BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Con Có Được Mang Họ Của Mẹ Hay Không? Tư Vấn Từ Luật Sư Việt? - Là câu hỏi của nhiều phụ huynh có nhu cầu đăng kí khai sinh cho con, nhiều bà mẹ đơn thân quan tâm hiện nay. Trong văn hóa Việt Nam, việc đặt tên cho con cái là một việc rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề đặt tên theo họ của mẹ vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Theo tập quán, thông thường trẻ em được đặt tên theo họ của cha, tức là theo họ nội. Câu hỏi đặt ra là việc đặt tên theo họ của mẹ có vi phạm pháp luật hay không, Công ty luật TNHH Vietlawyer sẽ giải pháp thắc mắc của khách hàng tại phần dưới đây. 1. Các quy định liên quan tới việc đặt tên cho con Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Điều 26. Quyền có họ, tên 1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. 2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. 3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. 4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. 5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác." Có thể kết luận, tên của con cần có các yếu tố sau: - Bắt buộc phải có cả họ và tên  - Họ có thể đặt theo tên họ của cha hoặc họ của mẹ theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không thỏa thuận thì xác định họ của con theo tập quán  - Tên đặt cho con bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự - Tên đặt cho con phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. 2. Trả lời cho việc có thể đặt tên theo họ của mẹ được không  Từ những phân tích có thể kết luận, việc con mang họ của mẹ không vi phạm pháp luật. Việc đặt tên hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận và nguyện vọng của cha, mẹ. Tên của con buộc phải phù hợp với các yếu tố nêu trên. Trong trường hợp mẹ là người nước ngoài, họ của con vẫn có thể đặt theo họ mẹ. Tuy nhiên, tên của con bắt buộc phải bằng tiếng Việt. Đến với Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể cung cấp cho bạn: - Tư vấn và thực hiện các thủ tục khai sinh cho con, thay đổi họ tên cho con; - Ủy quyền đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội cho con khách hàng; - Tư vấn về vấn đề hưởng thai sản cho mẹ sau khi mang thai. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đơn Khởi Kiện Nộp Tại Cơ Quan Nào | Hướng Dẫn Của Vietlawyer.vn, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn. Khi bạn mong muốn khởi kiện nhưng không biết đến trình tự thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự. Công ty Luật TNHH Vietlawyer sẽ chia sẻ các quy định pháp luật liên quan đến thẩm quyền của Tòa án đối với từng vụ việc dân sự. Trong thủ tục tố tụng dân sự, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên. Thẩm quyền của tòa án được quy định rõ trong pháp luật và phụ thuộc vào yêu cầu của người khởi kiện khi nộp đơn khởi kiện ra tòa. 1. Các cấp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện giải quyết các tranh chấp dân sự bao gồm: Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.  2. Các lĩnh vực tranh chấp Tòa án nhân dân có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện 2.1 Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện Căn cứ theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:  "Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện 1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này; b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này; c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này. 2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây: a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này; c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này; d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này." Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện liên quan tới: - Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; - Tranh chấp về kinh doanh, thương mại; - Tranh chấp về lao động; - Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.  Trừ các tranh chấp:  - Các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngân chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; - Các tranh chấp liên quan tới Sở hữu trí tuệ, tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty với công ty, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, người quản lý; - Các vụ việc có yếu tố nước ngoài; - Các vụ việc có yếu tố phức tạp; - Các vụ việc có liên quan khác. 2.1 Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh  Căn cứ theo Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: "Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh 1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này. 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện." Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền nhận Đơn khởi kiện liên quan tới: - Các tranh chấp dân sự, các yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết nêu trên. - Các tranh chấp dân sự, các yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi thấy giải quyết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện. Không chỉ tư vấn thủ tục nộp Đơn khởi kiện mà các hoạt động liên quan sau này như thủ tục nộp tạm ứng án phí, giao nộp tài liệu chứng cứ, v.v... vô cùng phức tạp. Tại vietlawyer.vn chúng tôi có thể:  - Nhận ủy quyền khách hàng thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự; - Tư vấn giải quyết các tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự; - Nhận hòa giải các tranh chấp dân sự tiền tố tụng; - Nhận ủy quyền của khách hàng tranh tụng tại Tòa án. - Soạn thảo các đơn từ, văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án; - Tham gia phiên tòa xét xử các cấp với vai trò Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Hay liên hệ với Vietlawyer.vn để được tư vấn nhanh chóng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Trân trọng!
