BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Các loại tranh chấp lao động tập thể - Trong doanh nghiệp, các tranh chấp lao động xảy ra khá nhiều, không chỉ là tranh chấp giữa một cá nhân người lao động với người sử dụng lao động mà còn có thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động với tập thể người sử dụng lao động. Đối với các tranh chấp có quy mô lớn như tranh chấp lao động tập thể, trình tự, thủ tục cũng như nội dung để điều chỉnh tranh chấp trên rất phức tạp. Công ty luật Vietlawyer sẽ phân tích các quy định về tranh chấp lao động tập thể và các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công 1. Khái niệm về tranh chấp lao động tập thể Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định: Điều 179. Tranh chấp lao động ... b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. Theo đó, tranh chấp lao động tập thể là những mâu thuẫn, xung đột phát sinh về quyền, nghĩa vụ hoặc về lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động hoặc một bộ phận cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động. Cũng theo quy định trên, tranh chấp lao động tập thể được chia làm hai loại là: Tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Chủ thể trong tranh chấp lao động tập thể gồm hai chủ thể chính là tập thể người người lao động và một hoặc nhiều tổ chức của người sử dụng lao động. Đại diện cho tập thể của người lao động là người đại điện cho tổ chức đại diện người lao động, họ thường là Chủ tịch công đoàn cơ sở. Đại điện cho tổ chức của người sử dụng lao động là người đại điện ủy quyền toàn bộ các tổ chức của người sử dụng lao động, họ thường là Tổng giám đốc chi nhánh hoặc Tổng giám đốc. 2. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động tập thể  Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động, quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng như đã thỏa thuận. Giữa họ có thể xuất hiện những bất đồng và quyền và lợi ích trong lao động. Có những bất đồng có thể thỏa thuận được và giải quyết bằng hòa giải. Nhưng có những bất đồng mà sự thương lượng hai bên không thể giải quyết được.  Nguyên nhân phát sinh có thể xuất phát từ nhiều phía. Quy mô và ảnh hưởng của xung đột lao động cũng gia tăng do người lao động trong một tổ chức lao động càng đông, cũng như tổ chức hoạt động của công ty ngày càng phức tạp. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động dưới góc độ pháp lý có thể chia thành hai loại nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan và Nguyên nhân khách quan. 2.1 Nguyên nhân chủ quan Xuất phát chính của nguyên nhân chủ quan là sự hiểu biết về pháp luật lao động của người lao động, người sử dụng lao động còn hạn chế. Về phía người sử dụng lao động, do không nắm vững được các quy định lao động, nên ban hành các quyết định hoặc thực hiện các hành vi để giải quyết chế độ cho người lao động thấp hơn hoặc không phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành. Hoặc, vì quá theo đuổi mục tiêu lợi nhuận bằng cách giảm tối đa chi phí nhân công, nên đã vi phạm đến các quy định về tiền lương, thời gian nghỉ của người lao động. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường gặp các vấn đề như: lương thấp, chậm trả lương, không đảm bảo việc làm cho người lao động, thiếu dân chủ, công khai trong phân phối phúc lợi,... Các doanh nghiệp thường cố né tránh hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ mà người sử dụng lao động phải thực hiện đối với người lao động. Những vi phạm mà người sử dụng lao động thường mắc phải thường tập trung ở một số trường hợp như: không ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, kéo dài thời gian học việc, thời gian tập sự thử việc, bắt người lao động làm việc quá thời gian luật cho phép hay làm thêm giờ mà không trả lương. Về phía người lao động, trên thực tế, các cuộc tranh chấp cho thấy yêu cầu của người lao động đưa ra trong các cuộc tranh chấp là chính đáng. Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, cho nên, các hình thức đấu tranh của người lao động thường tự phát và thiếu tổ chức. 2.2 Nguyên nhân khách quan Một trong những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp lao động là hệ thống pháp luật về lao động chưa được đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Nước ta có những đặc điểm riêng về kinh tế chính trị và xã hội nên không thể có ngay một hệ thống pháp luật lao động đầy đủ trong khi các quan hệ xã hội nảy sinh và có chiều hướng phức tạp hơn. Mặc dù Bộ luật Lao động đã được ban hành một thời gian khá dài nhưng nhiều quan hệ mới cũng phát sinh nên cần có sự sửa đổi bổ sung kịp thời. 3. Phân loại các tranh chấp lao động tập thể  Như đã nêu ở mục 1, các tranh