TRẢ LỜI : LUẬT HÌNH SỰ

Trong thời gian gần đây, Công ty Luật VietLawyer ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng tìm đến để được tư vấn vì bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng công nghệ tinh vi: Deepfake. Vậy Deepfake là gì? Cách thức hoạt động của công nghệ này như thế nào? Các đối tượng có thể giả làm người thân, con em học tập xa nhà để vay tiền, dàn dựng những đoạn video chập chờn, mờ ảo như ở nơi sóng yếu để qua mặt người dùng mạng xã hội. Tới nay, chiêu trò lừa đảo này đã ở mức đáng báo động.  1. Deepfake là gì? Deepfake là cụm từ được kết hợp từ “deep learning” và “fake”, là phương thức tạo ra các sản phẩm công nghệ giả (fake) dưới dạng âm thanh, hình ảnh hoặc thậm chí là cả video, bởi trí tuệ nhân tạo (AI) tinh vi. Công nghệ Deepfake đang phát triển nhanh chóng và trở nên ngày càng tinh vi. Hiện tại, kẻ xấu chủ yếu lợi dụng công nghệ này tạo ra những nội dung giả mạo nhằm chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự,... 2. Cách thức hoạt động của Deepfake Cách thức hoạt động của Deepfake có liên quan đến quá trình “học hỏi” của trí tuệ nhân tạo. Từ đó, hình ảnh khuôn mặt của chủ thể nào đó (tạm gọi là chủ thể A) với chất lượng cao được thay thế hoàn toàn bằng khuôn mặt của một người khác (chủ thể B). Hình ảnh nén của A được đưa đến bộ giải mã của B. Sau đó, bộ giải mã sẽ tái tạo khuôn mặt của người B với biểu cảm và hướng khuôn mặt của người A. Quá trình này được thực hiện liên tục, chi tiết cho đến khi tạo ra sản phẩm “thật” nhất. 3. Tại sao Deepfake có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo? Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội hiện đã cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video. Những giọng nói tạo lập bởi AI càng tăng tính chuyên nghiệp và nguy hiểm của chiêu trò này. Đây chính là mặt tối của các AI tạo sinh khi chúng có thể tạo văn bản, hình ảnh hay âm thanh dựa trên bộ dữ liệu được cung cấp trước. Các phần mềm tạo giọng nói hoạt động bằng cách phân tích những đặc trưng trong giọng nói của một người như độ tuổi, giới tính, ngữ điệu, sau đó tìm kiếm trong kho dữ liệu khổng lồ một giọng nói tương tự và dự đoán các mẫu hội thoại cần tạo ra. Do đó, chúng có thể tái tạo cao độ, âm sắc của một người và tạo ra một giọng nói hoàn chỉnh y hệt bản gốc. Kho dữ liệu này thường là những đoạn âm thanh từ YouTube, TikTok, Instagram, Facebook hay các podcast, video quảng cáo… Theo các chuyên gia về công nghệ, phương thức của các đối tượng này thường là tìm kiếm thu thập thông tin cá nhân được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… để tạo ra một kịch bản lừa đảo. Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa. 4. Bị lừa đảo qua mạng, làm sao lấy lại tiền? Việc tự mình lấy lại số tiền bị lừa đảo qua mạng thường rất khó thực hiện bởi người bị hại không biết kẻ lừa đảo mình là ai, ở đâu để đòi. Vì vậy, để xử lý được kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên thông tin, trình báo ngay sự việc lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết kịp thời. Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng. Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết. Nếu làm đơn tố giác gửi đến cơ quan Công an, người tố giác cần chuẩn bị hồ sơ gồm: - Đơn trình báo công an; - Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng); - Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…). Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin. Ngoài ra, người bị hại còn có thể thông tin, trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an: - Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ: + Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo; + Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053; + Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thủ đoạn lừa đảo mới bằng công nghệ tinh vi DEEPFAKE. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Điều tra vụ án hình sự là một trong các giai đoạn của hoạt động tố tụng, trong đó pháp luật quy định các loại thời hạn khác nhau trong điều tra vụ án hình sự. Vậy, có những loại thời hạn nào trong điều tra vụ án hình sự? Công ty luật VietLawyer xin chia sẻ tới quý bạn đọc qua bài viết sau: 1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự Thời hạn điều tra là thời gian do pháp luật quy định để cơ quan điều tra hoàn thành điều tra vụ án. Thời hạn điều tra được tính từ khi khởi tố vụ án đến ngày kết thúc điều tra. Thời hạn điều tra vụ án hình sự nói chung hiện được quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo đó: - Tối đa 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; - Tối đa 03 tháng đối với tôi phạm nghiêm trọng; - Tối đa 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu do tính chất phức tạp của vụ án cần phải có thêm thời gian để điều tra thì trong thời hạn 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải làm văn bản đề nghị viện trưởng viện kiểm sát gia hạn điều tra. Thời hạn gia hạn điều tra như sau: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Có thể được gia hạn điều tra 01 lần không quá 02 tháng; - Đối với tội phạm nghiêm trọng: Có thể được gia hạn điều tra 02 lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; - Đối với tôi phạm rất nghiêm trọng: Có thể được gia hạn điều tra 02 lần, mỗi lần không quá 04 tháng; - Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng: Có thể được gia hạn điều tra 03 lần, mỗi lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Như vậy, tổng thời hạn điều tra đối với các loại tội phạm như sau: - Tội phạm ít nghiêm trọng: Tổng thời hạn điều tra có thể lên tới 04 tháng; - Tội phạm nghiêm trọng: Tổng thời hạn điều tra có thể lên tới 08 tháng - Tội phạm rất nghiêm trọng; Tổng thời hạn điều tra có thể lên tới 12 tháng; - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tổng thời hạn điều tra có thể lên tới 20 tháng. 2. Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự Thời hạn tạm giam để điều tra là thời hạn do pháp luật quy định được tạm giam bị can để phục vụ cho việc điều tra vụ án. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra được quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự: - Không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; - Không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; - Không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Thời hạn gia hạn tạm giam đối với từng loại tội phạm cụ thể như sau: - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 01 tháng; - Đối với tội phạm nghiêm trọng: Được gia hạn tạm giam 01 lần không qáu 02 tháng; - Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: Được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 03 tháng; - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Được gia hạn tạm giam 02 lần mỗi lần không quá 04 tháng. 3. Thời hạn phục hồi điều tra vụ án hình sự Thời hạn phục hồi điều tra là thời hạn do pháp luật quy định để tiếp tục điều tra vụ án đã được phục hồi điều tra được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với những vụ án đã có quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra nhưng có lí do để hủy bỏ quyết định này thì cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong đó: - Thời hạn phục hồi điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; - Thời hạn phục hồi điều tra không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Thời hạn gia hạn điều tra  như sau: -Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Được gia hạn điều tra 01 lần không quá 01 tháng; - Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng: Được gia hạn điều tra 01 lần không quá 02 tháng; - Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Được gia hạn điều tra 01 lần không quá 03 tháng; 4. Thời hạn điều tra bổ sung vụ án hình sự Thời hạn điều tra bổ sung là thời hạn do pháp luật quy định để điều tra bổ sung đối với vụ án khi có yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm. Theo khoản 2 Điều 174 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng. Nếu Viện kiểm sát quyết định truy tố nhưng Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì không thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Thời hạn được tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra. Trong đó: - Viện Kiểm sát chỉ được trả hồ sơ điều tra bổ sung tối đa 02 lần; - Thẩm phán chỉ được trả lại hồ sơ 01 lần; - Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ 01 lần. 5. Thời hạn điều tra lại vụ án hình sự Thời hạn điều tra lại là thời hạn do pháp luật quy định để tiến hành điều tra lại vụ án theo quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, Hội đồng Giám đốc thẩm, Tái thẩm. Điều tra lại được tiến hành trong những trường hợp vụ án được đưa ra xét xử nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để điều tra lại. Khi điều tra lại, thời hạn và gia hạn điều tra được áp dụng theo thời hạn điều tra chung được nêu ở mục 1. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các loại thời hạn trong tố tụng hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trong thực tế có những trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự, xử lý tội phạm và người phạm tội mặc dù đảm bảo được việc bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội nhưng lại gây thêm những tổn thất về tinh thần cho đối tượng trực tiếp bị tội phạm tác động là bị hại. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự nước ta trao cho bị hại - chủ thể có địa vị pháp lý đặc biệt trong tố tụng hình sự quyền quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bị hại, không làm họ phải chịu những tổn thất khác về tinh thần do việc khởi tố vụ án, xử lý tội phạm và người phạm tội. Vậy các trường hợp chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là gì? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ đến quý bạn đọc qua bài viết sau: 1. 09 trường hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại Theo đó, Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định chín trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Một là: Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự. Hai là: Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại khoản 1 Điều 135 Bộ luật Tố tụng hình sự. Ba là: Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự. Bốn là: Phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Tố tụng hình sự. Năm là: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tại khoản 1 Điều. Sáu là: Phạm tội hiếp dâm tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Tố tụng hình sự. Bảy là: Phạm tội cưỡng dâm tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tám là: Phạm tội làm nhục người khác tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự. Chín là: Phạm tội vu khống tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự. Đối với những trường hợp trên, khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Ngoài ra, khi bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. 2. Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu Khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định hậu quả pháp lý khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể như sau: - Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ; - Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. - Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Chị Mỹ Huyền tại Yên Bái có đặt câu hỏi về cho Luật sư của VietLawyer: Nếu hành hung người đi tố giác, báo tin về hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào? Công ty Luật VietLawyer sẽ giải đáp cho bạn đọc qua bài viết sau: 1.Bạo lực gia đình là gì? Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 2.Trách nhiệm báo tin, tố giác bạo lực gia đình Căn cứ Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định như sau: Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình 1. Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ. 2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây: a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này; b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng. Theo đó, mọi cá nhân đặc biệt là các thành viên trong gia đình, đều có trách nhiệm báo tin, tố giác ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình. Ngoài ra tại Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 cũng có quy định về những trách nhiệm mà thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện như sau: - Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình. - Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình. - Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3.Hành hung người đi tố giác, báo tin về hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào? Căn cứ khoản 4 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong phòng chống bạo lực gia đình có bao gồm hai hành vi sau: - Trả thù, đe dọa trả thù người giúp đỡ người bị bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. - Cản trở việc phát hiện, báo tin, tố giác, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, hành vi dùng bạo lực, đe doạ dùng bạo lực nhằm cản trở không cho đi tố giác, báo tin về hành vi bạo lực gia đình là hành vi bị nghiêm cấm và chủ thể thực hiện hành vi có thể chịu những chế tài của pháp luật. 3.1.Xử lý hành chính Cụ thể, về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này được quy định tại Điều 60 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đe dọa người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hành hung người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình; b) Đập phá, hủy hoại tài sản của người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi có thể bị phạt tiền nếu hành hung cá nhân đi tố giác, báo tin về hành vi bạo lực gia đình. Mức phạt tiền này là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. Mức phạt này được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể vi phạm là tổ chức mức phạt này là gấp đôi. 3.2.Xử lý hình sự Ngoài ra hành vi dùng bạo lực đối với người báo tin bạo lực gia đình còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thoả mãn các cấu thành tội phạm. Cụ thể, hành vi hành hung này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội Cố ý gây thương tích - Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) với các khung hình phạt sau: + Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm + Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm + Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm + Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm + Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân 4.Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình là bao nhiêu? Đường dây nóng về tư vấn, hỗ trợ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo hành gia đình - 18001768 Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111 Ngoài ra, người muốn báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình còn có thể liên hệ các chủ thể sau để báo tin: - Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; - Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; - Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học; - Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; - Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc xử lý hành vi hành hung người đi tố giác, báo tin về bạo lực gia đình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Mua phải ma túy giả thì có phạm tội gì không? Câu hỏi của anh Đức - Hải Dương. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết sau: 1.Chất ma túy là gì? Căn cứ theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định như sau: Về một số khái niệm và một số tình tiết là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt 1. Về một số khái niệm 1.1. “Chất ma túy” là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Trong đó, cần phân biệt các trường hợp sau: a) Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch hoặc chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng thì không coi toàn bộ dung dịch hoặc dung dịch pha loãng này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng chất ma túy trong dung dịch để tính, trọng lượng chất ma túy đó. Ví dụ: Thuốc phiện, hêrôin được hòa thành dung dịch thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện hoặc xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của hêrôin để tính trọng lượng hêrôin b) Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện. ... 