Những điểm cần lưu ý khi thực hiện hoạt động mua bán nợ?

Những điểm cần lưu ý khi thực hiện hoạt động mua bán nợ? Quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ được quy định như thế nào?

1.Quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 115 BLDS 2015, có quy định như sau:

Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Trước hết, nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Mua bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh, theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 450 BLDS 2015, quy định về mua bán quyền tài sản như sau:

Mua bán quyền tài sản

1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.

3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.

Như vậy, mua bán quyền tài sản có đề cập đến quyền tài sản là quyền đòi nợ. Lúc này, nợ trở thành đối tượng của hợp đồng mà các bên có thể chuyển giao như đối với một loại tài sản đặc biệt. Ngoài ra, hợp đồng mua, bán nợ nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu đối với khoản nợ và đồng thời chuyển nghĩa vụ của bên bán nợ cho bên mua nợ.

Có thể thấy, giao dịch mua bán nợ sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nợ. Do đó, các bên có quyền giao kết hợp đồng mua bán nợ mà không cần có sự đồng ý của bên nợ.

2.Hình thức của hợp đồng mua bán nợ cần lưu ý những gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, thì mua bán nợ là thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cho vay, khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh. Theo đó bên bán nợ chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ và nhận tiền thanh toán từ bên mua nợ.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-NHNN Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.

Vì vậy, theo quy định trên, hợp đồng mua, bán nợ không bắt buộc các bên phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, nếu xét thấy cần thiết các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc công chứng hoặc chứng thực Hợp đồng mua, bán nợ. Như vậy, hợp đồng mua, bán nợ phải bắt buộc được lập thành văn bản và không bắt buộc phải công chứng.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề hợp đồng mua bán nợ. Nếu bạn đọc đang có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ pháp lý, hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.

Chưa có thống kê chính thức, nhưng ở Việt Nam có lẽ có hàng nghìn các công ty luật khác nhau, hoạt động đa ngành nghề lĩnh vực. Vậy nên việc tìm kiếm được 1 công ty luật có đủ trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ nhiệt huyết, tâm huyết và trách nhiệm để đồng hành với khách hàng là một việc rất khó khăn;

VietLawyer, xin được chia sẻ 6 lý do giúp bạn đưa ra quyết định và quyết định chọn Công ty Luật THHH VietLawyer là người đồng hành, tư vấn và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

1. Đội ngũ Luật sư trình độ cao:

- Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp;

- Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ;

- Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Luật sư là Công An (về hưu), Giám đốc pháp chế các tập đoàn, ngân hàng, Giảng viên các trường đại học, học viện tư pháp...

- Đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý nhiệt tình được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn tốt.

2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm:

- Đội ngũ Luật sư sáng lập đều trên 40 tuổi (sinh năm 1981, 1982) và có đến 17 năm kinh nghiệm trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau: Dân sự, Hình sự, Đất đai, Tài chính Ngân hàng, Hôn nhân và gia đình...

- Trong quá làm việc đã tư vấn, tranh tụng và giải quyết nhiều vụ việc khó, có giá trị lớn trong mọi lĩnh vực.

3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực

- Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, giúp khách hàng bớt phần bối rối và lo lắng khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, khi đứng trước phiên tòa hoặc thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

- Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu, luôn nỗ lực học tập, tìm hiểu, phấn đấu để bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.

- VietLawyer bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tinh liên quan đến khách hàng.

4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý

- Luật sư bảo vệ tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng;

- Chúng tôi luôn mong muốn có được nhiều khách hàng hơn là nhiều lợi nhuận mà ít khách hàng, vì thế chính sách giá hợp lý luôn được Vietlawyer áp dụng trong suốt quá trình phát triển của mình.

5. Tiết kiệm thời gian

Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn tư vấn, đại diện, bảo vệ,... vậy nên, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất.

