12 trường hợp phải đăng ký biến động đất đai

12 trường hợp phải đăng ký biến động đất đai

1.12 trường hợp phải đăng ký biến động đất đai?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013, đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

(1) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

(2) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên.

(3) Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất.

(4) Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký.

(5) Chuyển mục đích sử dụng đất.

(6) Có thay đổi thời hạn sử dụng đất.

(7) Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.

(8) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng.

Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng (là tài riêng được xác lập trước thời kỳ hôn nhân hoặc có được bằng tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân) nhưng nay muốn chuyển thành tài sản chung thì phải đăng ký biến động.

(9) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất.

(10) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật.

(11) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề.

- Theo khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013 thì quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

- Người có thửa đất nằm phía trong (bị bao bọc bởi thửa đất phía ngoài nên không có lối đi), theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

- Việc xác lập quyền về lối đi trên đất người khác phải thực hiện đăng ký biến động.

(12) Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

2.Không đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, quy định như sau:

Không đăng ký đất đai

1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.

2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.

3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

Như vậy, không đăng ký biến động đất đai sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 3 nêu trên. Đồng thời, buộc người đang sử dụng đất không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các trường hợp phải đăng ký biến động đất đai. Nếu bạn đọc đang ở trong một trong các trường hợp nêu trên hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để được trợ giúp trong vấn đề hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý đăng ký biến động đất đai.

Chưa có thống kê chính thức, nhưng ở Việt Nam có lẽ có hàng nghìn các công ty luật khác nhau, hoạt động đa ngành nghề lĩnh vực. Vậy nên việc tìm kiếm được 1 công ty luật có đủ trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ nhiệt huyết, tâm huyết và trách nhiệm để đồng hành với khách hàng là một việc rất khó khăn;

VietLawyer, xin được chia sẻ 6 lý do giúp bạn đưa ra quyết định và quyết định chọn Công ty Luật THHH VietLawyer là người đồng hành, tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

1. Đội ngũ Luật sư trình độ cao:

- Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp;

- Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

- Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Luật sư là Công An (về hưu), Giám đốc pháp chế các tập đoàn, ngân hàng, Giảng viên các trường đại học, học viện tư pháp...

- Đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý nhiệt tình được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt.

2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm:

- Đội ngũ Luật sư sáng lập đều trên 40 tuổi (sinh năm 1981, 1982) và có đến 17 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Tài chính Ngân hàng, Hôn nhân và gia đình...

- Trong quá làm việc đã tư vấn, tranh tụng và giải quyết nhiều vụ việc khó, có giá trị lớn trong mọi lĩnh vực.

3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực

- Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bớt phần bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đứng trước phiên tòa hoặc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

- Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn nỗ lực học tập, tìm hiểu, phấn đấu để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.

- VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng.

4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý

- Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng;

- Chúng tôi luôn mong muốn có được nhiều khách hàng hơn là nhiều lợi nhuận mà ít khách hàng, vì thế chính sách giá hợp lý luôn được Vietlawyer áp dụng trong suốt quá trình phát triển của mình.

5. Tiết kiệm thời gian

Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn tư vấn, đại diện, bảo vệ,... vậy nên, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.

Với vài trò là Luật sư, chúng tôi luôn tuân thủ các trình tự thủ tục thời gian làm việc của các quan nhà nước để đảm bảo rằng, không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, công việc của khách hàng.

6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng

- Thực hiện việc trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu;

- Chia sẻ, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân, cùng cơ quan nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm, đúng thủ tục...nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng. VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.

Với sologan "Luật sư Việt - Luật sư của bạn!", chúng tôi luôn đồng hành gắn bó, tư vấn, bảo vệ và chia sẽ cùng khách hàng. Và luôn lắng nghe, cầu thị, học tập để có được sự tin yêu từ khách hàng.

Công ty Luật Vietlawyer xin được gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý thân chủ, đã ủng hộ, giúp đỡ và tin tưởng chúng tôi trong những năm qua.

