DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Chị Mai (Nghệ An) có đặt câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Tôi và người yêu tôi ở chung với nhau được 2 năm và có 1 đứa con. Hiện nay 2 chúng tôi có xảy ra mâu thuẫn cá nhân và quyết định không ở chung với nhau nữa. Vậy, luật sư cho tôi hỏi: Ai được quyền nuôi con trong trường hợp này? Tôi cảm ơn." Tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn luôn là tình huống pháp lý phức tạp và có thể gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan. Vậy trong trường hợp khi hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con chung thì việc nuôi con khi hai bên chia tay sẽ thuộc về bên nào? Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập. 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận. 1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ: – Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên; – Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện. Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Cách chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn - Tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn là một trong những tranh chấp thường gặp khi hai vợ chồng ly hôn. Vậy làm thế nào để chứng minh được bản thân có điều kiện tốt hơn đối phương để có thể giành được quyền nuôi con khi ly hôn? Qua nội dung bài viết dưới đây, Công ty Luật Vietlawyer sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến Cách chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. 1. Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn. Tòa án sẽ xem xét giải quyết quyền nuôi con trong 02 trường hợp sau: Thứ nhất, Tòa án sẽ phải xem xét sự thỏa thuận về quyền nuôi con trong yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận của các đương sự về vấn đề nuôi con và tài sản. Thứ hai, Tòa án xem xét giải quyết và xét xử tranh chấp về quyền nuôi con trong vụ án ly hôn. Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: 2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” 2. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cha hoặc mẹ sau khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Trường hợp hai vợ chồng thỏa thuận được quyền nuôi con khi ly hôn. Hai vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận Toà án vẫn sẽ xem xét điều kiện nuôi con của người trực tiếp nuôi con. Tuy vợ/chồng được thỏa thuận quyền nuôi con nhưng sự thỏa thuận này phải đảm bảo quyền và lợi ích của con. Nếu có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi cho con thì Tòa án sẽ không công nhận sự thỏa thuận đó. Ví dụ: Hai vợ chồng ly hôn thuận tình, thỏa thuận chồng sẽ nuôi con gái 06 tuổi, vợ sẽ nuôi con con trai 05 tuổi. Tuy nhiên, người chồng không có công ăn việc làm, lại đang cai nghiện tự nguyện, không có người nhà hỗ trợ chăm sóc con. Trường hợp này, Tòa án có thể không công nhận thỏa thuận nuôi con của hai vợ chồng. Trường hợp không thỏa thuận được. Trường hợp vợ/chồng không thỏa thuận được, mỗi bên đều muốn giành quyền nuôi con hoặc không nuôi con thì phải chứng minh điều kiện nuôi con hay không nuôi con tương ứng với yêu cầu của mình. Những điều kiện vợ/chồng cần chứng minh để giành quyền nuôi con gồm: Điều kiện về vật chất. Điều kiện về mặt vật chất như: Ăn; ở; sinh hoạt; điều kiện học tập;… Các bên có thể chứng minh bằng cách trình bảng lương, giấy tờ chứng minh thu nhập của mình, các nguồn tài chính khác và cách chăm sóc con sau khi ly hôn. Theo quy định tại khoản 3 điều 81 bộ luật hôn nhân gia đình quy định cụ thể như sau: "Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. 3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Như vậy, trường hợp một bên không có khả năng kinh tế để nuôi dưỡng con, thậm trí là trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi mà người mẹ không có điều kiện về kinh tế thì cũng có thể không được quyền nuôi con. Do vậy, điều kiện về mặt vật chất kinh tế là rất quan trọng để giành quyền nuôi con. Pháp luật không yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải có những điều kiện về mặt vật chất quá lớn, phải thật giàu có, nhưng ít nhất cũng phải đáp ứng được điều kiện tối thiểu, có công việc và thu nhập ổn định, hoặc có tài sản riêng đủ để đáp ứng điều kiện cơ bản của con. Điều kiện về tinh thần, sức khỏe. Điều kiện về mặt tinh thần được thể hiện như: Thời gian chăm sóc; dạy dỗ; giáo dục con; tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí; nhân cách đạo đức; trình độ học vấn;… của cha mẹ. Vấn đề sức khỏe cũng là một trong những điều kiện để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn rất quan trọng. Nếu như sức khỏe yếu thì khả năng giành quyền nuôi con của người đó cũng sẽ bất lợi hơn so với người có sức khỏe tốt.  