TRẢ LỜI : LUẬT HÌNH SỰ

   Cố ý gây thương tích là hành vi xảy ra rất phổ biến và thường xuyên. Tội phạm cố ý gây thương tích không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bị hại mà còn gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội. Vậy mức phạt với tội cố ý gây thương tích quy định thế nào? Gây thương tích dưới 11% có bị khởi tố không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Cố ý gây thương tích là gì?    Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác. Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác). 2. Gây thương tích dưới 11% có bị khởi tố hình sự không?    Căn cứ Khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.” Đây là mức phạt hình sự thấp nhất với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.    Như vậy, tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho nhiều người, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người thì dù tỷ lệ thương tật dưới 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, Điều 134 BLHS 2015. 3. Xử phạt hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích    Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự như trên (tỷ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt) có thể bị phạt hành chính theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong đó mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. 4. Mức bồi thường đối với hành vi cố ý gây thương tích    Người nào có lỗi dẫn đến gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác thì phải bồi thường theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 như sau: “1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”    Như vậy, ngoài việc phải bồi thường cho nạn nhân dựa theo các yếu tố về sức khỏe như: tỷ lệ thương tật, thời gian điều trị, chi phí thuốc men,... người gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần cho người bị hại. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Cấm đỗ xe ô tô trước cửa nhà mặt phố “phép vua vẫn thua lệ làng?” Việc tài xế tự ý đỗ xe ô tô chắn trước cửa nhà dân mà không xin phép luôn là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Việc đỗ xe bừa bãi không chỉ làm chắn lối ra vào của chủ nhà mà còn lấn chiếm một phần lòng lề đường. Vậy pháp luật nước ta quy định như thế nào về vấn đề này? Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp những thắc mắc trên cho bạn đọc qua bài viết sau đây: 1.Khái niệm dừng xe, đỗ xe Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian. 2.Nguyên tắc khi dừng, đỗ xe theo quy định của pháp luật Điều 18, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các nguyên tắc dành cho tài xế khi dừng xe, đỗ xe như sau: 2.1.Đối với dừng xe, đỗ xe trên đường bộ - Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây: + Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; + Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; + Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó; + Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; + Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; + Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái; + Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh. - Không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau: + Bên trái đường một chiều; + Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; + Trên cầu, gầm cầu vượt; + Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; + Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; + Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; + Nơi dừng của xe buýt; + Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; + Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; + Trong phạm vi an toàn của đường sắt; + Che khuất biển báo hiệu đường bộ. 2.2.Đối với dừng xe, đỗ xe trên đường phố Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy định về dừng, đỗ xe trên đường bộ và các quy định sau đây: - Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; - Bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét. - Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. Như vậy, pháp luật không có quy định về cấm dừng xe, đỗ xe chắn trước cửa nhà dân. Tuy nhiên khi dừng, đỗ xe cần theo đúng nguyên tắc đã quy định trong luật. Việc dừng xe, đỗ xe không đảm bảo đúng quy định có thể bị xử phạt hành chính. 3.Tự đặt biển cấm đỗ xe trước cửa nhà được không? Căn cứ theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, việc quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ sẽ do Bộ trưởng Giao thông – Vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ; chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý. Do đó, không cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép tự ý lập các biển báo giao thông, trong đó có các biển cấm dừng, đỗ xe. Theo đó có thể khẳng định rằng, các biển cấm dừng, đỗ xe do người dân tự ý lập ra không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc do đỗ xe trước cửa nhà người dân thì người điều khiển phương tiện nên đỗ xe sao cho không làm ảnh hưởng đến lối đi ra vào nhà của người khác hoặc tránh làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán ở gần nơi đỗ xe. Nhiều người luôn có khuynh hướng giành những gì của chung về riêng cho mình. Chủ nhà giăng biển cấm tức là họ muốn chiếm giữ vỉa hè, lòng đường thành của riêng. Tất cả đều xuất phát từ nhận thức rằng: vỉa hè, lòng đường trước nhà họ mặc nhiên là của họ, họ có quyền chiếm hữu, sử dụng bất chấp pháp luật quy định như thế nào Người dân chỉ có quyền đối với phần đất theo ranh giới nhà mình. Còn hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do nhà nước quản lý. Do đó, nếu có tài xế nào lỡ đỗ ô tô trước cửa nhà mình thì người dân không được quyền “tự xử” bằng cách như đổ sơn, cào xước xe, đập phá… Chủ nhà chỉ có quyền nhắc nhở tài xế về việc đỗ xe gây cản trở trước cửa nhà mình hoặc báo cho CSGT, cảnh sát 113, công an phường (xã) địa bàn đến xử lý nếu việc ô tô đỗ xe sai quy định pháp luật. Việc tự ý khoá xe, xịt sơn vào xe vào mà gây thiệt hại tiền trên 2 triệu đồng, chủ nhà còn có thể bị xử phạt về hành vi hủy hoại tài sản, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản", Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương cho hay. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc dừng, đỗ xe trên đường phố. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không hay chỉ bị phạt hành chính và bồi thường? Câu hỏi của chị Thùy Dương đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc qua bài viết sau: 1.Chó, mèo có phải gia súc không? Theo định nghĩa tại khoản 6 Điều 2Luật Chăn nuôi 2018: 6. Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi. Theo định nghĩa nêu trên, nhiều người nghĩ rằng chó, mèo cũng là gia súc. Tuy nhiên, tại Phụ lục II Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi, chó mèo được xếp vào loại động vật khác chứ không thuộc danh mục gia súc. 2.Ở nhà chung cư thì có bị nghiêm cấm việc nuôi chó, mèo hay không? Căn cứ Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm khi ở nhà chung cư như sau: Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư ..... 3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. ..... Theo đó, pháp luật quy định là cấm người sử dụng chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Nhưng chó, mèo không phải là gia súc, gia cầm nên việc nuôi cho mèo trong nhà chung cư không vi phạm quy định pháp luật. Tuy nhiên đối với những người đang ở, sử dụng nhà chung cư cần phải tuân thủ các nội quy quy định chung được đặt ra tại Hội nghị nhà chung cư. Trong trường hợp quy định tại hội nghị đưa ra nghiêm cấm về việc nuôi cho mèo trong nhà chung cư thì người sử dụng cần phải tuân thủ. 3.Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư thì người nuôi có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không? Căn cứ Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP) thì hành vi vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn 1. ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. ... Từ quy định trên thì trường hợp không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư thì người nuôi có bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra 1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Như đã nói nếu quy định chung cư có quy định về việc nuôi hoặc rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong khu vực nhà chung cư thì người nuôi cần phải tuân thủ thực hiện. Trường hợp người nuôi không rọ mõm khi dắt chó đi dạo mà để cho chó của mình cắn người thì phải chịu bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra cho người khác theo quy định nêu trên. Nếu trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác (cắn người) thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại. 4.Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trong trường hợp chủ sở hữu không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để xảy ra tình huống ngoài ý muốn dẫn đến chó căn chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người. Theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau: Tội vô ý làm chết người 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Theo đó, người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trường hợp có đến 02 người chết trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc để chó của mình cắn người trong chung cư. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề từ chối khai báo. Cho tôi hỏi người làm chứng từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của chị Vũ Linh ở Hà Giang. Theo quy định tại Điều 383 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu như sau: Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định, định giá tài sản hoặc từ chối cung cấp tài liệu 1. Người làm chứng nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, người giám định, người định giá tài sản, người dịch thuật từ chối khai báo, trốn tránh việc kết luận giám định, định giá tài sản, hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về không tố giác tội phạm như sau: Không tố giác tội phạm ... 2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. ... Theo quy định trên, người làm chứng từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Tuy nhiên nếu người làm chứng này là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc người làm chứng từ chối khai báo. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Yếu tố lỗi trong luật hình sự. Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng trong cấu thành tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: Lỗi, Động cơ phạm tội và Mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm, không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm. Bài viết sau đây Công ty Luật TNHH VietLawyer xin chia sẻ tới bạn đọc những nội dung liên quan đến lỗi trong luật hình sự Việt Nam. 1.Lỗi là gì? Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Để xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm và gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó hay không, cần phải xác định tính có lỗi của tội phạm. 2.Xác định tính có lỗi của tội phạm Một hành vi bị xem là tính có lỗi khi có đủ 2 điều kiện sau: - Hành vi trái pháp luật hình sự. - Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự. Yếu tố lỗi được xác định theo pháp luật hình sự khi hội tụ đủ 02 điều kiện sau: - Không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (tức là không bị mất năng lực hành vi) - Đạt độ tuổi theo quy định hiện hành: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3.Các hình thức lỗi 3.1. Lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Về mặt ý chí:  Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó Ví dụ: A và B xảy ra mâu thuẫn, A dùng dao đâm B với ý muốn giết B. Rõ ràng A ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra. 3.2. Lỗi cố ý gián tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Ví dụ: A giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù A không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp 3.3. Lỗi vô ý vì quá tự tin Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. (Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Về mặt ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ Ví dụ: A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin. 3.4. Lỗi vô ý do cẩu thả Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. (Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015). Về mặt lý trí:  Phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó Về mặt ý chí:  Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra Ví dụ: A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. 