Pháp luật Việt Nam về căn hộ du lịch (Condotel)

Pháp luật Việt Nam về căn hộ du lịch (Condotel)Cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế, du lịch cũng như có các đặc điểm nổi bật về điều kiện địa lý và văn hóa, Việt Nam là điểm đến du lịch nổi tiếng và quen thuộc của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng các khách du lịch đến Việt Nam có tác động không nhỏ đến nhu cầu về bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam trong thời gian qua. Theo báo cáo của Bộ Xây Dựng về nhà ở và thị trường bất động sản tại Việt Nam thì đến Quý IV/2020 trên cả nước có 01 dự án mới với 3300 căn hộ du lịch được cấp phép; 93 dự án với 19.128 căn hộ du lịch và 6.759 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng; 18 dự án với 62 căn hộ du lịc, 370 biệt thự du lịch hoàn thành. Tuy số lượng các căn hộ condotel ngày càng tăng nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh việc kinh doanh, quản lý loại hình căn hộ này dẫn đến nhiều vướng mắc trên thực tế. Công ty VieLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau:

1. Khái niệm

Condotel hay còn gọi là căn hộ du lịch hoặc căn hộ khách sạn, là tên gọi được viết tắt bởi hai từ condominimum (căn hộ) và hotel (khách sạn). Sở dĩ loại hình này có tên gọi là condotel bởi vi có thể sử dụng như khách sạn và nhà ở. Condotel được xem là một loại hình khách sạn nhưng lại được xây dựng như một căn hộ chung cư có đầy đủ phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ, nhà tắm, phòng khách,... Chủ sở hữu condotel có quyền cho thuê, bán hoặc dùng để ở như một căn hộ chung cư. Hầu hết các dự án condotel đều được  tập trung tại các thành phố du lịch, có biển như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu,... và được quản lý và sử dụng như loại hình khách sạn.

Trên thị trường hiện nay có ba loại hình căn hộ du lịch chính, bao gồm: (i) Mô hình cam kết lợi nhuận: với mô hình này chủ đầu tư cam kết một khoản lợi nhuận tương ứng trong thời hạn 5-10 năm đầu và sau thời hạn cam kết thì lợi nhuận sẽ được chia dựa trên lợi nhuận kinh doanh thực tế từ hoạt động cho thuê căn hộ; (ii) Mô hình sở hữu kì nghỉ: đối với mô hình này thì khách hàng không mua căn hộ từ chủ đầu tư mà mua kỳ nghỉ trên hệ thống quốc tế. Sau khi mua kỳ nghỉ từ một chủ đầu tư thì khách hàng có quyền nghỉ tại các dự án, điểm du lịch trên thế giới của chủ đầu tư này hoặc kiếm lợi nhuận từ việc chuyển nhượng lại kỳ nghỉ; và (iii) Mô hình cam kết không lợi nhuận: với mô hình này khách hàng có thể tự do khai thác, sử dụng căn hộ của mình để ở, kinh doanh hoặc ký gửi với chủ đầu tư và nhận lợi nhuận theo lợi nhuận kinh doanh thực tế của căn hộ.

2. Quy định của pháp luật Việt Nam về căn hộ condotel 

Hiện nay, tuy các căn hộ condotel được quảng cáo là có khả năng sinh lời nhanh nhưng trên thực tế số lượng căn hộ condotel tồn lên đến 18.000 căn hộ. Sở dĩ các nhà đầu tư còn e ngại đối với loại hình bất động sản này vi căn hộ condotel vẫn chưa được quy định rõ trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Việc thiếu vắng khung pháp lý điều chỉnh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động giao dịch, chuyển nhượng đối với loại hình căn hộ này.