Được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2021, với đội ngũ Luật sư đông đảo, có thâm niên công tác trong ngành đều trên 10 năm, giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó Công ty Luật Vietlawyer còn có đội ngũ cố vấn là các Tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên, giám đốc pháp chế, công an (nghỉ hưu) lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra với đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý trẻ, năng động, tài năng, nhiệt tình, được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Chúng tôi, đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa để khách hàng thất vọng trong những năm qua.

Tại Vietlawyer, Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ: Thủ tục hành chính, tư vấn, tranh tụng, trong các lĩnh vực:

- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp theo vụ việc và thường xuyên;

- Tư vấn, tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong các vụ án hình sự;

- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc/vụ án tranh chấp dân sự;

- Tư vấn định hướng luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động;

- Tư vấn, đại diện theo quỷ quyền để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cử luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, đại diện cho thân chủ trong các vụ án, vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài;

- Và các vụ án, vụ việc về kinh doanh thương mại, hành chính, sở hữu trí tuệ...

Dù là vụ án, vụ việc nào với tâm đức của mình, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc trách nhiệm của mình, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ).

Với thế mạnh của mình, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển để thu hút nhân tài, mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyên sâu những nghiệp vụ pháp luật, nghiệp vụ tố tụng, kỹ năng giải quyết vụ việc... để hoàn thành tốt hơn, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình.

Và luôn hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng.

Trân trọng.