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng (bồi thường thiệt hại theo hợp đồng), trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt khi thực hiện hợp đồng, sẽ có nhiều lý do khiến cho hợp đồng không thể thực hiện được theo đúng cam kết. Do đó vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được đặt ra.  1. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì? Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, "Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng" là việc mà bên gây ra thiệt hại, vi phạm phải thực hiện trong hợp đồng bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho bên bị vi phạm.  2. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Theo quy định tại Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng bao gồm: (i) Thiệt hại vậy chất thực tế xác định được: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn hạn chế khắc phục thiệt hại thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút; (ii) Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại; (iii) Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại; (iv) Thiệt hại về tinh thần." 3. Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng 3.1. Mức thoả thuận của các bên Giống như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định dựa trên thoả thuận của các đương sự. Bộ luật Dân sự 2015 luôn tôn trọng sự thoả thuận của các bên miễn sao thoả thuận đó không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.  3.2. Nếu không thoả thuận được Trường hợp các bên không thể thoả thuận và thống nhất được mức bồi thường hợp lý thì mức bồi thường sẽ được xác định dựa theo các quy định của pháp luật, tùy theo hợp đồng đó được ký kết trong lĩnh vực gì mà tòa án sẽ dựa vào Luật đó để áp dụng; Ngoài ra, người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.  Trên đây là chia sẻ của VIETLAWYER về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và quy định pháp luật hiện hành và những lưu ý khi giao kết hợp đồng.  Công ty Luật TNHH VIETLAWYER đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt trong vấn đề giao kết hợp đồng, hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho,... hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các điều khoản hợp đồng một cách hợp lý nhất, giảm và tránh thiệt hại lớn nhất có thể đến với bạn. Hoặc khi đã phát sinh những tranh chấp, cần hỗ trợ, tư vấn, đại diện, bảo chữa... hay liên hệ với chúng tôi bạn nhé. Trân trọng./. ===========================================================================================================
Quyền Nuôi Con Dưới 36 Tháng Tuổi Khi Ly Hôn? Đây là câu hỏi mà được rất nhiều người có con dưới 36 tháng tuổi quan tâm, thắc mắc khi mà họ chuẩn bị và có ý định ly hôn.  Trên cơ sở của Luật Hôn Nhân và Gia đình 2014, Vietlawyer xin được tư vấn như sau: 1. Căn cứ pháp lý Theo Khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."  Và theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định: "Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con." 2. Hướng dẫn của Luật sư Vì vậy, đứng trên quan điểm pháp luật thì con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi - nếu người mẹ bình thường, đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Sở dĩ có sự ưu tiên này cũng là để bảo vệ trẻ em, khi dưới 36 tháng tuổi được hiểu là con còn nhỏ, cần ăn uống, ngủ nghỉ, chăm sóc đặc biệt hơn và người mẹ là người thích hợp để nuôi nhất. Trừ các trường hợp sau:  - Thỏa thuận giữa vợ và chồng Khi có ý định ly hôn, hai bạn ngồi lại trao đổi, thỏa thuận người nuôi con trực tiếp một cách rõ ràng, xem ai là người phù hợp nhất để trực tiếp nuôi con. Để ít ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ nhất. - Trường hợp không thỏa thuận được Nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa sẽ xem xét các điều kiện tốt nhất cho con để quyết định giao con cho người chồng nếu người chồng có các điều kiện đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong trường hợp này, người chồng cần phải chứng minh về điều kiện của mình cũng như điều kiện của người vợ. Một số tiêu chí có thể chứng minh: - Điều kiện kinh tế: Thu nhập hàng tháng của bạn, điều kiện về chỗ ở,...; - Môi trường sống: truyền thống gia đình, hoàn cảnh gia đình và các thành viên khác trong gia đình,...; - Thời gian dành cho con: của chính bạn, của các thành viên khác trong gia đình: ông, bà,... có thời gian chăm sóc con hay không? Bên cạnh các điều kiện mà người chồng đã chứng minh thì người chồng cần phải chứng minh vợ và gia đình của vợ không đủ điều kiện để có thể chăm sóc, giáo dục tốt nhất cho con.  Căn cứ vào đó, Tòa án sẽ có quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Với phương châm “Nỗ lực, tận tâm, ân cần và hiệu quả” chính là lời khẳng định, lời cam kết về chất lượng dịch vụ cũng như sự tận tâm của VietLawyer trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu cần tư vấn trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Vietlawyer theo Hotline số: 0927.625.666 để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng.
