TRẢ LỜI : LUẬT HÌNH SỰ

Chưa phải là vợ chồng thì có được gặp nhau ở buồng hạnh phúc hay không? Câu hỏi của bạn Đức Cầu (ĐakLak) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: Trước hết cần phải hiểu "buồng hạnh phúc" là gì? “Buồng hạnh phúc”, “Nhà 24 giờ”, “Buồng vợ chồng”… là những cái tên thường gọi của phòng riêng trong nhà thăm gặp ở trại giam. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi đây là các phòng riêng thường dành cho các phạm nhân cải tạo tốt có cơ hội được gặp riêng vợ/chồng mình trong vòng 24h. 1.Chưa phải là vợ chồng thì có được thăm phạm nhân không? Căn cứ Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA “1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột….. 2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.” Như vậy, chưa phải vợ chồng thì vẫn có thể được thăm phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm. Khi đến gặp phạm nhân, phải có đề nghị bằng văn bản (được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và mang theo một trong những giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Hộ chiếu. Trường hợp không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh có xác nhận, đóng dấu. 2.Thủ tục để vợ/chồng được gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc Căn cứ Điều 5 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định cụ thể thủ tục đăng ký gặp phạm nhân tại buồng hạnh phúc như sau: Thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân có đủ điều kiện gặp phạm nhân tại phòng riêng thì phải có giấy đăng ký kết hôn. Trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để thực hiện thủ tục kiểm duyệt, phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, cam kết thực hiện, chấp hành quy định về pháp luật dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Đặc biệt, đối với phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để đảm bảo thời gian chấp hành án phạt tù. Đối với trường hợp gặp ở phòng riêng thì chỉ được mang theo quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai và phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đối với trường hợp gặp vợ hoặc chồng. Như vậy, chưa phải vợ chồng thì sẽ không được gặp nhau tại buồng hạnh phúc. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Quy định về biện pháp phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự 1. Phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 129 BLTTHS 2015 quy định: Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. 2. Thẩm quyền phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ Khoản 2 Điều 129 BLTTHS 2015, những người sau đây có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. (Lệnh phong tỏa tài khoản của những người này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành) - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. 3. Thủ tục phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 129 BLTTHS 2015: - Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. - Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản. Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. 4. Các trường hợp hủy bỏ phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự Căn cứ điều 130 BLTTHS 2015 - Biện pháp phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: + Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; + Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; + Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội; + Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại. -Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết. Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Anh Tú - Nam Định có câu hỏi gửi về cho VietLawyer như sau: "Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm mấy lần trong tháng?" VietLawyer xin trả lời như sau: Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự 2019 như sau: Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân 1. Phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng hoặc lập công thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng. Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân thì 02 tháng được gặp thân nhân 01 lần, mỗi lần không quá 01 giờ. 2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định. ... Theo quy định trên, phạm nhân được gặp thân nhân 01 lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ. Căn cứ kết quả xếp loại chấp hành án, yêu cầu giáo dục cải tạo, thành tích lao động, học tập của phạm nhân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kéo dài thời gian gặp thân nhân nhưng không quá 03 giờ hoặc được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời.
