TRẢ LỜI: LUẬT KINH DOANH THƯƠNG MẠI

"Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải sử dụng không?" - Câu hỏi của anh M. Thành (Hải Phòng) Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ khoản 1; khoản 2 Điều 59 và Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) được quy định như sau: "Điều 59. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022. 2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022. Điều 60. Xử lý chuyển tiếp 1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trường hợp từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn. 2. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này." Như vậy, theo như những quy định trên, thì từ ngày 01/07/2022 bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp do Chi cục Thuế cấp có được sử dụng hóa đơn điện tử không? - Hóa đơn bán hàng (hay còn gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp/hóa đơn thông thường) là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Công ty Luật VietLawyer tư vấn như sau: Về các loại hóa đơn điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022), như sau: " Điều 3: Giải thích từ ngữ ... 2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó: a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn. b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế...." Về đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ được quy định cụ thể tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, như sau: - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này. - Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh. Trong đó, khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế. Như vậy, đối chiếu theo các quy định trên, hộ kinh doanh cá thể thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn trực tiếp và nộp thuế theo phương thức thuế khoán được sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết.
Có phải xuất hóa đơn đối với hàng mẫu giao cho khách hàng hay không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Có phải xuất hóa đơn đối với hàng mẫu giao cho khách hàng hay không? Về vấn đề của chị, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu nguyên tắc xuất hóa đơn như sau: "Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ 1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này." Theo đó, khi cung cấp hàng mẫu cho khách hàng thì vẫn thuộc trường hợp xuất hóa đơn. Còn nếu đơn vị chỉ làm hàng mẫu và trưng bày nội bộ thì không cần phải xuất hóa đơn và không có chủ thể nhận hàng. 2. Hàng mẫu có được coi là công cụ dụng cụ hay tài sản cố định để phân bổ hoặc khấu hao hàng tháng không? Đối với vấn đề này, nếu hàng mẫu cung cấp cho khách hàng thì không liên quan gì đến công cụ dụng cụ hoặc tài sản cố định. Còn nếu để sử dụng nội bộ, trưng bày thì sẽ căn cứ theo Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để xác định có phải là tài sản cố định hay không, cụ thể như sau: "Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định: 1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình. 2. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình: Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điều kiện sau: a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình. 3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN...." Như vậy, nếu chi phí đầu vào của hàng mẫu công ty gửi cho khách hàng đáp ứng được các tiêu chí nêu trên sẽ được ghi nhận chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
Cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài? - Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Điều kiện để lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể như sau: - Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất + Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ; + Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên; + Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý. - Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất + Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. + Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: * Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; * Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này. 2. Về vấn đề kiểm tra nhu cầu kinh tế được quy định cụ thể như thế nào? Về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), được q.uy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau: - Trường hợp phải thực hiện ENT Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. - Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế + Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động; + Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý; + Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý; + Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý; + Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể: * Tạo việc làm cho lao động trong nước; * Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý; * Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý; * Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Về hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (hội đồng ENT), được quy định tại Điều 24 Nghị định 09/2018/NĐ-CP cụ thể như sau: - Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép. - Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp. - Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Thủ tục thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau (trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định 31/2021/NĐ-CP): - Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. - Trường hợp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư và thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trong trường hợp dự án đó đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. - Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế. - Vốn điều lệ của tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án đầu tư không nhất thiết phải bằng vốn đầu tư của dự án đầu tư. Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập thực hiện góp vốn và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để xử lý kịp thời.
Cổ đông công ty cổ phần được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty mất khả năng thanh toán không?  Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo khoản 5 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau: "Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. 3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. 4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. 5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. 6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán." Theo quy định trên, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Đồng thời cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. 1. Doanh nghiệp chế xuất Theo khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế. Đồng thời, hoạt động chế xuất cũng được quy định tại khoản 20 Điều 2 Nghị định này, cụ thể: " Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu." Từ những quy định trên, có thể thấy doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế. 2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất gồm có: 2.1. Trường hợp 1: Thành lập Doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) - Hồ sơ cần chuẩn bị: + Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; + Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. - Thời hạn giải quyết: + Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư; + Sở Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại GCNĐKĐT khi cấp GCNĐKĐT. 2.2. Trường hợp 2: Thành lập Doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT - Hồ sơ cần chuẩn bị: + Các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; + Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Thời hạn giải quyết: + Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT. 2.3. Trường hợp 3: Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư - Hồ sơ cần chuẩn bị: + Bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan; + Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư. - Thời hạn giải quyết: + Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư; + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp GCNĐKĐT hoặc ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại GCNĐKĐT khi cấp. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục xin cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh - Mới nhất 2023 - Doanh nghiệp của bạn muốn cấp lại giấy phép kinh doanh do bị mất, bị rách, bị cháy,... thì làm như thế nào? Thủ tục thực hiện ra sao? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Trường hợp cần xin cấp lại giấy phép kinh doanh Giấy phép kinh doanh là loại giấy cho phép các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp giấy phép kinh doanh bị mất, cháy, rách, bị tiêu hủy bằng các hình thức khác thì doanh nghiệp có thể xin cấp lại giấy phép kinh doanh. 2. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép kinh doanh - Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; - Giấy ủy quyền cho cá nhân hoặc đơn vị nộp hồ sơ (nếu có); - Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân nộp hồ sơ. 3. Nộp hồ sơ Hồ sơ được nộp theo 2 cách: - Nộp trực tiếp tại phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH và ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và làm theo hướng dẫn - Nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp 4. Nhận kết quả: - Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp lại giấy phép kinh doanh. - Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung hồ sơ. Quý khách hàng có nhu cầu xin cấp lại giấy phép kinh doanh hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được hỗ trợ, giải quyết nhanh, kịp thời. 
Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh - Trong quá trình hoạt động vì nhiều lý do khác nhau như do nhu cầu phát triển thị trường mới, Công ty có nhu cầu tìm một văn phòng mới ở trung tâm để giao dịch với khách hàng,... mà công ty cần thay đổi trụ sở. Khi thay đổi địa chỉ công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở công ty nhanh chóng, đầy đủ và đúng quy định pháp luật. Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký: - Doanh nghiệp gửi Thông báo (mẫu Phụ lục II-1) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký với nội dung gồm: + Tên, mã số doanh nghiệp mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); + Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến; + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Giấy tờ kèm theo Thông báo bao gồm: + Quyết định và bản sao hợp lện biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên, của Đại hội đồng cổ dông đối với CTCP và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; + Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1TV. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty. Khi nhận Giấy đề nghị, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký: - Doanh nghiệp gửi Thông báo (mẫu Phụ lục II-1) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới với nội dung Thông báo gồm: + Tên, mã số doanh nghiệp, MST hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp MST); + Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến; + Họ, tên, số CMND hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Giấy tờ kèm theo Thông báo bao gồm: + Bản sao hợp lệ Điều lệ đã sửa đổi của công ty; + Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên; danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH 1TV; danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với CTCP; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; + Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1TV. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký. 3. Thời gian thực hiện thủ tục và giải quyết hồ sơ: - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm làm hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi. - Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Ngoài ra, trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý như sau: - Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (mẫu 08-MST); - Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo doanh nghiệp đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến theo mẫu 09-MST. Trên đây là thủ tục thay đổi trụ sở kinh doanh, Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu thay đổi trụ sở kinh doanh hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời.
 
hotline 0927625666