4.Một số trường hợp đặc biệt về lỗi 4.1.Trường hợp hỗn hợp lỗi Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ được quy định trong cấu thành tăng nặng của một số tội phạm, khi dấu hiệu lỗi trong cấu thành cơ bản là cố ý, nhưng trong cấu thành tăng nặng của tội phạm đó, người phạm tội đã vô ý gây ra hậu quả nhất định. Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ có thể xảy ra đối với người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và vô ý đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS) là tội phạm có lỗi cố ý. Cấu thành tăng nặng của tội phạm này (Khoản 4, 5) có dấu hiệu là làm chết người, thì người phạm tội có lỗi vô ý đối với hậu quả chết người này (không mong muốn và không để mặc hậu quả chết người xảy ra); khi thực hiện hành vi phạm tội, họ chỉ mong muốn hậu quả thương tích xảy ra. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả chết người xảy ra) thì họ phạm tội giết người (Điều 123 BLHS). 4.2.Sự kiện bất ngờ Theo quy định của Điều 11 Bộ luật hình sự thì, “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Trong sự kiện bất ngờ, hành vi vẫn có gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng người có hành vi nguy hiểm đó không có lỗi nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ở đây không bị buộc phải thấy trước hoặc không thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội gây ra từ hành vi của mình. Ví dụ, một người vì muốn tự tử nên đã đâm đầu vào xe tải, người lái xe tải rõ ràng là không có nghĩa vụ phải thấy trước việc mình lái xe trên đường sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các loại lỗi trong luật hình sự. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hiện nay, rất nhiều người dân chưa phân biệt được tố cáo và tố giác dẫn đến việc sử dụng không đúng hai thuật ngữ này, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước khi giải quyết tố cáo, tố giác. Vậy hai khái niệm này khác nhau ở chỗ nào? 1.Tố cáo - Pháp luật điều chỉnh Tố cáo được điều chỉnh bởi Luật Tố cáo 2018: Theo khoản 1 Điều 2 Luật này thì Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Chủ thể của tố cáo Là cá nhân. Người tố cáo phải có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, trường hợp tố cáo sai sự thật thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý về hành chính hoặc hình sự. - Đối tượng của tố cáo Hành vi vi phạm pháp luật trong tố cáo nằm trong mọi lĩnh vực, không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm. - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết. - Thời hạn giải quyết tố cáo Được quy định tại Điều 30 Luật Tố cáo 2018, cụ thể: Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. + Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. + Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. - Hệ quả pháp lý Tố cáo là quyền của công dân, tức là mọi người có thể tố cáo cũng có thể không, trong một số trường hợp nếu thấy không cần thiết thì không cần phải tố cáo. Tố cáo chỉ phát sinh quan hệ pháp lý khi công dân trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm. Nếu công dân không tố cáo thì cho dù hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân khác bị phát giác thì công dân không phải chịu trách nhiệm gì cả. 2.Tố giác - Pháp luật điều chỉnh Tố giác được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật này thì tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. - Chủ thể tố giác Là cá nhân. Người tố giác là người cho rằng có một hành vi vi phạm pháp luật đã xảy ra hoặc có thể xảy ra và quan trọng nhất là phải "có dấu hiệu của tội phạm". Pháp luật hiện hành cũng đặt ra trách nhiệm của người tố giác đối với nội dung tố giác. Nếu cố ý tố giác sai sự thật thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. - Đối tượng của tố giác Hành vi vi phạm pháp luật trong tố giác có thể cấu thành tội phạm. Hành vi này phải "có dấu hiệu của tội phạm" tương ứng một tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự. Ví dụ như chứng kiến được hành vi đánh người gây thương tích thì sử dụng đơn tố giác tội phạm sẽ chính xác hơn. - Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác + Cơ quan điều tra; + Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; + Viện kiểm sát giải quyết tố giác trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục. - Thời hạn giải quyết tố giác Được quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được việc tố giác, cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác. Nếu sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh nhiều nơi, thời hạn giải quyết tố giác kéo dài không quá 2 tháng, hoặc Viện Kiểm sát có thể gia hạn một lần (nhưng cũng không quá 2 tháng). - Hệ quả pháp lý của tố giác  Đây là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, chính vì thế mà quan hệ pháp lý phát sinh ngay từ thời điểm tội phạm có dấu hiệu xảy ra. Khi công dân biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về "Tội không tố giác tội phạm" quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về sự khác nhau giữa tố cáo và tố giác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Người bị tâm thần đánh người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? - Người tâm thần (bị mất năng lực hành vi dân sự) đánh người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 về mất năng lực hành vi dân sự thì: Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự 1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Vì thế, cá nhân bị bệnh tâm thần khiến cho người đó không thể nhận thức, làm chủ hành vi thì bố mẹ hoặc người nhà của cá nhân đó có thể thực hiện giám định sức khỏe cho người đó và sau đó làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. Tất cả các giao dịch dân sự do người bị tâm thần thực hiện kể từ khi có quyết định của Tòa án đều sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó chịu trách nhiệm. Vì vậy, nếu người tâm thần có hành vi đánh người khác thì người đó không bị bắt giữ hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời.
