DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ

Hợp đồng giả cách là gì ? - Sự phát triển của Việt Nam tác động đến nhu cầu về vay vốn cho hoạt động sản xuất và các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên làm cho hoạt động vay tài sản phát triển rất sôi động. Tuy nhiên, cùng với đó phát sinh nhiều biến tướng của hợp đồng cho vay của các cá nhân, tổ chức, bên đi vay có thể dẫn đến tình trạng mất đất, mất nhà, ô tô, xe máy hoặc các tài sản có giá trị khác khi bên vay chỉ vi phạm thỏa thuận về thời gian trả lãi, trả nợ gốc các khoản vay này do đã ký vào "Hợp đồng giả cách" 1. Khái niệm về hợp đồng giả cách  Hợp đồng giả cách theo pháp luật Việt Nam không có khái niệm. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, trang thông tin về pháp luật. Hợp đồng giả cách là một loại Hợp đồng được xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu đi một giao dịch dân sự khác, thường xuất hiện trong các giao dịch dân sự về mua bán, chuyển nhượng hay vay tài sản. Khi các chủ thể tham gia vào một giao dịch dân sự thì giữa các nội dung, mục đích mong muốn của các bên sẽ được thể hiện trên một hình thức giao dịch dân sự đó, có thể bằng văn bản, lời nói hoặc một hành vi nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nội dung, mục đích, mong muốn của các bên khi tham gia vào giao dịch dân sự lại không được thể hiện bằng chính hình thức của giao dịch đó mà lại được che giấu, ngụy tạo bằng một giao dịch dân sự khác. Theo đó, sẽ tồn tại ít nhất hai giao dịch dân sự về một đối tượng mà các bên nhắm tới, đó là (1) giao dịch dân sự giả tạo; (2) giao dịch dân sự có thật. Mục đích giao kết thực sự của các bên chỉ được thể hiện tại một giao dịch dân sự, còn một giao dịch dân sự kia nhằm che giấu giao dịch dân sự có thật. Nếu nhìn ở góc độ riêng biệt thì đó là hai giao dịch dân sự độc lập có nội dung khác nhau, tuy nhiên phải xét về mối quan hệ giao dịch, ý chí thực sự của các bên và việc các bên thực hiện nội dung giao dịch dân sự trên thực tế thì mới xác định được đâu là giao dịch dân sự "thật" và đâu là giao dịch dân sự "giả". 2. Trách nhiệm pháp lý đối với hợp đồng giả cách  Sở dĩ các đối tượng dùng một giao dịch dân sự giả tạo để che giấu đi một giao dịch dân sự thật sự xuất phát từ nhiều nguyên nhân, động cơ và lý do ẩn sau mỗi giao dịch dân sự đó, chẳng hạn nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế phí đối với Nhà nước, nhằm che giấu đi mực đích thực sự của giao dịch dân sự để không cho các chủ thể khác biết, hoặc đạt được điều khoản ràng buộc bất lợi/ hoặc có lợi hơn so với giao dịch dân sự thực sự.  Ví dụ: Trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định pháp luật hiện hành thì bên bán phải nộp khoản thuế thu nhập cá nhân bằng 2% giá trị chuyển nhượng ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng nên để giảm/hoặc tránh nghĩa nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản, các bên làm hai Hợp đồng chuyển nhượng, một Hợp đồng viết tay ghi giá trị thật trong giao dịch, Hợp đồng còn lại thì ghi giá trị Hợp đồng nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị thật, được công chứng và làm thủ tục biến động đất đai (sang tên), kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Mục tiêu hướng đến của các bên là nhằm giảm các chi phí phát sinh trong giao dịch mua bán này. Tuy nhiên, hậu quả của nó lại rất lớn. Thứ nhất, Luật Quản lý thuế quy định rõ việc người nộp thuế có nghĩa vụ khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế,... Điều đó có nghĩa, khi người bán và người mua cố tình kê khai "ảo" trong hợp đồng chuyển nhượng để né thuế thì hành vi đó là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà khi bị cơ quan chức năng phát hiện có thể sẽ tiến hành truy thu, xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự về tội trốn thuế theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể như sau: Phạt tiền từ 100 triệu đồng – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm nếu trốn thuế từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; Phạt tiền từ 500 triệu động – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu trốn thuế từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; Phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên. Thứ hai, bên bán còn có thể rủi ro rất