-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hotline
0927625666Luật phòng, chống bạo hành gia đình 2022 chính thức có hiệu lực và những điểm mới - Tại nước ta Luật phòng, chống bạo hành gia đình năm 2007 đã thi hành được khá nhiều năm và dần bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy Chính phủ đã ban hành Luật phòng, chống bạo hành gia đình 2022 để thay thế. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin sau đây.
Ngày 14/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, gồm 06 chương, 56 điều, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thay thế Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Một trong những điểm mới của Luật Phòng chống bạo lực gia đình là đã bổ sung Điều 2 giải thích từ ngữ được sử dụng trong Luật này. Cụ thể gồm định nghĩa của cấm tiếp xúc; nơi tạm lánh; giáo dục hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.
Riêng định nghĩa bạo lực gia đình thì Luật năm 2022 đã bổ sung thêm hậu quả “có khả năng gây tổn hại về tình dục” là biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình, cụ thể:
“1. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”
Hiện nay, Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình đang có hiệu lực quy định, có 09 hành vi bị xem là bạo lực gia đình.
Từ 01/7/2023 - thời điểm Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực, Luật mới đã nâng các hành vi bị coi là bạo lực gia đình lên 16 hành vi và sửa đổi một số hành vi, cụ thể gồm:
- Bổ sung mới:
+ Cưỡng ép chứng kiến bạo lực với người, vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
+ Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc (là thành viên gia đình); không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em.
+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, hình thể, năng lực của thành viên gia đình;
+ Tiết lộ/phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
+ Cưỡng ép trình diễn khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực.
+ Cưỡng ép mang thai, lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai;
+ Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình học tập.
- Sửa đổi: Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng trong khi trước chỉ quy định “Cưỡng ép quan hệ tình dục”.
Như vậy, so với quy định hiện hành chỉ có 09 hành vi bạo lực gia đình, Luật mới đã tăng lên 16 hành vi trong đó có nhiều hành vi mà trước nay nhiều người chưa nghĩ tới đó là bạo lực gia đình và không lường trước được hậu quả có thể xảy ra.
Trước nay, nhiều người nghĩa rằng bạo lực gia đình chỉ áp dụng với mối quan hệ gia đình hiện tại mà không áp dụng với những người đã từng ly hôn, chung sống với nhau như vợ chồng, người đã từng là cha, mẹ nuôi…Và thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều vụ bạo lực liên quan đến các thành viên gia đình của người đã ly hôn, người sống chung với nhau như vợ chồng; thậm chí là giữa thành viên của người đã ly hôn hoặc sống chung với nhau như vợ chồng.
Nhận thấy thiếu sót đó, khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã bổ sung thêm một số đối tượng cũng áp dụng các hành vi bị coi là bạo lực gia đình gồm:
“2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.”
Hiện nay, quy định này chỉ áp dụng với “thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng”.
2.4. Đặt người bị bạo lực gia đình là trung tâm phòng, chống bạo lực gia đình
Đây là nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được đặc biệt nhấn mạnh tại khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022:
“ Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
1. Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.
Người bị bạo lực gia đình là đối tượng chịu nhiều hậu quả trực tiếp cả về thể chất và tâm lý, là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt khi họ là những người yếu thế trong xã hội như phụ nữ và trẻ em.”
Bởi vậy, khi ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình phải là trung tâm của các biện pháp phòng chống bạo lực. Đồng thời, không chỉ trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ là các đối tượng được ưu tiên bảo vệ mà luật mới còn bổ sung thêm một số đối tượng nữa:
“ 2. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.”
Như vậy, hiện nay, cả trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người cao tuổi đều là đối tượng được ưu tiên bảo vệ quyền lợi khi gặp phải hành vi bạo lực gia đình.
Từ 01/7/2023, Luật mới nhấn mạnh “bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em” và bổ sung, quy định rõ thêm các đối tượng ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích gồm “phụ nữ mang thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (không chỉ là phụ nữ chung chung như hiện nay), người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc…
2.5. Tháng 6 là tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình
Quy định này mới được bổ sung tại Điều 7 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022. Theo đó, tháng 6 hàng năm được chọn để tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy việc phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình. Các hoạt động để tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình sẽ do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn.