Đặc xá là gì? Luật sư cho tôi hỏi đặc xá là gì và điều kiện để người bị kết án được hưởng đặc xá? - Anh N.An (Kiên Giang); Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin trả lời như sau: 1. Đặc xá là gì? Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018, “đặc xá” được giải thích là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. 2. Điều kiện để người bị kết án được hưởng đặc xá Theo khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây: 2.1 Điều kiện đối với người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; - Đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 14 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù. Người bị kết án về các tội sau: + Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội; + Tội phá hoại chính sách đoàn kết; tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; + Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân; + Người bị kết án từ 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự do cố ý hoặc người bị kết án từ 07 năm tù trở lên về tội cướp tài sản; + Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; + Tội sản xuất trái phép chất ma túy; + Tội mua bán trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt chất ma túy của Bộ luật Hình sự đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần hai thời gian đối với trường hợp bị kết án phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; Đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 17 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; - Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí; - Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá; - Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người bị kết án phạt tù không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018. Trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này; - Khi được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; - Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật Đặc xá 2018. 2.2 Điều kiện đặc xá đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ; - Đã có thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018. - Các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018. - Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. 2.3  Điều kiện để người bị kết án được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định Người bị kết án có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1, các điểm a, c và d khoản 2 Điều 11 Luật Đặc xá 2018, được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 trong các trường hợp sau đây: - Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; - Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”; người được tặng thưởng một trong các loại Huân chương, Huy chương Kháng chiến; cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; - Người đang mắc bệnh hiểm nghèo, người đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân; - Khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Đặc xá 2018; - Người từ đủ 70 tuổi trở lên; - Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình; - Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; - Người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật về dân sự; - Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định. 3. Điều kiện đặc xá với người dưới 18 tuổi bị kết án phạt tù Theo khoản 4 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 quy định, người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 hoặc người dưới 18 tuổi đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm g khoản 1, điểm a và điểm d khoản 2 Điều 11 Luật Đặc xá 2018 được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Vietlawyer, khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc. Trân trọng.
Người bị tạm giữ hình sự có được gửi và nhận thư không? - Câu hỏi của chị Văn Linh (Nghệ An) Công ty Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau: 1. Người bị tạm giữ hình sự có được gửi và nhận thư không? Căn cứ vào Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ như sau: Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây: ….. c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu; ….. Như vậy, người bị tạm giữ có quyền được gửi thư và nhận thư. Tuy nhiên, người bị tạm giữ có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ và chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ trong việc nhận và gửi thư. 2. Người bị tạm giữ chỉ được nhận và gửi thư khi nào? Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau: Việc gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép và chịu sự kiểm duyệt của cơ quan đang thụ lý vụ án và sự kiểm tra của cơ sở giam giữ. 2. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam về việc gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu, khi được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận. Như vậy, người bị tạm giữ chỉ được nhận và gửi thư khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép và chịu sự kiểm duyệt của cơ quan đang thụ lý vụ án và sự kiểm tra của cơ sở giam giữ. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và thân nhân của người bị tạm giữ về việc gửi và nhận thư, khi được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cho người bị tạm giữ nhận. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc người đang bị tạm giữ có được gửi thư, nhận thư với người thân không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Quán cà phê của tôi bị người khác ganh ghét nên thuê người phá hoại tài sản, tôi muốn hỏi việc thuê người phá hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào? - Anh Cầu (Đà Lạt). Công ty Luật VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau: 1. Khái niệm tài sản? Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Tài sản 1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Theo như quy định trên thì tài sản có thể là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Bất động sản và động sản cũng được xem là tài sản, ngay cả trường hợp bất động sản và động sản hình thành trong tương lại. 2. Phá hoại tài sản là gì? Phá hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hại, giảm giá trị hoặc mất giá trị sử dụng hoặc khó có khả năng khôi phục lại. Hành vi này được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: đập phá đồ đạc, đốt cháy đồ, cố tình để mặc tài sản của người khác bị hỏng.. 3. Người được thuê phá hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào? 3.1. Xử phạt hành chính Người được thuê phá hoại tài sản chính là người trực tiếp thực hiện hành vi phá hoài tài sản của người khác. Vì vậy, người có hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và điểm c khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác: ....... 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này; ....... 3. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này; ..... 