TRẢ LỜI: LUẬT DOANH NGHIỆP

Pháp luật về hợp tác xã - Hợp tác xã là một loại hình phổ biến có từ thời bao cấp, tuy nhiên do chế độ tư hữu phát triển nên mô hình hợp tác xã không còn phù hợp. Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã vẫn phù hợp đối với các dự án hợp tác phát triển nông thôn đối các thôn xóm chưa có nhiều điều kiện về vốn. Công ty luật Vietlawyer sẽ phân tích cho người đọc các quy định liên quan đến hợp tác xã. 1. Khái niệm về hợp tác xã Theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 quy định: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã". Để thành lập hợp tác xã, cần ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và đều chung một nhu cầu. Các thành viên trong hợp tác xã đều có quyền ngang nhau và đồng sở hữu đối với hợp tác xã. 2. Điều kiện để trở thành thành viên hợp tác xã  Thành viên hợp tác xã phải là: "Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam". Có thể thấy để có thể thành thành viên Hợp tác xã, cá nhân phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp hợp tác xã tạo việc làm thì cá nhân tham gia có thể là cá nhân nước ngoài, không bắt buộc phải cư trú tại Việt Nam.  3. Các loại hình hợp tác xã - Hợp tác xã thông thường: thường áp dung cho quy mô nhỏ trong xã và số lượng thành viên hạn chế; - Liên hiệp hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể, tạo nên bởi ít nhất 4 hợp tác xã, quy mô lớn với số lượng thành viên đông; - Doanh nghiệp của hợp tác xã: là tổ chức liên doanh rộng hơn liên hiệp hợp tác xã, có quy mô tương đương với công ty cổ phần.  4. Đặc điểm của loại hình hợp tác xã  - Quyền và nghĩa vụ của thành viên không dựa trên vốn góp: các thành viên trong hợp tác xã có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, quyền bỏ phiếu của các thành viên là bằng nhau không phụ thuộc vào vốn góp; - Có giới hạn số vốn góp: Thành viên không được góp vốn vượt 20% vốn điều lệ của hợp tác xã, nhằm đảm bảo tính công bằng cho các thành viên; - Có thể nhận các khoản trợ cấp mà không cộng thêm vào vốn điều lệ; - Thu nhập của thành viên hưởng theo năng lực đóng góp cho công ty; Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông trong nước, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống? Ngành kinh doanh nhà hàng ăn uống đang hot trở lại trong những năm gần đây sau dịch covid-19. Vậy điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống yêu cầu chủ cơ sở phải xin những loại giấy phép gì? Vietlawyer sẽ hướng dẫn quy định về các loại giấy phép cần xin khi kinh doanh nhà hàng ăn uống để quý doanh nghiệp nắm bắt rõ. 1. Điều kiện đăng ký mở nhà hàng kinh doanh ăn uống. Để mở nhà hàng kinh doanh ăn uống bạn sẽ phải đảm bảo bốn điều kiện sau: 1.1. Xin giấy phép kinh doanh có ngành nghề nhà hàng, quán ăn hoặc cung cấp thức ăn đồ uống + Hộ kinh doanh đăng ký hoạt động theo ngành nghề: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống. + Công ty đăng ký hoạt động theo ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động; Dịch vụ cung cấp đồ uống. + Công ty vốn nước ngoài đăng ký mục tiêu dự án: Dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống. 1.2.  Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng 1.3.  Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh + Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện. + Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp. 1.4.  Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá Áp dụng trong trường hợp nhà hàng có kinh doanh thêm các mặt hàng này. 1.5. Chứng minh bằng văn bản rằng nhà hàng có đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy. 2. Hồ sơ đăng ký mở nhà hàng kinh doanh ăn uống: - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh - Bản sao (có công chứng) CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân tham gia vào hộ kinh doanh - Biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao có công chứng) Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên, bạn đến UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh để nộp và đóng phí. Thông tư số 176/2012/TT-BTC quy định biểu mức thu phí đăng ký hộ kinh doanh là 100.000 đồng/lần. Sau 3 ngày làm việc, UBND sẽ gửi giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến cho bạn. Trường hợp hồ sơ bạn nộp không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ ở UBND sẽ gửi đến bạn thông báo bằng văn bản để kịp thời chỉnh sửa và bổ sung. 3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm Hồ sơ xin cấp chứng nhận an toàn thực phẩm căn cứ theo Quyết định 14/2014/QĐ-UBND bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở). - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở). - Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. - Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Sau