Cách chia tài sản khi ly hôn là một trong hai vấn đề đau đầu nhất bên cạnh quyền nuôi con khi ly hôn. Thực tế đã có những vụ ly hôn kéo dài nhiều năm, tốn nhiều giấy mực mà vẫn không đâu vào đâu. Thậm chí tòa án đã tuyên nhưng cũng không thể thi hành án được. Có 2 cách chia tài sản khi ly hôn như sau 1. Theo thỏa thuận Vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản chung, trường hợp này không có bất kỳ giới hạn nào về thỏa thuận, miễn là tự nguyện, tư giác hoàn toàn, không có dấu hiệu cưỡng ép, uy hiếp nào... 2. Chia theo theo quy định của pháp luật Nếu thỏa thuận thì chia theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết. 2.1 Cách chia tài sản chung theo luật như sau - Tài sản được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: + Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; + Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; + Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; + Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. - Tài sản có thể chia bằng vật (có gì chia đó) hoặc định giá để một bên lấy hiện vật, bên kia nhận tiền. - Tài sản riêng của ai, vẫn thuộc về người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu có những tài sản mà không xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng (hỗ hợp có chung, có riêng) thì tính toán phần đóng góp, rồi định giá để một bên lấy tài sản, một bên nhận tiền, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 2.2 Chia tài sản chung trong một số trường hợp 2.2.1. Vợ chồng sống chung với gia đình - Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. - Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này. 2.2.2 Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn * Chia quyền sử dụng đất là tài sản riêng: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó. * Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau: - Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng; - Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định trên; - Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; - Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai. * Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 2.3. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác. Có những cặp vợ/chồng ly hôn và tài sản được chia rất đơn giản theo thỏa thuận. Nhưng cũng có những cặp vợ chồng mất nhiều năm không thể phân chia được tài sản, tranh chấp liên miêm, căng thẳng. Với vai trò của Vietlawyer.vn, cung cấp cho khách hàng dịch vụ Luật sư ly hôn, Luật sư chia tài sản trong vụ án ly hôn giúp khách hàng hiểu rõ, có thể thỏa thuận được, hoặc phân chia một cách công bằng, đúng theo quy định của pháp luật. Hay liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn sớm nhất. ==============================================================================================
Con Gây Thiệt Hại - Cha Mẹ Có Phải Bồi Thường? Nhờ Luật Sư Tư Vấn? là một trong những vấn đề nhức nhối trong thời gian gần đây. Khi các đứa trẻ làm đổ vỡ hư hỏng tài sản người khác nhưng đứa trẻ đó chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm về hành vi của mình và cũng không có tài sản để bồi thường. Vậy,  cha mẹ có phải bồi thường thiệt hại, do con cái gây ra không? Dưới đây, Công ty luật TNHH Vietlawyer sẽ phân tích các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người gây thiệt hại là của người chưa thành niên.  1. Các quy định pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người gây thiệt hại là của người chưa thành niên 1.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định:  "Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác." Do vậy để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải có 2 yếu tố sau: Có thiệt hại xảy ra Người bị thiệt hại hoàn toàn không có lỗi 1.2 Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 quy định:  "Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân 1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. 2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình." Do vậy, có thể đưa ra kết luận: Trong trường hợp đứa trẻ từ đủ 18 (mười tám) tuổi gây thiệt hại thì đứa trẻ đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp đứa trẻ từ đủ 15 (mười lăm) tuổi đến chưa đủ 18 (mười tám) tuổi gây thiệt hại thì đứa trẻ đó phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Trong trường hợp không có đủ tài sản để đền bù, cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu. Trong trường hợp đứa trẻ chưa đủ 15 (mười lăm) tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ của đứa trẻ đó phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. 