Lưu ý: Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi mẹ được ưu tiên trực tiếp nuôi, con từ đủ 07 tuổi trở lên có quyền đưa ra nguyện vọng, chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình. Điều kiện về mặt đạo đức xã hội. Người nào muốn giành quyền nuôi con cần phải có đạo đức xã hội tốt, có phẩm chất làm cha, làm mẹ tốt thì sẽ có lợi thế, được Tòa án xem xét trao quyền nuôi con sau ly hôn. Nhìn nhận một cách rõ ràng, một người có đạo đức xã hội tốt sẽ nuôi dưỡng được một đứa trẻ có nhân cách tốt. Trẻ em là những đối tượng có tư duy còn non nớt, dễ bị hưởng và định hướng nhân cách từ môi trường xung quanh.  Về mặt đạo đức xã hội, nếu như một bên có hạn chế về mặt đọa đức như: thường xuyên vi phạm pháp luật; có lối sống đồi trụy; xúi giục hoặc ép buộc người con làm việc trái đạo đức và pháp luật thường xuyên đánh đập, lăng mạ, chửi bới con…thì sẽ bị hạn chế quyền nuôi con. Bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn gồm những gì? Tuy pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện cũng như căn cứ để ấn định giao con cho cha hay mẹ. Nhưng trên thực tế, các bên thường sẽ chứng minh những vấn đề sau đây: Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con. Yếu tố vật chất là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án dùng làm căn cứ khi đưa ra phán quyết trao quyền nuôi con cho vợ/chồng. Người không có thu nhập ổn định khó có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho con. Do đó, người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có điều kiện vật chất đảm bảo nuôi con. Những nhu cầu tối thiểu dành cho một đứa trẻ như: Nhu cầu được ăn uống đủ và đảm bảo dinh dưỡng; Được mặc đủ, mặc ấm; Được đi học; Có nơi ở ổn định;… Vợ/chồng cần chứng minh tình trạng tài chính ổn định bằng việc chứng minh mình có thu nhập đảm bảo nuôi con như: bảng lương; sổ đóng bảo hiểm xã hội; doanh thu bán hàng;… Chứng minh về điều kiện vật chất tốt hơn không phải là yếu tố quyết định về quyền nuôi con. Nhưng nếu bạn không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp thì rất có thể sẽ không giành được quyền nuôi con. Có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con. Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con. yêu thương con thì vợ/chồng sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con. Những bằng chứng trong trường hợp này có thể lịch làm việc của người muốn giành quyền nuôi con, hoặc bằng chứng chứng minh đối phương không đủ điều kiện nuôi con như thường xuyên đi công tác, thường xuyên đi xa nhà và không có thời gian chăm sóc cho con. Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương. Ngoài yếu tố về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển, quan điểm, nguyện vọng của con. Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp. Đây được xem là một trong những yếu tố để Tòa án xem xét giao quyền nuôi con. Nếu xét về mọi phương diện nêu trên, vợ/chồng có điều kiện tương tự nhau thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét quyết định giao con cho cho ai nuôi dưỡng. Nội dung này có thể xét đến ở các khía cạnh như: Trong thời gian đang chung sống, vợ/chồng có những hành động như: không quan tâm đến con; hay đánh đập, có hành vi bạo lực con về mặt tinh thần; không cho con được phát triển năng khiếu theo mong muốn của con;… những hành động này đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của con. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do lỗi của đối phương, ví dụ như vợ/chồng đã có những hành vi: ngoại tình; bạo lực gia đình;… cho thấy vợ/chồng là một tấm gương không tốt với con. Nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con. Tuy nhiên, vợ/chồng muốn giành quyền nuôi con phải có bằng chứng chứng minh rõ ràng những nội dung trên để Tòa án có căn cứ xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con. Trên đây là bài viết của Công ty Luật Vietlawyer về vấn đề Cách chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình thì có thể liên hệ tới Luật sư ly hôn theo các địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ.
 
hotline 0927625666