Banner bài biết

BẠN ĐANG QUAN TÂM

Phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là một trong những địa phương có Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từ đầu năm 2023, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen, súng càng mở rộng bởi lẽ do sen là loại cây phù hợp với đồng đất Duy Hải, sen có ưu điểm dễ trồng, dễ thích nghi với vùng đất trũng thấp, úng nước, công chăm sóc không cần nhiều mà năng suất lại ổn định, sản phẩm dễ tiêu thụ. Vì thế, nhiều gia đình đã thế chấp tài sản, nhà, đất để đầu tư trồng sen như gia đình anh Nguyễn Văn Kiên (Tổ dân phố Đông Hải) đã mạnh dạn đứng ra thuê, thầu lại trên 10 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả của người dân để trồng sen. Đầm sen của gia đình anh Kiên mới chỉ bắt đầu trồng, xuống giống từ năm 2023 nhưng đã cho thu hoạch được 2 vụ. Hiện mỗi ngày gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 2.000 bông sen các loại, vào mùa cao điểm số bông có thể lên đến 5.000 bông, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ.  Không chỉ nhà anh Nguyễn Văn Kiên mà nhà anh Lê Văn Ngọc (Tổ dân phố Hương Cát) cũng thế chấp ngân hàng để đứng ra thuê hơn 38,5 mẫu đất để trồng sen. Anh Ngọc đã bỏ hết số tiền mà anh có cộng với số tiền anh đã thế chấp sổ đỏ để mua giống, trồng sen, thuê người chăm nom. Vào vụ sen, một ngày gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 10.000 bông - 20.000 bông các loại, thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi vụ. Mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc trồng sen còn tạo thêm việc làm thời vụ cho một số lao động địa phương cũng như góp phần tạo vẻ đẹp cho cảnh quan vùng nông thôn. Việc xây dựng đề án chuyển đổi cây trồng trên những vùng đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây sen, súng là hướng triển vọng ở Duy Hải hiện nay. Và thực tế, mô hình trồng sen, súng đã đem lại nguồn kinh tế khá giả cho nhiều hộ gia đình nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh Hà Nam thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới thuộc địa bàn phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam vì thế các thửa đất mà các hộ dân đã thuê để trồng sen nằm trong Dự án đều bị thu hồi.  Việc trồng sen, súng mới phát triển từ những năm 2023, rất nhiều hộ dân đã đổ hết vốn, thế chấp tài sản của nhà mình để đầu tư thế nhưng chỉ được 2-3 vụ thì UBND tỉnh Hà Nam ra Quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất trồng sen trên để phục vụ Dự án. Dự án nhằm cải thiện đời sống kinh tế của người dân tuy nhiên, các hộ dân trồng sen đều cảm thấy bất bình khi không được Nhà nước hay doanh nghiệp bồi thường, hỗ trợ về những tài sản trên đất. Hộ gia đình anh Lê Văn Ngọc (Tổ dân phố Hương Cát) là một trong các hộ dân bị thu hồi đất trồng sen, số tiền anh bỏ vào hơn 1 tỷ đồng và thu hoạch được 2 vụ sen, mỗi vụ lãi mấy trăm triệu đồng vẫn chưa đủ để bù vào số tiền mà gia đình anh đã bỏ ra. Gia đình anh Ngọc cũng không được nhận một đồng tiền bồi thường, hỗ trợ nào từ nhà nước hay các doanh nghiệp. Vậy số tiền mà anh Ngọc và các hộ gia đình trồng sen đã bỏ ra ai là người bù vào cho họ?  Hợp đồng thuê đất của các hộ dân vẫn còn đó, cứ tưởng sẽ có hướng đi phát triển kinh tế mới, tạo nguồn kinh tế vững mạnh cho gia đình và những người dân ở trên địa bàn nhưng vì Dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị mới mà họ phải trả lại đất cho nhà nước, số tiền đầu tư cũng biến mất không được bất kỳ cơ quan nào bồi thường, hỗ trợ trả cho họ. Sự bất công đó dẫn đến nợ nần chống chất, công việc bấp bênh, kinh tế suy yếu cho các hộ dân trồng sen và cả những người dân địa phương cũng mất đi công việc có nguồn thu nhập dồi dào.  Con đường phát triển kinh tế của các hộ dân phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam sẽ đi đâu? về đâu? Sự công bằng mà đáng lẽ các hộ dân trồng sen nhận được sẽ do ai trả? 
Gần đây, tôi có đi khám bệnh tại một bệnh viện lớn và nghe được rất nhiều thông tin rằng bác sĩ nhận tiền phong bì của bệnh nhân. Cho hỏi pháp luật quy định để xử lý trong trường hợp này không? Với mức phạt là bao nhiêu? Trong hệ thống y tế hiện đại, sự công bằng và minh bạch trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe là hai yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân và duy trì uy tín của ngành y tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hành vi nhận tiền phong bì của bác sĩ vẫn tồn tại, gây nhiều vấn đề nghiêm trọng. Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Định nghĩa và tầm quan trọng của việc cấm nhận tiền phong bì Hành vi nhận tiền phong bì từ bệnh nhân của bác sĩ hoặc nhân viên y tế được hiểu là việc nhận các khoản tiền hoặc quà tặng từ bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân ngoài mức phí dịch vụ chính thức. Điều này, vi phạm nguyên tắc công bằng và minh bạch trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, làm giảm chất lượng dịch vụ và sự tin tưởng của công chúng vào ngành y tế. 2. Quy định pháp luật về việc xử lý việc nhận tiền phong bì - Nguyên tắc hành nghề quy định tại Điều 3 Luật Khám chữa bệnh 2009 quy định như sau: Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh 1. Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh. 2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này. 3. Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật. 4. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai. 5. Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. 6. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ. Căn cứ theo khoản 14 Điều 6 Luật Khám chữa bệnh 2009 có quy định nghiêm cấm hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám chữa bệnh: Điều 6. Các hành vi bị cấm ... 14. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, theo quy định này pháp luật nghiêm cấm việc đưa, nhận hối lộ khi khám chữa bệnh, đây là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ và sẽ được xử lý theo quy định. - Về xử lý hành chính: Theo khoản 4.b Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định như sau: Điều 28. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ... 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. - Về xử lý hình sự: Căn cứ tại điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Điều 354. Tội nhận hối lộ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này. Như vậy, bác sĩ nhận phong bì của nạn nhân khi khám, chữa bệnh thì tùy mức độ nhẹ sẽ bị xử lý hành chính, nặng thì truy cứ TNHS về Tội nhận hối lộ. Hành vi nhận tiền phong bì của bác sĩ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành y tế và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Để duy trì sự công bằng và minh bạch trong hệ thống y tế, việc tuân thủ các quy định pháp luật là rất quan trọng. Các cơ sở y tế cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm để bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân và duy trì niềm tin của công chúng vào y tế. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Kinh doanh bánh trung thu "nhà làm" là hoạt động phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết Trung Thu. Với tính chất tự làm theo khẩu vị của mình và đảm bảo an toàn hơn so với bánh truyền thống nên bánh trung thu tự làm rất được ưa chuộng. Vậy việc kinh doanh bánh trung thu tự làm có điều kiện gì không? Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Bánh trung thu "nhà làm" là gì? Bánh trung thu nhà làm là loại bánh được sản xuất thủ công tại nhà, thường bởi các cá nhân hoặc hộ gia đình với quy mô nhỏ. Những loại bánh này được làm từ các nguyên liệu tự nhiê, hạn chế sử dụng chất bảo quản và các phụ gia công nghiệp, nhằm mang đến hương vị tươi ngon, truyền thống hoặc sáng tạo theo phong cách cá nhân. Do không sản xuất hàng loạt như các nhà máy công nghiệp, bánh trung thu nhà làm thường có số lượng giới hạn và mỗi chiếc bánh đều mang đậm dấu ấn của người làm. Mỗi chiếc bánh người làm có thể tùy chỉnh công thức, hương vị, mẫu mã tạo nên sự độc đáo và phù hợp với đa dạng người tiêu dùng. Tuy nhiên, dù sản xuất tại nhà, khi kinh doanh bánh trung thu này, người làm vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật liên quan đến đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và ghi nhãn hàng hóa để đẩm bảo tính hợp pháp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 2. Điều kiện kinh doanh bánh trung thu tự làm? Để tiến hành hoạt động kinh doanh bánh trung thu tự làm một cách hợp pháp và hiệu quả tại Việt Nam, cần phải đảm bảo rằng mọi hoạt động đều tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành. Điều này không chỉ giúp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và xây dựng uy tín cho sản phẩm của người bán. Các điều kiện pháp lý cần thiết bao gồm: 2.1 Đăng ký giấy phép kinh doanh  Trước hết để kinh doanh bánh ra thị trường cần làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Tùy vào nhu cầu và quy mô sản xuất chủ kinh doanh có thể đăng ký nhiều hình thức kinh doanh khác nhau dưới dạng: Công ty Cổ phần, công ty TNHH hoặc hộ kinh doanh cá thể. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư và Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tùy từng loại hình kinh doanh mà chủ kinh doanh có thể chuẩn bị các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan có thể chia hai loại hình là Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể Đối với hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp: Về hồ sơ đăng ký: căn cứ tại các điều 18, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020 Hướng dẫn bởi Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký Doanh nghiệp - Điều lệ công ty (Trừ loại hình Doanh nghiệp tư nhân). Đây là biên bản thỏa thuận giữa những thành viên đối với công ty hợp danh, TNHH hoặc người sáng lập công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông công ty với nhau, được soạn thảo trên những căn cứ chung của ngành luật liên quan. Danh cách các thành viên cổ đông của công ty. Danh sách này tùy vào từng loại hình khác nhau nhưng nếu loại hình Doanh nghiệp cổ phần có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thêm danh sách các cổ đông là nha đầu tư nước ngoài. - Bản sao các giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên. Các giấy tờ pháp lý như chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật chủ sở hữu DN và các thành viên trong DN Trường hợp ủy quyền đăng ký doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký và người được ủy quyền cũng cần có căn cước công dân/chứng minh nhân dân/ hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác Về Thủ tục: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên thì Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhân đăng ký Doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh/ Phòng kế hoạch - đầu tư (Gọi chung là cơ quan có thẩm quyền). Nếu hồ sơ hợp lệ thì sau 3 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải đến nhận kết quả, nếu không sẽ phải trả hồ sơ về bổ sung thêm.  