chấp lao động tập thể được chia làm hai loại chính là tranh chấp lao động tập thể vi quyền và tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích. 3.1 Tranh chấp lao động tập thể về quyền Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác; Tranh chấp lao động tập thể phát sinh trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động đã được ghi nhận trong các văn bản có liên quan: quy định của Bộ luật lao động; các quy định trong thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác; Tranh chấp lao động tập thể phát sinh chủ yếu do có sự cố ý vi phạm hoặc có sự hiểu biết sai lệch về nội dung hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, nội quy lao động mà dẫn đến vi phạm. Khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, các cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào nội dung của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động để đưa ra phán quyết cụ thể nhằm khôi phục, thừa nhận các quyền lợi hơp pháp của các bên tranh chấp; Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nêu trên là Hòa giải viên lao động, Hội đồng Trọng tài lao động và Tòa án nhân dân; Thời hiệu để yêu cầu giải quyết các tranh chấp trên là 01 (một) năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. 3.2 Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động tập thể phát sinh khi không có sự vi phạm pháp luật lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, các thoả thuận hợp pháp khác giữa tập thể các chủ thể có thẩm quyền thường áp dụng phương thức thương lượng, hoà giải để chính các bên tranh chấp tự quyết định về lợi ích của mình.là tranh chấp về những vấn đề hiện chưa được quy định trong pháp luật lao động hiện hành hoặc chưa được các bên ghi nhận trong thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong doanh nghiệp hoặc đã được thoả thuận trong Thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, thoả thuận hợp pháp khác nhưng không còn phù hợp do các yếu tố phát sinh vào thời điểm tranh chấp.  Các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích luôn phát sinh từ những bất đồng giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao  trong việc tập thể người lao động yêu cầu người sử dụng lao động cho họ những lợi ích mà họ cho rằng mình xứng đáng được hưởng trong quan hệ lao động. Ví dụ: tập thể lao động yêu cầu tiền thưởng cuối năm; yêu cầu người sử dụng lao động tăng lương cao hơn mức lương các bên đã thoả thuận. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nêu trên là Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động. Thời hiệu để yêu cầu giải quyết các tranh chấp trên không có quy định. 4. Thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể  Khi giải quyết các tranh chấp tập thể, việc hòa giải là thủ tục đầu tiên trong trình tự giải quyết. Việc thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện tại Điều 188 Bộ luật lao động 2019, tương tự như thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân.  Trong trường hợp việc thực hiện hòa giải không có kết quả, các thủ tục thực hiện giải quyết tiếp theo giữa tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích sẽ khác nhau. 4.1 Thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền Khi hòa giải không thành, các bên trong tranh chấp lao động tập thể về quyền có thể lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền, hậu quả pháp lý sau cùng sẽ không phát sinh quyền đình công 4.2 Thủ tục thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích Khi hòa giải không thành, các bên trong tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có thể lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động để giải quyết. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động không có kết quả hoặc kết quả không được tập thể người lao động chấp thuận, Tập thể người lao động có thể đình công. Lúc này, việc thực hiện quyền đình công của tập thể người lao động là hợp pháp và vẫn có thể đảm bảo về quyền lợi của người lao động. Việc giải quyết tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động là vấn đề nan giải. Do việc giải quyết tranh chấp không đúng pháp luật có thể ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động hoặc cả người sử dụng lao động do doanh nghiệp bị ngưng trệ. Đến Vietlawyer.vn, người sử dụng lao động và người lao động có thể yêu cầu công ty tư vấn các vấn đề liên quan tới: - Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; - Giải quyết tranh chấp lao động tập thể; - Tư vấn xây dựng quy chế, thỏa ước lao động tập thể, nội quy; - Tư vấn các vấn đề về lương, thời gian lao động, bảo hiểm theo đúng quy định pháp luật. Tìm hiểu thêm về Luật sư Lao động tại đây
 
hotline 0927625666