Dịch vụ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp tại Thái Nguyên được Công ty Luật Vietlawyer cung cấp trong những năm gần đây tại khắp các tỉnh thành, các quận, huyện trên cả nước và trong đó có Thái Nguyên. Bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tuy nhiên bạn chưa thực sự hiểu Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Làm sao để đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên? Vậy thì hãy cùng VietLawyer tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Những ai có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký thành lập trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
Chi tiết vui lòng tham khảo bài viết: Những ai có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.
3. Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Theo ghi nhận của Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
3.1. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh.
Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty hợp danh.
3.3. Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu, góp vốn để thành lập.
Vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Công ty TNHH một thành viên được quyền giảm vốn nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu. Công ty được quyền tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên.
3.4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
3.5. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
- Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
- Công ty mua lại cổ phần đã phát hành;
- Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Bài viết bạn có thể tham khảo: Ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần.
4. Trình tự thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp;
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận và kiểm tra hồ sơ;
Bước 4: Nhận kết quả đăng ký kinh doanh;
Bài viết bạn có thể tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023.
5. Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên của VietLawyer.
Bên cạnh việc tư vấn thành lập, VietLawyer còn cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên trọn gói với chi phí hợp lý và chất lượng tốt nhất.
Tại Thái Nguyên, chúng tôi cung cấp Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp khắp các huyện, thành phố tại Thái Nguyên: Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Thái Nguyên, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thành phố Sông Công, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại thị xã Phổ Yên, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Phú Bình, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Đồng Hỷ, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Võ Nhai, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Định Hóa, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Đại Từ, Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại huyện Phú Lương.
Ngoài ra, VietLawyer còn hỗ trợ khách hàng một số dịch vụ liên quan sau khi thành lập doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng có nhu cầu.
Vietlawyer cung cấp trọn gói Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên bao gồm các bước sau đây
Bước 1: Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Công ty luật VietLawyer tiếp nhận thông tin của quý khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, Công ty luật VietLawyer sẽ gửi hồ sơ cho quý khách hàng để tiến hành ký xác nhận (quý khách hàng ký xác nhận hồ sơ theo hướng dẫn ký của Công ty).
Sau khi nhận được hồ sơ đã ký từ quý khách hàng, Công ty tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ theo dõi, nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp và nhận kết quả đăng ký kinh doanh
Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, Công ty luật VietLawyer tiến hành theo dõi tiến độ của hồ sơ và thực hiện các thủ tục mà cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu.
Công ty thay mặt quý khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giao kết quả cho quý khách hàng.
Bước 3: Khắc dấu pháp nhân
Quý khách hàng có thể tự mình hoặc để Công ty luật Vietlawyer khắc dấu pháp nhân và dấu pháp danh cho doanh nghiệp.
Quý khách hàng quyết định hình thức và số lượng con dấu rồi gửi cho Công ty luật Vietlawyer. Công ty tiến hành khắc dấu cho quý khách hàng tại các cơ sở khắc dấu uy tín.
Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp
Do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục.
Bước 5: Đăng ký chữ ký số
Một bộ hồ sơ đăng ký chữ ký số cơ bản sẽ có những giấy tờ sau:
Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động
Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;
Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, tổ chức (hoặc hộ chiếu).
Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nội dung Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Thái Nguyên của Vietlawyer, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
===================================================================================