Với vài trò là Luật sư, chúng tôi luôn tuân thủ các trình tự thủ tục thời gian làm việc của các quan nhà nước để đảm bảo rằng, không ảnh hưởng đến tiến độ, kế hoạch, công việc của khách hàng.

6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng

- Thực hiện việc trợ giúp pháp lý ngay khi có yêu cầu;

- Chia sẻ, phổ biến kiến thức pháp luật để người dân, cùng cơ quan nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm, đúng thủ tục...nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, người dân tộc thiểu số VietLawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng. VietLawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất.

Với sologan "Luật sư Việt - Luật sư của bạn!", chúng tôi luôn đồng hành gắn bó, tư vấn, bảo vệ và chia sẽ cùng khách hàng. Và luôn lắng nghe, cầu thị, học tập để có được sự tin yêu từ khách hàng.

Công ty Luật Vietlawyer xin được gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng, Quý thân chủ, đã ủng hộ, giúp đỡ và tin tưởng chúng tôi trong những năm qua.

Được thành lập ngày 28 tháng 6 năm 2021, với đội ngũ Luật sư đông đảo, có thâm niên công tác trong ngành đều trên 10 năm, giàu kinh nghiệm.

Bên cạnh đó Công ty Luật Vietlawyer còn có đội ngũ cố vấn là các Tiến sĩ, thạc sĩ là giảng viên, giám đốc pháp chế, công an (nghỉ hưu) lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra với đội ngũ Luật sư tập sự, cử nhân luật, chuyên viên pháp lý trẻ, năng động, tài năng, nhiệt tình, được đào tạo bài bản từ các trường đại học uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Chúng tôi, đã chiếm trọn niềm tin của khách hàng và chưa để khách hàng thất vọng trong những năm qua.

Tại Vietlawyer, Chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ: Thủ tục hành chính, tư vấn, tranh tụng, trong các lĩnh vực:

- Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp theo vụ việc và thường xuyên;

- Tư vấn, tham gia bào chữa trong các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho thân chủ trong các vụ án hình sự;

- Tư vấn, đại diện theo uỷ quyền, cử luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc/vụ án tranh chấp dân sự;

- Tư vấn định hướng luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động;

- Tư vấn, đại diện theo quỷ quyền để làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước, cử luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp tại tòa án liên quan đến tranh chấp đất đai;

- Tư vấn, đại diện cho thân chủ trong các vụ án, vụ việc ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn có yếu tố nước ngoài;

- Và các vụ án, vụ việc về kinh doanh thương mại, hành chính, sở hữu trí tuệ...

Dù là vụ án, vụ việc nào với tâm đức của mình, chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc trách nhiệm của mình, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng (thân chủ).

Với thế mạnh của mình, chúng tôi sẽ không ngừng phát triển để thu hút nhân tài, mở rộng thị trường, nghiên cứu chuyên sâu những nghiệp vụ pháp luật, nghiệp vụ tố tụng, kỹ năng giải quyết vụ việc... để hoàn thành tốt hơn, chăm sóc tốt hơn khách hàng của mình.

Và luôn hy vọng, sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tin tưởng của khách hàng.

Trân trọng.

