TRẢ LỜI: LUẬT DOANH NGHIỆP

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô | Giấy phép con - Kinh doanh nhập khẩu ô tô là ngành, nghề có vốn điều lệ và doanh thu cao. Tuy nhiên, ngành, nghề nhập khẩu ô tô là ngành, nghề có điều kiện. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu ô tô cần đề nghị cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy chứng nhận phép kinh doanh nhập khẩu ô tô 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau: - Có sơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp. - Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị); - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu - 1 Bản sao; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô; - 1 Bản sao; - Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam - 1 Bản sao. 3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô  3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tới Bộ Công thương. Bước 2: - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định. - Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. - Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp. Trường hơp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là 10 ngày làm việc. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trân trọng./.
Một cá nhân có được thành lập hai hộ kinh doanh hay không? - Chị Thanh Thuỷ đến từ Quảng Ninh có câu hỏi gửi về Vietlawyer như sau: "Năm 2012 tôi đã thành lập hộ kinh doanh lĩnh vực sơ vụn dừa đến năm nay tôi muốn thành lập thêm hộ kinh doanh về lĩnh vực spa có được không?" Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer trả lời quý khách hàng như sau:  Chị không thành lập thêm được hộ kinh doanh về lĩnh vực spa. Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:  - Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; - Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.  Như vậy, chị không được đăng ký hai hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc nhưng được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.  Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trường hợp nào hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh??? Cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập hộ kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ như sau: 1. Trường hợp hộ kinh doanh không cần đăng ký kinh doanh Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp hộ kinh doanh không cần phải đăng ký kinh doanh bao gồm: - Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối; - Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến; - Người kinh doanh lưu động; - Người kinh doanh thời vụ; - Người làm dịch vụ có thu nhập thấp. Lưu ý: - Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Mức thu nhập thấp áp dụng lên từng địa phương sẽ do thành phố trực thuộc Trung ương quy định. 2. Mức xử phạt đối với hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định. Ngoài ra, áp dụng cùng mức xử phạt nêu trên đối với một trong những hành vi sau đây: - Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh; - Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh; - Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Lưu ý: Mức xử phạt đối với các trường hợp không đăng ký hộ kinh doanh theo quy định áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP). Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp | Giấy phép con - Kinh doanh hoạt động bán hàng đa cấp là ngành, nghề kinh doanh đặc thù do liên quan đến nhiều cấp, nhiều nhánh, ảnh hưởng đến nhiều người. Không những vậy, ngành, nghề này tồn tại rất nhiều các công ty đa cấp lừa đảo. Cho nên, ngành, nghề hoạt động bán hàng đa cấp là ngành, nghề có điều kiện. Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cần đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp Căn cứ theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi đáp ứng các điều kiện sau: - Là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và chưa từng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; - Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên; - Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của người đại diện theo pháp luật; - Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam số tiền 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng; - Có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định này; - Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp; - Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị); - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - 1 Bản sao; - Bản danh sách kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ - 1 Bản chính; - Bộ tài liệu liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp: Mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; Kế hoạch trả thưởng; Chương trình đào tạo cơ bản; Quy tắc hoạt động - 2 Bản chính; - Danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp: Tên, chủng loại, xuất xứ, quy cách đóng gói, chế độ bảo hành, giá bán và số điểm thưởng quy đổi tương ứng với giá bán, thời điểm áp dụng - 1 Bản chính; - Tài liệu giải trình kỹ thuật về hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp - 1 Bản chính; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có trang thông tin điện tử - 1 Bản chính; - Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người bán hàng đa cấp - 1 Bản chính. 3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ bản chính và bản điện tử đến Bộ Công Thương; Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành thẩm định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo cho doanh nghiệp nộp phí thẩm định. Bộ Công Thương trả lại hồ sơ nếu doanh nghiệp không nộp phí thẩm định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành thông báo: Bộ Công Thương thẩm định hồ sơ trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phí thẩm định. Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề nghị doanh nghiệp bổ sung trong thời hạn 30 ngày. Trường hợp doanh nghiệp không sửa đổi, bổ sung đúng thời hạn, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ; Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, thông báo cho ngân hàng nơi doanh nghiệp ký quỹ và cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp kèm theo bản sao các tài liệu quy định. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính; 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 20 ngày làm việc. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trân trọng ./.    
Thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam | Giấy phép con - Thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các thương nhân nước ngoài lập văn phòng đại diện tại Việt Nam cần đề nghị cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Căn cứ theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau: - Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận; - Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký - Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm - Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên - Nếu nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp thì phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép - 1 Bản chính (Mẫu đơn đề nghị) - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - 1 Bản sao - Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện - 1 Bản chính - Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương - 1 Bản sao - Bản sao giấy tờ tùy thân - 1 Bản sao - Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm - 1 Bản sao - Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở -  1 Bản sao 3. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.  Bước 3:  Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cơ quan cấp Giấy phép cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là 7 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam hoặc các lĩnh vực Giấy phép con khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Trân Trọng./.  
Thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ | Giấy phép con - Kinh doanh hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp, nhà hàng đăng ký hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ cần đề nghị cấp Giấy phép tại cơ quan có thẩm quyền. Công ty Luật VietLawyer sẽ cung cấp cho khách hàng về thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 1. Điều kiện doanh nghiệp thực hiện cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ Căn cứ theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu và Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, doanh nghiệp, nhà hàng thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ khi đáp ứng các điều kiện sau: - Là doanh nghiệp, nhà hàng được thành lập theo quy định của pháp luật; - Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng; - Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu. - Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định. 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ bao gồm: - Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hộ kinh doanh - 2 Bản sao - Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ - 1 Bản sao - Hợp đồng mua bán sản phẩm rượu với thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu - 1 Bản sao 3. Thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ bản chính và bản điện tử đến Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 2: Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và đánh giá hồ sơ. Trong thời hạn 10  làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung. 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 10 ngày làm việc Nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con Ngoài lĩnh vực trên khi quý bạn đọc cần tư vấn về các lĩnh vực pháp luật khác như: Hình sự, dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Đất đai...Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được các luật sư tư vấn kịp thời.
Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh - Trong quá trình hoạt động vì nhiều lý do khác nhau như do nhu cầu phát triển thị trường mới, Công ty có nhu cầu tìm một văn phòng mới ở trung tâm để giao dịch với khách hàng,... mà công ty cần thay đổi trụ sở. Khi thay đổi địa chỉ công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở công ty nhanh chóng, đầy đủ và đúng quy định pháp luật. Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 1. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký: - Doanh nghiệp gửi Thông báo (mẫu Phụ lục II-1) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký với nội dung gồm: + Tên, mã số doanh nghiệp mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); + Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến; + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Giấy tờ kèm theo Thông báo bao gồm: + Quyết định và bản sao hợp lện biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên, của Đại hội đồng cổ dông đối với CTCP và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; + Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1TV. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty. Khi nhận Giấy đề nghị, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký: - Doanh nghiệp gửi Thông báo (mẫu Phụ lục II-1) đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới với nội dung Thông báo gồm: + Tên, mã số doanh nghiệp, MST hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp MST); + Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến; + Họ, tên, số CMND hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. - Giấy tờ kèm theo Thông báo bao gồm: + Bản sao hợp lệ Điều lệ đã sửa đổi của công ty; + Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên; danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH 1TV; danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với CTCP; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; + Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2TV trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với CTCP, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1TV. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký. 3. Thời gian thực hiện thủ tục và giải quyết hồ sơ: - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm làm hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi. - Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có). Ngoài ra, trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý như sau: - Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế (mẫu 08-MST); - Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo doanh nghiệp đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến theo mẫu 09-MST. Trên đây là thủ tục thay đổi trụ sở kinh doanh, Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu thay đổi trụ sở kinh doanh hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải quyết kịp thời.
Đăng ký thành lập hộ kinh doanh với tên gọi “Hộ kinh doanh Nhập Doanh nghiệp Vụ” thì có được không? -  Đây là câu hỏi từ anh Tuấn đến từ Thanh Hóa như sau: "Tôi đang có ý định bán thành phẩm xơ dừa, cần đăng ký hộ kinh doanh, tôi có được đặt tên hộ kinh doanh của mình là "Hộ kinh doanh nhập doanh nghiệp vụ" thì có được không ? Trả lời:  Căn cứ theo Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về quy định đặt tên hộ kinh doanh như sau:  Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”; b) Tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. 2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. 3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh. 4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện. Như vậy, tên hộ kinh doanh của anh Tuấn có sử dụng cụm từ "doanh nghiệp", vi phạm vào khoản 3 Điều 88 của Nghị định nêu trên. Cho nên, anh Tuấn cần phải thay thế tên hộ kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu giải đáp thắc mắc, yêu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn Ngoài lĩnh vực trên khi quý bạn đọc cần tư vấn về các lĩnh vực pháp luật khác như: Hình sự, dân sự, Hôn nhân gia đình, Hành chính, Đất đai...Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được các luật sư tư vấn kịp thời.  
