TRẢ LỜI: LUẬT DOANH NGHIỆP

Thủ tục cấp phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục | Giấy phép con - Hoạt động giáo dục trong trung tâm ngoại ngữ, tin học là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các trung tâm ngoại ngữ, tin học mới thành lập hoặc chuyển sang hoạt động giáo dục cần đề nghị Cấp phép hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp phép cho trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục dưới đây. 1. Điều kiện trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, nguồn kinh phí phù hợp, bảo đảm chất lượng giáo dục theo kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô hoạt động của trung tâm. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp phép cho trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép cho trung tâm ngoại ngữ, tin học bao gồm: - Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục - 1 Bản chính (Mẫu tờ trình) - Bản sao có chứng thực quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp - 1 Bản sao - Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm - 1 Bản chính - Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên - 1 Bản chính - Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà, nguồn kinh phí hoạt động - 1 Bản chính 3. Thủ tục cấp phép cho trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Trung tâm 01 (một) bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, bao gồm Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.  Bước 2: + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản cho trung tâm những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định thực tế khả năng và ghi kết quả vào biên bản thẩm định + Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa có quyết định thì phải nêu rõ lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục là 15 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trân trọng ./. ===========================================================================
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng | Giấy phép con - Kinh doanh mua, bán vàng miếng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang kinh doanh mua, bán vàng miếng cần đề nghị Cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng - Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật - Có vốn điều lệ từ 100 tỷ trở lên - Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên. - Có xác nhận của cơ quan thuế rằng đã nộp thuế từ hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/ năm trở lên trong hai năm liên tiếp gần nhất - Có chi nhánh, địa điểm bán hàng tại 3 (ba) tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương trở lên 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Danh sách trụ sở chính, chi nhánh , địa điểm kinh doanh - 1 Bản chính - Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng hai năm liên tiếp gần nhất - 1 Bản chính - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng 3. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp gửi đầy đủ hồ sơ đến Ngân hàng nhà nước Việt Nam Bước 2: Ngân hàng chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra giấy tờ và trang thiết bị làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng vầ báo kết quả về Ngân hàng nhà nước Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam quyết định cấp hoặc từ chối Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng 3.2 Cách thức thực hiện  Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng là 30 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp | Giấy phép con - Sản xuất rượu công nghiệp là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang sản xuất rượu công nghiệp cần đề nghị Cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm) - Là doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật  - Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô điều kiện sản xuất - Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định. - Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định. - Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu - Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm) Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao - Bản sao Bản sao Bản công bố sản phẩm rượu - 1 Bản sao - Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm - 1 Bản sao - Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường - 1 Bản sao - Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu - 1 Bản chính, 1 Bản sao - Bản sao bằng cấp và hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm) 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp nộp 01 (một) bộ hồ sơ đầy đủ cho Sở Công thương  Bước 2: + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế | Giấy phép con - Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cần đề nghị Cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp - Có ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam + Trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000đ (Năm mươi triệu đồng) + Trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) + Trường hợp kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng) - Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao - Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế - 1 Bản chính - Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành lữ hành của người phụ trách - 1 Bản sao - Bản sao có chứng thực hợp đồng giữa doanh nghiệp và người phụ trách - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp hồ sơ đến Tổng cục Du lịch Bước 2: + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Du lịch xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế là 10 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng  
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự | Giấy phép con - Một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh cần đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang các ngành, nghề cần đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự - Các ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP phải đảm bảo về an ninh, trật tự bao gồm: a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ; b) Kinh doanh các loại pháo; c) Kinh doanh súng bắn sơn; d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; đ) Kinh doanh casino; e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược; g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ; i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn; l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường; m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp); n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự  Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu bao gồm: - Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh - 1 Bản chính ( Mẫu văn bản) - Bản sao Giấy phép thành lập doanh nghiệp tùy theo loại hình doanh nghiệp - 1 Bản sao  - Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy - 1 Bản sao - Bản khai lý lịch/Phiếu lý lịch tư pháp - 1 Bản chính (Mẫu văn bản) - Bản sao hợp lệ chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự - 1 Bản chính  3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an cấp huyện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ  sơ + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì cán bộ gửi Giấy biên nhận hồ sơ cho cơ sở kinh doanh hoặc người nộp hồ sơ + Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thì cán bộ gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho cơ sở kinh doanh hoặc người nộp hồ sơ.  + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì cán bộ nêu rõ lý do từ chối và gửi Thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự sau khi đã hoàn thành nộp phí thẩm định. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an cấp huyện hoặc nộp trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự là 05 ngày. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng...  
