TRẢ LỜI : LUẬT HÌNH SỰ

Anh Thịnh - Thái Nguyên có câu hỏi gửi về Vietlawyer: "Xin chào Luật sư. Cho tôi hỏi theo quy định pháp luật thì có được rút ngắn thời gian thử thách của án treo không? Tôi cảm ơn". Vietlawyer cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Án treo là gì? Điều 1 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP đưa ra định nghĩa về án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. 2. Điều kiện được hưởng án treo theo quy định pháp luật Căn cứ Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP quy định Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo như sau: Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm. 2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo; b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo; c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo 3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. 4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục. Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo. Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 6. Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này. 3. Có được rút ngắn thời gian thử thách của án treo không theo quy định pháp luật? Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP quy định điều kiện rút ngắn thử thách của án treo như sau: Người được hưởng án treo có thể được Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực quyết định rút ngắn thời gian thử thách của án treo khi có đủ các điều kiện sau: a) Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo; b) Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách người được hưởng án treo đã chấp hành nghiêm pháp luật, các nghĩa vụ theo Luật Thi hành án hình sự; tích cực học tập, lao động, sửa chữa lỗi lầm hoặc lập thành tích trong lao động sản xuất, bảo vệ an ninh Tổ quốc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng. c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản. 4. Mức rút ngắn thời gian thử thách của án treo theo quy định pháp luật Căn cứ theo khoản 2, 3, 4 Điều 8 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, người được hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách theo từng mức như sau: 2. Mỗi năm người được hưởng án treo chỉ được rút ngắn thời gian thử thách một lần từ 01 tháng đến 01 năm. Người được hưởng án treo có thể được rút ngắn thời gian thử thách nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành thời gian thử thách là ba phần tư thời gian thử thách Tòa án đã tuyên. 3. Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách của án treo, nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu những lần tiếp theo mà họ có đủ điều kiện thì Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ. 4. Trường hợp người được hưởng án treo lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và có đủ các điều kiện được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, thì Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách còn lại. Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng của nhà nước, tập thể, công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có sáng kiến được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, xác nhận. Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao. Trên đây là tư vấn của công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Bị cáo chết, có tài sản riêng để bồi thường thiệt hại thì có phải đưa những người thừa kế tài sản tham gia tố tụng để giải quyết trách nhiệm dân sự không? - câu hỏi của chị Ly (Hải Dương) 1.Tài sản do người chết để lại thì thực hiện nghĩa vụ như thế nào? Căn cứ Điều 615 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: (1). Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (2). Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại. (3). Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (4). Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. Theo đó, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được quy định như sau: - Những người hưởng thừa kế tài sản đó có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại; - Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại; - Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận; - Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. 2.Có thể tách việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự không? Căn cứ Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đó, có thể tách việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự. 3. Bị cáo chết, có tài sản riêng để bồi thường thiệt hại thì có đưa những người thừa kế tài sản tham gia tố tụng để giải quyết trách nhiệm dân sự không? Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 quy định như sau: 2. Bị cáo là đồng phạm trong một vụ án. Trong giai đoạn xét xử, bị cáo chết. Bị cáo có tài sản riêng để bồi thường thiệt hại. Tòa án có đưa những người thừa kế tài sản của bị cáo đã chết vào tham gia tố tụng để giải quyết phần trách nhiệm dân sự không? Nếu có thì xác định tư cách tham tố tụng của những người này như thế nào? Khi tuyên án về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của bị cáo theo hướng buộc những người thừa kế của bị cáo phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do bị cáo để lại trong phạm vi di sản hay chỉ cần tuyên buộc các đồng phạm còn lại có trách nhiệm liên đới bồi thường và tách yêu cầu hoàn trả của các đồng phạm (đã thực hiện nghĩa vụ liên đới thay cho bị cáo đã chết) đối với những người thừa kế tài sản của bị cáo để giải quyết thành vụ án dân sự khác? Trường hợp có thể giải quyết trong cùng một vụ án thì khi giải quyết phần trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại, Tòa án đưa người thừa kế tài sản của bị cáo tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi thực hiện nghĩa vụ bồi thường, căn cứ Điều 615 Bộ luật Dân sự, người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trường hợp, không thể giải quyết trong cùng vụ án hình sự thì Tòa án buộc các đồng phạm còn lại có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Căn cứ quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự, Tòa án tách vụ án dân sự (giải quyết nghĩa vụ bồi thường giữa các bị cáo khác và người thừa kế của bị cáo) theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đó, bị cáo chết, mà có tài sản riêng để bồi thường thiệt hại: - Đối với trường hợp có thể giải quyết trong cùng một vụ án thì khi giải quyết phần trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại thì Tòa án đưa những người thừa kế tài sản của bị cáo tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại được thực hiện theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015. - Trường hợp, không thể giải quyết trong cùng vụ án hình sự thì Tòa án buộc các đồng phạm còn lại có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Khi đó, Tòa án tách vụ án dân sự để giải quyết nghĩa vụ bồi thường giữa các bị cáo khác và người thừa kế của bị cáo theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa án tách vụ án dân sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer quy định của pháp luật về việc có thể tách việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Dịch vụ Luật sư bảo vệ người bị hại trong vụ án giết người. Thấu hiểu được nhu cầu của các khách hàng, Công ty Luật VietLawyer sẵn sàng cung cấp dịch vụ Luật sư bảo vệ bị hại với phương châm “Luật sư của bạn, luôn đồng hành chia sẻ cùng bạn”. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm về chuyên môn, với chục năm hành nghề Luật, VietLawyer tự tin sẽ đem đến sự trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. I. NHỮNG TRÁCH NHIỆM PHÁT SINH TỪ VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 1. Trách nhiệm hình sự của bên gây thiệt hại Con người có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, con người sống trong xã hội có quyền tự nhiên là quyền sống và đòi hỏi các chủ thể khác phải tôn trọng.Vì vậy, người xâm phạm tới quyền này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người. Tội giết người được quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Điều 123. Tội giết người 1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn. 2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. 3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 2. Trách nhiệm dân sự  Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân khi gây tai nạn giao thông được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được phát sinh khi: - Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại; Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác mà gây nên thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khỏe của người bị xâm phạm thì phải bồi thường thiệt hại trong vụ án giết người. 3. Các khoản phải bồi thường thiệt hại trong vụ án giết người Các khoản phải bồi thường thiệt hại trong vụ án giết người bao gồm: các thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định trong bộ luật dân sự 2015: – Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. – Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường các thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, như đã nêu ở trên; đồng thời phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. II.DỊCH VỤ LUẬT SƯ BẢO VỆ BỊ HẠI TRONG VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI Vietlawyer xin trân trọng gửi tới khách hàng dịch vụ luật sư bảo vệ người bị hại trong vụ án giết người như sau: 1. Quy trình thực hiện dịch vụ Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (bao gồm các giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc như tường trình, các quyết định của cơ quan tố tụng, giấy tờ có liên quan…) từ gia đình người bị hại. + Luật sư tư vấn các quy định pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật liên quan, hướng dẫn cách khai báo, cách trình bày rõ hành vi phạm tội của bị can, bị cáo bảo vệ quyền lợi cho người bị hại; + Hướng dẫn gia đình bị hại viết bản tường trình, đơn từ, cung cấp chứng cứ cho các cơ quan tố tụng có thẩm quyền; Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, người liên