Thủ tục phá sản công ty? Công ty muốn phá sản hồ sơ cần những giấy tờ nào?... Để giải đáp thắc của quý khách hàng,Công ty Luật VietLawyer cung cấp đến bạn một số thông tin về Hồ sơ thông báo phá sản công ty như sau: 1. Hồ sơ thông báo phá sản đối với người nộp đơn là chủ nợ: Người nộp đơn là chủ nợ thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:  - Ngày, tháng, năm làm đơn; - Tên, địa chỉ của người làm đơn; - Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; - Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không được doanh nghiệp, hợp tác xác thanh toán; - Quá trình đòi nợ; - Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản. 2. Hồ sơ thông báo phá sản đối với người nộp đơn là người lao động - Ngày, tháng, năm làm đơn; - Tên, địa chỉ của người làm đơn; - Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; - Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động; - Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản. 3.  Hồ sơ thông báo phá sản đối với người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã.  - Ngày, tháng, năm làm đơn; - Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; - Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.  Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về "Hồ sơ thông báo phá sản công ty". Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Tôi có 14 lao động nhưng muốn đăng ký theo hộ kinh doanh thay vì đăng ký một trong các hình thức doanh nghiệp có được không? Chị H.Hoa (Phú Yên). Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi và tin tưởng Công ty Luật VietLawyer. Trên quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:  Căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh cụ thể như sau: "1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh. 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương." Như vậy, trường hợp chị thắc mắc lúc trước hộ kinh doanh quy định chỉ có tối đa 10 lao động. Nếu trên mức này, hộ kinh doanh bắt buộc phải chuyển đổi thành doanh nghiệp( khoản 3 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ). Nhưng hiện nay pháp luật không bị giới hạn số lượng lao động hộ kinh doanh như trước đây nên chị vẫn thành lập được hộ kinh doanh với số lượng lao động là 14 người. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Tôi đang tìm hiểu thủ tục đăng kí doanh nghiệp nhưng phân vân không biết nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp nào? - Anh V.Kiên (Cao Bằng) có câu hỏi gửi về VietLawyer. Cảm ơn anh Kiên đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật VietLawyer. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, chúng tôi trả lời bạn như sau:  Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hiện nay, ở Việt Nam có các cơ quan sau đây có trách nhiệm, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cơ quan đăng ký kinh doanh): "Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm: a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh; b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)." Do đó, Nếu anh nộp Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh hoặc nộp online đến Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp. Nếu anh nộp Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.) bằng hình thức trực tuyến đến Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp hoặc nộp trực tiếp đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Vì sao làm việc ngày nghỉ lễ được hưởng 400% làm thêm giờ? Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về nghỉ lễ, tết như sau: "Điều 112. Nghỉ lễ, tết 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch: 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)." Theo quy định trên thì theo quy định hiện nay, người lao động có 06 dịp nghỉ lễ được hưởng nguyên lương. Căn cứ quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau: "Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." Theo quy định trên thì người lao động làm việc ngày lễ được lương tối thiểu bằng 300%. Trong đó, mức lương làm thêm giờ nêu trên chưa bao gồm tiền lương ngày nghỉ lễ có hưởng lương. Do đó, tiền lương làm thêm giờ trong ngày nghỉ lễ của người lao động sẽ bằng 300% + 100% tiền lương ngày nghỉ = 400%. Lưu ý rằng, đây là mức lương tối thiểu, người lao động và người sử dụng lao động có thể căn cứ vào tình hình chung để thỏa thuận và đưa ra mức lương làm thêm giờ hợp lý. Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thương và 20% tiền lương của ngày nghỉ lễ. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết kịp thời.
 
hotline 0927625666