lớn nếu gặp phải trường hợp khi bên mua không hoàn trả đúng số tiền thực tế đã thỏa thuận cho bên bán. Dẫn đến tình trạng kiện tung, mất thời gian và công sức của các bên. Ngoài những trường hợp các bên thực hiện giao dịch giả tạo để nhằm/ tránh những nghĩa vụ thuế, phí đối với Nhà nước, làm thất thu cho ngân sách Nhà nước kể trên, trên thực tế hiện nay, đang phổ biến một loại giao dịch giả tạo gây rất nhiều hệ lụy khi tham gia giao kết Hợp đồng, gây ra nhiều tranh chấp, kiện tụng và quyền lợi của các bên không được giả quyết thỏa đáng. Đó là loại giao dịch cho vay "tín dụng đen". Những đối tượng cho vay sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng, mua bán tài sản có chữ ký và công chứng với giá trị lớn hơn so với tài sản cho vay để đảm bảo cho khoản vay, sau đó dùng thủ đoạn tinh vi để hợp thức hóa tài sản của người vay thành của mình. Nguyên nhân do người dân còn thiếu hiểu biết pháp luật về các giao dịch dân sự. Bản thân người đi vay cần tiền gấp và nghĩ vay trong thời gian ngắn, nên chấp nhận trả một khoản lãi cao hơn, thậm chí gấp nhiều lần mức lãi suất tại các Ngân hàng khi thực hiện giao dịch vay tiền bằng hình thức thế chấp tài sản do trình tự, thủ tục thực hiện hình thức này còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Pháp luật quy định các ngân hàng, tổ chức tín dụng có quy định nội bộ về hoạt động cho vay vốn riêng, nhưng thoong thường để được vay vốn tại các Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng phải trải qua các bước (1) Tiếp nhận hồ sơ vay vốn; (2) Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân; (3) Phân tích tín dung; (4) Xét duyện cho vay tiêu dùng cá nhân; (4) Ký kết hợp đồng và giải ngân. Do đó, đay có lẽ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các đối tượng tín dụng đen lợi dụng, dùng các thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người khác. Tài sản có thể là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, ô tô, xe máy, hoặc những tài sản có giá trị khác. Mục tiêu ban đầu của người đi vay là để vay một khoản tiền nhất định. Tuy nhiên, để có tài sản đảm bảo cho việc vay, các đối tượng cho vay thường yêu cầu người vay phải ký vào bản Hợp đồng chuyển nhượng hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đảm bảo rồi đem đi công chứng, chứng thực. Về bản chất, ý chí của người đi vay hiểu hai bản hơp đồng này với một mục tiêu là vay tài sản, Hợp đồng chuyển nhượng/mua bán tài sản chỉ là để đảm bảo cho việc đi vay chứ không có mục đích chuyển nhượng hay mua bán tài sản đó. Nhưng về mặt pháp lý, sẽ tồn tại song song hai bản Hợp đồng cho vay và Hợp đồng chuyển nhượng/mua bán tài sản.  Theo Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định Theo đó chủ thể tham gia giao dịch vay tài sản là các cá nhân hoặc tổ chức, hình thức hợp đồng vay có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng, lãi suất của hợp đồng vay theo sự thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015. Còn với giao dịch mua bán nhà ở, bất động sản được xác lập giữa bên cho vay và bên vay, theo Điều 430 BLDS 2015 quy định “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”. Ngoài ra, theo Điều 500 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất. Như vậy, cả hai giao dịch này đều phải dựa trên ý chí đồng nhất của các bên. Do đó, với ý chí của người vay tài sản chỉ muốn dùng tài sản để đảm bảo cho giao dịch vay, chứ không phải là chuyển nhượng hay bán tài sản. Nên, trong những tình huống nói trên, Hợp đồng chuyển nhượng/ mua bán tài sản là Hợp đồng giả tạo nhằm che giấu đi Hợp đồng vay tài sản. Theo khoản 1 Điều 124 BLDS 2015 quy định: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn còn hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của BLDS hoặc luật khác có liên quan Do đó, khi có dấu hiệu giả tạo hay cưỡng ép ký kết Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất thì Hợp đồng này có thể bị tuyên vô hiệu. Theo Điều 131 BLDS 2015 quy định: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường Như vậy, khi những Hợp đồng giả cách bị tuyên vô hiệu, đồng nghĩa việc tài sản của những người vay vẫn là của họ. Tuy nhiên, đó là quy định về mặt pháp lý. Trên thực tế, để chứng minh có sự giả tạo hay không là rất khó khăn. Đầu tiên, người vay cần có chứng cứ của việc vay