quan; Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định của pháp luật để thông báo với cơ quan có thẩm quyền nhằm chuẩn bị cho việc tham gia thủ tục tố tụng bảo vệ quyền lợi cho bị hại, người liên quan; Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ gửi cho các cơ quan có thẩm quyền và triển khai nghiên cứu hồ sơ, tìm các hướng giải pháp giải quyết vấn đề cho bị hại; Bước 5: Tham gia trực tiếp bảo vệ quyền lợi của bị hại tại cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền. Sau khi có bản án sơ thẩm, nếu quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại vẫn chưa được đảm bảo, luật sư sẽ hướng dẫn người bị hại, người liên quan thực hiện thủ tục kháng cáo. Nếu bản án đã hợp lý, Luật sư cùng người bị hại sẽ giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bị cáo đối với bị hại, thúc giục, nhắc nhở bị cáo và gia đình nếu chưa thực hiện đúng theo bản án sơ thẩm. 2. Lý do trong các vụ án hình sự khách hàng nên sử dụng dịch vụ Luật sư bảo vệ bị hại của Vietlawyer? Vietlawyer xin thông tin đến Qúy khách hàng những lợi ích to lớn của việc thuê Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người liên quan như sau: 2.1. Đội ngũ Luật sư bào chữa có trình độ cao - Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp; - Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; - Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Công An, Giám đốc pháp chế, Giảng viên.... 2.2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, người liên quan trong các vụ án hình sự Chúng tôi – các Luật sư tại Vietlawyer với tư cách là những chuyên gia pháp luật với bề dày kinh nghiệm, đã bảo vệ thành công cho rất nhiều bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự, sẵn sàng giúp khách hàng hiểu, nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh mà bị can bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho khách hàng của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc cho các bị hại và người nhà; 2.3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực Đội ngũ Luật sư tại Vietlawyer luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng bị hại, gia đình bị hại giúp bị hại bớt phần sợ hãi, bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng hay khi đứng trước phiên tòa. Các luật sư sẽ tư vấn, trò chuyện, chia sẻ để giúp bị hại bình tĩnh và đưa ra lời khai, lời trình bày chính xác và có lợi nhất. Luật sư bào chữa tại Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu. Sau khâu tiếp cận, tìm hiểu vấn đề pháp lý mà khách hàng đang mắc phải, chúng tôi cam kết đưa ra những phương án giải quyết pháp lí hiệu quả nhất cho khách hàng, Luật sư là người sẽ tư vấn cho bị hại những “đường đi nước bước” để bị hại có thể được bảo vệ và dành được mức bồi thường thỏa đáng. Nói không với những trường hợp bỏ rơi khách hàng, chỉ giải quyết vấn đề pháp lí của khách hàng một cách thờ ơ, dở chừng, nhằm mục đích kinh tế; VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng. 2.4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức tốt nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng; 2.5. Tiết kiệm thời gian Chúng tôi - các Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn bảo vệ cho rất nhiều bị hại trong nhiều vụ án hình sự liên quan, có thể đảm bảo rằng thủ tục nộp hồ sơ cho tòa án, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất. 2.6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng Khi tiếp cận với các vụ án hình sự, Vietlawyer luôn muốn tìm hiểu, chia sẻ về những nỗi đau, mất mát, khó khăn phải đối mặt với các bị hại, gia đình bị hại. Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, hại là người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất. Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn cho người dân để bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, nếu chẳng may bạn hoặc người thân thích của bạn đọc rơi vào trường hợp là bị hại trong các vụ án giết ngườithì hãy chủ động liên hệ với Luật sư ngay để đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Công ty Luật Vietlawyer với đội ngũ Luật sư có kinh nghiệm dày dặn hơn chục năm trong lĩnh lực hình sự sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
Người bị tâm thần đánh người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? - Người tâm thần (bị mất năng lực hành vi dân sự) đánh người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 về mất năng lực hành vi dân sự thì: Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Vì thế, cá nhân bị bệnh tâm thần khiến cho người đó không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì bố mẹ hoặc người nhà của cá nhân đó có thể thực hiện giám định sức khỏe cho người đó và sau đó làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Tất cả các giao dịch dân sự do người bị tâm thần thực hiện kể từ khi có quyết định của Tòa án đều sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó chịu trách nhiệm. Vì vậy, nếu người tâm thần có hành vi đánh người khác thì người đó không bị bắt giữ hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời.