khi chuẩn bị xong, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 15 ngày làm việc sẽ có đại diện cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra thực tế nhà hàng, quán ăn của bạn. Nếu đạt đủ điều kiện, nhà hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp có điểm nào chưa đạt yêu cầu ATTP, họ sẽ phản hồi bằng văn bản. Lưu ý rằng, thời hạn của loại giấy phép này chỉ là 3 năm kể từ ngày đăng ký. Điều đó có nghĩa là theo chu kỳ 3 năm 1 lần, chủ nhà hàng cần phải chứng minh lại một lần nữa để xác nhận cơ sở kinh doanh của mình đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử...                                     “Điều kiện mở nhà hàng kinh doanh ăn uống”
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài - Doanh nghiệp được quyền thành lập văn phòng đại diện ở nước  theo quy định của nước đặt văn phòng đại diện. Tuy nhiên, phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Việt Nam. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp phải tuân thủ quy định pháp luật của nước doanh nghiệp đăng ký thành lập văn phòng đại diện và có văn bản thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh tại Việt Nam về việc thành lập văn phòng đại diện ở ngoài. Để hiểu về thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Văn phòng đại diện là gì? Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 đưa ra khái niệm về văn phòng đại diện như sau:  Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính. Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng pháp luật cho phép các doanh nghiệp, công ty Việt Nam được phép mở văn phòng đại diện tại nước ngoài tuy nhiên việc thành lập văn phòng đại diện đó phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện. 2. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài Bước 1:  Chuẩn bị hồ sơ - Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài (Phụ lục II-8, Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT); - Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Bước 2: Nộp hồ sơ - Doanh nghiệp phải gửi thông báo việc chính thức thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài trong vòng 30 ngày làm việc đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ Bước 3: Nhận kết quả Sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo mở văn phòng đại diện ở nước ngoài của doanh nghiệp thì phòng Đăng ký kinh doanh bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trên đây là chia sẻ của VietLawyer về thủ tục thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký giấy phép con, vui lòng liên hệ qua website https://vietlawyer.vn/ chúng tôi có thể: - Tư vấn, đại điện ủy quyền thực hiện thủ tục cấp Giấy phép con; - Tư vấn, đại diện ủy quyền thành lập các loại hình công ty như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,... - Ưu đãi kèm theo khi đăng ký tại https://vietlawyer.vn/  như chữ ký số, hóa đơn điện tử...
Bạn đang muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh? Công ty bạn đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc thu hẹp lĩnh vực kinh doanh? Bài viết dưới đây của VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. 1. Bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh là gì? – Bổ sung ngành nghề kinh doanh là thủ tục được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc bổ sung thêm một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chưa có vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Thay đổi ngành nghề kinh doanh là thủ tục hành chính được doanh nghiệp tiến hành tại Sở kế hoạch đầu tư khi doanh nghiệp có nhu cầu thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh trong giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh công ty. 2. Trình tự thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh 2.1 Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh 2.1.1. Hồ sơ thay đổi/bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên - 01 Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định; - 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty; - 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương); - 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện); - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có). 2.1.2. Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần - 01 Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh theo mẫu quy định (01 bản); - 01 Quyết định và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty; - 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương); - 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện) kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có). 