BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được hay số tiền lãi thu được của từng người vay? 1. Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho vay nặng lãi được xác định như thế nào? Căn cứ Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau: Lãi suất 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Theo quy định thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận với nhau. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Do đó, khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho nay nặng lãi là số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định. 2. Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi từ bao nhiêu trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Căn cứ Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có quy định về tội cho vay nặng lãi như sau: Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự và khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi từ 30.000.000 đồng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự 3. Khoản thu lợi bất chính từ việc cho vay nặng lãi là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được hay số tiền lãi thu được của từng người vay? Theo khoản 1 Mục I Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thì khoản thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án cho vay nặng lãi được quy định như sau: Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay, nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian. Trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần phạm tội từ 100 triệu đồng trở lên, nếu các lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với trị giá tài sản chiếm đoạt, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015. 4. Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự hành vi cho vay nặng lãi như thế nào? Đối với quy định về xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự cho hành vi cho vay nặng lãi thì tại Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định cụ thể như sau: - Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự trong cả kỳ hạn vay. - Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn. - Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự. 5. Xử lý đối với khoản tiền gốc và khoản thu lợi bất chính trong tội cho vay nặng lãi Đối với tiền gốc và lãi trong mức  20%/năm: Tiền gốc là phương tiện phạm tội của người cho vay nặng lãi vì vậy khoản tiền này sẽ bị tịch thu theo quy định của điểm a, khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với trường hợp người vay chưa trả tiền gốc thì buộc người vay phải nộp để bổ sung vào ngân sách nhà nước. Đối với khoản tiền lãi tương ứng mức 20%/năm sẽ được xác định đây là khoản tiền do phạm tội mà có nên khoản tiền ấy sẽ bị tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Đối với khoản thu lợi bất chính: Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự thì: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”. Do đó, khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm là khoản tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính của người vay nên được trả lại cho người vay tiền. Trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước. Trường hợp người vay chưa trả khoản lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm cho người cho vay, tức là chưa phát sinh khoản thu lợi bất chính thì hành vi cho vay nêu trên chưa thỏa mãn đầy đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 201 Bộ luật Hình sự hiện hành về Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Do đó, trong trường hợp này sẽ không xem xét đến việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người cho vay. Đây là hướng dẫn rất quan trọng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để xác định tội phạm cho vay nặng lãi tại Công văn 4688/VKSTC-V14. Đối với trường hợp tính lãi suất khác nhau trong từng giai đoạn cho vay: Trường hợp khoản tiền vay lúc đầu được tính lãi suất vượt quá 20%/năm và khoản tiền thu lợi bất chính thỏa mãn điều kiện tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (giai đoạn 1), người vay chưa trả lãi cho giai đoạn này mà cộng dồn khoản lãi đó vào tiền gốc để tiếp tục vay với lãi suất cho phép của pháp luật (giai đoạn 2), đến lúc bị xử lý người vay vẫn chưa trả được tiền gốc và lãi của giai đoạn 1 mà chỉ trả lãi trên tổng nợ. Trường hợp này cần phải xem xét trách nhiệm hình sự đối với người cho vay về hành vi phạm tội cho vay nặng lãi, kể từ thời điểm cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm ở giai đoạn 1. Vì bản chất của hợp đồng vay ở giai đoạn 2 là thỏa thuận chốt nợ của hai bên bằng hợp đồng vay nợ nhằm che giấu khoản tiền thu lợi bất chính của bên cho vay đối với hành động cho vay này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
