HỎI ĐÁP: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Nguyên Tắc Chia Tài Sản Sau Ly Hôn - Khi ly hôn, tài sản của vợ chồng bắt buộc phải phân chia dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở của Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014, Vietlawyer, xin được tư vấn về nguyên tắc chia tài sản sau ly hôn như sau: 1. Căn cứ pháp lý Điều 59, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: "1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết. 2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. 3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. 5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này." 2. Hướng dẫn của Luật sư: + Nguyên tắc chia đôi (Khoản 2, điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình) nhưng có tính đến các yếu tố sau: -  Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; - Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; - Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nguyên tắc chia đôi là mỗi bên được một nửa (1/2) giá trị tài sản đã tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, người thẩm phán sẽ xét đến các yếu tố khác như: Hoàn cảnh riêng của mỗi bên, công sức đóng góp, lỗi của các bên ... nghĩa là không áp dụng một cách cứng nhắc việc chia đôi là 50:50 giá trị tài sản mà có thể hiểu một cách linh hoạt hơn việc chia đôi có thể là: 40:60 hoặc 45:55 giá trị tài sản tạo lập được.  Trên thực tế, trong những trường hợp đặc biệt chúng tôi đã thấy có thể chia tỷ lệ: 70:30 hoặc 80:20 vẫn được xem là hợp pháp và đúng luật. + Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật (Không chia được bằng hiện vật mới chia bằng giá trị  có thanh toán phần chênh lệch giá trị). Nguyên tắc này khá dễ hiểu, pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại cho bên kia bằng số tiền chênh lệch. + Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó (trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung thì bên không nhận tài sản sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó). Vì vậy, nếu không thể tự thỏa thuận về chia tài sản và yêu cầu Tòa án chia tài sản thì Tòa án sẽ dựa vào các nguyên tắc trên để chia tài sản.  Khách hàng có nhu cầu phân chia tài sản khi ly hôn thì liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời hoặc tham khảo các dịch vụ tại đây. ===============================================================================
Thủ Tục Nhận Nuôi Con Nuôi - Nhận nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Trên các quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010, Vietlawyer xin được tư vấn về hồ sơ, thủ tục nhận nuôi con nuôi như sau: 1. Đối tượng được nhận làm con nuôi Theo Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về các đối tượng nhận làm con nuôi gồm: - Trẻ em dưới 16 tuổi; - Người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; + Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Nguyên tắc nhận nuôi con nuôi: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. 2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi: 2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi: Người nhận nuôi con nuôi phải đảm bảo các điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. - Có tư cách đạo đức tốt. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi. 2.2. Những người không được nhận con nuôi Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định, những người không được nhận con nuôi gồm: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù - Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh  dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. 3. Quy định về sự đồng ý trong việc nhận con nuôi Việc nhận con nuôi phải được sự đồng ý theo quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010: - Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; Nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. - Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. - Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. 