Nhận thấy được thực trạng này, ngày 14 tháng 02 năm 2020, Bộ Tài Nguyên vá Môi Trường đã ban hành Công văn số 703/BTNMT-TCQLĐĐ (sau đây gọi tắt là “Công văn 703”) về việc hướng dẫn chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sử hữu công trình xây dựng không phải nhà ở như là condotel và biệt thự nghỉ dưỡng. Nội dung công văn 703 xác định các dự án du lịch nghỉ dưỡng sử dụng đất vào mục đích kinh doanh dịch vụ thuộc loại đất thương mại, dịch vụ. Các tổ chức thuê đất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ sẽ được nhà nước xem xét, quyết định dựa trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất với thời hạn thuê đất không quá 50 năm, trường hợp đặc biệt không quá 70 năm; khi hết hạn thì được xem xét gia hạn nếu có nhu cầu. Đồng thời, Công văn 703 cũng đề cập đến vấn đề cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) cho các dự án công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch có đủ điều kiện chuyển nhượng và trình tự, thủ tục, hồ sơ của việc cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến cho rằng nội dung Công văn 703 không mới và không thể giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến căn hộ condotel, cụ thể theo ông Mai Văn Phấn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, có nhận định rằng: “Văn bản của tổng cục là hướng dẫn các địa phương dựa trên những quy định đã có trong các luật” và văn bản gửi đi: “Chỉ là văn bản hướng dẫn, chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật”.

Thực tế, theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là “HoREA”) vẫn còn ba vướng mắc pháp lý nổi cộm về căn hộ condotel mà Công văn 703 vẫn chưa giải quyết được, cụ thể:

  • Thứ nhất, vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ chế vận hảnh, quản lý tòa căn hộ condotel khi loại dự án này được đưa vào khai thác kinh doanh.
  • Thứ hai, vẫn chưa có quy định cụ thể hướng dẫn việc xác định phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng, quyền sử dụng đất chung để làm căn cứ cấp sổ hồng cho các căn hộ condotel; và
  • Cuối cùng, vấn đề về việc xác định trách nhiệm bảo trì, kinh phí bảo trì, vấn đề quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì cho phần sở hữu chung của dự án condotel vẫn chưa được quy định. 

Như vậy, vấn đề đáng lưu tâm và cấp thiết trước mắt là cần có quy định pháp lý để giải quyết các vướng mắt trên, góp phần tạo điều kiện cho quá trình cấp sổ hồng cho các căn hộ condotel và tạo sự an tâm đối với nhà đầu tư đang có dự tính đầu tư vào loại hình căn hộ này.

Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer liên quan đến pháp luật Việt Nam về căn hộ du lịch. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/

 

Chưa có thống kê chính thức, nhưng ở Việt Nam có lẽ có hàng nghìn các công ty luật khác nhau, hoạt động đa ngành nghề lĩnh vực. Vậy nên việc tìm kiếm được 1 công ty luật có đủ trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ nhiệt huyết, tâm huyết và trách nhiệm để đồng hành với khách hàng là một việc rất khó khăn;

VietLawyer, xin được chia sẻ 6 lý do giúp bạn đưa ra quyết định và quyết định chọn Công ty Luật THHH VietLawyer là người đồng hành, tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

1. Đội ngũ Luật sư trình độ cao:

- Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp;

- Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

- Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Luật sư là Công An (về hưu), Giám đốc pháp chế các tập đoàn, ngân hàng, Giảng viên các trường đại học, học viện tư pháp...

- Đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý nhiệt tình được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt.

2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm:

- Đội ngũ Luật sư sáng lập đều trên 40 tuổi (sinh năm 1981, 1982) và có đến 17 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Tài chính Ngân hàng, Hôn nhân và gia đình...

- Trong quá làm việc đã tư vấn, tranh tụng và giải quyết nhiều vụ việc khó, có giá trị lớn trong mọi lĩnh vực.

3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực

- Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bớt phần bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đứng trước phiên tòa hoặc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

- Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn nỗ lực học tập, tìm hiểu, phấn đấu để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.

- VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng.

4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý

- Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng;

- Chúng tôi luôn mong muốn có được nhiều khách hàng hơn là nhiều lợi nhuận mà ít khách hàng, vì thế chính sách giá hợp lý luôn được Vietlawyer áp dụng trong suốt quá trình phát triển của mình.

5. Tiết kiệm thời gian

Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn tư vấn, đại diện, bảo vệ,... vậy nên, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.

Với vài trò là Luật sư, chúng tôi luôn tuân thủ các trình tự thủ tục thời gian làm việc của các quan nhà nước để đảm bảo rằng, không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, công việc của khách hàng.

6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng

- Thực hiện việc trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu;

- Chia sẻ, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân, cùng cơ quan nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm, đúng thủ tục...nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng. VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.

Với sologan "Luật sư Việt - Luật sư của bạn!", chúng tôi luôn đồng hành gắn bó, tư vấn, bảo vệ và chia sẽ cùng khách hàng. Và luôn lắng nghe, cầu thị, học tập để có được sự tin yêu từ khách hàng.