2.1.3. Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên - 01 Thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh theo mẫu quy định (01 bản); - 01 Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty nêu rõ nội dung thay đổi trong Điều lệ công ty; - 01 Bản sao các tài liệu: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy bổ sung cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp các giấy tờ trên hoặc giấy tờ có giá trị tương đương); - 01 Giấy ủy quyền (Nếu cá nhân, tổ chức nếu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện). 2.2 Trình tự thực hiện thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh Bước 1: Nộp hồ sơ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ. - Trong trường hợp hồ sơ đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tiếp thành thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. - Trong trường hợp chưa đủ giấy tờ, cán bộ giải thích lý do trả hồ sơ và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ theo quy định. Bước 3: Nhận kết quả - Sau khi tiến hành thay đổi ngành, nghề đăng ký kinh doanh, cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả. - Doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer về thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tên doanh nghiệp là nội dung bắt buộc phải có khi doanh nghiệp đăng ký thành lập. Vì vậy, khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục luật định. Bài viết dưới đây của VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp. 1. Hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp Để thực hiện thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp cần nộp các hồ sơ như sau: - Thông báo thay đổi tên doanh nghiệp; - Biên bản họp công ty về việc thay đổi tên doanh nghiệp (yêu cầu đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên); - Quyết định thay đổi tên công ty; - Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ. 2. Nơi nộp hồ sơ đề nghị thay đổi tên doanh nghiệp - Trường hợp đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 3. Trình tự thực hiện việc thay đổi tên doanh nghiệp Quy trình thay đổi tên công ty sẽ được thực hiện như sau: Bước 1: Lựa chọn tên công ty mới khi thay đổi Bước 2: Tra cứu tên công ty mới để đánh giá khả năng đăng ký Việc tra cứu tên công ty sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được việc tên công ty mới muốn đăng ký có trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty nào khác đã đăng ký trước đó hay chưa? Bước 3: Soạn thảo hồ sơ thay đổi tên công ty theo quy định Sau khi xác định tên công ty mới có thể đăng ký, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn của chúng tôi ở nội dung bên trên. Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh Hồ sơ thay đổi tên công ty sẽ được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh thông qua cổng thông tin trực tuyến về doanh nghiệp để được thẩm định nội dung. Sau khi phòng đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ đăng ký, chuyên viên sẽ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp nộp để xem xét cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Bước 5: Khắc lại dấu công ty theo tên công ty mới Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc lại dấu pháp nhân công ty theo tên mới trước khi sử dụng hợp pháp dấu mới. Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer về thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tại sao doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng? Tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp thuận tiện hơn trong các giao dịch với khách hàng, đối tác. Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu quy định về tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp. 1. Tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN, tài khoản thanh toán của doanh nghiệp là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của doanh nghiệp là doanh nghiệp mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt doanh nghiệp đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện. 2. Tại sao doanh nghiệp phải mở tài khoản doanh nghiệp? - Khi mới thành lập doanh nghiệp, công ty cần có hồ sơ khai thuế. Hiện nay, các chi cục thuế chỉ giải quyết hồ sơ khi doanh nghiệp nộp thuế thông qua hình thức nộp thuế điện tử. Do vậy, điều bắt buộc là các doanh nghiệp cần lập tài khoản ngân hàng. Đó là vai trò đầu tiên của tài khoản ngân hàng. - Thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp - Thanh toán dễ dàng, nhanh chóng trong các giao dịch với khách hàng, đối tác - Chứng minh hợp lệ đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán trên 20 triệu đồng. - Kiểm soát việc chi tiêu của doanh nghiệp, quản lý tốt vấn đề tài chính doanh nghiệp.   