4. Trình tự, thủ tục nhận con nuôi 4.1 Hồ sơ của người nhận con nuôi Theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 hồ sơ của người nhận con nuôi gồm: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010. 4.2 Hồ sơ của người được nhận nuôi trong nước Theo Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010, hồ sơ của người được nhận nuôi trong nước gồm: - Giấy khai sinh; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; - Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; - Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; - Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; - Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự; - Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng. 4.3 Trình tự thực hiện đăng ký nhận con nuôi Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi - Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú. *Thời hạn giải quyết việc nhận con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan - UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người liên quan tại mục 4 bài viết này. - Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến. Bước 3: Cấp giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi - UBND xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi. - UBND trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi; Ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người tại mục 4 bài viết này. - Trường hợp UBND cấp xã từ chối đăng ký, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại mục 4, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do. - Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi. Ngoài ra, Điều 23 Luật Nuôi con nuôi 2010 cũng quy định, 06 tháng/lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng. UBND cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi. Trên đây là các nội dung liên quan đến thủ tục nhận nuôi con.  Trên đây là các nội dung liên quan đến thủ tục nhận nuôi con và cần nhiều thủ tục với cơ quan nhà nước, cơ quan nước ngoài và chứng cứ, chứng minh... để bảo vệ các quyền lợi của khách hàng. Khi bạn có nhu cầu hay liên hệ với Vietlawyer.vn để được tư vấn hỗ trợ. ===============================================================================
Dịch Vụ Ly Hôn Tại Đà Nẵng | Nhanh | Giá Tốt | Bảo Mật, được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp dịch vụ trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trong cả nước và trong đó có Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, dịch vụ ly hôn của Công ty Luật Vietlawyer luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật, hiệu quả và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Đà Nẵng là thành phố lớn của Việt Nam, với nhiều ngành công nghiệp phát triển và đặc biệt phát triển ngành du lịch. Với nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được thay đổi nên khó tránh khỏi những vấn đề khác phát sinh trong các mối quan hệ. Vậy nên tình trạng hôn nhân cũng phức tạp và là tỉnh có tỷ lệ ly hôn khá cao, chính vì thế mà Luật sư Hôn nhân gia đình, Luật sư ly hôn, dịch vụ ly hôn ở Đà Nẵng cũng phát triển mạnh. Tại Đà Nẵng, Công ty Luật Vietlawyer cung cấp các dịch vụ ly hôn, cụ thể: 1. Dịch vụ ly hôn thuận tình tại Đà Nẵng:  Khi mà cả hai bên vợ hoặc chồng đều đồng ý và đồng thuận thì việc giải quyết sẽ được chúng tôi cung cấp nhanh chóng, gọn nhẹ. 2. Dịch vụ ly hôn đơn phương tại Đà Nẵng:  Vụ việc sẽ phức tạp hơn vì khi đó hai vợ chồng chưa thỏa thuận được hết các vấn đề trong hôn nhân và có tranh chấp tại Tòa. Khi đó sẽ cần trải qua nhiều quy trình thủ tục khác nhau, nhưng với kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết theo yêu cầu của khách hàng. 3. Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Đà Nẵng: Là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam; hoặc trường hợp cả 2 là người Việt Nam nhưng một bên vợ hoặc chồng không thường trú tại Việt Nam theo Điều 127, Luật hôn nhân gia đình năm 2014. 4. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về tài sản sau ly hôn tại Đà Nẵng: Đây là việc khó và phức tạp, việc đưa ra phương án không tối ưu có thể gây thiệt hại lớn cho khách hàng. Nhưng với kinh nghiệm của Vietlawyer thì đây không phải là vấn đề lớn, khách hàng sẽ được bảo vệ tuyệt đối. Ngoài ra những phát sau khi đã có bản án và khả năng thi hành án, cũng là một vấn đề nan giải (khó giải quyết), của các vụ án ly hôn, cũng sẽ được Luật sư Việt  tư vấn tận tình cho khách hàng. 5. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về con cái, sau ly hôn tại Đà Nẵng: Ly hôn, con cái chịu thiệt thòi, tuy nhiên việc giải quyết quyền nuôi con xưa nay chưa khi nào dễ dàng cả. Đôi khi vụ việc còn có thể bị đẩy lên và kéo dài nhiều năm. Ai nuôi được quyền nuôi con khi ly hôn? Chứng mình điều kiện để nhận quyền nuôi con như thế nào? Con trên 7 tuổi thì xử lý như thế nào? Còn dưới 36 tháng sẽ áp dụng quy định nào??? Tất cả những nội dung này, sẽ được chúng tôi tư vấn và bảo vệ khách hàng theo quy định của pháp luật. Vai trò, công việc của luật sư thực hiện dịch vụ ly hôn trọn gói, nhanh; 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án tối ưu nhất; 2. Soạn và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chi tiết cho khách hàng chỉ việc đọc rồi ký; 3. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 4. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 5. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Tại Đà Nẵng, chúng tôi cung cấp dụng vụ ly hôn khắp các quận, huyện, thành phố tại Đà Nẵng: Dịch vụ ly hôn Quận Thanh Khê, Dịch vụ ly hôn quận Cẩm Lệ, Dịch vụ ly hôn quận Liên Chiểu, Dịch vụ ly hôn quận Ngũ Hành Sơn, Dịch vụ ly hôn quận Hải Châu, Dịch vụ ly hôn huyện Hoàng Sa, Dịch vụ ly hôn huyện Hòa Vang. ==============================================================================
Dịch Vụ Ly Hôn Tại Bình Định | Nhanh | Giá Tốt | Bảo Mật, được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp dịch vụ trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trong cả nước và trong đó có Bình Định. Dịch vụ ly hôn tại Bình Định của Công ty Luật Vietlawyer luôn được khách hàng đánh giá cao về tốc độ giải quyết, tính bảo mật, hiệu quả và giá cả tốt nhất nhì thị trường. Bình Định là một tỉnh ven biển, phát triển các ngành công nghiệp, du lịch,... Với nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được thay đổi nên khó tránh khỏi những vấn đề khác phát sinh trong các mối quan hệ. Vậy nên tình trạng hôn nhân cũng phức tạp và là tỉnh có tỷ lệ ly hôn khá cao, chính vì thế mà Luật sư Hôn nhân gia đình, Luật sư ly hôn, dịch vụ ly hôn tại Bình Định cũng phát triển mạnh. Công ty Luật Vietlawyer cung cấp các dịch vụ ly hôn tại Bình Định, cụ thể: 1. Dịch vụ ly hôn thuận tình tại Bình Định:  Khi mà cả hai bên vợ hoặc chồng đều đồng ý và đồng thuận thì việc giải quyết sẽ được chúng tôi cung cấp nhanh chóng, gọn nhẹ. 2. Dịch vụ ly hôn đơn phương tại Bình Định:  Vụ việc sẽ phức tạp hơn vì khi đó hai vợ chồng chưa thỏa thuận được hết các vấn đề trong hôn nhân và có tranh chấp tại Tòa. Khi đó sẽ cần trải qua nhiều quy trình thủ tục khác nhau, nhưng với kinh nghiệm của mình, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải quyết theo yêu cầu của khách hàng. 3. Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Bình Định:  Là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam; hoặc trường hợp cả 2 là người Việt Nam nhưng một bên vợ hoặc chồng không thường trú tại Việt Nam theo Điều 127, Luật hôn nhân gia đình năm 2014. 4. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về tài sản sau ly hôn tại Bình Định: Đây là việc khó và phức tạp, việc đưa ra phương án không tối ưu có thể gây thiệt hại lớn cho khách hàng. Nhưng với kinh nghiệm của Vietlawyer thì đây không phải là vấn đề lớn, khách hàng sẽ được bảo vệ tuyệt đối. Ngoài ra những phát sau khi đã có bản án và khả năng thi hành án, cũng là một vấn đề nan giải (khó giải quyết), của các vụ án ly hôn, cũng sẽ được Luật sư Việt  tư vấn tận tình cho khách hàng. 5. Dịch vụ giải quyết tranh chấp về con cái, sau ly hôn tại Bình Định: Ly hôn, con cái chịu thiệt thòi, tuy nhiên việc giải quyết quyền nuôi con xưa nay chưa khi nào dễ dàng cả. Đôi khi vụ việc còn có thể bị đẩy lên và kéo dài nhiều năm. Ai nuôi