Công ty Luật Vietlawyer xin được gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý thân chủ, đã ủng hộ, giúp đỡ và tin tưởng chúng tôi trong những năm qua.

Được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2021, với đội ngũ Luật sư đông đảo, có thâm niên công tác trong ngành đều trên 10 năm, giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó Công ty Luật Vietlawyer còn có đội ngũ cố vấn là các Tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên, giám đốc pháp chế, công an (nghỉ hưu) lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra với đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý trẻ, năng động, tài năng, nhiệt tình, được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Chúng tôi, đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa để khách hàng thất vọng trong những năm qua.

Tại Vietlawyer, Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ: Thủ tục hành chính, tư vấn, tranh tụng, trong các lĩnh vực:

- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp theo vụ việc và thường xuyên;

- Tư vấn, tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong các vụ án hình sự;

- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc/vụ án tranh chấp dân sự;

- Tư vấn định hướng luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động;

- Tư vấn, đại diện theo quỷ quyền để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cử luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, đại diện cho thân chủ trong các vụ án, vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài;

- Và các vụ án, vụ việc về kinh doanh thương mại, hành chính, sở hữu trí tuệ...

Dù là vụ án, vụ việc nào với tâm đức của mình, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc trách nhiệm của mình, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ).

Với thế mạnh của mình, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển để thu hút nhân tài, mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyên sâu những nghiệp vụ pháp luật, nghiệp vụ tố tụng, kỹ năng giải quyết vụ việc... để hoàn thành tốt hơn, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình.

Và luôn hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng.

Trân trọng.