Bàn về việc không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Theo trang báo kienthuc.net.vn đăng tải thông tin ngày 1/10/2023: “Sáng 1/10, lực lượng chức năng cho hay đã bắt giữ người phụ nữ tên Dung để điều tra về hành vi giết người. Dung là nghi phạm trong vụ cô gái bị sát hại tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức trưa ngày 30/9/2023.Trích xuất camera tại thời điểm xảy ra vụ việc cho thấy, hiện trường có sự xuất hiện của một người đàn ông chưa rõ danh tính. Ban đầu, khi nghi phạm đứng nói chuyện với nạn nhân, người đàn ông đang đi bộ về hướng ngược lại. Lúc nghi phạm đẩy nạn nhân ngã xuống đất, người đàn ông quay lại và nhìn thấy toàn bộ hành vi của nghi phạm, tuy nhiên, người này bỏ đi.” Nhiều bạn có đặt câu hỏi về cho Luật sư của VietLawyer rằng: Liệu người đàn ông chứng kiến và bỏ đi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Trong pháp luật hình sự Việt Nam không chỉ quy định về các loại tội phạm thực hiện hành vi, gây hậu quả mà còn có những loại tội phạm không thực hiện hành vi, nhưng vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Một trong số đó là “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”. Luật sư của VietLawyer cho rằng, trong một số trường hợp, việc giúp đỡ người khác không chỉ là vấn đề đạo đức xã hội mà còn là trách nhiệm pháp lý. Tại Điều 132 Bộ luật Hình sự quy định về “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” như sau: 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. ... Mặt khách quan của tội này là hành vi không cứu giúp người khác khi thấy người đó đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Tội phạm thực hiện bằng hành vi không hành động, người phạm tội biết người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu giúp ngay thì hậu quả chết người có thể xảy ra. + Người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà tính mạng của họ đang trực tiếp bị đe dọa, tình trạng nguy hiểm đang diễn ra hết sức khẩn cấp, tự thân nạn nhân không khắc phục được đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của người khác. Nếu không có sự cứu giúp hoặc không cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến sự nguy hại cho tính mạng của nạn nhân. Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể do khách quan đưa lại, do chính nạn nhân gây ra hoặc do người phạm tội vô ý gây ra. + Dấu hiệu “thấy” người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là việc người phạm tội ý thức được nạn nhân và tình trạng nguy hiểm của nạn nhân bằng các cách khác nhau như nhìn thấy, nghe thấy hay cảm nhận được tín hiệu về tình trạng nguy hiểm đối với nạn nhân bằng trí thức khoa học, kinh nghiệm bản thân hoặc biết được nguồn đó từ một nguồn khác (nghe người khác nói). + Dấu hiệu bắt buộc liên quan đến hành vi không cứu giúp nạn nhân của chủ thể phải gắn liền với việc người đó có điều kiện cứu giúp nạn nhân. Điều kiện của người cứu giúp được đánh giá qua nhiều cơ sở khác nhau như năng lực chủ quan, điều kiện khách quan cụ thể. Không cứu giúp là trường hợp người phạm tội thấy người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện cứu giúp nhưng đã bỏ mặc, lờ đi nên nạn nhân bị chết. Hiện nay, sự việc vẫn đang được cơ quan điều tra Thành phố Thủ Đức phối hợp với Cơ quan điều tra công an Thành phố Hồ Chí Minh làm rõ về động cơ, mục đích g.!ết người của người phụ nữ, cũng như những người có liên quan đến vụ án. Nếu cơ quan điều tra thu thập được các chứng cứ chứng minh việc người đàn ông trong đoạn clip đã nhìn thấy được cảnh nạn nhân đang bị người phụ nữ dùng da.o khống chế, nguy hiểm tới tính mạng mà thờ ơ, bỏ mặc, không báo cơ quan chức năng hay người dân xung quanh để có biện pháp kịp thời ngăn chặn hay cứu giúp nạn nhân thì người đàn ông đó sẽ đối diện với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Người chấp hành xong hình phạt tù có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Câu hỏi của bạn Trường (Bắc Giang) Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Luật sư, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, Luật sư trả lời bạn như sau: Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định như sau: Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự: a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trường hợp người đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trường hợp người này đã được xóa án tích thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do đó, người chấp hành xong hình phạt tù đã được xóa án tích thì được đăng ký nghĩa vụ quân sự 2024. Người chấp hành xong án phạt tù không thuộc trường hợp tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì phải chấp hành lệnh khám sức khỏe, nếu đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về nghĩa vụ quân sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Anh Minh - Hải Phòng có câu hỏi thắc mắc: "Xin chào Luật sư. Tôi tên là Minh, hiện đang sinh sống tại Hải Phòng. Tôi là nhân viên ở quán photocopy. Dạo gần đây, tôi phát hiện ông chủ quán photocopy nơi tôi đang làm có hành vi làm giả giấy khám sức khỏe của bệnh viện để bán kiếm lời. Tôi đã đi tố giác với công an địa phương về hành vi này của ông ta. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư." Cảm ơn câu hỏi của bạn, Công ty Luật Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc cho bạn như sau:  Trước hết, phải hiểu hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức là gì? Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng các phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần. Người nào có hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau: “Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”. Trên đây là tư vấn Công ty Luật VietLawyer về vấn đề "Tội làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành?". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Thể - Thái Bình có câu hỏi gửi về Vietlawyer như sau:" Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc nhờ Luật sư giải đáp. Tôi đang làm nghề lái xe tải vận chuyển hàng hóa. Gần đến dịp cuối năm, tôi được thuê chở một số hàng cấm để tiêu thụ trong dịp Tết. Tôi không biết rằng hành vi vận chuyển hàng cấm bị xử lý như thế nào theo pháp luật hiện hành? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư". Cảm ơn câu hỏi của bạn, Công ty Luật Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc cho bạn như sau:  1. Hàng cấm là gì? Vận chuyển hàng cấm là gì? Hàng cấm là những mặt hàng bị Nhà nước cấm buôn bán, kinh doanh hay trao đổi dưới bất cứ hình thức nào. Các hàng hóa này bị cấm do gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, kinh tế, xã hội và môi trường. Vận chuyển hàng cấm được hiểu là hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào. Theo đó, việc vận chuyển có thể thực hiện thông qua các phương thức, thủ đoạn khác nhau như: - Thông qua đường bộ (ôtô, tàu hoả…); - Thông qua đường thủy (ghe, xuồng…); - Thông qua đường hàng không (máy bay)... 2. Vận chuyển hàng cấm bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành? Cá nhân, pháp nhân thương mại tàng trữ, vận chuyển hàng cấm có thể bị truy cứu hình sự về Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể mức phạt như sau: 1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; b) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao; c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; e) Hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng; k) Vận chuyển qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu; l) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên; c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
Anh Quang - Hà Giang có gửi câu hỏi về VietLawyer như sau: "Tết đến, quê em hay có rủ nhau chơi ba cây ăn tiền khoảng mấy triệu, em không tham gia mà chỉ ngồi xem có bị quy vào hành vi đánh bạc hay không tố giác tội phạm hay không? Em cảm ơn ạ" Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về VietLawyer, chúng tôi xin giải quyết thắc mắc của anh như sau:  I: Đánh bạc là gì? Hành vi xem đánh bạc có được cho là vi phạm Luật Hình sự hay không?  Đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mang tính chất hơn thua, may rủi kèm theo việc được nhận lợi ích hoặc tài sản có giá trị quy đổi.  Điều 321 Bộ Luật hình sự có quy định:  Người nào đánh bạc trái phép dưới bất cứ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này quy định tại điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Cấu thành của tội phạm đánh bạc quy định trong Bộ luật Hình sự bao gồm:  Chủ thể của tội phạm đánh bạc là những cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ số tuổi theo quy định của Pháp luật Khách quan của tội phạm đánh bạc là các hình thức cá cược, hơn thua (xổ số, cờ bạc, cá độ bóng đá,...) với tích chất ăn tiền, tài sản, lợi ích với trị giá tài sản trên 5.000.000 đồng.  Mặt chủ quan của tội phạm đánh bạc là lỗi cố ý.  Mặt khách thể  của tội phạm đánh bạc là trật tự an toàn xã hội. Như vậy, khi bạn xem đánh bạc mà bạn không tham gia cá cược ăn thua thì không đáp ứng đủ yếu tố khách quan của tội phạm đánh bạc nên không thể khẳng định bạn vi phạm tội đánh bạc.  II: Hành vi xem đánh bạc có được coi là không tố giác tội phạm hay không?  Theo điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:  1, Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.  Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 quy định:  Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, hoặc đang được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.  Tại điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 có liệt kê các tội phạm theo quy định nếu không tố giác sẽ bị được coi là hành vi không tố giác tội phạm nhưng không bao gồm Điều 321 quy định về tội đánh bạc.  Vì vậy xem đánh bạc cũng không được coi là hành vi không tố giác tội phạm.  Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