1.3 Các thiệt hại về tài sản có thể yêu cầu cha mẹ đứa trẻ bồi thường Căn cứ theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định:  "Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. 2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. 3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. 4. Thiệt hại khác do luật quy định." Do vậy, người bị thiệt hại có thể  yêu cầu đứa trẻ bồi thường giá trị dựa trên các tiêu chí sau: Tài sản do đứa trẻ làm mất, hủy hoại, làm hư hỏng; Lợi ích gắn liền đối với tài sản bị mất, giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục các thiệt hại sắp xảy ra. 1.4 Thời hiệu yêu cầu bồi thường Căn cứ theo Điều 588 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại "Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm."  Do vậy, thời hiệu để người bị thiệt hại yêu cầu cha mẹ của đứa trẻ bồi thường thiệt hại là 3 (ba) năm kể từ ngày người bị thiệt hại biết mình bị thiệt hại. Người bị thiệt hại cần để ý thời hiệu khởi kiện để tránh trường hợp không thể yêu cầu bồi thường do quá thời hiệu quy định. 1.5. Trường hợp cha mẹ đứa trẻ không phải bồi thường thiệt hại Căn cứ theo khoản 1 Điều Bộ luật dân sự 2015 quy định:  "Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý 1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra." Có thể thấy, trong trường hợp đứa trẻ đang trong thời gian và không gian trường học đã tiếp nhận và có trách nhiệm quản lý mà đứa trẻ đó gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường. Ví dụ, đứa trẻ đang trong giờ học và gây thiệt hại đến tài sản cho bạn học bên cạnh thì trường học có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn học đó. Người bị thiệt hại cần chú ý để yêu cầu bồi thường thiệt hại đúng đối tượng. Khi bạn gặp trường hợp những đứa trẻ không may làm tổn hại tài sản của bạn nhưng bố mẹ không chịu bồi thường thiệt hại. Hãy liên hệ ngày với Luật sư của Vietlawyer.vn, các luật sư dân sự có thể tư vấn các xử lý và yêu cầu bồi thường thiệt hại bố mẹ theo đúng quy định của pháp luật. ========================================================================================
9 Biện Pháp Bảo Đảm Khoản Vay Thông Dụng Hiện Hành là nội dung quan tâm từ khách hàng có tài chính nhưng sợ các rủi ro về việc người vay không trả. Tuy nhiên, pháp luật đã ban hành các chế định liên quan tới các biện pháp bảo đảm người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 1. Các biện pháp bảo đảm khoản vay là gì? Các biện pháp để đảm bảo người vay tiền phải trả là các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro người vay tiền đã quá hạn trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả. Việc vay tiền là hoạt động phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc cho vay được thực hiện một cách an toàn và đúng quy định, người cho vay phải nắm rõ được các quy định liên quan đến biện pháp bảo đảm để giảm thiểu rủi ro vay và ràng buộc người vay tiền phải trả. Cụ thể, pháp luật Việt Nam đã đưa ra quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như thế nào. Bài viết này sẽ làm rõ về các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và gợi ý cho người đọc một số cách để ràng buộc người vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 2.Quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ  Trong pháp luật, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là các biện pháp được áp dụng để đảm bảo việc các bên trong giao dịch phải thực hiện nghĩa vụ. Các biện pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp một bên có nghĩa vụ thực hiện một khoản thanh toán, và bên kia cần đảm bảo được việc thanh toán đúng thời hạn. Các biện pháp bảo đảm nói trên được chia làm hai loại: Biện pháp bảo đảm đối nhân (đối tượng bảo đảm là người) và biện pháp bảo đảm đối vật (đối tượng bảo đảm là tài sản).  Các biện pháp bảo đảm đối nhân bao gồm 02 (hai) loại: Bảo lãnh và tín chấp Các biện pháp bảo đảm đối vật bao gồm 07(bảy) loại: Cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản. 3. 