tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

1. Đội ngũ Luật sư trình độ cao:

- Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp;

- Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

- Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Luật sư là Công An (về hưu), Giám đốc pháp chế các tập đoàn, ngân hàng, Giảng viên các trường đại học, học viện tư pháp...

- Đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý nhiệt tình được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt.

2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm:

- Đội ngũ Luật sư sáng lập đều trên 40 tuổi (sinh năm 1981, 1982) và có đến 17 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Tài chính Ngân hàng, Hôn nhân và gia đình...

- Trong quá làm việc đã tư vấn, tranh tụng và giải quyết nhiều vụ việc khó, có giá trị lớn trong mọi lĩnh vực.

3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực

- Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bớt phần bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đứng trước phiên tòa hoặc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

- Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn nỗ lực học tập, tìm hiểu, phấn đấu để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.

- VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng.

4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý

- Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng;

- Chúng tôi luôn mong muốn có được nhiều khách hàng hơn là nhiều lợi nhuận mà ít khách hàng, vì thế chính sách giá hợp lý luôn được Vietlawyer áp dụng trong suốt quá trình phát triển của mình.

5. Tiết kiệm thời gian

Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn tư vấn, đại diện, bảo vệ,... vậy nên, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.

Với vài trò là Luật sư, chúng tôi luôn tuân thủ các trình tự thủ tục thời gian làm việc của các quan nhà nước để đảm bảo rằng, không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, công việc của khách hàng.

6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng

- Thực hiện việc trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu;

- Chia sẻ, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân, cùng cơ quan nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm, đúng thủ tục...nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng. VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.

Với sologan "Luật sư Việt - Luật sư của bạn!", chúng tôi luôn đồng hành gắn bó, tư vấn, bảo vệ và chia sẽ cùng khách hàng. Và luôn lắng nghe, cầu thị, học tập để có được sự tin yêu từ khách hàng.

Công ty Luật Vietlawyer xin được gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý thân chủ, đã ủng hộ, giúp đỡ và tin tưởng chúng tôi trong những năm qua.

Được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2021, với đội ngũ Luật sư đông đảo, có thâm niên công tác trong ngành đều trên 10 năm, giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó Công ty Luật Vietlawyer còn có đội ngũ cố vấn là các Tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên, giám đốc pháp chế, công an (nghỉ hưu) lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra với đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý trẻ, năng động, tài năng, nhiệt tình, được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Chúng tôi, đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa để khách hàng thất vọng trong những năm qua.

Tại Vietlawyer, Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ: Thủ tục hành chính, tư vấn, tranh tụng, trong các lĩnh vực:

- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp theo vụ việc và thường xuyên;

- Tư vấn, tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong các vụ án hình sự;

- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc/vụ án tranh chấp dân sự;

- Tư vấn định hướng luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động;

- Tư vấn, đại diện theo quỷ quyền để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cử luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, đại diện cho thân chủ trong các vụ án, vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài;

- Và các vụ án, vụ việc về kinh doanh thương mại, hành chính, sở hữu trí tuệ...

Dù là vụ án, vụ việc nào với tâm đức của mình, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc trách nhiệm của mình, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ).

Với thế mạnh của mình, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển để thu hút nhân tài, mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyên sâu những nghiệp vụ pháp luật, nghiệp vụ tố tụng, kỹ năng giải quyết vụ việc... để hoàn thành tốt hơn, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình.

Và luôn hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng.

Trân trọng.