Bạn tôi có mảnh đất đã được cấp sổ đỏ. Vừa rồi, tôi có mua lại mảnh đất đó. Nhưng đợt này tôi lại bận đi công tác xa nhà dài ngày. Tôi có thắc mắc là thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng công chứng mua bán đất là bao lâu? Đã ký hợp đồng công chứng mua bán mà chậm sang tên sổ đỏ có bị xử phạt không? - câu hỏi của anh Long (Hà Giang).  Trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty Luật VietLawyer trả lời bạn như sau: 1.Thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng mua bán đất là bao lâu? Theo khoản 4, khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:: Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ... 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; ... 6. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. 7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Theo quy định trên thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng công chứng mua bán đất phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ. 2.Quá thời hạn sang tên sổ đỏ sau khi đã ký hợp đồng mua bán đất có bị xử phạt hành chính không? Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký biến động đất đai như sau: Không đăng ký đất đai 1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu; b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu. 2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động; b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động. 3. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định. Như vậy, nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn, không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại khu vực nông thôn sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, riêng đối với tại khu vực đô thị, không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ thì số tiền phạt bằng hai lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng tại khu vực nông thôn. 3.Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đúng hạn là bao lâu? Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm. ... Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ đúng hạn là 02 năm. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Trại giáo dưỡng là gì? Đối tượng nào thì phải đưa vào trường giáo dưỡng? 1.Trại giáo dưỡng là gì? Trại giáo dưỡng (hay còn gọi trường giáo dưỡng) là cơ sở giáo dục bắt buộc, có chức năng dạy văn hóa, dạy nghề cho những người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  Đưa vào trường giáo dưỡng là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính, áp dụng đối với những người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Các đối tượng nào thì bị đưa vào trường giáo dưỡng? Theo khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau: "Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng 1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự. 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự. 3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. ..." Theo đó, các đối tượng tại quy định trên thì bắt buộc phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Trong thời gian này, người dưới 18 tuổi sẽ được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, đọc báo, chơi thể thao, văn nghệ, xem truyền hình… và phải tham gia lao động do trường tổ chức. Khi đó, nhà trường sẽ sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, không bố trí công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại cho những người này. 3.Các đối tượng nào thì không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng? Theo khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau: "Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng ... 5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây: a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên; c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận." Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì có bị phạt hay không? 1.Khi nào thì chứng minh nhân dân hết hạn? Theo tiểu mục 4 Mục I Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) quy định về số và thời hạn sử dụng của CMND như sau: ĐỐI TƯỢNG CẤP CMND ... 4. Số và thời hạn sử dụng của CMND. CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp. Căn cứ Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp như sau: Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. 2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân. 3. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. ….. Theo quy định trên, chứng minh nhân dân được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết 15 năm kể từ ngày cấp. Và theo quy định, khi chứng minh nhân dân đã hết hạn thì công dân phải đổi sang thẻ Căn cước công dân. 2.Chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì có bị phạt hay không? Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau: Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a)…. b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; …. Theo đó, người có chứng minh nhân dân đã hết hạn nhưng chưa đổi sang thẻ căn cước công dân thì đã vi phạm quy định về việc cấp thẻ căn cước công dân. Do đó, người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. 3.Thẻ căn cước công dân được cấp mới có thời hạn trong bao lâu? Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ Luật Căn cước công dân 2014 như sau: Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân 1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Như vậy, thẻ căn cước công dân được cấp mới sẽ không có một thời hạn sử dụng cụ thể là bao nhiêu năm phải đổi như chứng minh nhân dân. Mà theo quy định pháp luật thì đến độ tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi thì công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước công dân. Lưu ý rằng: trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Xin hỏi là đối với những khiếu nại về quyết định hành chính thì thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định thế nào?  1. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính Tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2014 quy định về trình tự khiếu nại như sau: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì: Người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì: Có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì: Có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. 2. Thời hạn giải quyết khiếu nại 2.1. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu Tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2014 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. 2.2. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai Căn cứ Điều 37 Luật Khiếu nại 2014 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai như sau: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý. 3. Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính Căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại 2014 quy định về thời hiệu khiếu nại như sau: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. 4. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết Tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2014 quy định khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết: - Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định; - Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; - Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp; - Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại; - Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; - Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng; - Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; - Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại; - Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về thời hạn giải quyết khiếu nại. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Khắc phục hậu quả rồi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cụ thể là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nếu đã khắc phục được hậu quả (số tiền) thì có bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nhờ Luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer. Luật sư xin chia sẻ tới bạn một vài thông tin sau đây: 1.Căn cứ nào để được miễn trách nhiệm hình sự? Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau: "1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá. 2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. 3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự." Người phạm tội được miễn hoặc có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo một trong những trường hợp nêu trên. 2.Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nếu đã khắc phục được hậu quả thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Căn cứ theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 128 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau: Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Theo đó, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm này thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc đã khắc phục được hậu quả không phải là căn cứ để không truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. 3.Người phạm tội đã khắc phục được hậu quả gây ra là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau: Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; ..." Như vậy, theo quy định trên thì việc khắc phục hậu quả là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt cụ thể. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thế nào là kết hôn trái pháp luật - Kết hôn là một sự kiện trọng đại trong cuộc sống của mỗi người, nhưng không phải tất cả các cuộc kết hôn đều tuân thủ theo quy định của pháp luật. Khi kết hôn mà chủ thể không đủ các điều kiện luật quy định thì được gọi là kết hôn trái pháp luật.  1. Khái niệm về kết hôn trái pháp luật  1.1 Khái niệm, mục đích của kết hôn hợp pháp là cơ sở để xác định việc kết hôn trái pháp luật Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể tại Khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về khái niệm kết hôn như sau: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Hệ thống pháp luật HN&GĐ quy định nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố sau: - Thứ nhất, phải thể hiện ý chí của cả nam và nữ là mong muốn được kết hôn với nhau, ý chí và mong muốn đó được thể hiện bằng tờ khai của họ trong tờ khai đăng ký kết hôn cũng như trước các cơ quan đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. - Thứ hai, việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận. Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Như vậy, kết hôn theo quy định của pháp luật là căn cứ để Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn. Mục đích của kết hôn Hôn nhân là phương thức để xây dựng, duy trì, củng cố và phát triển gia đình, nó vừa liên quan chặt chẽ tới toàn bộ hệ thống xã hội. Vì vậy, hôn nhân không chỉ là sự thừa nhận tính hợp pháp của quan hệ giới tính mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa – xã hội khác.   Khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 có giải thích: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm các trường hợp cấm thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp, cụ thể là không vi phạm điều kiện về độ tuổi, về ý chí, người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự hay không được kết hôn trong những trường hợp mà pháp luật cấm kết hôn. Điều đó có nghĩa là, chỉ khi tuân thủ các điều kiện kết hôn, thì cuộc hôn nhân mới có giá trị pháp lý, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng đúng nghĩa. 1.3 Hệ quả của việc kết hôn trái pháp luật a.Hệ quả về mặt pháp lý Từ việc định nghĩa kết hôn trái pháp luật ta có thể hiểu đó là một hành vi vi phạm những điều kiện kết hôn, không thỏa mãn các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014. Những hành vi như vậy ắt hẳn sẽ dẫn đến những hậu quả cho xã hội. Xét dưới góc độ pháp lý, hành vi kết hôn trái pháp luật trước kết xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân, vi phạm những quy định của pháp luật liên quan đến việc bảo vệ trẻ em, thậm chí còn có thể phạm vào một số tội quy định trong Bộ luật hình sự. Không chỉ gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, việc kết hôn trái pháp luật còn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước. Những cuộc hôn nhân không hợp pháp, kết hôn không có đăng ký kết hôn khiến cho các cơ quan nhà nước khó có thể nắm bắt và quản lý được các vấn đề liên quan đến hộ tịch, khai sinh hay giải quyết những tranh chấp khác. b.Hệ quả về mặt xã hội Quan hệ hôn nhân vốn là một quan hệ xã hội, chính vì vậy, trước những hành vi kết hôn trái pháp luật dẫn đến những cuộc hôn nhân bất hợp pháp không chỉ gây ra những hệ quả về pháp lýmà chắc chắn sẽ còn gây ra những hệ quả về mặt xã hội một cách nặng nề. Kết hôn trái pháp luật không thể tạo ra những gia đình hạnh phúc, lành mạnh. Một gia đình được hình thành và tồn tại để thực hiện tốt những chức năng của nó phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai bên nam nữ, sự thương yêu, gắn kết và tự nguyện chung sống, thực hiện tốt bổn phận của mình, phải được thiết lập giữa những chủ thể khác giới có đầy đủ những tiêu chuẩn về thể lực, sinh lý, tâm lý… Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về két hôn trái pháp luật. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/  
Cháu năm nay 14 tuổi. Khi sinh cháu, mẹ khai sinh cho cháu mà không có tên bố do bố mẹ cháu chưa đăng ký kết hôn. Bố cháu bị bệnh và mất cách đây hơn 10 năm. Hiện nay mẹ cháu đã lấy chồng khác và sinh được 2 em. Còn cháu muốn chuyển về sống với ông bà nội. Cháu xin hỏi bố cháu đã mất thì cháu có được nhận bố không? Thủ tục như thế nào? Cảm ơn cháu đã đặt câu hỏi về cho Công ty Luật VietLawyer. Công ty xin giải đáp thắc mắc của cháu như sau: Căn cứ Khoản 1, Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Đối chiếu với quy định trên thì cháu có quyền nhận cha đẻ của mình (cho dù cha cháu đã chết). Do cháu là người chưa thành niên nên mẹ cháu sẽ là người có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch giải quyết thủ tục con nhận cha theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Hộ tịch: “3. Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật” và quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này (không có tranh chấp).   Về thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được quy định tại Điều 24 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:  “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con”. Thủ tục đăng ký con nhận cha được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch, theo đó mẹ cháu cần chuẩn bị các giấy tờ và đến nộp tạ i. Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của hai mẹ con. Các giấy tờ gồm: - Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định; - Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con. Về chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con được quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT- BTP, gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: 1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con. 2. Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng. Ủy ban nhân dân xã sẽ xem xét, thẩm tra hồ sơ, nếu thấy việc con nhận cha là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cấp trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho chị. Căn cứ trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con, Ủy ban nhân xã ghi bổ sung phần khai về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của cháu. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thủ tục con ngoài giá thú nhận cha. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Tôi có hộ khẩu tại quận A, thành phố Hà Nội. Năm 2014, tôi kết hôn với người đàn ông mang Quốc tịch Trung Quốc tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Đầu năm 2021, tôi sinh con tại Trung Quốc và đã đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc. Khi đăng ký khai sinh vợ chồng tôi đã lựa chọn cho con mang quốc tịch Việt Nam. Dự định đầu năm nay, tôi sẽ về nước để làm thủ tục ghi chú kết hôn của tôi và ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh cho con. Xin hỏi, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết các việc trên và hồ sơ, thủ tục giải quyết như thế nào? Đối với câu hỏi trên của bạn. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp như sau: Trước hết để được làm thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, chị cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau: “1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. 2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.” 1.Về thẩm quyền giải quyết Tại khoản 1, Điều 48 Luật Hộ tịch quy định: “1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.”.  Như vậy, theo quy định này thì UBND quận A là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ghi chú kết hôn của chị và ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh cho con chị. 2.Thủ tục ghi chứ kết hôn Thủ tục ghi chú kết hôn được quy định tại Điều 50 Luật Hộ tịch và Điều 35 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau: “Điều 50. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, huỷ việc kết hôn 1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu.”  “Điều 35. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn 1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai theo mẫu quy định; b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; c) Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này. 2. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.” 3.Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh được quy định tại Điều 49 Luật Hộ tịch và khoản 1 Điều 22 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau: “Điều 49. Thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử 1. Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch. 2. Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào Sổ hộ tịch. Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu. Trong trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.”  “Điều 22. Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài 1. Công dân Việt Nam sinh ra ở nước ngoài, đã được đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, nếu có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh thì cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch, cấp Trích lục ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh và bản sao Giấy khai sinh cho người yêu cầu.” Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc ghi chú kết hôn và ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đất xen kẹt mặc dù không được pháp luật quy định nhưng trên thực tế thuật ngữ “đất xen kẹt” được sử dụng khá phổ biến tại khu vực đô thị, nhất là những thành phố lớn. Thông qua thực tiễn thì đất xen kẹt chủ yếu được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch. Đặc điểm của loại đất này là nằm giữa khu dân cư nên thửa đất thường có diện tích không lớn. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Vậy có thể xây nhà trên đất xen kẹt không? Hãy cùng công ty Luật VietLawyer tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Có thể xây nhà trên đất xen kẹt không? Luật đất đai năm 2013 quy định phải sử dụng đất đúng kế hoạch và đúng mục đích. Quá rõ ràng đất xen kẹt phần lớn là đất nông nghiệp, mà đã là đất nông nghiệp khi không được phép xây nhà. Như vậy phần đất này sẽ không được xây nhà, muốn xây nhà bạn phải làm Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, nếu có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất bạn mới có cơ hội xây nhà, bằng không nếu cố ý xây nhà thì mảnh đất của bạn được tính là xây dựng sai quy định, ngoài việc phải nộp phạt vi phạm hành chính còn bị yêu cầu tháo dỡ các công trình đã xây. Khi xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bạn nhận quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, cá nhân phải làm đơn xin xây dựng các công trình gửi lên sở xây dựng để được xây nhà. 2. Điều kiện chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở để xây nhà Căn cứ Điểm d, Điểm e, Khoản 1, Điều 57, Luật Đất đai quy định như sau: “Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất 1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm: … d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; … e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở”. Như vậy, việc chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở phải được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, căn cứ Điều 52, Luật Đất đai quy định như sau: “Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 1. Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”. Như vậy, UBND cấp huyện chỉ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất xen kẹt thành đất ở khi đủ 2 điều kiện sau: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cơ quan Nhà nước phê duyệt cho phép chuyển sang đất ở. Nếu không có kế hoạch thì người sử dụng đất phải đợi. Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định 3.Thủ tục chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở 3.1. Hồ sơ chuẩn bị Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các giấy tờ sau: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 3.2. Quy trình thực hiện Căn cứ Điều 69, Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BTNMT quy định về trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau: Bước 1: Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm: Thẩm tra hồ sơ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Bước 5: Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ gửi quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho người dân. 4. Chuyển đổi đất xen kẹt thành đất ở mất bao lâu? Căn cứ Khoản 40, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Lưu ý: - Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian trả kết quả không quá 25 ngày. - Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. 