2.Người mua chất ma túy về sử dụng bị công an bắt mới biết là ma túy giả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tại tiết 1.4 mục 1 phần 1 Thông tư Liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP được sửa đổi bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau: + Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch; + Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng; + Xái thuốc phiện; + Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; + Ngoài những trường hợp nêu trên nếu có căn cư và xét thấy cần thiết Tòa án có thể trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật – Sau khi được giám định xong nếu đúng là chất ma túy thì người mua bán trái phép sẽ bị xử lý về tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại điều 251 Bộ luật hình sự 2015 – Còn nếu sau khi giám định mà chất được giám định không phải là chất ma túy hoặc không phải là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi phạm tội ý thức rằng chất đó là chất ma túy hoặc chất đó là tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, thì tùy hành vi phạm tội cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người đó theo tội danh quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc mua phải ma túy giả thì có phạm tội gì hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đưa hối lộ và nhận hối lộ là hành vi phổ biến từ trước đến nay và vô cùng khó để triệt tiêu hành vi này. Nhiều người còn cho rằng hành vi đó là điều đương nhiên và rất bình thường vì có cung thì có cầu, người ta cảm ơn vì công sức mình bỏ ra nên việc mình nhận quà là điều đương nhiên. Vậy những hành vi này có bị coi là đưa hối lộ và nhận hối lộ - VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Đưa hối lộ là gì? Đưa hối lộ là hành vi, đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Hành vi đưa hối lộ có thể diễn ra trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Theo đó, người đưa hối lộ có thể yêu cầu người nhận hối lộ làm một công việc cụ thể hoặc không làm để mang lại lợi ích cho mình. Hành vi đưa hối lộ có thể được thựuc hiện trực tiếp hoặc qua trung gian; tài sản, lợi ích hối lộ có thể được thụ hưởng bởi chính người có chức vụ quyền hạn hoặc người khác, tổ chức khác theo ý chí của người có chức vụ, quyền hạn. 2. Mức hình phạt tội đưa hối lộ Khung hình phạt cho Tội đưa hối lộ được quy định trong Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: “1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 3. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm. 4. Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 6. Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này. 7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ. Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.” Như vậy, các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm này có thể sẽ bị khép vào tội đưa hối lộ và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định pháp luật. 3. Nhận hối lộ là gì? Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kì lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc yêu cầu của người hối lộ. 4. Mức hình phạt tội nhận hối lộ - Truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì hành vi nhận hối lộ bị xử phạt như sau: “ 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Lợi ích phi vật chất. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn; c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước; g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.” - Xử phạt hành chính: Trong một số trường hợp mà người nhận hối lộ có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 như sau: + Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký và quản lí cư trú: + Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về việc đưa tiền, tài sản, lợi ích cho người thi hành công vụ: - Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng chống tham nhũng nhưng chữ đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng hình thứ kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo theo quy định tại Khoản 4 Điều 8, Khoản 5 Điều 16, Khoản 2 Điều 30, Khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 như sau: + Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức. + Đối với trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Food Reviewer, hot Tiktoker và câu chuyện “đạp đổ chén cơm” của các quán ăn? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Khái niệm Food Reviewer, hot Tiktoker? Food reviewer (người đánh giá món ăn - PV) còn được biết đến là những người chia sẻ những trải nghiệm ẩm thực, đánh giá về món ăn, thức uống, quán xá trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Mạng xã hội càng phát triển, nghề food reviewer càng trở nên phổ biến và được nhiều người theo đuổi, đặc biệt là các bạn trẻ. Điều này dẫn đến hiện tượng "lạm phát" nghề reviewer ẩm thực trên các nền tảng mạng xã hội. Tiktoker là gì? Giải thích đơn giản nhất có thể nói Tiktoker là những người sử dụng Tiktok. Nền tảng mạng xã hội đang rất phổ biến và phát triển rất nhanh hiện nay. Tuy nhiên, không phải những người sử dụng Tiktok chỉ để xem nội dung thì đều được gọi là Tiktoker. Tiktoker được dùng để chỉ những người sử dụng Tiktok và thường xuyên sáng tạo nội dung về một chủ đề nào đó. Nó được kết hợp giữa hai từ “Tiktok” và “User” (người dùng). 