TRẢ LỜI : LUẬT HÌNH SỰ

1.Những trường hợp nào bị xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể? Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có quy định về xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể như sau: Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể 1. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây: a) Người bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy; b) Người mà cơ quan, người có thẩm quyền có căn cứ cho rằng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; c) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời hạn quản lý; d) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; đang cai nghiện ma túy; đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy. 2.Người sử dụng trái phép chất ma túy bị xử phạt như thế nào? 2.1. Xử lý hình sự người sử dụng trái phép chất ma túy Hiện nay, Bộ luật Hình sự không quy định bất kỳ tội danh nào với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy, nếu một người chỉ sử dụng trái phép chất ma túy mà không có các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy thì sẽ không bị xử lý hình sự; còn nếu người sử dụng trái phép chất ma túy mà có đồng thời thực hiện thêm một trong các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự tương ứng với những hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy đó. 2.2. Xử phạt hành chính người sử dụng trái phép chất ma túy Theo căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điểm d khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy như sau: Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. ...... 8. Hình thức xử phạt bổ sung: ... d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này. Ngoài ra, theo Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy 2021 người sử dụng ma túy còn có thể áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy: Các biện pháp cai nghiện ma túy 1. Biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tự nguyện; b) Cai nghiện ma túy bắt buộc. 2. Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập. Ngoài ra, nếu người sử dụng trái phép chất ma túy mà đồng thời thực hiện thêm một trong các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính tương ứng với những hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép,…chất ma túy đó. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Xử phạt hành vi buôn bán người qua biên giới – Hiện nay, nạn buôn bán người qua biên giới đang xảy ra rất nhiều. Đặc biệt là buôn người qua Campuchia qua hình thức tuyển nhân viên làm việc nhẹ lương cao. Sau đây Công ty Luật VietLawyer xin được gửi tới quý vị và bạn đọc thông tin xử phạt hành vi buôn bán người qua biên giới trong bài viết sau đây. 1. Hành vi buôn bán người qua biên giới là như thế nào? Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về định nghĩa của hành vi mua bán người mà chỉ liệt kê các hành vi mua bán người. Nhưng có thể hiểu hành vi mua bán người là hành vi vi phạm pháp luật trực tiếp xâm phạm đến các quyền được pháp luật bảo vệ của công dân về tính mạng, danh dự và sức khỏe của người bị hại. Mua bán người có nhiều hình thức như bắt cóc, lừa gạt, dụ dỗ, môi giới việc làm hay trao đổi trực tiếp người bị hại cho đối tượng mua bán khác. Có thể lợi dụng trong tình trạng nạn nhân bị khống chế, mất năng lực phản kháng và không đồng thuận với quyết định của người phạm tội. Mua bán người còn được quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.  “1. Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; c) Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này. 2. Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.” 2. Xử lý hành vi buôn người qua biên giới 2.1. Đối với trường hợp người từ 16 tuổi trở lên Căn cứ điều 150 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: 1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Vì động cơ đê hèn; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Đối với từ 02 đến 05 người; g) Phạm tội 02 lần trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đ) Đối với 06 người trở lên; e) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2.2. Đối với trường hợp người dưới 16 tuổi Theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội; c) Đối với từ 02 người đến 05 người; d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Vì động cơ đê hèn; h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; e) Đối với 06 người trở lên; g) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về xử phạt buôn bán người qua biên giới . Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
 
hotline 0927625666