Đối với hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh: Đây là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành bởi một người và không có sự phân biệt giữa chủ sở hữu và thực thể kinh doanh. Về hồ sơ nói chung: Cũng giống như Đăng ký loại hình Doanh nghiệp thì hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng cần có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể; Bản sao Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của chủ hộ kinh doanh và của thành viên hộ gia đình; Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà.... Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ thì ngoài giấy tờ trên cần phải có: Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình; Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;  Về thủ tục: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, hộ kinh doanh nộp hồ sơ trên tại quan đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thì sẽ được cấp giấy đăng ký kinh doanh, trường hợp không hợp lệ thì cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản để hộ kinh doanh biết và sửa đổi bổ sung. 2.2 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Theo Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, cơ sở sản xuất bánh trung thu phải được cấp giấy chứng nhận này từ Sở Y tế hoặc Cục An toàn thực phẩm. Hồ sơ yêu cầu bao gồm giấy tờ chứng minh cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ và nhân lực đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này; b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. 2.3 Công bố sản phẩm Chủ hộ kinh doanh sẽ phải công bố bánh trung thu mình bày bán, quảng bá và lưu thông. Tự công bố là hình thức doanh nghiệp tự công bố, tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm của mình. Căn cứ Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm quy định hồ sơ, thủ tục công bố sản phẩm như sau: Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây: 1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt. 2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. 3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định. Điều 7. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm 1. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm: a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự); c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực); d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu; đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 2. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm: a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực); c) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu; d) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân); đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 3. Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm. Điều 8. Trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định sau đây: a) Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; b) Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; c) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế). Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn. 2. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi và 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan tiếp nhận quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian thẩm định hồ sơ tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp). 3. Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị. 4. Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo. 5. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm. 6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Nếu bạn làm bánh trung thu tại nhà để tiêu dùng gia đình, quy trình rất đơn giản và chỉ cần đảm bảo bánh ngon và an toàn cho sức khỏe. Ngược lại, khi bạn muốn sản xuất và kinh doanh bánh trung thu, quy trình trở nên phức tạp hơn với nhiều bước cần thực hiện để tuân thủ các quy định pháp luật. Bạn phải hoàn thành các thủ tục công bố sản phẩm, đảm bảo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, và thực hiện các yêu cầu liên quan khác. Nếu không tuân thủ đúng các quy định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có thể bị xử lý theo các chế tài pháp luật hiện hành. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước sẽ được sử dụng từ ngày 1/7 tới đây. Theo đó, Thông tư số 16/2024/TT-BCA quy định quy cách thẻ căn cước chính thức được cấp cho công dân từ ngày 1/7/2024 như sau: 1. Mẫu thẻ căn cước mới Tại mặt trước, tên "căn cước công dân" đổi thành "căn cước". "Số" đổi thành "số định danh cá nhân". "Họ và tên" thành "họ, chữ đệm và tên khai sinh". "Ngày sinh" thành "ngày, tháng, năm sinh". Thông tin còn lại ở mặt trước thẻ căn cước mới giữ nguyên như hiện nay, đó là in nền màu xanh vàng bản đồ Việt Nam và hoa văn trống đồng. Dòng chữ "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" in ở chính giữa phía trên cùng. Ảnh quốc huy đặt góc trên bên trái. Ảnh công dân in màu, phía dưới. Mặt sau của thẻ mới sẽ in mã QR thay vì ở mặt trước như hiện hành. Thông tin "Nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú", "quê quán" thành "nơi đăng ký khai sinh" và đều chuyển sang mặt sau. Với thẻ mới, đặc điểm nhận dạng và vân tay ngón trỏ trái, phải trên mẫu thẻ hiện hành được bỏ. Dòng chữ "Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội" thay bằng "Bộ Công an". Dòng chữ "có giá trị đến" trên mặt trước sẽ chuyển sang mặt sau và đổi thành "ngày, tháng, năm hết hạn". Mặt sau thẻ mới vẫn được gắn chip và in hoa văn hình hoa sen, họa tiết truyền thống cũng như đường vát chéo đan xen. Trước đây, Bộ Công an chỉ cấp một mẫu thẻ căn cước công dân cho người từ 14 tuổi. Tuy nhiên từ 1/7, sẽ có hai mẫu thẻ căn cước cho công dân 0-6 tuổi và người từ 6 tuổi. Điểm khác biệt là mẫu thẻ căn cước cho trẻ 0-6 tuổi sẽ không in ảnh. 2. Đối tượng phải đổi thẻ căn cước mới Theo Điều 24 Luật căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. Trong đó, các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm: - Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi; - Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; - Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật; - Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước; - Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính; - Xác lập lại số định danh cá nhân; - Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu. Đồng thời, tại Điều 46 Luật căn cước 2023 có quy định: - Thẻ CCCD đã được cấp trước ngày 01/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật căn cước 2023. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước. - CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp. - Thẻ CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024. Như vậy, không bắt buộc người dân phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước, người dân có thể tiếp tục sử dụng thẻ CCCD đến khi hết hạn. Chỉ những người thuộc trường hợp được quy định tại Điều 24 Luật Căn cước 2023 thì phải đổi sáng thẻ căn cước mới Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự, Dân sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Việc ngồi xem đánh bạc có thể gây ra một số tác động tiêu cực, từ tài chính đến xã hội, như tạo ra một môi trường khuyến khích đánh bạc và ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Mặc dù không phạm pháp luật trực tiếp, nhưng hành vi này vẫn cần được cảnh báo và tránh xa để đảm bảo an toàn và tránh xa rủi ro. Vậy ngồi xem đánh bạc có phạm tội không theo quy định của pháp luật ? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Chỉ ngồi xem nhưng không tham gia đánh bạc có bị xử lý về tội đánh bạc hay không? Theo Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015, tội đánh bạc được quy định như sau:  "1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; d) Tái phạm nguy hiểm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng." Như vậy, nếu có bằng chứng xác thực chứng minh không đánh bạc mà chỉ ngồi xem thì theo quy định của pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc.  Tuy nhiên, việc ngồi xem đánh bạc có thể tiềm ẩn một số rủi ro pháp lý sau: - Bị xử phạt vi phạm hành chính: Theo Nghị định 110/2019/NĐ-CP, người có hành vi che giấu, bao che cho người khác đánh bạc có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. - Bị thu giữ tang vật: Nếu ngồi xem đánh bạc tại sới bạc bị lực lượng chức năng bắt quả tang, tiền, tài sản có liên quan đến hành vi đánh bạc có thể bị thu giữ. - Gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử: Việc ngồi xem đánh bạc có thể cung cấp thông tin, hỗ trợ cho những người đánh bạc, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử 2. Các trường hợp ngồi xem đánh bạc có thể bị xử lý hình sự Trong một số trường hợp, hành vi ngồi xem đánh bạc có thể vượt qua ranh giới của việc đơn thuần làm người chứng kiến và tiếp tục hoạt động theo cách không phân biệt rõ ràng với việc tham gia trực tiếp vào đánh bạc. Các trường hợp cụ thể mà người ngồi xem có thể bị xử lý hình sự bao gồm:  - Cung cấp tiền, phương tiện, nhà cửa để tổ chức đánh bạc: Trong trường hợp này, người ngồi xem không chỉ thực hiện việc quan sát mà còn là một phần của việc tổ chức hoặc hỗ trợ hoạt động đánh bạc. Bằng việc cung cấp tài nguyên như tiền bạc, phương tiện giao thông hoặc không gian để tổ chức các trò chơi đánh bạc, họ trở thành một phần trực tiếp của quá trình tổ chức, và do đó có thể bị xem xét về trách nhiệm pháp lý theo các quy định của Bộ luật Hình sự 2015. - Cố ý gây rối trật tự công cộng tại sới bạc: Một hành vi khác mà người ngồi xem có thể tham gia là việc cố ý gây rối trật tự công cộng tại các sàn đánh bạc. Dù không tham gia trực tiếp vào việc đánh bạc, hành vi này vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự công cộng và an ninh, làm trở ngại cho việc thực thi pháp luật. Do vậy, theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015, họ có thể chịu trách nhiệm pháp lý. Những trường hợp trên cho thấy  việc ngồi xem đánh bạc có thể không chỉ là một hành động vô hại mà còn có thể có hậu quả pháp lý đáng kể nếu như vượt qua ranh giới của việc chỉ làm người chứng kiến mà không tham gia hoặc ảnh hưởng đến hoạt động đánh bạc. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Họ tên trong giấy khai sinh là cố định nhưng trên thực tế giấy khai sinh của cá nhân khi bị sai họ hoặc tên, tên trong giấy khai sinh đang làm ảnh hưởng đến cá nhân đó, trường hợp nếu là người lưu lạc nay tìm thấy nguồn gốc huyết thống của gia đình mình thì họ tên trong giấy khai sinh có thể được thay đổi. Vậy thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh được quy định như thế nào? -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Giấy khai sinh là gì? Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ nhân thân quan trọng, gắn chặt mật thiết với mỗi người. Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 thì giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể: +Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; + Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; + Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Theo đó, giấy khai sinh dùng để xác định các thông tin cơ bản của 1 cá nhân và là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.  2. Thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh Căn cứ Điều 28 Luật hộ tịch năm 2014, thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh được quy định như sau: 1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. 3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch. Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch. 3. Cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh  Theo Điều 27 Luật hộ tịch năm 2014, cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Dưới sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển chung thì nó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện các nguy cơ về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao. Đặc biệt là các hành vi sử dụng các phương tiện điện tử, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, loại tội phạm này đang gia tăng khá nhanh cả về quy mô, số lượng và hậu quả. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản -  Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm  tại chương XVI về tội phạm. 1.  Dấu hiệu pháp lý 1.1. Khách thể Về phương diện quyền và các quan hệ xã hội cần bảo vệ. Việc sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lý an ninh mạng, và quyền sở hữu tài sản của cơ quan, cá nhân, tổ chức. Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền sở hữu nhằm xác định mối quan hệ giữa các chủ thể trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”. 1.2. Mặt khách quan Hành vi khách quan của tội phạm: người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử như một công cụ để thực hiện một trong các hành vi sau: - Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ, chủ tài khoản hoặc thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa. Hành vi này được thực hiện thông qua các thủ đoạn như trộm cắp, lừa đảo để có được thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của người khác, rồi dùng chính những thông tin đó để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản. Ví dụ: kẻ phạm tội gửi email giả mạo hoặc cài phần mềm gián điệp …để có được thông tin, mật khẩu và sử dụng thông tin có được để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ. - Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ.  Làm thẻ ngân hàng giả là việc cá nhân không có thẩm quyền sản xuất, phát hành thẻ ngân hàng nhưng sản xuất giống như thẻ ngân hàng (trong đó chứa đựng thông tin, dữ liệu như thẻ của ngân hàng phát hành). Thủ đoạn phạm tội trong trường hợp này thường là người phạm tội mua thẻ nhựa trắng, mua hoặc đánh cắp thông tin thẻ, mật mã giao dịch. Sau đó dùng máy ghi thẻ để sản xuất thẻ giả, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ giả để chiếm đoạt tài sản của người khác. Hoặc người phạm tội dùng thẻ ngân hàng của nước ngoài đã hết hạn sử dụng vào nước khác để rút tiền… - Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản. Đó là hành vi vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc các phương thức khác truy cập bất hợp pháp vào của cơ quan, tổ chức nhằm chiếm đoạt tài sản (trực tiếp) của chủ thẻ đó. - Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản. Kẻ phạm tội đưa ra các thông tin gian dối trong các lĩnh vực trên nhằm tạo niềm tin cho người chủ tài sản, người quản lý tài sản, làm họ tưởng thật và mua, bán hoặc đầu tư vào lĩnh vực đó.  - Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội thực hiện thiết lập, cung cấp dịch vụ viễn thông, internet nhưng không được phép hoặc không đúng giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chiếm đoạt tài sản. Các hành vi trên chỉ cấu thành tội này khi không thuộc trường hợp tội trộm cắp tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 173 và Điều 174 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tội phạm này có cấu thành hình thức, tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội có một trong các hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên xảy ra, không kể là đã chiếm được hay chưa. Do đó, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.  