3. Quy trình mở tài khoản ngân hàng cho công ty Bước 1: Quý khách hàng lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản + Quý khách hàng nên lựa chọn ngân hàng có địa điểm gần trụ sở, và có nhiều phòng giao dịch trên cả nước để thuận tiện giao dịch, cũng như thuận tiện cho  đối tác giao dịch thanh toán với mình. Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ để mở tài khoản + Bản sao công chứng giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh + Bản sao công chứng Giấy chứng nhận mẫu dấu + Bản sao công chứng CMND/CCCD của Đại diện theo pháp luật – Chủ tài khoản + Bản sao công chứng CMND/CCCD của người được Ủy quyền giao dịch tại ngân hàng/ Ủy quyền chủ tài khoản (Nếu có) + Bản sao công chứng CMND/CCCD của Kế toán trưởng (Nếu có) Bước 3: Liên hệ với ngân hàng để nhận các biểu mẫu đăng ký mở Tài khoản Bước 4: Hoàn thiện Hồ sơ, Tài liệu đăng ký mở Tài khoản + Soạn thảo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu và gửi ngân hàng để đăng ký mở Tài khoản công ty + Đồng thời, Quý khách hàng cần chuẩn bị số tiền để nộp vào Tài khoản; Đáp ứng yêu cầu về số dư tối thiểu trong tài khoản được quy định bởi mỗi ngân hàng. + Thông thường, số tiền này là 1 triệu đồng đối với Tài khoản VNĐ + Sau khi có TKNN doanh nghiệp phải thông báo số TKNN lên sở KHĐT Bước 5: Đặt mua SÉC tại ngân hàng để sẵn sàng rút tiền khi có dư tài khoản. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về mục đích của mở tài khoản doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hồ sơ chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH bao gồm những gì? Chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH là việc thường xuyên bắt gặp trên thực tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về hồ sơ của việc chuyển đổi này. Vậy nên, sau đây VIETLAWYER sẽ đem đến cho các bạn cái nhìn toàn diện về hồ sơ việc chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang loại hình công ty TNHH. Cơ sở pháp lý - Luật doanh nghiệp 2020; - Nghị định 01/2021/ NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; - Thông tư 01/2021/ TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Hồ sơ chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang loại hình công ty TNHH * 1 bộ bao gồm: - Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (mẫu quy định) - Điều lệ (mẫu tham khảo); - Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; - Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế, thời hạn thanh toán; - Danh sách người lao động hiện có; - Danh sách các hợp đồng chưa thanh lý; - Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn; - Văn bản thỏa thuận với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty trách nhiệm hữu hạn được chuyển đổi tiếp nhận và thực hiện các hợp đồng đó; - Văn bản cam kết của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thỏa thuận giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân; “Lưu ý: Kèm theo hồ sơ doanh nghiệp cần có: 1. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo); 2. Bìa hồ sơ (bằng bìa nylon, không có chữ sử dụng cho mục đích khác). 3. Văn bản ủy quyền (nếu có) (mẫu tham khảo); 4. Doanh nghiệp không đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật đồng thời với hồ sơ chuyển đổi.” Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về hồ sơ chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm năm 2023 như thế nào? Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. Căn cứ Điều 5 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định về trình tự, thủ tục tư vấn, giới thiệu việc làm theo quy định tại Điều 15 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau: Bước 1: Nộp hồ sơ Người lao động ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, nhu cầu tư vấn, nhu cầu giới thiệu việc làm vào phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm theo Mẫu số 01 và nộp trực tiếp cho trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là trung tâm dịch vụ việc làm). Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và kết nối việc làm cho Người lao động Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm và căn cứ vào nhu cầu, khả năng của người lao động, nhu cầu tuyển lao động của người sử dụng lao động để kết nối việc làm phù hợp với người lao động. Bước 3: Gửi Phiếu giới thiệu việc làm Trung tâm dịch vụ việc làm gửi cho người lao động Phiếu giới thiệu việc làm theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP để người lao động tham gia dự tuyển lao động. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm theo dõi kết quả dự tuyển lao động để kịp thời hỗ trợ người lao động. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Một số quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất? Khu chế xuất là một trong những địa bàn được các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm. Do vậy, Nhà nước có những ưu đãi đặc biệt cũng như một số quy định riêng dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này. Sau đây, VIETLAWYER sẽ giúp bạn tìm hiểu. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế: 1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư. 2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 3. Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam. 4. Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan. 5. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định. Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản. 6. Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan. 7. Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này. 8. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này, được thành lập trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp chế xuất. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trong công ty cổ phần, nhóm cổ đông thiểu số là một thành phần thường chịu nhiều thiệt thòi và cần được chú trọng, quan tâm bảo vệ nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của họ khi tham gia vào mô hình kinh doanh của công ty. Vậy Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ cổ đông thiểu số hiện nay như thế nào? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Cách hiểu về cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã từng giải thích “Cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.”, tuy nhiên kể từ sau khi nghị định này hết hiệu lực thi hành vào ngày 16/12/2003 thì không còn bất kỳ quy định nào nhắc đến cổ đông thiểu số. Thế nhưng theo Khoản 18 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 thì cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành, như vậy, về mặt pháp lý chúng ta có thể hiểu “Cổ đông bé hoặc cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu dưới 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành”. 2) Tại sao phải bảo vệ cổ đông thiểu số?   Việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số là vấn đề quan trọng đang đặt ra trong hoạt động quản trị doanh nghiệp hiện nay. Nhưng trên thực tế, những quy định của pháp luật chưa thật sự tạo thuận lợi cho cổ đông  thực hiện quyền của mình, thậm chí các cổ đông nhỏ còn có thể bị cổ đông lớn và công ty lạm dụng, gây tổn hại đến lợi ích của cổ đông khác. Bên cạnh đó pháp luật doanh nghiệp cũng quy định một số yêu cầu, điều kiện gây khó khăn cho cổ đông, nhóm cổ đông thiểu số tham gia vào các quyết định quan trọng của công ty như: đề cử người vào hội đồng quản trị; tiếp cận thông tin về hoạt động của DN; gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận thông tin cần thiết để khởi kiện người quản lý công ty trong trường hợp họ lạm dụng địa vị, quyền hạn, gây thiệt hại cho công ty, cổ đông… Vì vậy, việc đặt ra các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cổ đông, nhất là nhóm cổ đông thiểu số là cần thiết nhằm tăng mức độ an toàn cho cổ đông, tạo khả năng huy động vốn trong dân cư. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam.  3) Quy định pháp luật hiện nay về bảo vệ cổ đông thiểu số Luật doanh nghiệp 2020 tại Điều 15 khoản 2 đã điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông để được thực hiện quyền của cổ đông nhỏ từ mức 10% xuống 5%. Hướng điều chỉnh này nhằm tăng cường bảo vệ quyền của cổ đông và nhóm cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp, là nội dung quan trọng liên quan đến quy định về khung quản trị doanh nghiệp. Góp phần tăng cường điểm tựa cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, khuyến khích dịch chuyển nguồn vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thay vì chỉ đổ vào các kênh đầu cơ như bất động sản, vàng… Đồng thời, mức tỷ lệ 5% theo quy định mới cũng đã được cân nhắc để phù hợp và thống nhất với khái niệm cổ đông lớn quy định trong Luật Chứng khoán (Khoản 18 Điều 4 Luật Chứng khoán quy định cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành.) Bên cạnh đó tại khoản 2 và khoản 3 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận một số quyền của cổ đông nhỏ như yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, yêu cầu thực hiện một số quyền kiểm soát đối với hoạt động của Doanh nghiệp như xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản, nghị quyết, quyết định … và yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty, cụ thể quy định: “Điều 115 …………… Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây: a) Xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty; b) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; c) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra; d) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây: a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao; b) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Trên đây là phân tích của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Đấu giá cổ phần ngày càng trở nên phổ biến, mỗi đợt đấu giá đều thu hút rất nhiều nhà đầu tư đăng ký tham gia. Tính đến nay, đấu giá cổ phần được coi là một kênh huy động vốn hiệu quả của các doanh nghiệp. Tổ chức đấu giá cổ phần phải tuân thủ theo các quy định hiện hành. Vậy Pháp luật quy định như thế nào về đấu giá cổ phần? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1) Thế nào là bán đấu giá cổ phần?  Căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định thì bán đấu giá cổ phần là "hình thức bán công khai cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi cho các nhà đầu tư có cạnh tranh về giá".  2) Hội đồng bán đấu giá cổ phần Khoản 17 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018 ghi nhận về Hội đồng bán đấu giá cổ phần như sau: Hội đồng bán đấu giá cổ phần là tổ chức thực hiện chỉ đạo việc bán đấu giá cổ phần bao gồm: đại diện Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp đấu giá, đại diện Ban tổ chức đấu giá, đại diện tổ chức tư vấn bán cổ phần và đại diện nhà đầu tư (nếu có). Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần là Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hóa hoặc thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hóa do Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền bằng văn bản. Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần thay mặt cho Hội đồng bán giá đấu cổ phần ký các văn bản thuộc thẩm quyền. 3) Đối tượng tham gia đấu giá Theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018, tham gia đấu giá cổ phần gồm những đối tượng sau: Đối tượng tham gia đấu giá cổ phần bao gồm tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện sau: - Đối với nhà đầu tư trong nước + Đối với nhà đầu tư cá nhân: Là công dân Việt Nam, có địa chỉ liên hệ, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, giấy tờ tùy thân hợp lệ và có đủ năng lực hành vi dân sự; + Đối với nhà đầu tư tổ chức: Là tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam; có tư cách pháp nhân (đối với các tổ chức kinh tế); có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép hoạt động; có địa chỉ liên hệ. - Đối với nhà đầu tư nước ngoài: ngoài các quy định như đối với tổ chức và cá nhân trong nước, nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ các quy định sau: + Mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động liên quan đến mua cổ phần phải thông qua tài khoản này; + Có Giấy chứng nhận mã số giao dịch chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam cấp (bản sao có xác nhận của ngân hàng lưu ký hoặc công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản lưu ký); + Tuân thủ quy định hiện hành về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp. - Các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư: Trường hợp các tổ chức tài chính trung gian nhận ủy thác đầu tư của cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tổ chức nhận ủy thác đầu tư có trách nhiệm tách biệt rõ số lượng nhà đầu tư, số cổ phần cửa từng nhà đầu tư trong và ngoài nước đăng ký mua. 4) Thủ tục đăng ký tham gia bán đấu giá cổ phần Căn cứ Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 585/QĐ-UBCK năm 2018, thủ tục đăng ký tham gia bán đấu giá tài sản gồm các bước sau: Bước 1: Nhận Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần Nhà đầu tư nhận hoặc in mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần tại các địa điểm và địa chỉ website nêu tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này. Bước 2: Nộp tiền đặt cọc - Nhà đầu tư phải nộp tiền đặt cọc bằng 10% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm bằng đồng Việt Nam vào tài khoản của Đại lý đấu giá trước ...giờ...phút ngày...tháng...năm...(tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày thực hiện đấu giá); - Tiền đặt cọc không được hưởng lãi. Bước 3: Nộp Đơn đăng ký tham gia đấu giá  Nhà đầu tư điền đầy đủ thông tin vào Đơn đăng ký tham gia mua cổ phần và lập biên bản chính tại địa điểm làm thủ tục đăng ký kèm theo xuất trình các giấy tờ theo quy định.  Nếu nhà đầu tư hủy đăng ký tham gia đấu giá, nhà đầu tư phải làm đơn đề nghị hủy đăng ký tham gia bán đấu gia gửi Đại lý đấu giá nơi mà nhà đầu tư đăng ký mua (theo Phụ lục 03 của Quy chế).  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666