5. Quy định mới về chuyển đổi đất xen kẹt Căn cứ quy định tại Khoản 11, Điều 1, Nghị định 148/2020/NÐ-CP về thì các thửa đất nhỏ hẹp (người dân thường gọi là đất xen kẹt) do Nhà nước quản lý sẽ ưu tiên sử dụng vào mục đích công cộng. Nếu không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề. Nếu có từ hai người sử dụng đất liền kề trở lên có nhu cầu sử dụng thửa đất nhỏ hẹp thì việc giao đất, cho thuê đất sẽ thực hiện qua hình thức đấu giá. Không áp dụng hình thức đấu giá với trường hợp chỉ có một người có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, trong Khoản 1, Điều 1 của Nghị định trên có quy định như sau: Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp cho người sử dụng đất liền kề được xác định thống nhất với thời hạn sử dụng của thửa đất mà người sử dụng đất liền kề đang sử dụng. Trường hợp giao, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề với thửa đất nhỏ hẹp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 125 và Điều 126 của Luật Đất đai. Theo quy đinh trên nếu giao đất, cho thuê đất xen kẹt gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề thì việc thời hạn sử dụng đất được xác định theo nhóm đất sử dụng ổn định lâu dài và nhóm đất sử dụng có thời hạn. Như vậy, đất xen kẹt có thể chuyển thành đất ở nếu được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thủ tục chuyển đổi theo hướng dẫn ở trên. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc có được xây nhà trên đất xen kẹt và thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất với đất xen kẹt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Đất xen kẹt là cách gọi phổ biến của người dân, có vị trí xen lẫn giữa các thửa đất ở trong khu dân cư tại khu vực đô thị và thông thường thuộc nhóm đất nông nghiệp. Vậy có những lưu ý gì khi mua đất nông nghiệp xen kẹt? Công ty luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Lưu ý khi mua đất nông nghiệp xen kẹt Thông thường những loại đất nông nghiệp xen kẹt thì không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên việc chuyển nhượng thường thông qua hình thức viết tay. Do đó, khi mua bán (chuyển nhượng) cần lưu ý những nội dung sau: Một là, ký kết các Hợp đồng đặt cọc, Hợp đồng chuyển nhượng đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Ví dụ: đất của vợ chồng thì phải có chữ ký của cả hai vợ chồng, đất của hộ gia đình thì phải có chữ ký của các thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Hai là, ngoài chữ ký của các bên liên quan, cần có thêm chữ ký của những người làm chứng (nên là tổ trưởng tổ dân phố, người thân thích của bên bán, hoặc những người có uy tín). Ba là, khi chuyển tiền mua bán đất, nên chuyển qua tài khoản ngân hàng (nêu rõ nội dung chuyển khoản) hoặc đưa tiền mặt phải có xác nhận của bên bán về việc đã nhận đủ số tiền. Bốn là, nên thực hiện việc bàn giao thực địa đất, nhà và lập thành văn bản (có chữ ký của bên mua, bên bán, người làm chứng), nêu rõ ranh giới, mốc giới và đặc điểm của thửa đất, nhà. Năm là, sau khi mua nên tiến hành chiếm dụng trên thực tế (làm vườn, dựng lán, lều…) để tránh trường hợp bên bán lại bán tiếp cho người khác. 2. Đất xen kẹt có được bồi thường khi bị thu hồi không? Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản nào quy định hệ số bồi thường cho đất xen kẹt khi bị thu hồi, mà chỉ thực hiện theo hình thức hỗ trợ. Vì vậy, nếu thửa đất xen kẹt bạn mua đủ điều kiện để làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, thì người mua cần nhanh chóng liên hệ với UBND xã/phường và Phòng Tài nguyên và Môi trường của quận/huyện để được hướng dẫn thủ tục chuyển đổi. Tránh trường hợp đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng thì khi bị thu hồi sẽ không được bồi thường theo khung giá đất được ban hành. 3. Những rủi ro cần đề phòng khi mua đất xen kẹt Đất xen kẹt bề ngoài thì hấp dẫn, nhưng bên trong lại tiềm ẩn muôn vàn rủi ro, không cẩn thận thì nhà đầu tư rất dễ mất trắng. Một khi đã quyết định mua, nhà đầu tư nên xem xét kỹ những điều sau: Thứ nhất, tìm hiểu thông tin quy hoạch và chủ sở hữu tại cơ quan chức năng địa phương. Thứ hai, làm hợp đồng mua bán bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của 2 bên và nên có thêm xác nhận của bên thứ 3 để đề phòng trường hợp xảy ra kiện tụng về sau. Thứ ba, đối với trường hợp đất có giấy chứng nhận quyền sở hữu, phải kiểm tra kỹ lưỡng và làm đúng các thủ tục mua bán. Như vậy, dù giá bán rẻ nhưng việc mua đất tiềm ẩn rủi ro rất cao, người mua phải cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền vào loại hình này, đồng thời, tìm hiểu rõ thông tin nguồn gốc, giấy tờ thửa đất, quy định quy hoạch của địa phương tại nơi có đất để tránh thiệt thòi, tranh chấp sau này. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về những lưu ý trước khi mọi người mua đất xen kẹt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất xen kẹt. Công ty Luật VietLawyer xin giải đáp vấn đề này như sau: 1. Đất xen kẹt là gì? Thông qua thực tiễn thì đất xen kẹt chủ yếu được hiểu là đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư (xen lẫn với đất ở) hoặc diện tích đất còn dư sau quy hoạch. Đặc điểm của loại đất này là nằm giữa khu dân cư nên thửa đất thường có diện tích không lớn. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp. 2. Trình tự, thủ tục cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt Theo quy định tại Khoản 2, Điều 101 Luật Đất đai 2013, đất xen kẹt có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đáp ứng các điều kiện sau: - Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 1 tháng 7 năm 2004. - Đất không vi phạm pháp luật về đất đai. - Đất được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch. 3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xen kẹt - Đơn đăng ký cấp sổ đỏ lần đầu, mẫu 04a/ĐK; - Giấy tờ, tài liệu về nguồn gốc đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có); - Giấy tờ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính (đóng nộp thuế, phí sử dụng đất) qua quá trình sử dụng đất; - Giấy tờ nhân thân của người sử dụng (căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu); - Giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của người sử dụng đất (sổ hộ khẩu/văn bản xác nhận nơi cư trú); - Giấy tờ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nếu có); - Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm nghĩa vụ tài chính (nếu có): Ví dụ giấy tờ chứng minh là thương binh, bệnh binh, người thuộc khu vực địa bàn có kinh tế đặc biệt khó khăn,… Nếu đủ điều kiện phòng Tài nguyên và Môi trường lập tờ trình để Chủ tịch UBND Quận, Huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận (các công vụ trên thực hiện trong thời gian 30 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, không kể thời gian bổ sung, giải trình hồ sơ). 4. Quy trình thực hiện xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xen kẹt Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu Người yêu cầu cấp sổ đỏ lần đầu chuẩn bị hồ sơ như đã nêu ở trên. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ, người yêu cầu nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ lần đầu cho đất xen kẹt tại một trong những cơ quan sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất; Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất; Bộ phận 1 cửa cấp huyện nơi có đất (nếu đã thành lập); Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc như xác nhận về tình trạng tranh chấp, thời điểm sử dụng đất, … của người sử dụng đất; Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc chuyên môn như kiểm tra hồ sơ, trích đo địa chính, kiểm tra thực địa, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai,… Cơ quan có thẩm quyền dựa trên hồ sơ, tờ trình của cơ quan Tài nguyên và Môi trường để quyết định cấp sổ đỏ cho người yêu cầu; Bước 3: Người yêu cầu cấp sổ đỏ đóng nộp thuế, phí Theo thông báo đóng nộp thuế, phí từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người yêu cầu đóng thuế, phí đúng hạn, đầy đủ. Tiền thuế, phí mà người yêu cầu cần phải đóng nộp là tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, lệ phí cấp sổ đỏ. Bước 4: Người yêu cầu cấp sổ đỏ nhận kết quả Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, người yêu cầu cấp sổ đỏ nộp biên lai, giấy tờ chứng minh đã nộp thuế, phí tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban đầu. Người sử dụng đất nhận sổ đỏ theo giấy hẹn trả kết quả. 5. Mức phí, lệ phí cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt 5.1. Tiền sử dụng đất Không phải trường hợp nào cũng phải nộp tiền sử dụng đất khi yêu cầu cấp Giấy chứng nhận. Với mỗi trường hợp số tiền sử dụng đất phải nộp là khác nhau. Số tiền này sẽ được cơ quan thuế gửi thông báo đến người sử dụng đất để họ thực hiện đóng tiền đầy đủ (trừ trường hợp được ghi nợ tiền sử dụng đất) trước khi cấp giấy Chứng nhận. 5.2. Lệ phí trước bạ Công thức tính lệ phí trước bạ được quy định như sau: Lệ phí trước bạ = (Giá 1m2 đất tại Bảng giá đất x Diện tích) x 0,5% Trong đó: Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất xen kẹt chính là giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành Diện tích đất tính là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai xác định. 5.3. Phí thẩm định hồ sơ Căn cứ Điểm i, Khoản 1, Điều 5, Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định như sau: “Điều 5. Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp. Đối với các khoản phí … i) Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật. Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp”. Căn cứ quy định trên thì mức phí thẩm định hồ sơ sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại nơi có đất quy định. 5.4. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận Lệ phí cấp Giấy chứng nhận chỉ áp dụng với trường hợp cấp mới. Mỗi địa phương sẽ có quy định riêng về lệ phí cấp Giấy chứng nhận nhưng số tiền thu tối đa chỉ 100.000 đồng/giấy/lần cấp. Như vậy, đất xen kẹt có thể được cấp sổ đỏ nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Đất đai. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất xen kẹt. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666