09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 3.1.Cầm cố Là biện pháp bảo đảm bằng việc người cho vay tiền cầm giữ tài sản của người vay làm đảm bảo cho khoản vay. Khi người vay trả đủ số tiền vay thì tài sản sẽ được trả lại cho người vay. Tài sản được cầm cố do người cho vay cầm giữ đến khi hoàn thành nghĩa vụ. 3.2.Thế chấp Thế chấp là biện pháp bảo đảm bằng việc người cho vay tiền dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho khoản vay. Nếu người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay thì người cho vay có quyền thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi số tiền vay. Ưu điểm của thế chấp là tài sản được thế chấp sẽ do người vay cầm giữ, khác so với biện pháp cầm cố. 3.3.Đặt cọc Là biện pháp bảo đảm bằng việc người vay đưa một số tiền hoặc tài sản khác cho người cho vay để đảm bảo cho khoản vay. Khi người vay trả đủ số tiền vay thì số tiền đặt cọc hoặc tài sản được trả lại cho người vay. Biện pháp này ít được sử dụng khi vay tiền vì số tiền vay sẽ bị hao hụt hơn so với khoản vay mong muốn.  3.4.Ký cược Là biện pháp bảo đảm bằng việc người cho vay tiền yêu cầu người vay phải cam kết trả tiền trong một thời gian nhất định hoặc sẽ phải chịu phạt vi phạm. 3.5.Ký quỹ Là biện pháp bảo đảm bằng việc người cho vay tiền yêu cầu người vay phải đặt một khoản tiền vào một tài khoản quỹ nhất định để đảm bảo cho khoản vay. Nếu người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền vay thì số tiền trong tài khoản quỹ sẽ được dùng để trả nợ.  3.6.Bảo lưu quyền sở hữu Là biện pháp bảo đảm bằng việc bên vay và bên cho vay thực hiện một thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản đảm bảo. Cụ thể, bên vay vẫn có quyền quản lý, sử dụng và thu lợi từ tài sản bảo lưu, nhưng không được bán, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng tài sản cho mục đích khác ngoài việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 3.7.Cầm giữ tài sản Là biện pháp bảo đảm bên bằng việc sẽ giao tài sản bảo đảm cho cá nhân hoặc tổ chức thứ ba nắm giữ tài sản. Người cầm giữ có trách nhiệm bảo quản tài sản và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo tài sản không bị mất hoặc hư hỏng trong quá trình cầm giữ. 3.8.Bảo lãnh Là việc bên thứ ba sẽ đứng ra cam kết với bên cho vay sẽ trả tiền thay cho bên vay trong trường hơp bên vay không thể trả nợ hoặc trả nợ không đủ. 3.9.Tín chấp Là việc bên thứ ba sử dụng tài sản của minh để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho bên vay. Khi người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, người cho vay tiền có quyền thu hồi tài sản của bên thứ ba và bán để trả nợ. 4.Các cách để người vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ Các cách để người vay tiền phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm: 1. Quy định đầy đủ thời hạn và số tiền người vay phải trả; 2. Sử dụng các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ nêu trên để ràng buộc người vay tiền phải trả nợ trong trường hợp người vay tiền không thể trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ đủ. Cụ thể, người vay tiền có thể sử dụng các phương pháp như sau: - Yêu cầu người vay cầm cố các động sản có giá trị lớn hơn giá trị cho vay như ô tô, xe máy,...,v.v - Yêu cầu người vay thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất; - Yêu cầu người vay trích một khoản tiền vay để đặt cọc; - Quy định các điều khoản phạt vi phạm nếu người vay trả không đúng hạn; - Yêu cầu người vay cho bên thứ ba đứng ra bảo lãnh bảo đảm khoản vay; Để các hợp đồng vay nợ được đảm bảo một cách chặt chẽ và có các biện pháp ràng buộc người vay, tại Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể tư vấn đến khách hàng: - Các biện pháp áp dụng phù hợp và soạn thảo hợp đồng vay nợ (cho Bên vay hoặc Bên cho vay) một cách hoàn chỉnh cho khách hàng. - Tư vấn và thành lập các công ty tài chính, công ty xử lý nợ, - Tư vấn về lãi suất cho vay theo đúng quy định của pháp luật  Với phương châm “Nỗ lực, tận tâm và chất lượng” chính là lời khẳng định, lời cam kết về chất lượng dịch vụ cũng như sự tận tâm của VietLawyer trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Công ty Luật Vietlawyer theo Hotline số: 0927.625.666 để được tư vấn và chia sẻ những băn khoăn thắc mắc của bạn. Trân trọng.