2.Tiktoker review "dìm hàng" các quán ăn liệu có vi phạm pháp luật? Hiện nay, trên mạng xã hội đang nổi lên các tiktoker chuyên đến các quán ăn để review. Hành vi này đã gây ra những ý kiến trái chiều. Có người phản đối vì tùy khẩu vị mỗi người nên không thể chỉ dựa theo khẩu vị của các tiktoker mà đánh giá chất lượng các món ăn. Cũng có nhiều người đồng tình vì nhờ thế khách hàng có thể lựa chọn nơi phục vụ tốt nhất. Hiện nay pháp luật chưa có quy định nào cấm các hành vi đánh giá hay chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi sử dụng một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Bởi đây là quyền tự do ngôn luận của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Các TikToker cũng là khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ đó. Căn cứ khoản 4 Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về quyền của người tiêu dùng: “4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.” Đồng thời, người tiêu dùng cũng có nghĩa vụ thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Do đó, việc đi review các quán ăn không phải là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu cố tình review sai sự thật, gây thiệt hại cho các chủ nhà hàng, quán ăn thì đó là hành vi vi phạm pháp luật. 3. Tiktoker cố tình review sai sự thật bị xử lý như thế nào? Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng: “…d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;” Hành vi cố tình review sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau: Điều 99: Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 99. Điều 100: Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 100. Điều 101: Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau: + Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 101. Điều 102: Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó, tùy vào mức độ, việc review sai sự thật sẽ bị xử lý với các mức phạt tương ứng như trên. 4. Các quán ăn đồng loạt treo ảnh các tiktoker với dòng chữ "không tiếp người trong hình" liệu có vi phạm pháp luật? Hiện nay, việc các chủ quán từ chối và không tiếp các khách này là quyền của họ. Không có quy định nào cấm các quán ăn không được từ chối khách. Tuy nhiên, việc treo hoặc dán hình ảnh của người khác là đang vi phạm đến quyền hình ảnh. Căn cứ Điều 32 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền nhân thân với hình ảnh của mình, và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Vì vậy nên việc sử dụng hình ảnh của các reviewer, tiktoker dán ở cửa hàng của mình, đặc biệt là sử dụng vào mục đích hơi tiêu cực như cấm người đó đến quán mình ăn khi không được sự chấp thuận của người đó là không phù hợp với quy định của BLDS. Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương - Công ty Luật VietLawyer thì chủ các cửa hàng quán ăn cũng không nên làm như vậy. Việc các chủ cửa hàng không muốn phục vụ một số cá nhân thì đó cũng là quyền của chủ cửa hàng, tuy nhiên cũng cần cân nhắc đến các hiệu ứng xã hội có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cửa hàng của mình. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc sự việc đang nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Góc nhìn của Luật sư về việc xử lý vi phạm bản quyền trực tuyến tại Việt Nam từ vụ việc web lậu Phimmoi bị khởi tố hơn 02 năm vẫn chưa được xét xử 1. Thực trạng vi phạm bản quyền trực tuyến tại Việt Nam hiện nay Vi phạm bản quyền, ăn cắp bản quyền hay lậu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện các tác phẩm phái sinh.  Ông Phạm Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm bản quyền nội dung số Việt Nam phát biểu tại Hội thảo chuyên đề: Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam (vừa diễn ra ngày 21/7/2022 cũng nêu ra các hành vi vi phạm bản quyền phổ biến ở Việt Nam hiện nay như thực hiện livestream, phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website; copy nguyên trạng các nội dung đã phát hoặc cắt ghép, chỉnh sửa các video, sau đó đăng tải trái phép lên Internet. Nội dung vi phạm được sử dụng trái phép tại nhiều nền tảng như các website, ứng dụng (app) OTT được nhà nước cấp phép; các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài; các app OTT lậu được chia sẻ trên Internet hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; các mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch; các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động… Việt Nam đang nằm trong top đầu khu vực Đông Nam Á về vi phạm bản quyền trực tuyến, thách thức sự phát triển của ngành công nghiệp sáng tạo và công bằng xã hội. Theo báo cáo của Media Partners Asia ước tính, số lượng người dùng trái phép tăng lên 15,5 triệu năm 2022, làm thất thoát 348 triệu USD, chiếm 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp. Nếu không kiểm soát được tình hình này, đến năm 2027, số người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD. 2. Vì sao các vụ kiện vi phạm bản quyền trực tuyến hiện nay tại Việt Nam khó giải quyết? Năm 2019, K+, BHD và Hiệp hội điện ảnh Mỹ (MPA) đã cùng nộp đơn tố giác tội phạm đối với trang