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga| Giấy phép con - Kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga Căn cứ theo Điều 4,5,7 Thông tư 11/2016/TT-BVHTTDL quy định về trang thiết bị tập luyện và thi đấu môn Yoga tại Việt Nam như sau: - Đối với cơ sở vật chất  a) Sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt. b) Khoảng cách từ sàn tập đến trần nhà không thấp hơn 2,7m. c) Không gian tập luyện thoáng mát, ánh sáng từ 150 lux trở lên. d) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu. đ) Có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, trang phục khi tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện và các quy định khác. e) Việc tổ chức tập luyện và thi đấu môn Yoga ở ngoài trời phải tuân thủ quy định tại các điểm a, c, d, đ mục này. - Đối với trang thiết bị  a) Trang thiết bị tập luyện: - Đảm bảo mỗi người tập có 01 thảm tập cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn; - Đối với động tác Yoga bay (Yoga fly): Võng lụa (dây) chịu được ít nhất 300 kg trọng lực, được lắp đặt trên một hệ thống treo có khả năng đảm bảo an toàn cho người tập luyện. Chiều dài của dây có thể điều chỉnh để vừa với tư thế người tập; - Các dụng cụ hỗ trợ tập luyện môn Yoga phải đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho người tập. b) Trang thiết bị thi đấu: - Đảm bảo mỗi người có 01 thảm cá nhân hoặc thảm lớn trên sàn; - Có thiết bị liên lạc cho các thành viên tổ chức và điều hành giải; - Đồng hồ bấm giờ, bảng báo giờ, bảng điểm, loa, vạch giới hạn sân thi đấu. - Đối với mật độ hướng dẫn luyện tập  a) Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm tối thiểu 2,5m2/01 người. b) Mỗi người hướng dẫn tập luyện không quá 30 người trong một giờ học. - Đối với nhân viên chuyên môn Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao - 1 Bản chính (Mẫu đơn tóm tắt) - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao - Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận của các nhân viên chuyên môn - 1 Bản sao  - Bản sao hợp lệ chứng minh trình độ học vấn của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự - 1 Bản chính  3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính  Bước 2: Cơ quan chuyên môn tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì Cơ quan chuyên môn cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ  + Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Cơ quan chuyên môn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy tiếp nhận hồ sơ, cá nhân đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga  3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga là 07 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Yoga hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng...