Banner bài biết

BẠN ĐANG QUAN TÂM

Chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp - Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển để chạy đua với nhiều vùng kinh tế lớn khác. Theo đó, để có một nguồn lực mạnh về vốn nhằm phát triển hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp, nhà đầu tư đã thực hiện việc quy động thêm nguồn vốn trong đó có việc vay vốn nước ngoài. Tuy nhiên, vì một số lý do nên bên đi vay không thể trả được khoản vay đó đúng hạn. Trong trường hợp này, pháp luật cho phép chuyển đổi khoản vay nước ngoài trên thành vốn góp công ty. Trong bài viết nay, công ty luật Vietlawyer gửi cho khách hàng một số thông tin liên quan đến việc chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp 1. Khái niệm khoản vay nước ngoài Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay. Theo đó, khoản vay nước ngoài sẽ có 02 dạng là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức. 2. Chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp Về bản chất, việc chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp là một hình thức tăng vốn điều lệ cho Công ty. Theo đó, khi chuyển đổi khoản vay thành vốn góp/vốn điều lệ sẽ làm tăng vốn điều lệ cho công ty, đồng nghĩa với việc tăng thêm thành viên/cổ đông cho công ty. Thành viên/cổ đông mới chính là bên cho vay của Công ty. Tuy nhiên, việc góp vốn đã được hoàn tất trước khi Công ty ra quyết định tăng vốn. Số vốn góp tăng thêm tương ứng với khoản vay được hai bên thỏa thuận chuyển đổi và có thêm cổ đông/thành viên góp vốn là bên cho vay. Vì vậy, Công ty khi thực hiện chuyển đổi Công ty phải có sự chấp thuận/phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu và phải tiến hành đăng ký tăng vốn điều lệ và thành viên góp vốn với cơ quan nhà nước. 3. Một số lưu ý khi chuyển đổi khoản vay nước ngoài thành vốn góp Việc hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay là một trong những hình thức trả nợ vay không thông qua tài khoản vay được nhà nước cho phép. Khi thực hiện chuyển đổi khoản vay thanh vốn góp các bên phải lưu ý một số điểm như sau: 3.1. Đảm bảo tính pháp lý của khoản vay Theo đó, để khoản vay có thể chuyển đổi thành vốn góp trong công ty, các bên phải đảm bảo được tính pháp lý của khoản vay bao gồm một số điều kiện cơ bản như: – Hợp đồng vay đã được ký kết phải là hợp đồng hợp pháp và đảm bảo được tính pháp lý; – Phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo đối với khoản vay ngắn hạn và đăng ký đối – Khoản vay phải được chuyển vào đúng Tài Khoản Vốn Đầu Tư Trực Tiếp (DICA) hoặc tài khoản vay của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. 3.2. Đảm bảo tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài Trong trường hợp góp thêm vốn, Công ty sẽ phải xem xét cả về ngành nghề của công ty đã đăng ký có ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài không. Cụ thể là tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty sau khi tăng vốn phải đảm bảo đúng tỷ lệ theo quy định pháp luật đối với những lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Theo đó, nếu việc góp vốn làm tăng tỉ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì Công ty phải thực hiện 3.3. Đảm bảo thực hiện đầy đủ thủ tục tại cơ quan nhà nước Đối với thủ tục đăng ký tăng vốn tại Cơ quan nhà nước, Bên cho vay phải tiến hành thủ tục đăng ký mua cổ phần/phần vốn góp. Sau khi có kết quả chấp thuận, Công ty sẽ phải tiếp tục tiến hành đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh để thay đổi các thông tin về vốn và thành viên công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) về thông tin thành viên cổ đông, nhà đầu tư, vốn điều lệ, vốn đầu tư. Ngoài ra, do đây là khoản vay nước ngoài nên khi tiến hành vay, Công ty đã phải tiến hành báo cáo đối với khoản vay ngắn hạn và đăng ký đối với khoản vay dài hạn. Vì vậy khi tiến hành chuyển đổi khoản vay, Công ty cũng phải thực hiện việc báo cáo, đăng ký thay đổi theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước đã ban hành. Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến chuyển khoản vay thành vốn góp, nhưng trên thực tế các cơ quan nhà nước có thể yêu cầu khác hơn tùy thuộc vào mỗi tỉnh, thành khác nhau. Ngoài ra, hoạt động chuyển đổi khoản vay thành vốn góp cũng chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành. Do đó, trong quá trình đàm phán và thực hiện thủ tục chuyển đổi, doanh nghiệp nên tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ những công ty luật am hiểu về lĩnh vực này để tư vấn và giảm thiểu rủi ro. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/    
Người nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam như thế nào ? -  Người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có nhiều hình thức đa dạng để có thể lựa chọn. Một trong những hình thức đó là góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn của doanh nghiệp Việt Nam. nhà đầu tư cần đáp ứng các điều kiện và thủ tục nhất định theo Luật Đầu tư 2020 và các quy định liên quan khác. Thông qua hình thức đầu tư này, nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. 1. Các hình thức góp vốn, mua lại cổ phần,  phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài Căn cứ theo điều 25 Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư được phép đầu tư thông qua góp vốn, mua lại cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam theo các hình thức sau đây: Nhà đầu tư góp vốn vào tổ chức kinh tế dưới hình thức: - Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; - Góp vốn vào công ty trách nhiêm hữu hạn, công ty hợp danh; - Góp vốn vào rổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại hai hình thức nêu trên. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây: - Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông - Mua phần vôn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; - Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại 3 hình thức trên Lợi ích của hình thức đầu tư mua cổ phần, phần vốn góp Mua cổ phần, phần vốn góp của một doanh nghiệp Việt Nam có thể mang lại một số lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, như tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh rủi ro, tiếp cận các nguồn tài nguyênn và mạng lưới hiện có, và nâng cao danh tiếng và uy tín của nhà đầu tư trên thị trường nội địa Việt nam. Bên cạnh đó, do doanh nghiệp đã được thành lập từ trước, nhà đầu tư có thể tiếp tục thừa hưởng các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp mà không phải thực hiện các thủ tục thành lập  2. Thủ tục đầu tư  Việc mua lại cổ phần, phần vốn góp là một hình thức đầu tư phổ biến dành cho người nước ngoài muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bên cạnh hình thức thành lập tổ chức kinh tế mới. Theo đó, người nước ngoài khi đầu tư thông qua hình thức này cần đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật đầu tư. 3. Một số lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh những lợi ích đã nêu trên, hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của một doanh nghiệp Việt Nam cũng đặt ra một số thách thức và rủi ro đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong số đó phải kể đến như vấn đề thẩm định về năng lực tài chính, thẩm định về các vấn đề pháp lý, vấn đề định giá, vấn đề hội nhập, và sự khác biệt văn hóa.  3.1 Lưu ý liên quan đến việc thẩm định doanh nghiệp  Nếu muốn đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện việc thẩm định toàn diện doanh nghiệp trên các phương diện pháp lý, tài chính, tình hình kinh doanh và các phương diện khác của doanh nghiệp. Quá trình thẩm định trước khi đầu tư có thể tốn thời gian, tốn kém và khó khăn tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Nhưng điều này sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài hạn chế được được rủi ro đến mức tối thiểu và đánh giá được tiềm năng trong tương lai khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình. Theo đó, nhà đầu tư cũng có thể thẩm định doanh nghiệp bằng việc tiến hành hoạt động kiểm toán thực hiện bởi các công ty kiểm toán chuyên nghiệp trước khi tiến hành đầu tư để đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, tài sản và nợ của doanh nghiệp. 3.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực đầu tư và số vốn dự kiến đầu tư Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cần xác định các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh mà mình muốn đầu tư có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật về đầu tư và các Hiệp định thương mại. Những ngành và lĩnh vực này sẽ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện hoặc nhận được một số phê duyệt hoặc giấy phép trước khi đầu tư tại Việt Nam. Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cần xác định tỷ lệ mua phần vốn góp mà mình muốn mua để xét xem tỷ lệ này có bị giới hạn hoặc hạn chế nào theo Luật Đầu tư hoặc các quy định liên quan khác không. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể cần tuân theo các quy định của các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam là bên tham gia liên quan đến hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, sự tham gia của đối tác Việt Nam trong hoạt động đầu tư, v.v 3.3. Đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật liên quan đến đầu tư tại Việt Nam Mua lại cổ phần, phần vốn góp có thể tạo ra sự thay đổi liên quan đến tỷ lệ sở hữu trong một doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài cần đảm bảo rằng việc mua vốn góp tuân thủ các luật và quy định liên quan tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà đầu tư nước ngoài cũng cần tuân theo các thủ tục đăng ký mua vốn góp của các công ty Việt Nam tại cơ quan đăng ký đầu tư. Các thủ tục có thể thay đổi tùy theo ngành và lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ đầu tư, và ảnh hưởng của đầu tư đối với thị trường hoặc quyền lợi của người tiêu dùng. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Quy trình thực hiện đầu tư ra nước ngoài - Đầu tư ra nước ngoài hiện nay trở thành một xu hướng lớn của các nhà đầu tư Việt Nan. Để có thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN), các nhà đầu tư (NĐT) không chỉ cần tìm hiểu về thị trường nơi mình mong muốn đầu tư mà còn phải đáp ứng được tất cả các điều kiện, thủ tục về đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về đầu tư ra nước ngoài, qua bài viết này. LawPlus sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin để bạn đọc có thể chuẩn bị tốt nhất cho quá trình đầu tư của mình  1. Lựa chọn hình thức đầu tư ra nước ngoài Tùy vào kế hoạch của NĐT, nhu cầu thị trường và quy định pháp luật của quốc gia sẽ tiến hành hoạt động đầu tư, NĐT có thể lựa chọn nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, nếu hình thức đầu tư của NĐT thuộc một trong các trường hợp được Công ty luật Vietlawyer đề cập dưới đây thì NĐT phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài: - Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiến nhận đầu tư; - Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài; - Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó; - Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài; - Các hình thức đầu tư khác theo quy định pháp luật nước tiếp nhận đầu tư  2. Thực hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài Để tiến hành ĐTRNN, NĐT phải thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với các ngành nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Việt Nam và quốc gia đầu tư. Ngoài ra, tùy theo mức vốn đầu tư, ngành nghề đầu tư mà thủ tục cấp phép cho từng dự án sẽ khác nhau.  3. Đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài Sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN và Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài, NĐT phải tiến hành đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư 06.VBHN-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTRNN. Theo Thông tư này, NĐT phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng 01 (một) loại ngoại tệ phù hơp với nhu cầu chuyển vốn ĐTRNN tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động ĐTRNN với Ngân hàng Nhà nước Trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam, NĐT được mở và sử dụng đồng thời 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam và 01 (một) tài khoản vốn đầu tư bằng ngoại tệ tại 01 (một) số tổ chức tín dụng được phép và đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động ĐTRNN với Ngân hàng Nhà nước Đối với NĐT có nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt cho từng dự án. Trường hợp dự án đầu tư ở nước ngoài có sự tham gia của nhiều NĐT, mỗi NĐT phải mở tài khoản vốn đầu tư riêng biệt để chuyển vốn ra nước ngoài trong phạm vi tổng vốn đầu tư và tỷ lệ phần vốn góp theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. 4. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối, mọi giao dịch thu, chi đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong trương hợp việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài được thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thi việc chuyển vốn chỉ được dùng để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư, bao gồm:  a) Nghiên cứu thị trường và cơ hội đầu tư; b) Khảo sát thực địa; c) Nghiên cứu tài liệu; d) Thu thập và mua tài liệu, thông tin có liên quan đến lựa chọn dự án đầu tư đ) Tổng hợp, đánh giá, thẩm định, kể cả việc lựa chọn và thuê chuyên gia tư vấn để đánh giá, thẩm định dự án đầu tư; e) Tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học; g) Thành lập và hoạt động của văn phòng liên lạc ở nước ngoài liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư; h) Tham gia đấu thầu quốc tế; đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của bên mời thầu, quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến điều kiện tham gia đấu thầu, điều kiện thực hiện dự án đầu tư; i) Tham gia mua bán, sáp nhập công ty, đặt cọc, ký quỹ hoặc các hình thức bảo lãnh tài chính khác, thanh toán chi phí, lệ phí theo yêu cầu của các bên bán công ty hoặc theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; k) Đàm phán hợp đồng; i) Mua hoặc thuê tài sản hỗ trợ cho việc hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài. Hạn mức chuyển ngoại tệ này không được vượt quá 5% tổng vốn ĐTRNN và không quá 300.000 đô la Mỹ, được tính vào tổng vốn ĐTRNN, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác. Ngoài ra, tài khoản ngoại tệ được sử dụng để chuyển ngoại tệ trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, phải được sử dụng là tài khoản vốn đầu tư và phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước sau khi dự án được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. 5/ Thực hiện các chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài Đối với NĐT, định kỳ hàng quý (chậm nhất vào ngày 5 của tháng, đầu quý tiếp theo ngay sau quý báo cáo). NĐT phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển vốn DTRNN của từng dự án gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi NĐT không phải là tổ chức tín dụng có trụ sở chính hoặc nơi NĐT là cá nhân, đăng ký thường trú hoặc nơi NĐT khác đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hơp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước có thể yêu cầu NĐT tiến hành báo cáo đột xuất. Do đó, NĐT phải luôn chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan để có thể ứng phó kịp thời trong trường hợp báo cáo đột xuất. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm – Để đưa ra quyết định cấp tín dụng, các ngân hàng thường dựa vào giá trị tài sản bảo đảm, tuy nhiên, hiện tượng nâng khống giá trị khi thẩm định giá tài sản bảo đảm xuất hiện ngày càng nhiều. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm qua bài viết sau đây. 1. Doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 10 Luật Giá 2012 quy định về hành vi cấm doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện: “b) Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;” Và căn cứ khoản 13, khoản 14 Điều 18 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định của doanh nghiệp thẩm định giá: “13. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ tài sản thẩm định giá hoặc sai lệch thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản, thiết bị, phương tiện vận tải; 15% đối với tài sản là vật tư, hàng hóa so với kết quả thẩm định giá cuối cùng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng cùng một cách tiếp cận thẩm định giá. 14. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ có thời hạn từ 30 ngày đến 40 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều này; b) Đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7, Khoản 8, Khoản 9, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 Điều này. Trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ 02 tháng tại Điểm b Khoản 14 Điều này và không khắc phục được vi phạm trong thời gian bị đình chỉ thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định tại Điều 40 của Luật giá.” Theo đó, doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm dẫn đến thẩm định giá cao hoặc thấp hơn 10% đối với tài sản là bất động sản sẽ bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 260.000.000 đồng. Đồng thời đình chỉ có thời hạn từ 50 ngày đến 60 ngày hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định. 2. Người có hành vi thông đồng với doanh nghiệp thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm bị xử phạt như thế nào? Căn cứ khoản 4 Điều 20 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định đối với người có tài sản thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá: “4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đối với hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.” Vậy nên, nếu một trong hai bên giao dịch có hành vi mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt hành vi doanh nghiệp thẩm định giá nâng khống tài sản bảo đảm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Các trường hợp phải đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là cơ sở để xác nhận người nước ngoài đã đăng ký với cơ quan nhà nước để gia nhập vào thị trường Việt Nam. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Văn bản này xác nhận thông tin nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam và xác nhận nhà đầu tư nước ngoài. 1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư - Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài  - Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế bao gồm: + Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh. + Có tổ chức kinh tế quy định tại điều khoản trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. + Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư theo hình thức thành lập mới một tổ chức kinh tế tại Việt Nam, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, đầu tư theo dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế Việt Nam thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Một số trường hợp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Các tổ chức kinh tế có vốn của nhà đầu tư và vốn của tổ chức kinh tế (có thể thiếu một trong hai chủ thể) chiếm trên 50% vốn điều lệ khi thực hiện dự án đầu tư: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các tổ chức kinh tế không có vốn của nhà đầu tư và vốn của tổ chức kinh tế (có thể thiếu một trong hai chủ thể) chiếm dưới 50% vốn điều lệ khi thực hiện dự án đầu tư: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp không theo hình thức dự án đầu tư thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật đầu tư, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