web lậu phimmoi, nhưng gần 4 năm trôi qua, vụ việc vẫn chưa được xét xử. Ngày 19/8/2021, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án hình sự “Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan” liên quan đến website phim “lậu” lớn nhất Việt Nam - www.phimmoi.net. Việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến trang phim “lậu” này sau nhiều lần trang này bị chặn, có thể coi là động thái cứng rắn nhất và đầu tiên từ trước tới nay của cơ quan Công an khi xử lý tình trạng phim lậu và vi phạm bản quyền trên không gian mạng. Tuy nhiên cho đến nay, vụ việc trên vẫn chưa được xử lý…. Do quy mô thu nhập bất chính của trang web này là bao nhiêu thì các cơ quan chức năng lại chưa thể xác định được. Do phimmoi không thu phí của người dùng mà kiếm tiền bằng các quảng cáo được đăng lên các trang web, các nhãn hàng và dòng tiền trả cho quảng cáo không có đại diện thương mại tại Việt Nam. Theo quy định của Luật hình sự thì phải chứng minh thiệt hại của chủ tài sản, nhưng hiện tại pháp luật Việt Nam cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nào về vấn đề chứng minh thiệt hại này. Sau hơn 02 năm vụ án đã bị khởi tố, nhưng lại chưa khởi tố được bị can vì còn tồn tại nhiều vướng mắc đặc biệt là khó khăn khi chứng minh thiệt hại. Hiện nay Tòa án chỉ chấp nhận những thiệt hại thực tế, và chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa những thiệt hại thực tế đó đối với hành vi xâm phạm mà chúng ta đang khiếu kiện. Trên môi trường số hành vi xâm phạm diễn ra và lan tỏa rất nhanh, nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Chúng ta cũng chưa có một công cụ hay một cơ chế thống nhất chung cho việc tính toán thiệt hại, việc tính toán thiệt hại cũng chỉ thuần túy là ước tính của chủ thế bị thiệt hại. Khi đưa vụ việc ra tòa án, người khởi kiện sẽ gặp khó khăn là làm thế nào để có thể thuyết phục tòa án chấp nhận những con số ước tính đó là thiệt hại thực tế, để dựa vào đó Tòa án có thể đưa ra một mức phạt. 3. Giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết các vụ án vi phạm bản quyền số hiện nay tại Việt Nam Trong dự thảo sửa đổi Luật giao dịch điện tử mới nhất sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn: Như thế nào là dữ liệu điện tử? Dữ liệu điện tử được chấp nhận trong tố tụng và trong các thủ tục khác? Đây sẽ là một trong những căn cứ để Tòa án chấp nhận chứng cứ trong các vụ án này là dữ liệu số, dữ liệu điện tử giúp giải quyết vụ án nhanh chóng hơn. Hay theo quy định mới của Luật sở hữu trí tuệ 2022, Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải có trách nhiệm triển khai những biện pháp kỹ thuật, phối hợp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng viễn thông, mạng Internet. Đây được xem là một bước tiến quan trọng, bởi vì các web lậu dù có sử dụng bất cứ tên miền nào, server đặt ở đâu, rồi ẩn giấu thông tin ra sao thì vẫn phải sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp trung gian tại Việt Nam (cụ thể là các nhà mạng) như dịch vụ lưu trữ trên Internet; dịch vụ truyền dẫn; dịch vụ truy cập và kết nối Internet; dịch vụ truyền tải nội dung. Như vậy, khi đó Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cùng với Bộ thông tin truyền thông có thể thiết lập một công cụ để kết nối giữa đơn vị phát sóng hoặc chủ sở hữu quyền, vừa để thu thập các trang web cần phải chặn cùng với các bằng chứng, và kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ mạng - ISP để việc chặn truy cập có thể được thực thi một cách gần như tự động bởi các ISP. Xây dựng một Thông tư liên tịch phối hợp giữa Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cùng với Bộ thông tin truyền thông liên quan trực tiếp đến vấn đề xử lý những vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc sự việc đang nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Cho tôi hỏi việc xác định mức độ tổn hại sức khoẻ của nạn nhân trong vụ án hình sự có thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định không? Hay chỉ thực hiện khi có người yêu cầu, đề nghị? Thời hạn để giám định mức độ tổn hại sức khoẻ là bao lâu vậy? - Chị Hương Lan (Kom Tum). Công ty Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau: 1. Có bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân hay không? Căn cứ theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định cụ thể như sau: Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: 1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; 2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; 3. Nguyên nhân chết người; 4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; 5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; 6. Mức độ ô nhiễm môi trường. Theo đó, trong vụ án hình sự khi cần phải xác định mức độ tổn hại sức khoẻ của nạn nhân thì bắt buộc phải thực hiện trưng cầu giám định mà không cần phải có yêu cầu, đề nghị của người nào. 2. Thời hạn giám định mức độ tổn hại sức khoẻ của nạn nhân tối đa là bao lâu? Tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giám định cụ thể như sau: Thời hạn giám định 1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định: a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này; b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này; c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này. 2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định. 3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định. 4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại. Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên và đối chiếu với quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn trưng cầu giám định để xác định mức độ tổn hại sức khoẻ của nạn nhân tối đa là 09 ngày. Lưu ý: Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc giám định mức độ tổn hại sức khỏe. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Việc khai thác khoáng sản, gỗ, cát trái phép diễn ra ngày càng phổ biến tại nước ta. Dù Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về hình thức xử lý đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép tuy nhiên vẫn có nhiều cá nhân vì lợi nhuận mà lén khai thác trái phép các loại khoáng sản trên. Vậy việc không có giấy phép mà khai thác khoáng sản trái phép thì sẽ bị xử lý như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thế nào là khai thác khoáng sản trái phép? Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010: Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu, các hoạt động khác có liên quan. Trong đó, việc khai thác khoáng sản được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Khoáng sản 2010: Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, khai thác khoáng sản trái phép được hiểu là một hành vi vi phạm pháp luật do cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động thu hồi khoáng sản mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.   2. Xử lý hành vi khai thác khoáng sản trái phép 2.1. Xử phạt hành chính hành vi khai thác khoáng sản trái phép Cá nhân, tổ chức vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt theo Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020. 1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau: a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3; b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3; c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3; d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3; đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3; e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên. 2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau: a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này; c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau: a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn; b) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn; c) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn; d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn; đ) Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn; e) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên. 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn; b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại Khoản 1, khoản 2, Khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như Khoản 4 Điều này. Người khai thác khoáng sản trái phép còn bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật là khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. 2.2. Truy cứu trách nhiệm Hình sự Bất kì cá nhân hoặc pháp nhân nào khai thác khoáng sản không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên theo Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) 1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; c) Có tổ chức; d) Gây sự cố môi trường; đ) Làm chết người; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.”; 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;”. b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. 1.Bảo lĩnh trong vụ án hình sự là gì ? Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. 2. Ai là người có thể xin bảo lĩnh cho bị can, bị cáo? Người xin bảo lĩnh cho bị can, bị cáo có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. - Trường hợp cơ quan, tổ chức có nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo (Bị can, bị cáo phải là người của cơ quan, tổ chức xin được bảo lĩnh) Việc cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. - Trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì phải là có ít nhất 02 người thân thích của bị can, bị cáo nhận bảo lĩnh. 02 cá nhân người thân thích phải là người đủ 18 tuổi trở lên, có nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. 3.Thời hạn bảo lĩnh Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. **Lưu ý: - Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan theo quy định trên thì bị tạm giam. - Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh cho bị can, bị cáo. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
07 trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án Căn cứ Điều 19 Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Theo đó, không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong 07 trường hợp sau đây: 1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; 2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; 3. Đương sự đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì lý do chính đáng; 4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự; 5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại; 6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính; 7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các trường hợp không tiến hành thủ tục hòa giải đối thoại tại Tòa án. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666