TRẢ LỜI: LUẬT LAO ĐỘNG

Những trường hợp người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động - Những trường hợp người lao động có hành vi vi phạm nghĩa vụ, gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe cho bên người sử dụng lao động hoặc bên thứ ba trong quá trình lao động, thì người lao động phải bồi thường. Bồi thường thiệt hai có thể là bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định, được quy định trong hợp đồng hoặc thiệt hại ngoài hợp đồng. Công ty Luật Vietlawyer sẽ phân tích về các trường hơp người lao động phải bồi thường. 1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường Quan hệ bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh chỉ khi hai bên thiết lập quan hệ lao động theo pháp luật quy định Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi hai bên thiết lập quan hệ lao động và thiệt hại xảy ra trong thời gian người lao động đang thực hiện nhiệm vụ của người sử dụng lao động Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện như sau: - Có hành vi vi phạm hợp đồng lao động hoặc cam kết, kỷ luật trong quan hệ lao động. Hành vi vi phạm xâm hại đến quan hệ lao động hoặc các quan hệ khác được pháp luật quy định. - Có thiệt hại xảy ra  - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra - Có lỗi của người vi phạm  2. Căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường 2.1 Căn cứ vào quan hệ làm phát sinh quan hệ bồi thường - Bồi thường phát sinh trong quan hệ hợp đồng: Là trách nhiệm bồi thường do hành vi vi phạm gây thiệt hại liên quan đến quan hệ lao động như hành vi chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hành vi vi phạm kỷ luật lao động, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động - Bồi thường phát sinh trong các quan hệ khác là trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại nhưng không phải trong quan hệ lao động mà trong các quan hệ khác như quan hệ bồi thường ngoài hợp đồng 2.2 Căn cứ vào ý chí của các bên  - Bồi thường theo quy định của pháp luât: Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường hợp được pháp luật quy định trước, căn cứ là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không cần biết các bên có thỏa thuận trước hay không - Bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của hai bên: Đây là trường hợp bồi thường thiệt hại do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận trước hoặc sau khi thiệt hại xảy ra Tuy nhiên, không phải các bên muốn thỏa thuận như thế nào cũng được mà phải tuân theo quy định và giới hạn của pháp luật 2.2 Căn cứ vào thiệt hại xảy ra  - Bồi thường thiệt hại về tài sản: Là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của một bên trong quan hệ lao động khi hành vi vi phạm của họ đã gây tổn thất về tài sản cho bên kia. Thông thường thì trách nhiệm thiệt hại thường chỉ áp dụng cho người lao động nhưng trong một số trường hợp thì trách nhiệm này còn áp dụng cho cả người sử dụng lao động hoặc người thứ ba có liên quan đến quan hệ lao động. - Bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: Là trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động gây ra tai nạn cho người thứ ba. Trách nhiệm bồi thường sẽ do người sử dụng bồi thường ban đầu. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định. - Bồi thường thiệt hại do chấm dứt Hợp đồng trái pháp luật: Khi giao kết hợp đồng lao động, các bên có quyền tự do thỏa thuận theo ý chí của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nhưng sau khi hợp đồng đã có hiệu lực thì các bên bắt buộc phải tuân thủ theo. 2. Trách nhiệm bồi thường - Theo khoản 2, Điều 21, Bộ luật lao động 2019 quy định: Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm. Khi người lao động và người sử dụng lao động đã có thỏa thuận bằng văn bản về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm mà người lao động có hành vi vi phạm các quy định này thì có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động - Theo khoản 2, Điều 40, Bộ luật lao động 2019 quy định: Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước. - Theo Điều 129, Bộ luật lao động 2019 quy định: Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường. - Theo Điều 697, Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra quy định: Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Người lao động gây thiệt hại cho người thứ ba trong khi thực hiện nhiệm vụ được người sử dụng lao động giao, người lao động có lỗi sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường một phần khoản tiền bồi thường tùy theo trường hợp. Nếu khách hàng là người lao động phải chịu bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động hoặc người thứ ba, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn về thương lương tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể; - Tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, quy chế công ty, thỏa ước lao động tập thể, bồi thường thiệt hại,...; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