Banner bài biết

BẠN ĐANG QUAN TÂM

Trong nền kinh tế thị trường, cổ phiếu là loại tài sản có tính thanh khoản cao và đang ngày càng phổ biến, đặc biệt đối với lại cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, loại tài sản này lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý để thi hành án. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về xử lý cổ phiếu để thi hành án - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Thi hành án dân sự là gì? Căn cứ Điều 1 và Điều 2 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014), thi hành án dân sự (THADS) là hoạt động của nhiều tổ chức và cá nhân, bao gồm cơ quan THADS trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý cạnh tranh và Trọng tài thương mại. Bên cạnh đó, hoạt động THADS phải được thực hiện theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.  Theo đó, có thể hiểu THADS là là hoạt động của nhiều tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục theo quy định của Luật THADS và pháp luật có liên quan trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Trọng tài thương mại. 2) Cổ phiếu là gì? Khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 định nghĩa như sau:Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 thì giải thích như sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.  Như vậy, cổ phiếu là loại chứng khoán do tổ chức phát hành để xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức đó.  3) Quy định về xử lý cổ phiếu để thi hành án Hiện nay, pháp luật về thi hành án dân sự chưa có quy định riêng về việc xử lý cổ phiếu để thi hành án mà chỉ có quy định về thu giữ, xử lý giấy tờ có giá để thi hành án. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng chưa định nghĩa rõ giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu khái quát giấy tờ có giá là một loại tài sản. Mặc dù vậy, tại khoản 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì quy định giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, quy định rằng: “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.  Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định như sau: Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác. Do đó, cổ phiếu cũng được coi là một loại tài sản và là giấy tờ có giá. Vì vậy, trên thực tế để xử lý cổ phiếu trong thi hành án dân sự sẽ áp dụng các quy định về trình tư, thủ tục xử lý giấy tờ có giá để thi hành án như sau:  Điều 82 Luật Thi hành án dân sự quy định: 1. Trường hợp phát hiện người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để thi hành án. 2. Người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp người phải thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan thi hành án dân sự thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để thi hành án. Quy định tại khoản 1 nêu rõ những người đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án có thể là: người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác. Khi Chấp hành viên phát hiện những người này đang giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án, thì Chấp hành viên có quyền ra quyết định thu giữ các giấy tờ có giá đó để xử lý thi hành án. Những người này phải chuyển giao giấy tờ đó cho Chấp hành viên để xử lý theo quy định. Điều này có nghĩa là Chấp hành viên sẽ áp dụng các quy định của pháp luật để bán giấy tờ có giá nhằm thu lại một khoản tiền để thanh toán cho người được thi hành án. Điều 83 Luật thi hành án dân sự quy định “Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật”. Nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục bán tài sản là giấy tờ có giá để đảm bảo thi hành án. Khi Chấp hành viên  tiến hành việc xử lý giấy tờ có giá, cổ phiếu theo các quy định trên chính là đang thực hiện thủ tục “cưỡng chế thi hành án đối với giấy tờ có giá”. Trong đó biện pháp “Cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án” được quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự có thể sẽ bị áp dụng. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bán đấu giá tài sản là việc nhằm đưa tài sản tiếp cận với đại chúng người mua, từ đó phát huy cao nhất giá trị tài sản của tài sản mà người bán tài sản đấu giá mong muốn đạt được. Tại Việt Nam, bán đấu giá tài sản được hình thành và phát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự (THADS). Đây là một hình thức xử lý tài sản bị kê biên cưỡng chế. Mục đích đặt ra khi cơ quan thi hành án thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp mang tính nghiêm khắc nhằm đảm bảo hiệu lực thực thi của bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế và khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án, đồng thời cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Vậy pháp luật quy định như thế nào về Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Chủ thể của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự - Tổ chức bán đấu giá tài sản và Đấu giá viên Đấu giá viên là người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá. Là chủ thể tham gia quan hệ bán đấu giá tài sản THADS thì đấu giá viên phải làm việc trong tổ chức hành nghề đấu giá chuyên nghiệp (Trung tâm bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản).  - Người có tài sản bán đấu giá và người sở hữu tài sản bán đấu giá Khoản 5 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định khái niệm người có tài sản đấu giá là người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Tại Điều 101 Luật Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên là người ký Hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá hoặc Chấp hành viên là người có quyền bán tài sản kê biên. Như vậy theo quy định nêu trên, trong hoạt động thi hành án dân sự người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật là Chấp hành viên, cơ quan THADS. Nhưng trong một số trường hợp họ chỉ là người có tài sản chung với người phải thi hành án mà tài sản đó đang bị dùng để cưỡng chế THADS. - Người tham gia đấu giá tài sản Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có nguyện vọng, nhu cầu tham gia đấu giá. Những người này phải đáp ứng yêu cầu về năng lực hành vi dân sự. Pháp nhân việc tham gia giao dịch đấu giá phải thông qua người đại diện hợp pháp hoặc người đại diện theo pháp luật và việc mua bán tài sản này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân theo quy định của BLDS 2015. - Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự Trong THADS, người được thi hành án có quyền lợi liên quan đến việc bán đấu giá. Họ có quyền thỏa thuận quyết định tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá; yêu cầu định giá lại giá trị tài sản và nhận tiền bán đấu giá tài sản thành 2. Nguyên tắc của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự Để tổ chức một cuộc bán đấu giá tài sản thi hành án thành công, việc bán đấu giá phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Đó là: - Nguyên tắc công khai, liên tục; - Nguyên tắc khách quan, trung thực, bình đẳng; - Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia và mọi cuộc bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá. 3. Đối tượng bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự Đối tượng đấu giá tài sản thi hành án dân sự là tài sản bị kê biên, cưỡng chế thi hành án. Tài sản đó có thể là vật hữu hình và trị giá được bằng tiền, có thể trở thành tài sản trao đổi trên thị trường. Đó có thể là động sản (phương tiện giao thông, đồ đạc khác…) hoặc bất động sản (đất đai, nhà, công trình  xây dựng gắn liền với đất đai và các tài sản khác gắn liền với đất đai) hoặc quyền sở hữu trí tuệ có giá trị ít nhất từ 2.000.000 đồng trở lên.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Tuấn Anh - Bắc Giang có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Trường hợp nào được miễn, giảm án phí dân sự theo pháp luật hiện hành? Tôi xin cảm ơn". Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp câu hỏi như sau. 1. Án phí dân sự là gì? Án phí dân sự là là một khoản chi phí tiến hành tố tụng mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và được thi hành khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. 2. Trường hợp nào được miễn án phí dân sự theo quy định pháp luật? Căn cứ theo Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau: Điều 12. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín; đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ. 2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này. 3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp. 3. Trường hợp nào được giảm án phí dân sự theo quy định pháp luật? Căn cứ tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về việc giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau: Điều 13. Giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án 1. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp. 2. Những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này vẫn phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí Tòa án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có căn cứ chứng minh người được giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án không phải là người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có tài sản để nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án; b) Theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì họ có tài sản để nộp toàn bộ tiền án phí, lệ phí Tòa án mà họ phải chịu. 3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền ánphí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được giảm tiền án phí thì Tòa án chỉ giảm 50% đối với phần án phí mà người thuộc trường hợp được giảm tiền án phí phải chịu theo quy định của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được giảm. Trên đây là tư vấn của công ty Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Chị Ánh - Hà Nội có gửi câu hỏi về cho Vietlawyer như sau: "Chị cho thuê nhà nhưng không có hợp đồng có bị phạt không?" Về bản chất căn cứ Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014, hợp đồng thuê nhà là thoả thuận giữa người cho thuê và người thuê và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây: – Thông tin cá nhân của người cho thuê và người thuê; – Bảng mô tả chi tiết các đặc điểm của nhà ở cho thuê: Về kết cấu, diện tích, hệ thống điện nước, … Trường hợp đối tượng cho thuê là căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu, sử dụng chung và sở hữu, sử dụng riêng,…; – Giá cho thuê nhà ở; – Thời hạn cho thuê và quy định về hình thức, thời hạn trả tiền thuê; – Các quy định về thời hạn giao nhà; – Quyền và nghĩa vụ của các bên; – Cam kết của các bên; – Các thỏa thuận khác; – Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; – Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; – Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký. Căn cứ theo các quy định trên, đối với việc thuê nhà các bên cần phải thỏa thuận và phải lập thành văn bản hợp đồng có các nội dung được quy định như trên. Việc lập hợp đồng thuê nhà giúp cho quyền lợi của cả bên thuê và bên cho thuê được bảo vệ nếu có tranh chấp phát sinh và đảm bảo đúng quy định pháp luật về hình thức của việc cho thuê nhà. Do đó, trường hợp thuê trọ nhưng không ký hợp đồng thuê trọ là không đúng quy định pháp luật. Hiện nay, chưa có quy định về mức phạt đối với hành vi không lập hợp đồng khi cho thuê nhà nói trên. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng quy định thế nào? Tôi và đối tác có giao kết hợp đồng mua bán 10 tấn măng khô. Trong hợp đồng giao kết ghi rõ ngày đối tác giao đủ 10 tấn măng khô cho bên tôi là ngày 20/8/2023. Vậy mà đến ngày giao hàng bên tôi chỉ nhận được 8 tấn thiếu 2 tấn so với số lượng giao kết trong hợp đồng. Điều này làm tôi chậm trễ trong việc lựa chọn, giao hàng cho đối tác nước ngoài, gây thiệt hại cho bên tôi. Vì vậy, tôi muốn hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường có được không? Cảm ơn Luật sư 1.Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Căn cứ Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng mua bán như sau: “Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.” Như vậy, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. 2.Trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng trong hợp đồng mua bán tài sản? Về trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng được quy định tại khoản 2 Điều 437 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể: “Điều 437. Trách nhiệm do giao tài sản không đúng số lượng 1. … 2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây: a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu; b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại; c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.” Đồng thời tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau: “Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ 1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. 2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.” Theo đó, trường hợp của bạn đối tác giao hàng không đúng số lượng, gây thiệt hại cho bên bạn với đối tác nước ngoài thì bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường theo quy định điểm c khoản 2 Điều 437 Bộ luật Dân sự 2015. 3.Quy định về hủy bỏ hợp đồng? Hậu quả của hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản? Đối với việc hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 423 BLDS 2015 như sau: “Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng 1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trường hợp khác do luật quy định. …. Theo đó, bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng được quy định tại Điều 427 BLDS 2015, cụ thể: “Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng 1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. 4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định. 5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.” Theo đó, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. Như vậy, trường hợp đối tác của bạn vi phạm nghĩa vụ do không giao đúng số lượng măng khô và cho gây thiệt hại cho bên bạn, thì bạn được yêu cầu bồi thường. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer trong vấn đề hủy bỏ hợp đồng. Nếu bạn đọc đang ở trong trường hợp nêu trên hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage: Luật sư Việt - Luật sư của bạn hoặc theo hotline số: 0927.625.666 để nhận được sự tư vấn kịp thời.
Chị Hoa - Hà Tĩnh có câu hỏi gửi về VietLawyer: "Chồng tôi đã được tuyên bố là đã chết, nhưng hiện nay đã trở về. Còn tôi cũng đã kết hôn với người khác, vậy quan hệ hôn nhân của tôi và chồng cũ có xác lập lại không?" Công ty Luật Vietlawyer xin trả lời như sau: Căn cứ Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về như sau: - Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. - Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau: + Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó; + Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn. Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Như vậy, chị và chồng cũ không được khôi phục quan hệ hôn nhân, và quan hệ hôn nhân của chị và chồng mới vẫn được tiếp tục. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Bạn Trung - Phú Thọ có gửi câu hỏi về Công ty Luật VietLawyer câu hỏi như sau: "Chào anh chị, em có bị đi tù và chấp hành xong vào đầu năm nay. Anh chị cho em hỏi em có phải đi nghĩa vụ nữa không ạ?" Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định như sau: Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp người này đã được xóa án tích và vẫn ở trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do đó, người chấp hành xong hình phạt tù đã được xóa án tích thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự 2025. Người chấp hành xong án phạt tù và đã được xoá án tích không thuộc trường hợp tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì phải chấp hành lệnh khám sức khỏe, nếu đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Như vậy trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho các bạn về vấn đề vừa chấp hành xong hình phạt tù có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666