Chưa phải là vợ chồng thì có được gặp nhau ở buồng hạnh phúc hay không? Câu hỏi của bạn Đức Cầu (ĐakLak) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: Trước hết cần phải hiểu "buồng hạnh phúc" là gì? “Buồng hạnh phúc”, “Nhà 24 giờ”, “Buồng vợ chồng”… là những cái tên thường gọi của phòng riêng trong nhà thăm gặp ở trại giam. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi đây là các phòng riêng thường dành cho các phạm nhân cải tạo tốt có cơ hội được gặp riêng vợ/chồng mình trong vòng 24h. 1.Chưa phải là vợ chồng thì có được thăm phạm nhân không? Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA “1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột….. 2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.” Như vậy, chưa phải vợ chồng thì vẫn có thể được thăm phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm. Khi đến gặp phạm nhân, phải có đề nghị bằng văn bản (được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và mang theo một trong những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Hộ chiếu. Trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận, đóng dấu. 2.Thủ tục để vợ/chồng được gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc Căn cứ Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định cụ thể thủ tục đăng ký gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc như sau: Thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân có đủ điều kiện gặp phạm nhân tại phòng riêng thì phải có giấy đăng ký kết hôn. Trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để thực hiện thủ tục kiểm duyệt, phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, cam kết thực hiện, chấp hành quy định về pháp luật dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Đặc biệt, đối với phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng. Như vậy, chưa phải vợ chồng thì sẽ không được gặp nhau tại buồng hạnh phúc. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự 1. Phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 129 BLTTHS 2015 quy định: Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. 2. Thẩm quyền phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ Khoản 2 Điều 129 BLTTHS 2015, những người sau đây có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. (Lệnh phong tỏa tài khoản của những người này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành) - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. 3. Thủ tục phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 129 BLTTHS 2015: - Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. - Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản. Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. 4. Các trường hợp hủy bỏ phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ điều 130 BLTTHS 2015 - Biện pháp phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: + Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; + Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; + Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội; + Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại. -Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết. Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Anh H - Nam Định có gửi câu hỏi cho công ty VietLawyer với nội dung như sau: "Tôi có mua lại một chiếc xe máy cũ không có giấy tờ để làm xe chở hàng. Trong lúc đi chở hàng, tôi bị CSGT xử phạt vì xe không có giấy tờ. Sau đó, công an điều tra và thông báo cho tôi đây là xe trộm cắp. Xin hỏi Luật sư, tôi mua nhầm xe trộm cắp có bị xử phạt hình sự không? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!" Công ty Luật VietLawyer cảm ơn câu hỏi của anh H, Công ty xin giải đáp câu hỏi của anh qua bài viết dưới đây: 1. Mua nhầm xe ăn trộm thì giao dịch dân sự có vô hiệu không? Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Dẫn chiếu đến Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Theo đó, chiếc xe là tài sản do trộm cắp mà có nên việc mua bán chiếc xe này được xem là vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật. 2. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu do mua nhầm xe ăn trộm như thế nào? Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hoàn trả, khôi phụ lại tình trạng trước khi có giao dịch 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định Như vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì hai bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Những hoa lợi, lợi tức bạn thu được từ chiếc xe bị trộm không phải hoàn trả lại. Trong trường hợp của bạn, tiền công của bạn có được nhờ dùng chiếc xe này để chở hàng sẽ không phải hoàn trả lại. 3. Mua nhầm xe ăn trộm có bị xử phạt hình sự không? Nếu có căn cứ cho rằng bạn biết tài sản là xe ăn trộm mà có nhưng vẫn sử dụng, sẽ bị xử lý về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau: 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; đ) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Lắp camera quay lén người khác có thể hiểu là hành vi sử dụng thiết bị là camera để ghi hình và lưu giữ hình ảnh của người khác mà không được người đó cho phép. Đặc biệt, nhiều trường hợp, lắp camera để quay lén các hình ảnh nhạy cảm, riêng tư của người khác nhằm đe dọa, bôi nhọ danh dự, nhâm phẩm của người khác. Do đó, lắp camera quay lén người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong bài viết này,  Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ cụ thể về vấn đề này như sau:  1. Xử phạt vi phạm hành chính Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Điều 84. Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; Do đó, với trường hợp lắp camera quay lén là hành vi thu thập thông tin cá nhân của người khác mà chưa có sự đồng ý của họ. 2. Chịu trách nhiệm hình sự Tùy vào hành vi, mức độ cũng như mục đích của việc lắp camera quay lén người khác, người vi phạm có thể đối mặt với các hình phạt sau đây: Thứ nhất, trong trường hợp lắp camera quay lén người khác để xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì vi phạm vào “Tội làm nhục người khác” được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Và tùy vào tính chất, mức độ thiệt hại sẽ có khung hình phạt tương ứng. Thứ hai, nếu quay lén người khác nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén có nội dung nhạy cảm, vi phạm vào “Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015. 3. Phải bồi thường thiệt hại Theo Điều 34 Bộ luật dân sự 2015, mỗi cá nhân được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Do đó, nếu hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm, người bị hại có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại bởi cá nhân có quyền với hình ảnh của mình. Do đó, khi có người thực hiện hành vi quay lén nười khác, người bị hại có quyền yêu cầu người thực hiện hành vi xâm phạm uy tín, danh dự… của người khác phải công khai xin lỗi, cải chính và bồi thường thiệt hại. Vậy, khi có hành vi lắp camera quay lén người khác thì người đó có thể bị chịu trách nhiệm hình sự như đã trình bày phía trên.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc. 