"Hóa đơn điện tử có bắt buộc phải sử dụng không?" - Câu hỏi của anh M. Thành (Hải Phòng) Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ khoản 1; khoản 2 Điều 59 và Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) được quy định như sau: "Điều 59. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022. 2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022. Điều 60. Xử lý chuyển tiếp 1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày Nghị định này được ban hành thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này được ban hành đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trường hợp từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018, nếu cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng. Cơ quan thuế xây dựng dữ liệu hóa đơn của các cơ sở kinh doanh để đưa vào cơ sở dữ liệu hóa đơn và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế phục vụ việc tra cứu dữ liệu hóa đơn. 2. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày Nghị định này được ban hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Điều này." Như vậy, theo như những quy định trên, thì từ ngày 01/07/2022 bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp do Chi cục Thuế cấp có được sử dụng hóa đơn điện tử không? - Hóa đơn bán hàng (hay còn gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp/hóa đơn thông thường) là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Công ty Luật VietLawyer tư vấn như sau: Về các loại hóa đơn điện tử được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022), như sau: " Điều 3: Giải thích từ ngữ ... 2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó: a) Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn. b) Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế...." Về đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ được quy định cụ thể tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019, như sau: - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này. - Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh. Trong đó, khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế. Như vậy, đối chiếu theo các quy định trên, hộ kinh doanh cá thể thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn trực tiếp và nộp thuế theo phương thức thuế khoán được sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết.
Cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài? - Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất là cơ sở bán lẻ được lập ở Việt Nam bởi một trong những nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ ở Việt Nam, hoặc được lập dưới cùng tên, nhãn hiệu với ít nhất một cơ sở bán lẻ do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có tại Việt Nam. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Điều kiện để lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào? Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để lập cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể như sau: - Lập cơ sở bán lẻ thứ nhất + Có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ; + Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên; + Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý. - Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất + Trường hợp không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. + Trường hợp phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế: * Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; * Đáp ứng tiêu chí Kiểm tra nhu cầu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này. 2. Về vấn đề kiểm tra nhu cầu kinh tế được quy định cụ thể như thế nào? Về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), được q.uy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 09/2018/NĐ-CP như sau: - Trường hợp phải thực hiện ENT Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, trừ trường hợp cơ sở bán lẻ đó có diện tích dưới 500 m2, được lập trong trung tâm thương mại và không thuộc loại hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. - Tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế + Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động; + Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý; + Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý; + Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý; + Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực thị trường địa lý, cụ thể: * Tạo việc làm cho lao động trong nước; * Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý; * Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý; * Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Về hội đồng Kiểm tra nhu cầu kinh tế (hội đồng ENT), được quy định tại Điều 24 Nghị định 09/2018/NĐ-CP cụ thể như sau: - Hội đồng ENT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi lập cơ sở bán lẻ thành lập trên cơ sở đề xuất của Cơ quan cấp Giấy phép. - Hội đồng ENT gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc đại diện cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng ENT; đại diện Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan làm thành viên hội đồng ENT. Trường hợp địa điểm lập cơ sở bán lẻ có vị trí tại khu vực địa lý cấp phường, xã, thị trấn tiếp giáp với tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác thì Hội đồng ENT phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố tiếp giáp. - Hội đồng ENT trên cơ sở đánh giá tiêu chí ENT quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này phải làm rõ sự phù hợp hoặc không phù hợp của địa điểm lập cơ sở bán lẻ để Chủ tịch Hội đồng ENT có văn bản kết luận đề xuất cho phép hoặc không cho phép lập cơ sở bán lẻ tại địa điểm đó. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
 
hotline 0927625666