2.6. Bổ sung nhiều quyền của người bị bạo lực gia đình
Từ 01/7/2023, Điều 9 Luật năm 2022 có sửa đổi như sau:
- Quy định cụ thể các thông tin được giữ bí mật: Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
- Bổ sung quyền được cung cấp các kỹ năng để ứng phó với bạo lực gia đình và quyền được trợ giúp xã hội.
- Bổ sung quyền:
+ Được yêu cầu người bạo lực gia đình bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và khắc phục hậu quả;
+ Được thông tin về quyền, nghĩa vụ về quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình cũng như việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.
+ Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm phòng, chống bạo lực gia đình.
2.7. Những địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình
Từ 01/7/2023, Điều 19 Luật mới quy định cụ thể các địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về bạo lực gia đình gồm:
- UBND cấp xã nơi bạo lực gia đình xảy ra.
- Công an, Đồn Biên phòng gần nhất với nơi xảy ra bạo lực gia đình.
- Các trường học có người bị bạo lực gia đình học tập.
- Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư nơi xảy ra bạo lực gia đình.
- Người đứng đầu tổ chức chính trị, xã hội cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình.
- Tổng đài phòng, chống bạo lực gia đình quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tổng đài này mà Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đang thí điểm đường dây nóng 1800.1768 để hỗ trợ miễn phí phụ nữ, trẻ em gái bị bạo lực.
Ngoài ra, khi trẻ em bị bạo hành, xâm hại thì cá nhân, tổ chức có thể gọi đến tổng đài quốc gia 111 để bảo vệ các quyền lợi của trẻ em.
Đồng thời, Luật mới cũng quy định việc báo tin, tố giác bạo lực gia đình có thể thực hiện theo các hình thức: Gọi điện, nhắn tin, gửi đơn hoặc thư hoặc trực tiếp.
2.8. Người bạo lực gia đình phải lao động công ích
Từ 01/7/2023, theo điểm i khoản 1 Điều 22 Luật năm 2022, thực hiện công việc phục vụ cộng đồng là một trong những biện pháp để ngăn chặn bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực.
Trong khi đó, theo quy định hiện nay, Luật 2007 không đưa ra biện pháp này. Theo đó, đây là việc có quy mô nhỏ, trực tiếp phục vụ lợi ích của cộng đồng gồm:
- Trồng, chăm sóc cây xanh ở nơi công cộng;
- Sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, nhà văn hoá…
- Thực hiện các công việc cải thiện môi trường sống, cảnh quan của cộng đồng.
Do đó, người có hành vi bạo lực gia đình có thể phải tham gia phục vụ công ích theo danh mục công việc do Chủ tịch UBND cấp xã công nhận và quyết định, tổ chức.
2. 9. Hai trường hợp công an xã yêu cầu người bạo lực gia đình đến trụ sở làm việc
Nội dung này là nội dung mới được quy định tại Điều 24 Luật năm 2022. Theo đó, sau khi được phân công giải quyết vụ việc bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã có quyền yêu cầu người bạo lực đến trụ sở để làm rõ thêm các thông tin, giải quyết trong trường hợp:
- Trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc bản thân mình là người bị bạo lực gia đình.
- Có căn cứ cho rằng việc bạo lực gia đình có thể tiếp tục gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Việc yêu cầu đến trụ sở làm việc phải được lập biên bản và có người trong cộng đồng dân cư chứng kiến.
2.10. Trình tự giải quyết tin báo, tố giác bạo lực gia đình
Việc xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022:
Bước 1: Cá nhân tổ chức báo tin, tố giác bạo lực gia đình tại một trong 06 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác nêu trên.
Bước 2: Sau khi nhận được tin báo, tố giác thì công an, Đồn Biên phòng nơi xảy ra hành vi bạo lực thực hiện:
- Kịp thời ngăn chặn, xử lý trong phạm vi quyền hạn của mình.
