DỊCH VỤ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG

Quy định tuổi nghỉ hưu - Quy định tuổi nghỉ hưu được quy định trong Bộ luật lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu thay đổi theo mỗi năm đến năm 2035. Chính sách tăng độ tuổi nghỉ hưu do độ tuổi trung bình của Việt Nam đã tăng lên và tăng lực lượng lao động Việt Nam. Chính sách này gây nhiều ý kiến trái chiều đối với các đối tượng lao động có công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên, pháp luật đã quy định áp dụng điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu khác so với người lao động thông thường, đảm bảo về sức khỏe, thể chất cho người lao động trong hoàn cảnh đặc biệt. Để làm rõ thêm cho người đọc, Công ty luật VietLawyer xin làm rõ các quy định độ tuổi nghỉ hưu cho từng đối tượng nêu trên. 1. Quy định độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường được điểu chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Quy định độ tuổi nghỉ hưu theo năm được quy định chi tiết cụ thể dưới đây: 2. Quy định độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động đặc biệt Người lao động trong điều kiện đặc biệt là:  a) Người có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu. Quy định độ tuổi nghỉ hưu theo năm của đối tượng này được quy định chi tiết dưới đây: 3. Quy định độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện người lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao, trong một số trường hợp đặc biệt. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt bao gồm những người có chức vụ sau: 1. Cán bộ, công chức nữ giữ các chức vụ, chức danh dưới đây: a) Phó Trưởng ban, cơ quan Đảng ở trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; b) Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; c) Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; d) Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; đ) Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ; e) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước; g) Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; h) Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; i) Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; k) Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; l) Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; m) Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Trưởng ban Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; n) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; o) Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; p) Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng các Ban đảng của Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; q) Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số. 2. Công chức được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Những người lao động nêu trên có thể có độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu. Quy định cụ thể độ tuổi nghỉ hưu theo năm của đối tượng này được quy định chi tiết dưới đây:   Nếu khách hàng có thắc mắc liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn về thương lương tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể; - Tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, quy chế công ty, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, độ tuổi nghỉ hưu,...; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
Các điều kiện để điều chuyển người lao động sang công việc khác - Chuyển đổi công việc là việc người sử dụng lao động điều chuyển người lao động sang công việc khác phù hợp hơn với năng lực của người đó hoặc do năng lực, sức khỏe của người lao động không còn phù hợp. Tuy nhiên, một số người sử dụng lao động lợi dụng việc điều chuyển người lao động để gây khó khăn và tạo áp lực vô hình để người lao động tự động đơn phương chấm dứt hợp đồng. Để tránh các điều trên, người lao động cần nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến điều chuyển người lao động để bảo vệ bản thân. Công ty luật Vietlawyer sẽ giúp người đọc hiểu rõ các quy định đối với trường hợp người lao động bị điều chuyển.  1. ĐIều kiện chuyển người lao động sang công việc khác Vì các nguyên nhân sau đây, người sử dụng lao động mới được chuyển người lao động sang việc khác: Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh Những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh phải được quy định cụ thể trong nội quy lao động Người sử dụng lao động phải báo trước ít nhất cho người lao động 3 ngày làm việc, thông báo về thời hạn chuyển người lao động sang công việc khác. Công việc được chuyển phải phù hợp với năng lực và sức khỏe của người lao động. 2. Thời hạn chuyển người lao động sang công việc khác Trong trường hợp thời hạn chuyển người lao động không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm, người sử dụng lao động điều chuyển mà không cần phụ thuộc vào ý chí của người lao động. Trong trường hợp thời hạn chuyển người lao động vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm, người sử dụng lao động muốn điều chuyển thì cần phải có sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. Trong trường hợp người lao động không đồng ý điều chuyển trong thời hạn vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng phải trả lương ngừng việc cho người lao động  3. Tiền lương của người lao động khi chuyển sang công việc khác Tiền lương của công việc mới phải bằng ít nhất 85% tiền lương của công việc cũ và không thấp hơn mức lương tối thiểu. Tiền lương trong tháng đầu tiên sẽ được giữ nguyên nếu tiền lương công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ. Các tháng tiếp theo, người lao động sẽ nhận lương theo mức lương công việc mới. Nếu khách hàng là người sử dụng lao động có thắc mắc liên quan đến chuyển người lao động sang công việc khác, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn về thương lương tập thể, xây dựng thỏa ước lao động tập thể; - Tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, quy chế công ty, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, chuyển người lao động sang công việc khác,...; - Tư vấn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây  
 
hotline 0927625666