Luật sư Luật doanh nghiệp - VIETLAWYER đã và đang cung cấp rất nhiều dịch vụ luật sư cho Quý khách hàng trên toàn quốc: Đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chuyển nhượng, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động, hợp đồng kinh tế, sở hữu trí tuệ, giấy phép con... 1. Khái niệm về luật sư luật doanh nghiệp Luật sư luật doanh nghiệp là Luật sư giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp. Bao gồm các hoạt động tư vấn định hướng, hướng dẫn, tham gia quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, tư vấn vận hành, tham gia quá trình tố tụng để đảm bảo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp một cách tối đa nhất. 2. Những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi không có Luật sư Luật doanh nghiệp  Một là, lúng túng khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp khiến kế hoạch của doanh nghiệp bị trì trệ; Hai là, không tuân thủ đúng và đủ quy định của pháp luật, đối diện với những chế tài về xử phạt hành chính, chịu trách nhiệm hình sự,…. Ba là, không nhân diện được các rủi ro, không thực hiện đúng hợp đồng/thỏa thuận với đối tác/khách hàng dẫn đến đối diện với các khoản phạt, bồi thường hợp đồng,…. Bốn là, không nắm được giới hạn của quy định pháp luật dẫn đến nội dung thỏa thuận bị vô hiệu, không đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Năm là, không thực hiện đúng hợp đồng, quy định với người lao động dẫn đến tranh chấp với người lao động. Sáu là, không thể kiểm soát, bảo toàn quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên/cổ đông dẫn đến xảy ra các tranh chấp phức tạp trong nội bộ doanh nghiệp; Bảy là, lúng túng hoặc đưa ra quyết định vội vàng khi làm việc với cơ quan công quyền, khách hàng, người lao động dẫn đến thiệt hại không những về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp; Tám là, không khai thác được triệt để phạm vi quyền của doanh nghiệp được pháp luật cho phép trong hoạt động kinh doanh… 3. Những dịch vụ mà một Luật sư Luật doanh nghiệp của VietLawyer đang thực triển khai hiện nay 3.1. Thực hiện các thủ tục hành chính Trong quá trình từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt hoạt động, để hoạt động an toàn và hiệu quả doanh nghiệp cần phải thực hiện một chuỗi các thủ tục hành chính. Trong khi đó, mỗi một lĩnh vực lại chịu sự điều chỉnh của các quy định khác nhau tại nhiều văn bản khác nhau. Điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối do hồ sơ thiếu hoặc hồ sơ không hợp lệ… Hiểu được những khó khăn của khách hàng, Luật sư luật doanh nghiệp của VietLawyer hiện nay đang cung cấp dịch vụ thay mặt/đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực doanh nghiệp. Bao gồm nhưng không giới hạn: - Đăng ký thành lập doanh nghiệp; - Đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện; - Xin cấp giấy phép con; - Chia/tách/sáp nhập doanh nghiệp; - Thay đổi loại hình doanh nghiệp; - Chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện; - Giải thể doanh nghiệp; - Đăng ký sở hữu công nghiệp… Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của VietLawyer, Luật sư luật doanh nghiệp của chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí khách hàng trong việc khắc con dấu, đăng ký chữ ký số, đặt mua hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng. 3.2. Tư vấn thường xuyên Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên (hay còn gọi là dịch vụ “Luật sư nội bộ”) được hiểu là dịch vụ mà khi sử dụng thì doanh nghiệp có thể yêu cầu Luật sư tư vấn, thực hiện các công việc pháp lý bất cứ khi nào phát sinh vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể an tâm giao toàn bộ công việc pháp lý của doanh nghiệp cho Luật sư Luật doanh nghiệp của VietLawyer, bao gồm nhưng không giới hạn: - Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp; - Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống hợp đồng và các văn bản liên quan đến quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, cung cấp bộ hợp đồng mẫu; - Tư vấn, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, các thủ tục về Sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản doanh nghiệp…; - Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần; - Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động; - Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá,… - Tư vấn và hòa giải các tranh chấp nội bộ trong Công ty, tranh chấp với khách hàng/ đối tác. Nếu như dịch vụ tư vấn pháp lý theo từng vụ việc thường chỉ áp dụng trong trường hợp khi phát sinh vụ việc thì mới sử dụng, chẳng hạn như khi phát sinh tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện; khi phát sinh nhu cầu thay đổi các loại giấy phép; khi phát sinh nhu cầu soạn thảo tài liệu/ hợp đồng… thì dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cung cấp dịch vụ xuyên suốt và thường trực cho khách hàng. Bất cứ khi nào cần sự tư vấn từ Luật sư, khách hàng có thể liên lạc bằng điện thoại, email hoặc gặp gỡ trực tiếp. Ngay sau đó, các Luật sư Luật doanh nghiệp  và Chuyên viên pháp lý của VietLawyer sẽ nghiên cứu và trả lời các câu hỏi pháp lý của khách hàng trong thời gian sớm nhất. 3.3. Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề phát sinh Một trong các dịch vụ phổ biến của VietLawyer đó là dịch vụ Đại diện theo ủy quyền của khách hàng trong đó có doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp không có thời gian hoặc không thực sự tự tin về vấn đề pháp lý mà mình đang gặp phải, bên cạnh việc tư vấn, Luật sư luật doanh nghiệp và đầu tư của VietLawyer sẽ thay mặt/nhân danh doanh nghiệp để thực hiện/giải quyết những vấn đề phát sinh tùy theo nhu cầu của khách hàng. VietLawyer đã và đang cung cấp tới doanh nghiệp Luật sư Luật doanh nghiệp với dịch vụ đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc bao gồm nhưng không giới hạn: - Đàm phán, thương lượng trong quá trình giao kết hợp đồng; - Làm việc với người lao động, khách hàng, đối tác hoặc bên thứ 3 khi phát sinh tranh chấp; - Tham gia các buổi hòa giải, phiên họp, phiên xét xử tại cơ quan có thẩm quyền; - Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nhằm đưa ra phương án bảo vệ tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp; - Soạn thảo, nộp đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ, nhận các thông báo, quyết định ... trong quá trình giải quyết vụ việc; - Thu thập các tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vấn đề phát sinh của doanh nghiệp; - Sao chụp hồ sơ/tài liệu tại Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án... Phạm vi ủy quyền có thể là một, một số hoặc toàn bộ công việc nêu trên tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Khi ủy quyền cho Vietlawyer, Quý khách hàng không cần phải xuất hiện/thực hiện các công việc đã ủy quyền nữa. Tuy vậy, việc ủy quyền cũng không làm mất đi quyền của doanh nghiêp. 3.4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp Khác với dịch vụ đại diện theo ủy quyền, dịch vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và việc luật sư của VietLawyer tham gia giải quyết vụ việc với vai trò độc lập, nhân danh chính mình để: - Tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp; - Cùng doanh nghiệp tham gia đàm phán, thương lượng, hòa giải với đối tác, khách hàng hoặc người lao động; - Thực hiện các thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết; - Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để đưa ra phương án bảo vệ quyền lợi tối đa cho doanh nghiệp; - Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp tiến hành khai thác, thu thập, cung cấp tài liệu chứng cứ; - Tiến hành khai thác, thu thập, cung cấp tài liệu, chứng cứ cho cơ quan có thẩm quyền; - Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, công văn, phản hồi nhằm giải quyết vụ việc; - Tham gia phiên họp, buổi hòa giải, phiên xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp; - Sao chụp hồ sơ/tài liệu tại Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án... 3.5. Thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu của doanh nghiệp Bên cạnh các dịch vụ phổ biến trên, Luật sư luật doanh nghiệp của Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ khác theo nhu cầu của doanh nghiệp khi phát sinh trong quá trình hoạt động. Các dịch vụ mà VietLawyer cung cấp cho Quý khách hàng là doanh nghiệp là độc lập, song không hề tách biệt. Do vậy, Quý khách hàng hoàn toàn có thể lựa chọn một, một số các dịch vụ đồng thời. VietLawyer luôn cố gắng hỗ trợ khách hàng của mình một cách tối đa, đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu và mong muốn được đem đến Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất. Sự tin tưởng và ủng hộ của Quý khách hàng chính là nguồn động lực to lớn để VietLawyer tiếp tục củng cố và cải thiện dịch vụ của mình nhằm hướng tới sự hài lòng của Quý khách. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư luật doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật VietLawyer luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn! Trân trọng.
 
hotline 0927625666