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: ...... c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Như vậy, người thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thời chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. 3.2. Xử lý hình sự Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: - Khung 1: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; + Tài sản là di vật, cổ vật. - Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Có tổ chức; + Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Tài sản là bảo vật quốc gia; + Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; + Để che giấu tội phạm khác; + Vì lý do công vụ của người bị hại; + Tái phạm nguy hiểm, - Khung 3: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. - Khung 4: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý phá hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa lên đến 20 năm tù giam. 3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Người có hành vi xâm phạm, phá hoại tài sản của người khác mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, người nào cố tình gây thiệt hại, hủy hoại, thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác, ngoài việc chịu các mức xử phạt hành chính, hình sự theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định. 4. Người thuê người khác phá hoại tài sản thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: Đồng phạm 1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Theo đó, không chỉ người trực tiếp thực hiện hành vi phá hoại tài sản mà người đi thuê cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm. Như vậy, đối với hành vi thuê người phá hoại tài sản của người thì cả người thuê lẫn người được thuê đều có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc phá hoại tài sản của người khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
     Thế nào là Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng? Người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng bị xử phạt như thế nào? Thực tế hiện nay một vài cá nhân cho phép mình tự chế tạo, mua bán súng, vũ quân dụng nhằm mục đích phòng vệ hoặc nhiều mục đích khác nhau. Do đó,, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm mà người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thế nào là vũ khí?      Căn cứ Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) - Luật quản lí vũ khí quy định: 1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. 2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm: a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân; c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa; d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này. 4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. 5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm: a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này; b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao. 6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao. ...      Như vậy, mọi hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ là hành vi bị nghiêm cấm. 2. Các yếu tố cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng      Theo khoa học hình sự, để cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng cần có đủ các dấu hiệu pháp lý sau: - Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm chế độ quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự. - Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. - Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của vũ khí, phương tiện và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng. - Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý. 3. Mức phạt cho người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng      Tùy vào mức độ gây nguy hiểm cho xã hội mà người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng sẽ bị phạt theo các khung hình phạt khác nhau cụ thể người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng truy tố hình sự theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng: từ 03 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 01 đến 05 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 05 đến 15 quả mìn, lựu đạn; từ 03 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo; từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam thuốc nổ các loại hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. đ) Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Vật phạm pháp có số lượng: từ 31 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên trở lên; từ 21 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41 trở lên; từ 46 quả mìn, lựu đạn trở lên; từ 31 quả đạn cối, đạn pháo trở lên; từ 3001 viên đạn trở lên (đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống); từ 2.001 viên đạn súng máy cao xạ trở lên (đạn cỡ 12,7 ly đến 25 ly); từ 101 kilôgam trở lên thuốc nổ các loại; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên. b) Làm chết 03 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”      Như vậy, đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 đến 07 năm, đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng và bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 - 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Cấm đi khỏi nơi cư trú - những điều cần biết? - Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về cấm đi khỏi nơi cư trú như sau: 1. Điều kiện áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú Theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cấm đi khỏi nơi cư trú có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng. 2. Thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú: Theo quy định tại khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú bao gồm: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. - Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; - Đồn trưởng Đồn biên phòng. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ. 3. Nghĩa vụ cam đoan của người bị cấm đi khỏi nơi cư trú Theo khoản 2, 6 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ: - Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép; - Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; - Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; - Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam. Lưu ý: Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền. 4. Trường hợp được đi khỏi nơi cư trú trong thời gian bị cấm đi khỏi nơi cư trú Theo khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. 5. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Trên đây là phần tư vấn của Công ty luật VietLawyer về những điều lưu ý khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Quý khách hàng có thắc mắc các vấn đề liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời,
 
hotline 0927625666