03 trường hợp được nhập vụ án trong giai đoạn điều tra? 1.Căn cứ pháp lý Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về việc nhập và tách vụ án trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Cụ thể được quy định tại điều 170 của Bộ luật này. “Điều 170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra 1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: a) Bị can phạm nhiều tội; b) Bị can phạm tội nhiều lần; c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. .................... 3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.” Cùng với quy định về chuyển vụ án để điều tra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định về vấn đề việc nhập và tách vụ án hình sự trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. 2.Ý nghĩa của nhập vụ án Nhập vụ án sẽ góp phần tiết kiệm chi phí tố tụng, thời gian tiến hành tố tụng và bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về nhập vụ án là quy định mở, hướng đến khuyến khích các cơ quan tiến hành tố tụng nhập vụ án để giải quyết. 3.03 trường hợp nhập vụ án để điều tra Điều luật quy định cụ thể về các trường hợp nhập vụ án để điều tra: 3.1.Bị can phạm nhiều tội Đây là trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau và mỗi hành vi này đã cấu thành nên tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Do đó, không cần thiết phải tiến hành nhiều thủ tục tố tụng để giải quyết các tội phạm do cùng một người thực hiện. Ví dụ: Tháng 10/2012, A có hành vi hiếp dâm Chị H nhưng chưa bị phát hiện. Tháng 3/2013, A thực hiện hành vi cướp tài sản của Chị M và bị bắt quả tang. Qua điều tra, A khai nhận hành vi hiếp dâm chị H vào tháng 10/2012. Hai vụ án hiếp dâm và cướp tài sản của A có thể nhập lại trong cùng một vụ án để giải quyết. 3.2.Bị can phạm tội nhiều lần Đây là quy định mới bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trường hợp này áp dụng khi một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội. Khác với trường hợp quy định tại điểm a nêu trên, trường hợp này bị can đã thực hiện nhiều hành vi, các hành vi này đều cấu thành tội phạm nhưng thuộc cùng một tội danh. Ví dụ: trong thời gian từ 06/2013 đến 09/2013, A đã thực hiện năm hành vi trộm cắp tài sản và cho đến khi bị bắt, các hành vi này chưa bị phát hiện và xử lí. 05 hành vi trộm cắp tài sản của A được nhập để giải quyết trong cùng một vụ án. 3.3.Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. Đây là quy định vừa có tính chất kế thừa, vừa có tính chất bổ sung cái mới. Thực tế cho thấy, tội phạm xảy ra trên thực tế rất phong phú, các bị can không chi thực hiện tội phạm một mình (phạm tội đơn lẻ) mà còn thực hiện tội phạm cùng với những người khác (đồng phạm). Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer quy định của pháp luật về 03 trường hợp nhập vụ án trong giai đoạn điều tra. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề từ chối khai báo. Cho tôi hỏi người làm chứng từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của chị Vũ Linh ở Hà Giang. Theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu như sau: Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu 1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về không tố giác tội phạm như sau: Không tố giác tội phạm ... 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. ... Theo quy định trên, người làm chứng từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên nếu người làm chứng này là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc người làm chứng từ chối khai báo. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Yếu tố lỗi trong luật hình sự. Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: Lỗi, Động cơ phạm tội và Mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm. Bài viết sau đây Công ty Luật TNHH VietLawyer xin chia sẻ tới bạn đọc những nội dung liên quan đến lỗi trong luật hình sự Việt Nam. 1.Lỗi là gì? Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Để xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm và gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó hay không, cần phải xác định tính có lỗi của tội phạm. 2.Xác định tính có lỗi của tội phạm Một hành vi bị xem là tính có lỗi khi có đủ 2 điều kiện sau: - Hành vi trái pháp luật hình sự. - Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự. Yếu tố lỗi được xác định theo pháp luật hình sự khi hội tụ đủ 02 điều kiện sau: - Không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (tức là không bị mất năng lực hành vi) - Đạt độ tuổi theo quy định hiện hành: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3.Các hình thức lỗi 3.1. Lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Về mặt ý chí:  Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó Ví dụ: A và B xảy ra mâu thuẫn, A dùng dao đâm B với ý muốn giết B. Rõ ràng A ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra. 3.2. Lỗi cố ý gián tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Ví dụ: A giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù A không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp 3.3. Lỗi vô ý vì quá tự tin Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. (Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ Ví dụ: A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin. 3.4. Lỗi vô ý do cẩu thả Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. (Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó Về mặt ý chí:  Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra Ví dụ: A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. 