Banner bài biết

BẠN ĐANG QUAN TÂM

Chị Hoa – Hà Tĩnh có đặt câu hỏi về cho VietLawyer như sau: “Chồng tôi trên đường di chuyển từ nơi làm việc về nhà sau giờ tan ca làm đã bị tai nạn xe máy. Vậy trong trường hợp này chồng tôi có được hưởng trợ cấp không? Trên cơ sở câu hỏi trên của khách hàng về vấn đề hưởng trợ cấp trong trường hợp gặp tai nạn khi trên đường di chuyển, Công ty Luật TNHH Vietlawyer có trả lời như sau: Theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động trong trường hợp: a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý Bên cạnh đó, căn cứ theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015: Điều 39 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động .... 2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người theo động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật này Ngoài điều kiện trên, để hưởng trợ cấp tai nạn lao động nếu mức suy giảm lao động từ 5% trở lên do tai nạn trong các trường hợp trên và không thuộc các nguyên nhân không được chi trả theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015           Do đó, trong trường hợp này, nếu chồng chị tham gia bảo hiểm tai nạn lao động mà bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nhà theo tuyến đường, thời gian hợp lý thì sẽ được bồi thường nếu do lỗi người khác gây ra hoặc được trợ cấp nếu do lỗi của chồng chị gây ra. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer . Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Chị Lan – Hà Nội có đặt câu hỏi cho Vietlawyer như sau: "Tôi và công ty kí kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ tháng 03/2024 đến tháng 11/2024, tuy nhiên, do nếu tôi có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với công ty thì tôi có được chi trả trợ cấp thôi việc không?" Trên cơ sở câu hỏi trên của khách hàng về vấn đề hưởng trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty Luật TNHH Vietlawyer có trả lời như sau: 1. Trợ cấp thôi việc là gì? Trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động 2. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động trong trường hợp người lao động làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:  + Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hợp đồng lao động + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động + Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật   + Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. + Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động  + Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 Bộ luật lao động  3. Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc bao gồm: + Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động + Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội Vậy trong trường hợp này, nếu chị và công ty kí kết hợp đồng lao động và chị làm việc thường xuyên, liên tục tại công ty từ đủ 12 tháng trở lên và chị không thuộc 2 trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc thì công ty sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho chị Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật VietLawyer. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng các dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Trong những năm nay, tranh chấp lao động ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là liên quan đến tranh chấp tiền lương, thu nhập, và hợp đồng lao động. Điều đó đặt ra vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tạo ra sự ổn định của quan hệ lao động. Vậy quy định pháp luật về tranh chấp lao động hiện nay như thế nào - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Tranh chấp lao động là gì? Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 quy định như sau: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Trên thực tế, tranh chấp lao động bao gồm các tranh chấp về lương thực tế, giờ làm việc, điều kiện làm việc hay những quyền lợi khác như bảo hiểm xã hội và thâm hụt lương. Trong một số trường hợp, tranh chấp lao động cũng có thể bao gồm việc giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, vi phạm quy định về an toàn lao động, hoặc các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. 2. Đặc điểm của tranh chấp lao động Tranh chấp lao động gắn liền với quan hệ lao động Tranh chấp lao động thường phát sinh từ các chủ thể tham gia vào mối quan hệ lao động bao gồm tranh chấp giữa người lao động với bên sử dụng lao động hoặc tập thể lao động với đối tượng sử dụng lao động. Đối tượng của tranh chấp lao động thường liên quan đến nội dung của quan hệ lao động như quyền và lợi ích chính đáng được quy định trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc nội quy nội bộ của doanh nghiệp. Tranh chấp lao động không chỉ tranh chấp về quyền mà còn tranh chấp về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Quan hệ lao động được phát sinh từ việc thỏa thuận và đàm phán giữa các bên.Tuy nhiên, sau khoảng thời gian, một trong hai bên có thể không thực hiện hoặc trở nên không phù hợp với thỏa thuận ban đầu. Khi đó, vấn đề tranh chấp càng trở nên tất yếu khi quyền lợi và lợi ích của cả hai bên đều bị ảnh hưởng. Tranh chấp lao động còn phụ thuộc vào quy mô và số lượng tham gia của một bên tranh chấp là người lao động Trong tranh chấp lao động cá nhân, tác động của nó đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thường chỉ ở mức độ hạn chế nên mức độ ảnh hưởng là không quá nghiêm trọng. Còn mức độ tác động của tranh chấp tập thể phụ thuộc vào phạm vi của xảy ra tranh chấp. Tranh chấp lao động có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân, gia đình của người lao động và đôi khi còn có thể ảnh hưởng đến an ninh công cộng. 3. Các loại tranh chấp lao động  Tại Khoản 2 Điều 179 BLLĐ 2019  quy định các loại tranh chấp lao động, bao gồm: (1) Tranh chấp lao động cá nhân giữa: - Người lao động với người sử dụng lao động; - Người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại. (2) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động Căn cứ Điều 80 Bộ luật lao động năm 2019, khi giải quyết tranh chấp lao động cần tuân thủ các nguyên tắc sau: + Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động. + Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. + Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật + Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động + Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thầm yên giải quyết tranh chấp, ao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý. 5. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động  5.1 Tranh chấp giữa cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động Căn cứ theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019, việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân được thực hiện bởi các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền như Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động và Tòa án nhân dân. Trình tự giải quyết ở từng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền như sau: Giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải viên lao động Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải: - Liên quan đến việc xử lý kỷ luật lao động dưới hình thức sa thải hoặc vấn đề về việc chấm dứt hợp đồng lao động một cách đơn phương; - Về các quyền bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; - Mối quan hệ giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động; - Về các vấn đề bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm bệnh nghề nghiệp; - Liên quan đến quyền bồi thường thiệt hại giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; - Mối quan hệ giữa người lao động thuê lại và người sử dụng lao động thuê lại. Các trường hợp không bắt buộc tham gia quá trình hòa giải như trên hoặc khi quá trình hòa giải đã hết thời hạn mà hòa giải viên lao động không thực hiện tiến hành hòa giải hoặc khi quá trình hòa giải không thành theo quy định thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong những phương thức sau để giải quyết tranh chấp: Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết  Trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết thông qua hòa giải, hết thời hạn hòa giải hoặc hòa giải không thành, các bên tranh chấp có thể yêu cầu sự can thiệp của Hội đồng trọng tài lao động. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết ngoại trừ trường hợp sau 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết, nếu Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp một trong các bên không tuân thủ quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động, các bên cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân Dựa theo những quy định nêu trên, Tòa án nhân dân sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân trong những trường hợp sau: - Các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp không bắt buộc phải thông qua Hòa giải viên; - Nếu một trong các bên không tuân thủ quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 5.2 Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động Giải quyết tranh chấp lao động tập thể sẽ được phân loại thành giải quyết tranh chấp về quyền và giải quyết tranh chấp về lợi ích. Trong đó các quan có thẩm quyền được quy định như sau: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền Theo quy định tại khoản 2 của Điều 191 và khoản 2 của Điều 195 trong Bộ luật Lao động năm 2019, cả tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích trong tranh chấp lao động tập thể đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải do hòa giải viên lao động được tiến hành trước khi có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành các thủ tục đình công. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền từng giai đoạn như sau: - Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải cho tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của họ bị vi phạm; - Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của họ bị vi phạm; - Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của họ bị vi phạm. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm: Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Mạnh - Hà Nội có câu hỏi gửi Vietlawyer như sau: "Đi làm ngày Tết Âm lịch được tính lương như thế nào?. Tôi cảm ơn."  1. Quy định pháp luật về nghỉ, lễ tết Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nghỉ, lễ tết như sau: 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). 2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. 3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này. Căn cứ theo điểm b khoản 1 điều luật trên người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong Tết Âm lịch là 05 ngày. 2. Đi làm ngày Tết Âm lịch được tính lương như thế nào theo quy định pháp luật? Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau: 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Như vậy, theo điểm c khoản 1 điều luật trên thì người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Anh Mạnh - Phú Thọ có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Điều kiện gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?  . Tôi xin cảm ơn" Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thời hạn giấy phép lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là bao lâu? Theo Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thời hạn của giấy phép lao động như sau: Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm. 2. Điều kiện gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam quy định như sau: Điều 16. Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động 1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày. 2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này. 3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp. 3. Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn là bao lâu? Điều 19 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn như sau: Điều 19. Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn Thời hạn của giấy phép lao động được gia hạn theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định này nhưng chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm. Theo đó, các trường hợp được quy định tại Điều 10 Nghị định này như sau: Điều 10. Thời hạn của giấy phép lao động Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm: 1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết. 2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. 3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. 5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ. 6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. 7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó. 8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. 9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Anh Lâm - Bắc Giang gửi câu hỏi tới Công ty Luật Vietlawyer câu hỏi như sau: "Tôi tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty, nếu tôi nghỉ bên công ty hiện tại thì tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?" Cảm ơn anh đã gửi thông tin về Công ty Luật VietLawyer, chúng tôi trả lời câu hỏi của anh như sau:  Căn cứ theo 42 Luật Việc làm năm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp:  1.  Trợ cấp thất nghiệp. 2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm. 3. Hỗ trợ Học nghề. 4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013: Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây: a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và b, khoản 1 điều 43 Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c, khoản 1, Điều 43 của Luật này.  Nếu anh Lâm thuộc các quy định trên của Luật Việc làm 2013 thì hoàn toàn có khả năng nhận bảo hiểm thất nghiệp.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Cho tôi hỏi, phụ lục hợp đồng lao động có một số điều khoản có cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung nào? Nhờ anh chị Luật sư giải đáp (Anh Văn - Cà Mau) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: 1. Phụ lục hợp đồng lao động là gì? Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận không thể tách rời, dùng để quy định chi tiết hoặc sửa đổi một số điều khoản trong hợp đồng lao động. 2.Phụ lục hợp đồng lao động có một số điều khoản có cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung nào? Căn cứ quy định Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau: Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực. Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. 3.Người sử dụng lao động muốn bổ sung phụ lục hợp đồng lao động phải báo trước bao nhiêu ngày? Căn cứ quy định Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động 1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung. 2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. 3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết. Căn cứ quy định khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau: Phụ lục hợp đồng lao động 1. Phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động. 2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động. ... Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động được xem là một bộ phận của hợp đồng lao động. Chính vì vậy, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phụ lục hợp đồng lao động thì cũng phải báo cho bên kia biết. Trong trường hợp người sử dụng lao động muốn bổ sung phụ lục hợp đồng lao động thì phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho người lao động về việc bổ sung phụ lục hợp đồng lao động. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về phụ lục hợp đồng lao động. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
 
hotline 0927625666