"Cho tôi hỏi việc đăng ký khai tử trong trường hợp phạm nhân chết tại trại giam do đơn vị nào chịu trách nhiệm thực hiện?" Câu hỏi của anh Kiên từ Đà Nẵng gửi về cho VietLawyer. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết 1. Khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó gửi giấy báo tử cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. ... Như vậy, theo quy định, khi phạm nhân chết thì trại giam có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Thân nhân của phạm nhân có được đề nghị nhận lại tử thi khi phạm nhân chết hay không? - Chị Hoa đến từ Thanh Hóa có câu hỏi gửi về VietLawyer Chúng tôi xin trả lời như sau:   Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết ... 3. Trường hợp thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân có đơn đề nghị được nhận tử thi hoặc hài cốt của phạm nhân và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Việc nhận hài cốt chỉ được giải quyết sau thời hạn 03 năm kể từ ngày mai táng. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài thì việc nhận tử thi hoặc hài cốt phải được cơ quan quản lý thi hành án hình sự xem xét, quyết định. Như vậy, theo quy định thì thân nhân của phạm nhân đã chết có quyền đề nghị được nhận lại tử của phạm nhân và tự chịu chi phí. Trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc nhận lại tử thi của phạm nhân đã chết đó có ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
"Phạm nhân chết tại trại giam thì có cần ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù hay không?" - Anh Nam đến từ Nam Định có câu hỏi gửi về VietLawyer như sau:   Căn cứ khoản 2 Điều 56 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết như sau: Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết ... 2. Khi cơ quan có thẩm quyền cho phép làm các thủ tục mai táng người chết thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo về việc mai táng cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân. Trường hợp thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường. Sau thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo mà họ không nhận thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức mai táng theo quy định của pháp luật và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc mai táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc mai táng được Nhà nước cấp. Trường hợp phạm nhân chết là người nước ngoài, trong thời hạn 48 giờ kể từ khi thông báo về phạm nhân chết, nếu cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch không đề nghị nhận tử thi thì trại giam tổ chức mai táng. ... Như vậy, theo quy định thì sau khi phạm nhân chết, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ việc chấp hành án phạt tù và gửi cho thân nhân của người chết, trại giam nơi phạm nhân chết, Viện kiểm sát có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi Tòa án ra quyết định đình chỉ có trụ sở. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
Xin chào Luật sư. Tôi là nữ, trước đây tôi đã từng bị Tòa tuyên án phạt cải tạo không giam giữ 24 tháng thời gian thử thách 48 tháng tội trộm cắp tài sản, chấp hành xong vào ngày 02/09/2022. Tôi muốn hỏi Luật sư là hình phạt cải tạo không giam giữ có án tích không, nếu có thì sau bao lâu tôi được xoá án tích? Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer, chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:  1. Cải tạo không giam giữ có án tích không? Căn cứ: Điều 32 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được quy định tại khoản 1 điều 32 Bộ luật hình sự, vì vậy hình phạt này sẽ có án tích. 2. Chấp hành xong hình phạt cải tạo không giam giữ thì sau bao lâu được xóa án tích? Căn cứ: Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích 1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. 2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. 3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này. Án tích là một trong những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến các quyền của người bị kết án và tác động đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người đó sau khi đã chấp hành xong hình phạt. Trong một số trường hợp, án tích cũng là cơ sở để định tội, xem xét yếu tố tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp cụ thể của bạn, nếu bạn không phạm tội mới trong vòng một năm kể từ khi bạn chấp hành xong bản án thì bạn sẽ thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích căn cứ tại Điểm a Khoản 2 Điều 70 . Tức là, sau khi chấp hành xong 24 tháng cải tạo không giam giữ và 48 tháng thử thách (đồng thời bạn phải thực hiện xong các nghĩa vụ trong thời gian thử thách), trong vòng 1 năm sau đó nếu bạn không phạm tội mới bạn sẽ được xóa án tích. Sau khi đủ điều kiện xóa án tích bạn H có thể nộp đơn yêu cầu tới Chánh án tòa án xét xử sơ thẩm đề nghị cấp giấy chứng nhận được xóa án tích. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
 
hotline 0927625666