Thoả ước lao động tập thể | Vai trò đặc biệt của nó với người lao động - là một trong những văn bản pháp lý nội bộ công ty, có giá trị như văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thỏa ước lao động tập thể không chỉ là giảm xung đột giữa người sử dụng lao động và người lao động - mối quan hệ vốn đã không công bằng mà còn thống nhất chế độ lao động giữa những người lao động trong cùng một ngành nghề công việc trong cùng một doanh nghiệp. Công ty luật Vietlawyer.vn sẽ phân tích cho khách hàng thế nào là Thỏa ước lao động tập thể, thời hạn và vai trò của Thoả ước lao động tập thể. 1. Khái niệm, bản chất của Thoả ước lao động tập thể. 1.1 Khái niệm của Thoả ước lao động tập thể Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được ký kết bằng văn bản. Các nội dung trong thỏa ước lao động tập thể có thể là các thỏa thuận, thương lượng về những vấn đề liên quan tới quyền lợi của người lao động như: an toàn vệ sinh lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ, tiền lương, thưởng, v.v của người lao động. Thỏa ước lao động tập thể phân loại theo quy mô thì bao gồm: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, Thoả ước lao động tập thể ngành, Thỏa ước lao động tập  thể có nhiều doanh nghiệp và các loại thỏa ước lao động tập thể khác. 1.2 Bản chất của Thỏa ước lao động tập thể  Thỏa ước lao động tập thể là một loại văn bản đặc thù, có bản chất pháp lý song hợp.  Thoả ước lao động tập thể vừa là một dạng hợp đồng vừa là một dạng văn bản quy phạm. Tính hợp đồng của Thỏa ước lao động tập thể Thỏa ước lao động tập thể hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên đương nhiên thỏa ước phải mang tính chất của hợp đồng. Không thể có thỏa thuận trên nếu không có ý chí giữa hai bên. Các nội dung bên trong thỏa thuận thường là các điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động,... bảo vệ quyền lợi cho người lao động, thường có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Tính quy phạm của Thỏa ước lao động tập thể Tính chất này được hình thành thông qua nội dung thỏa ước, trình tự ký kết thỏa ước và hiệu lực của thỏa ước. Về nội dung, thỏa ước là sự cụ thể hóa các quy định của pháp luật sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị. Vì vậy nội dung của thỏa ước được xây dựng dưới dạng các quy phạm, theo từng điều khoản thể hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động. 2. Vai trò của Thỏa ước lao động tập thể Hình thành trách nhiệm ràng buộc giữa người lao động và người sử dụng lao động  Mặc dù tồn tại xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng quan hệ này vẫn tồn tại mối quan hệ cộng sinh. Người lao động cần người sử dụng lao động để đạt được mục đích là trả lương hoặc thăng cấp. Người sử dụng lao động không thể vận hành doanh nghiệp mà không có người lao động.  Để nhận được khoản thu nhập tương xứng, người lao động cần trao đổi sức lao động của mình để tạo ra giá trị mà người sử dụng lao động cần. Những giá trị đó có vai trò duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra cơ sở để trả lương cho người lao động. Vì vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như thu nhập của người lao động phụ thuộc vào trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. Giảm sự xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động Sự tồn tại của Thỏa ước lao động tập thể còn góp phần điều hòa lợi ích và hạn chế cạnh tranh không đáng có giữa người lao động và doanh nghiệp. Bởi thỏa ước lao động tập thể giúp người lao động có được vị thế bình đẳng trong mối quan hệ với người sử dụng lao động thông qua việc giúp họ đạt được những thỏa thuận có lợi hơn trong quá trình làm việc và giảm thiểu tối đa những yêu sách bất lợi từ phía doanh nghiệp. Từ đó, những tranh chấp, mâu thuẫn hoặc xung đột lợi ích giữa các bên cũng sẽ dần được hạn chế loại bỏ. Là nguồn quy phạm bổ sung cho luật lao động Xét về bản chất, Thỏa ước lao động tập thể có tính chất tương tự hợp đồng lao động khi nó là một bản thỏa thuận, thương lượng về quyền lợi giữa hai bên. Tuy nhiên thỏa ước này cũng có tính chất quy phạm, vì vậy nó còn được xem như một “bộ luật con” của doanh nghiệp. Không chỉ đơn giản là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể còn góp phần bổ sung và hoàn thiện hơn luật lao động. Chính vì thỏa ước là sự thương lượng bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động cho nên những quyền lợi của người lao động được ấn định theo hướng tiến bộ và dân chủ hơn quy định luật lao động. Nếu khách hàng có nhu cầu xây dựng Thỏa ước lao động tập thể, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn về thương lương tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể; - Tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, quy chế công ty, thỏa ước lao động tập thể,...; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
 
hotline 0927625666