4.Một số trường hợp đặc biệt về lỗi 4.1.Trường hợp hỗn hợp lỗi Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ được quy định trong cấu thành tăng nặng của một số tội phạm, khi dấu hiệu lỗi trong cấu thành cơ bản là cố ý, nhưng trong cấu thành tăng nặng của tội phạm đó, người phạm tội đã vô ý gây ra hậu quả nhất định. Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ có thể xảy ra đối với người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và vô ý đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) là tội phạm có lỗi cố ý. Cấu thành tăng nặng của tội phạm này (Khoản 4, 5) có dấu hiệu là làm chết người, thì người phạm tội có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người này (không mong muốn và không để mặc hậu quả chết người xảy ra); khi thực hiện hành vi phạm tội, họ chỉ mong muốn hậu quả thương tích xảy ra. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra) thì họ phạm tội giết người (Điều 123 BLHS). 4.2.Sự kiện bất ngờ Theo quy định của Điều 11 Bộ luật hình sự thì, “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trong sự kiện bất ngờ, hành vi vẫn có gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi nguy hiểm đó không có lỗi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây không bị buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội gây ra từ hành vi của mình. Ví dụ, một người vì muốn tự tử nên đã đâm đầu vào xe tải, người lái xe tải rõ ràng là không có nghĩa vụ phải thấy trước việc mình lái xe trên đường sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các loại lỗi trong luật hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Quán cà phê của tôi bị người khác ganh ghét nên thuê người phá hoại tài sản, tôi muốn hỏi việc thuê người phá hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào? - Anh Cầu (Đà Lạt). Công ty Luật VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau: 1. Khái niệm tài sản? Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Theo như quy định trên thì tài sản có thể là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Bất động sản và động sản cũng được xem là tài sản, ngay cả trường hợp bất động sản và động sản hình thành trong tương lại. 2. Phá hoại tài sản là gì? Phá hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hại, giảm giá trị hoặc mất giá trị sử dụng hoặc khó có khả năng khôi phục lại. Hành vi này được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: đập phá đồ đạc, đốt cháy đồ, cố tình để mặc tài sản của người khác bị hỏng.. 3. Người được thuê phá hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào? 3.1. Xử phạt hành chính Người được thuê phá hoại tài sản chính là người trực tiếp thực hiện hành vi phá hoài tài sản của người khác. Vì vậy, người có hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và điểm c khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác: ....... 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; ....... 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này; ..... 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: ...... c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Như vậy, người thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thời chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. 3.2. Xử lý hình sự Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: - Khung 1: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; + Tài sản là di vật, cổ vật. - Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Có tổ chức; + Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Tài sản là bảo vật quốc gia; + Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; + Để che giấu tội phạm khác; + Vì lý do công vụ của người bị hại; + Tái phạm nguy hiểm, - Khung 3: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. - Khung 4: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý phá hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa lên đến 20 năm tù giam. 3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Người có hành vi xâm phạm, phá hoại tài sản của người khác mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, người nào cố tình gây thiệt hại, hủy hoại, thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác, ngoài việc chịu các mức xử phạt hành chính, hình sự theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định. 4. Người thuê người khác phá hoại tài sản thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: Đồng phạm 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Theo đó, không chỉ người trực tiếp thực hiện hành vi phá hoại tài sản mà người đi thuê cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm. Như vậy, đối với hành vi thuê người phá hoại tài sản của người thì cả người thuê lẫn người được thuê đều có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc phá hoại tài sản của người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666