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc | Giấy phép con - Kinh doanh dược là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các cơ sở sau được nêu sau đây cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc. 1. Điều kiện cơ sở thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc Các cơ sở sau đây cần cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc:  1. Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc 2. Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Căn cứ theo Điều 33 Luật dược quy định về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược như sau: - Đối với cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được quy định như sau: Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa Điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền  - Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược - Đối với cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền Cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền - Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Có người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền Có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ; Phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn. Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải được bảo quản riêng biệt với dược liệu, vị thuốc cổ truyền. Dược liệu độc phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn. Thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền kê đơn phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các thuốc không kê đơn thì phải để riêng và ghi rõ “Thuốc kê đơn” để tránh nhầm lẫn. Cơ sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền; Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu; Có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất nguồn gốc; Người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng quy định  Đối với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ; Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao chứng thức Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao - Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược - 1 Bản sao - Tài liệu kỹ thuật - 1 Bản chính Tài liệu kỹ thuật bao gồm: + Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược/ Giấy chứng nhận Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh + Tài liệu kỹ thuật khác tùy thuộc vào loại hình cơ sở  1. Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. trang thiết bị bảo quẩn, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượn, tài liệu chuyên môn kỹ thuât và nhân sự theo nguyên tắc. Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc 2. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc: Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc. 3. Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 31 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP  3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Cơ sở đề nghị gửi hồ sơ về Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở đó đặt trụ sở  Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận kiểm tra thông tin, thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ + Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì Sở Y tế cấp cho doanh nghiệp trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Nếu cơ sở cần được tổ chức đánh giá thực tế thì kéo dài thời hạn thêm 20 ngày + Nếu hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung đối với trường hợp quy định thứ nhất thuộc mục a, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 7 ngày làm việc + Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu. Sở Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định Bước 3: Sau khi đánh giá, Sở Y tế có trách nhiệm: - Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá - Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sử chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành viên đánh giá thực tế Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và trả lời lý do chưa nhận Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc là 30 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở bán lẻ thuốc hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô | Giấy phép con - Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là ngành, nghề phổ biến nhưng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần đề nghị Cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 1. Điều kiện cơ sở thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Căn cứ theo Điều 13, Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định về Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau: - Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách + Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã; + Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống; + Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất); + Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất); không sử dụng xe cải tạo từ xe có sức chứa từ 09 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) hoặc xe có kích thước, kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi; + Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất). Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống. Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất). - Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: + Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; + Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. - Điều kiện đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa  - Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã. - Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau: + Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét; + Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao văn bằng chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải - 1 Bản sao - Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông  - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Đơn vi kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở kinh doanh vận tải Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, Sở giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì Sở giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, Sở Giao thông vận tải thông báo những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là 05 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu | Giấy phép con - Bán lẻ rượu là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển sang bán lẻ rượu cần đề nghị Cấp giấy phép kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục Cấp giấy phép bán lẻ rượu dưới đây. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện bán lẻ rượu - Là doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật  - Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng - Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phố rượu hoặc thương nhân bán, buôn ruọu 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu bao gồm: - Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh - 1 Bản sao - Bản sao Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hơp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ - 1 Bản sao - Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp giấy phép bán lẻ rượu 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Thương nhân bán lẻ rượu gửi 01 (một) Bộ hồ sơ về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Bước 2: + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và cấp giấy phép bán lẻ rượu cho thương nhân. Trường hơp từ chối phải trả lời bầng văn bản và nêu rõ lý do. + Trong trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ rượu là 10 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép bán lẻ rượu hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa | Giấy phép con - Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Các Phòng khám chuyên khoa mới thành lập cần đề nghị cấp giấy phép hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho Phòng khám chuyên khoa dưới đây. 1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa 1.1 Điều kiện cơ sở vật chất - Có địa điểm cố định  - Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy  - Có khu vực tiệt trùng dụng cụ y tế sử dụng lại hoặc hợp đồng tiệt trùng tại cơ sở khác - Trường hợp thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn - Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có hai phòng riêng biệt  - Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa. 1.2 Điều kiện trang thiết bị y tế - Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở - Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa - Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa. 1.3 Điều kiện về nhân lực a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đáp ứng đủ các điều kiện như sau: - Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở. - Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động. - Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau: + Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng; + Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sĩ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền; + Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sĩ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS; + Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sĩ hoặc y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền; + Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền; + Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sĩ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sĩ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sĩ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng; + Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; + Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sĩ chuyên khoa nam học hoặc bác sĩ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học; + Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Là bác sĩ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sĩ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp; + Phòng xét nghiệm: Là bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên; + Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề; - Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản; - Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở. b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản; c) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm; d) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sĩ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh; đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó. 1.4 Phạm vi hoạt động chuyên môn Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo danh mục được Giám đốc Sở Y tế phê duyệt. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa, tin học bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở - 1 Bản sao - Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự - 1 Bản chính (Mẫu bản kê khai) - Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh - 1 Bản chính (Mẫu danh sách đăng ký) - Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp - 1 Bản chính - Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất - 1 Bản chính - Bản sao hợp lệ quyết định thành lập - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi hồ sơ về Sở y tế Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Bước 3:  + Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp giấy phép hoạt động + Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở. + Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động. + Trong trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính  3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa là 45 ngày Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. ==============================================================================
    Hồ sơ, thủ tục mở quán Cafe bao gồm những gì? Mô hình kinh doanh quán cafe hiện nay không còn mới mẻ nữa thậm chí đang dần trở thành xu thế. Tuy nhiên, để có thể mở quán cafe và đưa quán cafe đi vào hoạt động thì bạn cần phải đáp ứng những thủ tục gì? - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây 1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe     Đối với việc đăng ký kinh doanh quán cafe, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn 2 hình thức: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty. Nếu quy mô kinh doanh của bạn không quá lớn, số lao động sử dụng dưới 10 người và không có nhu cầu mở rộng kinh doanh ở các địa điểm khác thì bạn có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể. Ngược lại, trường hợp bạn muốn mở hệ thống cửa hàng kinh doanh cafe với quy mô lớn, bạn có thể thành lập công ty. 1.1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe bằng hình thức hộ kinh doanh cá thể: Hồ sơ đăng ký bao gồm: - Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh, gồm các nội dung: + Tên hộ kinh doanh, địa điểm, số điện thoại; + Họ tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước đứng đầu hộ kinh doanh; + Ngành nghề kinh doanh: thực phẩm; + Số vốn kinh doanh; + Số lao động sử dụng; - Bản sao Giấy CMND/CCCD của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh cá thể hoặc người đại diện hộ gia đình. - Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. - Văn bản ủy quyền kèm giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người nhận ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Thủ tục đăng ký: - Cá nhân/người đại diện gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh quán cafe và kèm theo bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện.    Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe cho chủ kinh doanh trong thời hạn quy định nếu hồ sơ hợp lệ. - Nếu hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh quán cafe không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi hay bổ sung bằng văn bản cho người xin giấy phép kinh doanh quán cafe. Chủ kinh doanh sẽ bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo hướng dẫn và nộp lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi bạn Giấy hẹn đến lấy Giấy phép kinh doanh. Khi đến lấy giấy phép kinh doanh bạn hãy xuất trình giấy hẹn và CMND/CCCD. - Nếu sau 05 ngày làm việc, kệ từ ngày nộp hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh quán cafe mà không nhận được phản hồi thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định khiếu nại, tố cáo của Luật kinh doanh. 1.2. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe bằng hình thức thành lập công ty: Hồ sơ đăng ký bao gồm: - Danh sách cổ đông hay thành viên công ty; - Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu bản sao của người đứng đầu kinh doanh, các thành viên trong công ty; - Giấy đề nghị được cấp phép đăng ký doanh nghiệp; - Điều lệ công ty; - Các loại giấy phép hành nghề theo lĩnh vực kinh doanh; Thủ tục đăng ký: - Doanh nghiệp nộp lên Phòng đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của công ty. Sau đó, chờ từ 03-05 ngày để được cấp Giấy phép thành lập công ty kinh doanh quán cafe. Trường hợp hồ sơ thiếu sót hay hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản. - Sau khi thành lập công ty hoàn tất, công ty cần tiếp tục hoàn tất thêm các thủ tục sau: + Khắc con dấu công ty; + Đăng ký tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp; + Đăng ký mua chữ ký số điện tử; + Treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn GTGT; + Tiến hành kê khai và đóng thuế cho công ty; + Góp vốn vào công ty kinh doanh cafe; + Thuê dịch vụ kế toán hoặc kế toán viên. 2. Các điều cần lưu ý khi kinh doanh quán cafe 2.1. Giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm  Do cafe thuộc thực phẩm ăn uống nên để kinh doanh, chủ cửa hàng cần có Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể chủ cửa hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau: - Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm; - Bản sao có chứng thực giấy phép đăng kí kinh doanh ngành, nghề kinh doanh thực phẩm; - Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh; - Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh; - Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm; - Bản thuyết trình trang thiết bị, cơ sở vật chất và dụng cụ của quán cafe; - Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở cũng như người quản lý; - Giấy xác nhận của chủ cơ sở và quản lý trực tiếp của cơ sở. Sau khi nộp hồ sơ lên Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục sẽ tiến hành thẩm định về cửa hàng để tiến hành thẩm định. Nếu cửa hàng của bạn đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, Cục sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an tòan thực phẩm sau 15 ngày. Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm sau 15 ngày kể từ ngày cấp. 2.2. Thuế - Thuế môn bài: Theo pháp luật về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau: + Doanh thu trên 100 triệu/năm đến 300 triệu/năm thì nộp thuế môn bài: 300.000 đồng/năm;   + Doanh thu trên 300 triệu/năm đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài: 500.000 đồng/năm; + Doanh thu trên 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài: 1.000.000 đồng/năm; - Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại Điểm a và Điểm b.3 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92//2015/TT-BTC. Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu. - Thuế thu nhập cá nhân: Tương tự thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp: Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.  Lưu ý:     Như vậy, đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT cũng như được miễn thuế môn bài.     Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu mở quán Cafe, hỗ trợ các thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh hay sử dụng dịch vụ pháp lý, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Vietlawyer để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
       Kinh doanh cửa hàng tạp hóa cần đăng ký kinh doanh không? Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa? Kinh doanh cửa hàng tạp hóa là hình thức kinh doanh phổ biến được nhiều hộ gia đình ưa thích vì thủ tục đơn giản và đem lại lợi nhuận cao - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về điều kiện, thủ tục xin cấp phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa qua bài viết dưới đây. 1. Kinh doanh cửa hàng tạp hóa cần đăng ký kinh doanh và xin giấy phép kinh doanh không? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP:  “ Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.      Như vậy, Bán tạp hóa không thuộc các trường hợp phải đăng ký kinh doanh nêu trên, trường hợp bán hàng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh phù hợp theo quy định của pháp luật. Hình thức kinh doanh phù hợp nhất với cửa hàng tạp hóa là Hộ kinh doanh. 2. Quyền thành lập, đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa.      Căn cứ Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký Hộ kinh doanh, ta có thể xác định người có thẩm quyền đăng ký hộ kinh doanh như sau: "Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh." 3. Đặt tên Hộ kinh doanh bán tạp hóa.      Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây: Loại hình “Hộ kinh doanh”; Tên riêng của hộ kinh doanh.      Tên riêng được viết bằng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho Hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên Hộ kinh doanh. Tên riêng Hộ kinh doanh khônh được trùng với tên riêng của Hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi quận, huyện. 4. Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tạp hóa. Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh ( kèm theo các bản sao hợp lệ Thẻ CCCD/CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập);      Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng kí kinh doanh cấp quận, huyện trao Giấy biên nhận. Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện cấp giấy chứng nhận trong 03-05 ngày làm việc nếu có đủ các điều kiện sau đây: - Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh; - Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật; - Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.      Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, sau 03 ngày làm việc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập Hộ kinh doanh. Bước 3: Hộ kinh doanh nộp lại Giấy biên nhận và nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.      Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện gửi danh sách Hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh, thành phố.      Khách hàng có nhu cầu cấp Giấy phép kinh doanh cửa hàng tạp hóa, sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng liên hệ với Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc. Trân trọng./.
 
hotline 0927625666