TRẢ LỜI : LUẬT HÌNH SỰ

Khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra như thế nào? Khánh Huyền (Thanh Hóa) Khi xảy ra tai nạn giao thông, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên chịu thiệt hại. Tuy nhiên, tồn tại không ít các trường hợp bên có lỗi không có khả năng hoặc cố tình không bồi thường thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của bên chịu thiệt hại. Để xử lý vấn đề gây tai nạn giao thông không bồi thường một cách hiệu quả, Công ty Luật VietLawyer xin gửi đến quý bạn đọc bài viết dưới đây. 1.Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại - Căn cứ Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: "Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này." Vậy có thể xác định trong trường hợp này hành vi chạy xe không đúng làn đường, lấn làn không đúng quy định về an toàn giao thông gây ra tai nạn là có yếu tố lỗi. - Căn cứ Điều 597 Bộ luật dân sự 2015 quy định pháp nhân sẽ phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao, người của pháp nhân là người có lỗi thì pháp nhân có quyền yêu cầu hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định pháp luật cho pháp nhân. Trong trường hợp lái xe tự ý sử dụng xe công ty tham gia giao thông ngoài giờ làm việc không theo chỉ thị của công ty thì người lái xe phải chịu trách nhiệm dân sự. 2.Các khoản bồi thường khi gây tai nạn giao thông - Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định gồm: - Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. - Thiệt hại khác do luật định. - Trong trường hợp người bị tai nạn giao thông thiệt hại về sức khỏe, nhân phẩm và uy tín, các khoản bồi thường bao gồm: + Các chi phí chữa trị, điều trị và phục hồi chức năng. + Thu thập thực tế của người bị hại bị mất hoặc giảm sút. + Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị và thiệt hại khác do pháp luật quy định. + Thêm vào đó, người gây tai nạn còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. - Trường hợp người tai nạn giao thông bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thì thiệt hại được xác định gồm có: + Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như trường hợp thứ nhất. + Chi phí cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và các thiệt hại khác nếu luật có quy định. + Thêm vào đó, người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. + Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. + Nếu không thỏa thuận được thì mức đền bù tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Cơ sở pháp lý: Điều 589, 590, 591, 592 của Bộ Luật dân sự 2015. 3.Gây tai nạn giao thông không bồi thường thiệt hại bị xử lý ra sao? - Xét về yếu tố lỗi: Nếu người chịu trách nhiệm bồi thường có lỗi, ý thức được hành vi và trách nhiệm bồi thường của bản thân, nhưng dùng mọi biện pháp để trốn tránh, không chịu bồi thường thiệt hại thì sẽ bị khởi kiện và chịu trách nhiệm hình sự. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì bên thiệt hại sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với bên bị thiệt hại. Trong trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì có thể được giảm mức bồi thường. Đối với lỗi hỗn hợp, tai nạn giao thông xảy ra là do lỗi của cả hai bên thì căn cứ vào tình hình thực tế, hai bên có thể tự giải quyết, hoặc dựa vào các quy định của pháp luật mà cơ quan công an sẽ tiến hành đối trừ và hòa giải, sau đó giải quyết vi phạm của từng bên. Cơ sở pháp lý: Điều 584 và 585 của Bộ Luật dân sự 2015. - Trách nhiệm hình sự: Nếu người gây tai nạn không thực hiện trách nhiệm bồi thường của mình, người được bồi thường có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và bảo vệ quyền lợi của mình trên cơ sở căn cứ Điều 26, 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Trong trường hợp nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà xác định được dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Trong trường hợp đặc biệt, khi xác định được những hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không khởi tố vụ án hình sự mà có thể xử lý bằng các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015. 4.Thủ tục khởi kiện đòi bồi thiệt hại trong tai nạn giao thông 4.1.Hồ sơ khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông, có nội dung được quy định ở khoản 1, điều 189 tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Giấy tờ nhân thân. (CCCD; sổ hộ khẩu… bản sao chứng thực) Các giấy tờ, hồ sơ chứng minh thiệt hại. (biên bản giám định sức khỏe, hóa đơn chữa trị, giấy xuất viện…) Các biên bản chứng minh lỗi là của người gây thiệt hại. Các giấy tờ khác có liên quan. Cơ sở pháp lý: Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 4.2.Thẩm quyền giải quyết bồi thường tai nạn giao thông Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi giải quyết các tranh chấp về dân sự trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại. Hoặc, tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại. Cơ sở pháp lý: Điều 35 và điểm a khoản 1 điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 5.Thời gian giải quyết bồi thường tai nạn giao thông Tùy theo tính chất phức tạp của từng vụ việc mà thời gian của một vụ khởi kiện đòi bồi thường có thể diễn ra từ 6 – 8 tháng. Các công việc được giải quyết trong thời gian này bao gồm: Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện; thẩm phán ra quyết định sửa đổi, bổ sung, thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện; người khởi kiện nộp tạm ứng án phí; tòa án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải; đưa vụ án ra xét xử… Cơ sở pháp lý: Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer liên quan đến quy định của pháp luật về thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong vụ án tai nạn giao thông. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học thậm chí có nhiều trường hợp bạo lực học đường dẫn đến người bị hại quẫn trí tự tử. Hiện nay tình trạng bạo lực học đường đang dấy lên mối lo ngại với nhiều bậc phụ huynh vì những kẻ gây ra bạo lực học đường đa số là trẻ nhỏ vậy trường hợp bạo lực học đường thì kẻ gây ra bạo lực học đường bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh qua bài viết dưới đây. 1. Biện pháp xử phạt hành chính Căn cứ Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020): 1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính. ... Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài. Với hình thức Cảnh cáo được quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020) như sau: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. 2. Bồi thường trách nhiệm dân sự Bên cạnh đó, hành vi này cũng xâm phạm tới sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm nên có thể phải bồi thường thiệt hại dân sự do xâm phạm sức khoẻ quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Như vậy, ngoài bồi thường sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu theo quy định tại Khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Việc đánh đập này nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của trẻ khác thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại được xác định như sau: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trong trường hợp người gây ra bạo lực học đường chưa có tài sản để bồi thường thì xử lý theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự 2015: 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường. 3. Truy cứu trách nhiệm Hình sự Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì: 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự). Theo đó những học sinh đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên. 7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra, cũng có thể phạm Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Đối với 02 người trở lên; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người đang thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666