được quyền nuôi con khi ly hôn? Chứng mình điều kiện để nhận quyền nuôi con như thế nào? Con trên 7 tuổi thì xử lý như thế nào? Còn dưới 36 tháng sẽ áp dụng quy định nào??? Tất cả những nội dung này, sẽ được chúng tôi tư vấn và bảo vệ khách hàng theo quy định của pháp luật. Vai trò, công việc của luật sư thực hiện Dịch vụ ly hôn tại Bình Định trọn gói, nhanh; 1. Tư vấn cho khách hàng, lựa chọn phương án tối ưu nhất; 2. Soạn và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chi tiết cho khách hàng chỉ việc đọc rồi ký; 3. Thu thập thông tin, chứng cứ cần thiết để bảo vệ khách hàng; 4. Tham gia các hòa giải khách hàng để đảm bảo mọi quyền lợi của khách hàng; 5. Tham gia tòa án, bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng. Tại Bình Định, chúng tôi cung cấp dụng vụ ly hôn khắp các huyện, thành phố tại Bình Định: Dịch vụ ly hôn Thành phố Quy Nhơn , Dịch vụ ly hôn Thị xã An Nhơn, Dịch vụ ly hôn huyện Tuy Phước, Dịch vụ ly hôn huyện Phù Cát, Dịch vụ ly hôn huyện Phù Mỹ, Dịch vụ ly hôn huyện Hoài Nhơn, Dịch vụ ly hôn huyện Vân Canh ,... Khách hàng có nhu cầu ly hôn thì liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời hoặc tham khảo các dịch vụ tại đây
Khi Ly Hôn, Con Cái Có Được Chia Tài Sản Không? - Khi cha mẹ ly hôn về nguyên tắc phân chia tài sản chỉ tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Việc con có được chia tài sản hay không phụ thuộc vào thỏa thuận của cha mẹ. Nếu xác định tài sản đó là tài sản chung của gia đình thì sẽ được chia phù hợp với công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập, duy trì và phát triển tài sản.  Trên các quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015, Công ty Luật Vietlawyer xin được tư vấn về việc khi ly hôn con cái có được chia tài sản không như sau: 1. Căn cứ pháp lý: Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: "1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. 2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này." Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình: "1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. 2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này." Điều 217  Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sử dụng tài sản chung "1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác." 2. Hướng dẫn của Luật sư: Khi cha mẹ ly hôn, thì con cái được chia tài sản trong các trường hợp sau: 2.1. Bố mẹ thỏa thuận về việc để lại tài sản cho con Trường hợp cả hai cùng thỏa thuận thống nhất chia tài sản của mình cho con cái sau khi ly hôn thì con cái có quyền được hưởng tài sản. Trường hợp không thể thỏa thuận hay có tranh chấp thì Tòa án sẽ chia dựa trên tình hình thực tế và quy định của pháp luật. 2.2. Con cái là đồng sở hữu chung tài sản với bố mẹ Trong trường hợp tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó. Khi vợ chồng ly hôn và tiến hành việc chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó. Nếu tài sản có ghi nhận công sức của con cái trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng  vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con đối với tài sản đó. Khi mua hoặc nhận tặng cho, thừa kế chung. Việc con cái và cha mẹ cùng mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Vì vậy, khi bố mẹ ly hôn thì con cái vẫn sẽ được phân chia tài sản đó. Tài sản thuộc sở hữu của con vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của con, không chia khi bố mẹ ly hôn. 2.3. Con trên 18 tuổi có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không? Pháp Luật Hôn nhân và Gia đình không quy định cha mẹ khi ly hôn phải chia tài sản cho con cái. Việc chia tài sản hay không chia tài sản cho con hoàn toàn thuộc quyền quyết định của cha mẹ. Vì vậy, để chia tài sản cho con thì cha mẹ có thể thỏa thuận về việc chia tài sản cho con. Vì vậy, khi ly hôn nếu bố mẹ không thỏa thuận thì con cái không được chia tài sản trừ trường hợp tài sản đó là tài sản chung của gia đình.  Khách hàng có nhu cầu ly hôn thì liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời hoặc tham khảo các dịch vụ tại đây.
Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài - Hiện nay, cùng với sự giao lưu và hội nhập thế giới thì việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài không còn là vấn đề xa lạ và khó khăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết các quy định của pháp luật về thủ tục và điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam. Vậy khi muốn đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ gì? Thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Các trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. 1. Kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thể là công dân nước ngoài hoặc có thể là người không có quốc tịch. Trong quan hệ kết hôn này một bên công dân là người Việt Nam, một bên là người nước ngoài khi kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam thì người nước ngoài phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn Hồ sơ đăng ký: - Đơn đăng ký kết hôn với người nước ngoài; - Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài; - Giấy xác nhận độc thân của công dân Việt Nam; - Giấy khám sức khỏe để đăng ký kết hôn; - Giấy tờ khác (bản sao trích lục hộ tịch về việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn,...). Thủ tục đăng ký: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. Người Việt Nam có thể mang hồ sơ lên nộp mà không cần có văn bản ủy quyền của người nước ngoài. Bước 3: Chờ xử lý và nhận kết quả: Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Sau khi xác định hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Lúc đó, hai bạn (hai bên nam nữ) sẽ cần đến UBND cấp huyện nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận kết hôn, và thực hiện một số thủ tục liên quan. 2. Hai bên kết hôn là người nước ngoài nhưng thường trú tại Việt Nam và kết hôn với nhau tại Việt Nam.  Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch đang sinh sống, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp này dựa trên yếu tố quốc tịch thì hai bên tham gia quan hệ hôn nhân là công dân nước ngoài nhưng sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ hôn nhân lại xảy ra tại Việt Nam và theo pháp luật Việt Nam đây được coi là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Hai bên tham gia quan hệ hôn nhân cần đáp ứng các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam, tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước Việt Nam bên cạnh các thủ tục theo quy định tại nước người đó mang quốc tịch. Hồ sơ: Tờ khai xin đăng ký kết hôn theo mẫu, bản sao hộ chiếu và xuất trình bản chính để đối chiếu, giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 6 tháng, giấy xác nhận nơi cư trú hiện tại của cả hai bên, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của hai bên. Thủ tục:  Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. Bước 3: Chờ xử lý và nhận kết quả: Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Sau khi xác định hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Lúc đó, hai bạn (hai bên nam nữ) sẽ cần đến UBND cấp huyện nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận kết hôn, và thực hiện một số thủ tục liên quan. 3. Kết hôn giữa công dân Việt Nam tại nước ngoài. Theo đó hai bên tham gia quan hệ hôn nhân đều là người mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên sự kiện pháp lý kết hôn làm phát sinh quan hệ giữa hai công dân Việt Nam lại xác lập ở nước ngoài. Vì vậy, không chỉ đăng ký kết hôn ở nước ngoài mà khi hai người về nước phải làm thủ tục ghi chú kết hôn ở Việt Nam. Hồ sơ: - Tờ khai xin đăng ký kết hôn theo mẫu; - Bản sao hộ chiếu và xuất trình bản chính để đối chiếu; - Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 6 tháng,  - Giấy xác nhận của UBND cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh về tình trạng hôn nhân của người đó. Thủ tục: Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện Bước 2: Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện nơi tạm chú của đương sự Bước 3: Hai bên đương sự phải có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ kết hôn.  Bước 4: Sau khi về Việt Nam, hai bên mang giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để thực hiện việc ghi chú kết hôn tại Việt Nam. 1.4. Kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài Hồ sơ: - Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; - Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng;  - Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng; - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;  - Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận cư trú; ​Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó. Thủ tục:  Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện Bước 2: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn Bước 3: Cơ quan đại diện niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở cơ quan Bước 4: Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan đại diện nơi tạm trú của đương sự (nếu tạm trú tại nước khác) Bước 5: Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá 90 ngày; hết thời hạn này mà đương sự mới yêu cầu tổ chức Lễ đăng ký kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu. Hai bên đương sự phải có mặt để ký vào giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Khách hàng có thắc mắc, cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến hôn nhân vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
 
hotline 0927625666