- Thông báo cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực
Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã xử lý/phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về bạo lực gia đình hoặc báo cáo bạo lực gia đình trừ trường hợp có dấu hiệu hình sự.
Riêng người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai/đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người bị bạo lực thì Chủ tịch UBND cấp xã phân công công an xã xử lý ngay.
Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về Luật phòng, chống bạo hành gia đình 2022. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
VietLawyer, xin được chia sẻ 6 lý do giúp bạn đưa ra quyết định và quyết định chọn Công ty Luật THHH VietLawyer là người đồng hành, tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:
1. Đội ngũ Luật sư trình độ cao:
- Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp;
- Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;
- Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Luật sư là Công An (về hưu), Giám đốc pháp chế các tập đoàn, ngân hàng, Giảng viên các trường đại học, học viện tư pháp...
- Đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý nhiệt tình được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt.
- Đội ngũ Luật sư sáng lập đều trên 40 tuổi (sinh năm 1981, 1982) và có đến 17 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Tài chính Ngân hàng, Hôn nhân và gia đình...
- Trong quá làm việc đã tư vấn, tranh tụng và giải quyết nhiều vụ việc khó, có giá trị lớn trong mọi lĩnh vực.
- Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bớt phần bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đứng trước phiên tòa hoặc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.
- Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn nỗ lực học tập, tìm hiểu, phấn đấu để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.
- VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng.
- Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng;
- Chúng tôi luôn mong muốn có được nhiều khách hàng hơn là nhiều lợi nhuận mà ít khách hàng, vì thế chính sách giá hợp lý luôn được Vietlawyer áp dụng trong suốt quá trình phát triển của mình.
Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn tư vấn, đại diện, bảo vệ,... vậy nên, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.
Với vài trò là Luật sư, chúng tôi luôn tuân thủ các trình tự thủ tục thời gian làm việc của các quan nhà nước để đảm bảo rằng, không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, công việc của khách hàng.
- Thực hiện việc trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu;
- Chia sẻ, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân, cùng cơ quan nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm, đúng thủ tục...nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.
- Đối với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng. VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.
Với sologan "Luật sư Việt - Luật sư của bạn!", chúng tôi luôn đồng hành gắn bó, tư vấn, bảo vệ và chia sẽ cùng khách hàng. Và luôn lắng nghe, cầu thị, học tập để có được sự tin yêu từ khách hàng.
Công ty Luật Vietlawyer xin được gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý thân chủ, đã ủng hộ, giúp đỡ và tin tưởng chúng tôi trong những năm qua.
Được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2021, với đội ngũ Luật sư đông đảo, có thâm niên công tác trong ngành đều trên 10 năm, giàu kinh nghiệm.
Bên cạnh đó Công ty Luật Vietlawyer còn có đội ngũ cố vấn là các Tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên, giám đốc pháp chế, công an (nghỉ hưu) lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn.
Ngoài ra với đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý trẻ, năng động, tài năng, nhiệt tình, được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam.
Chúng tôi, đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa để khách hàng thất vọng trong những năm qua.
Tại Vietlawyer, Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ: Thủ tục hành chính, tư vấn, tranh tụng, trong các lĩnh vực:
- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp theo vụ việc và thường xuyên;
- Tư vấn, tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong các vụ án hình sự;
- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc/vụ án tranh chấp dân sự;
- Tư vấn định hướng luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động;
- Tư vấn, đại diện theo quỷ quyền để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cử luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai;
- Tư vấn, đại diện cho thân chủ trong các vụ án, vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài;
- Và các vụ án, vụ việc về kinh doanh thương mại, hành chính, sở hữu trí tuệ...
Dù là vụ án, vụ việc nào với tâm đức của mình, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc trách nhiệm của mình, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ).
Với thế mạnh của mình, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển để thu hút nhân tài, mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyên sâu những nghiệp vụ pháp luật, nghiệp vụ tố tụng, kỹ năng giải quyết vụ việc... để hoàn thành tốt hơn, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình.
Và luôn hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng.
Trân trọng.
Miễn phí giao hàng toàn quốc
Tiếp tục mua hàng