1.3. Chủ thể Khoản 1,2 Điều 290 quy đinh về tội phạm nghiêm trọng, còn Khoản 3,4 Điều này quy định về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy chủ thể của tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Khoản 1,2 Điều 290 là người từ đủ 16 tuổi trở lên còn tội phạm tại Khoản 3,4 Điều này là người từ đủ 14 tuổi trở lên. 1.4. Mặt chủ quan Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhận biết được hậu quả của tội phạm nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi để hậu quả của nó xảy ra hoặc dù không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. 2. Quy định về hình phạt Điều 290 quy định 4 khung hình phạt, gồm: – Khung 1: Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; – Khung 2: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; áp dụng đối với các trường hợp có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; có tính chất chuyên nghiệp; số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến 200 thẻ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đến dưới 200.000.000đ ồng; gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm. – Khung 3: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ. – Khung 4: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, áp dụng đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; số lượng thẻ giả từ 500 thẻ trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong nền kinh tế thị trường, cổ phiếu là loại tài sản có tính thanh khoản cao và đang ngày càng phổ biến, đặc biệt đối với lại cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, loại tài sản này lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý để thi hành án. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về xử lý cổ phiếu để thi hành án - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Thi hành án dân sự là gì? Căn cứ Điều 1 và Điều 2 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014), thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân, bao gồm cơ quan THADS trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý cạnh tranh và Trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, hoạt động THADS phải được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.  Theo đó, có thể hiểu THADS là là hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục theo quy định của Luật THADS và pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài thương mại. 2) Cổ phiếu là gì? Khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 định nghĩa như sau:Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 thì giải thích như sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.  Như vậy, cổ phiếu là loại chứng khoán do tổ chức phát hành để xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức đó.  3) Quy định về xử lý cổ phiếu để thi hành án Hiện nay, pháp luật về thi hành án dân sự chưa có quy định riêng về việc xử lý cổ phiếu để thi hành án mà chỉ có quy định về thu giữ, xử lý giấy tờ có giá để thi hành án. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng chưa định nghĩa rõ giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu khái quát giấy tờ có giá là một loại tài sản. Mặc dù vậy, tại khoản 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì quy định giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, quy định rằng: “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.  Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định như sau: Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác. Do đó, cổ phiếu cũng được coi là một loại tài sản và là giấy tờ có giá. Vì vậy, trên thực tế để xử lý cổ phiếu trong thi hành án dân sự sẽ áp dụng các quy định về trình tư, thủ tục xử lý giấy tờ có giá để thi hành án như sau:  Điều 82 Luật Thi hành án dân sự quy định: 1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án. 2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án. Quy định tại khoản 1 nêu rõ những người đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án có thể là: người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác. Khi Chấp hành viên phát hiện những người này đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án, thì Chấp hành viên có quyền ra quyết định thu giữ các giấy tờ có giá đó để xử lý thi hành án. Những người này phải chuyển giao giấy tờ đó cho Chấp hành viên để xử lý theo quy định. Điều này có nghĩa là Chấp hành viên sẽ áp dụng các quy định của pháp luật để bán giấy tờ có giá nhằm thu lại một khoản tiền để thanh toán cho người được thi hành án. Điều 83 Luật thi hành án dân sự quy định “Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục bán tài sản là giấy tờ có giá để đảm bảo thi hành án. Khi Chấp hành viên  tiến hành việc xử lý giấy tờ có giá, cổ phiếu theo các quy định trên chính là đang thực hiện thủ tục “cưỡng chế thi hành án đối với giấy tờ có giá”. Trong đó biện pháp “Cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án” được quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự có thể sẽ bị áp dụng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666