tài sản như Hợp đồng vay tài sản, giấy vay nợ hay bản ghi âm, ghi hình có nội dung của việc các bên thỏa thuận vay tài sản. Tuy nhiên, không phải người vay nào cũng có thể chuẩn bị được chứng cứ này, bởi những đối tượng cho vay thường sẽ nắm chắc các quy định pháp luật về giao dịch dân sự, đã “lách luật” một cách tinh vi. Lợi dụng kẽ hở pháp luật quy định không bắt buộc Hợp đồng vay phải bằng văn bản hoặc văn bản có công chứng mà chỉ cần thỏa thuận miệng, nên những đối tượng cho vay này thông thường chỉ ghi một tờ giấy ghi nợ đối với người vay và yêu cầu người đi vay ký vào Hợp đồng chuyển nhượng hoặc Hợp đồng bán tài sản nhằm đảm bảo cho khoản vay đó và sau đó chỉ đưa bản Hợp đồng chuyển nhượng hay Hợp đồng bán tài sản đó cho người vay, chứ không để người vay cầm giấy tờ vay. Như vậy, với trường hợp như trên, thì người vay tài sản rất khó có chứng cứ để làm bằng chứng cho việc vay tài sản này. Để giải quyết vụ việc khi có tranh chấp xảy ra, người đi vay cần phải chứng minh việc ký kết hợp đồng giả tạo này không đồng nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của người đi vay, tức là cần chứng minh bản thân người đi vay khi ký Hợp đồng chuyển nhượng hay Hợp đồng mua bán tài sản là để đảm bảo cho khoản vay của mình chứ không phải mục đích chuyển nhượng/ bán tài sản cho người cho vay. Tuy nhiên, việc Tòa án đánh giá Hợp đồng nào là giả tạo, hợp đồng nào là có thực, các bên có hoàn toàn tự nguyện hay có sự cưỡng ép khi ký kết hợp đồng cũng là yếu tố khó khăn. Bởi Hợp đồng vay tài sản có hiệu lực khi thỏa thuận bằng miệng, trong khi Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản cần phải công chứng, chứng thực. Các văn phòng công chứng cũng làm việc đúng pháp luật khi các bên có đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật, nên việc đánh giá chứng cứ, chứng minh trong những vụ tranh chấp này cũng rất khó khăn. Dẫn đến quá trình kiện tụng kéo dài, gây tốn kém, số tiền vay thì càng ngày càng lớn. Đặc biệt nếu thua kiện còn có thể vừa mất luôn tài sản đó, vừa mất tiền, thời gian và công sức của mình. Trên thực tế, có nhiều người dân đã mất trắng tài sản do “dính phải” Hợp đồng giả cách. Ví dụ thực tế: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online có bài viết đăng tải ngày 01/9/2018 với nội dung “Dính bẫy hợp đồng giả cách: nhiều gia đình trắng tay”. Theo nội dung báo, Gia đình bà Đào Thị Sậu (ngụ xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) có 2 thửa đất với tổng diện tích hơn 5.800m2 (đất trồng lúa và nhà ở). Cuối năm 2012, vì gia đình có người thân bị tai nạn giao thông, bà Sậu quyết định lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ – người dân quen gọi là sổ đỏ) 2 thửa đất trên để vay tiền chạy chữa. Thông qua người quen, bà Sậu biết được một người tên H. chấp nhận cho vay số tiền 30.000.000 đồng (lãi suất 600.000 đồng/tháng). Để được vay tiền, H. yêu cầu gia đình bà Sậu đưa 2 sổ đỏ để làm tin. Tháng 11/2012, giữa gia đình bà Sậu và H. đã làm một giấy viết tay thỏa thuận với nội dung: Nếu như gia đình bà Sậu không đóng lãi theo thỏa thuận thì H sẽ mang sổ đỏ vào thế chấp Ngân hàng để trả tiền vay. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của gia đình bà Sậu, cộng với “con mồi” đang cần tiền gấp, H yêu cầu gia đình ký vào Hợp đồng chuyển nhượng 2 thửa đất trên và sang tên mình tại Văn phòng Công chứng C.L. (TP Cần Thơ). Cũng từ đó, gia đình bà Sậu trở thành người trắng tay, không đất không nhà. Tương tự là trường hợp của ông Vương Thanh Xuân (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang). Ông Xuân mất gần 13.000m2 đất và nhà cũng từ thủ đoạn tương tự của các đối tượng cho vay. Trước đó năm 2010, do làm ăn thua lỗ ông Vương Thanh Hiền mượn sổ đỏ (13.000m2 đất trồng cây lâu năm) của em mình là ông Xuân đi vay số tiền 220 triệu đồng từ ông T. Để vay được tiền, tháng 2/2010 ông T yêu cầu ông Xuân phải ký Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ diện tích gần 13.000m2 đất để làm tin. Không trả được tiền theo thỏa thuận, năm 2012 ông T khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Châu Thành yêu cầu thực hiện hợp đồng giao đất. Như vậy, đồng nghĩa với việc ông Xuân chỉ bán chưa đầy 17 triệu đồng/1m2 đất, cộng với căn nhà gắn với đất mà ông đang ở cũng không còn. Ngoài ra, trên thực tế còn có nhiều sự việc tương tự khác xảy ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước mà Tòa án đã và đang giải quyết. Như chúng ta đã biết, vấn đề vay vốn, vay tài sản để phục vụ cho các nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh là vấn đề thiết yếu, đặc biệt trong nền kinh tế đang phát triển hiện nay tại Việt Nam. Để tránh/giảm bớt các rủi ro cho người đi vay cần có một số giải pháp để phòng tránh giao dịch giả tạo từ hợp đồng vay tín dụng đen và hoàn thiện pháp luật. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hơp đồng giả cách. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng? 1.Hợp đồng ủy quyền là gì? Tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa hợp đồng ủy quyền như sau: Hợp động ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân dân bên được ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Trong quan hệ ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lí, liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền. Vì vậy, đối tượng của ủy quyền là những hành vi pháp lí, những hành vi này không bị pháp luật cấm và không ttái với đạo đức xã hội. Hành vi đó được thực hiện thông qua việc xác lập, thực hiện các giao dịch và các hành vi khác với mục đích đạt được những hậu quả pháp lí nhất định 2.Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng không? Căn cứ Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau: Công chứng hợp đồng ủy quyền 1.Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia. Như vậy, Luật Công chứng năm 2014 chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền nhưng không có quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng này. Việc công chứng hợp đồng ủy quyền mới chỉ được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Bởi vậy, các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc. 3.Trường hợp nào ủy quyền bắt buộc phải công chứng? Các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: Thứ nhất, ủy quyền đăng ký hộ tịch căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: “Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch 1.Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại. Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. 2.Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.” Theo đó khi thực hiện yêu cầu đăng ký khai sinh, xác định lại dân tộc…cá nhân có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền. Nếu ủy quyền thì phải lập thành văn bản và có công chứng. Tuy nhiên, nếu người ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ chồng… thì không cần công chứng nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Riêng việc đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con thì không được ủy quyền mà bắt buộc các bên phải trực tiếp thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Thứ hai, ủy quyền khi mang thai hộ. Căn cứ Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân gia đình 2014 Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.” Vậy chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận mang thai hộ thì việc ủy quyền này phải lập thành văn bản có công chứng. Thứ ba, ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính. Việc ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính phải lập thành văn bản có công chứng trừ trường hợp việc ủy quyền được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Như vậy theo các quy định trên các bên có thể lựa chọn công chứng hoặc không công chứng hợp đồng ủy quyền ngoại trừ một số trường hợp bắt buộc như sau: ủy quyền đăng ký hộ tịch; ủy quyền khi mang thai hộ; ủy quyền kháng cáo trong tố tụng hành chính. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc hợp đồng ủy quyền có bắt buộc phải công chứng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Các trường hợp phải lập văn bản ủy quyền? 1. Uỷ quyền là gì?  Uỷ quyền được hiểu là cá nhân/tổ chức cho phép cá nhân/tổ chức khác có quyền đại diện mình quyết định, thực hiện một hành động pháp lý nào đó và vẫn phải chịu trách nhiệm đối với việc cho phép/uỷ quyền đó. Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại. 2. Các quy định của pháp luật về giấy ủy quyền: 2.1. Hình thức của giấy ủy quyền Trên thực tế việc đại diện theo ủy quyền diễn ra rất phổ biến, các bên có thể thỏa thuận tiến hành giao dịch bằng nhiều hình thức, kể cả bằng miệng tuy nhiên đối với các trường hợp quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo hình thức đó mới có giá trị. 2.2. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền Người đại diện theo ủy quyền có các loại: – Đại diện theo ủy quyền của cá nhân: – Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân: là người đại diện theo pháp luật của một pháp nhân ủy quyền cho người khác tiến hành giao dịch dân sự. – Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác: có một điểm lưu ý là người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là người trong chính hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đó. 2.3. Căn cứ pháp lý để nhận biết quan hệ ủy quyền là hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền – Hợp đồng ủy quyền: đặc điểm nổi bật nhất là khi giao kết hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải có mặt hai bên cùng kí kết. – Với giấy ủy quyền, yêu cầu này là không bắt buộc. Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền là do pháp luật quy định, tuy nhiên tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trong việc lựa chọn hình thức công chứng, chứng thực cho hợp đồng ủy quyền của mình. Tóm lại, ủy quyền là phương tiện pháp lý cần thiết cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ngày nay nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong quan hệ dân sự có thể tham gia vào các giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất, đảm bảo thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích mà chủ thể quan tâm. 3.Các trường hợp phải lập văn bản ủy quyền 3.1.Ủy quyền đăng ký hộ tịch Căn cứ Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-BTP – Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con. - Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch. - Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.  3.2.Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Căn cứ Khoản 3 điều 45 Luật Lý lịch tư pháp 2009 Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.- Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền. 3.3.Ủy quyền giao dịch Căn cứ Điều 101 Bộ luật Dân sự 2015 Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.- Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. 3.4.Ủy quyền khi mang thai hộ Căn cứ Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân gia đình 2014 Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý 3.5.Cổ đông ủy quyền cho người khác Căn cứ Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014 Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp hoặc thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014. Trường hợp cổ đông là tổ chức chưa có người đại diện theo ủy quyền thì ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.- Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp. 3.6.Người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Căn cứ Khoản 3 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền. 3.7.Chủ tịch doanh nghiệp Nhà nước vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày ủy quyền cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty Căn cứ Khoản 7 Điều 98 Luật Doanh nghiệp 2014 Trường hợp Chủ tịch công ty vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ty; việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu. Các trường hợp ủy quyền khác thực hiện theo quy định tại quy chế quản lý nội bộ của công ty. 3.8.Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Căn cứ Khoản 4 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2014 Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. 3.9.Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình ủy quyền cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên Căn cứ Khoản 4 Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2014 Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. 3.10.Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền tham gia tố tụng hành chính Căn cứ Khoản 3 Điều 60, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 205 Luật Tố tụng hành chính 2015  Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản. - Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 205 Luật Tố tụng hành chính 2015 phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công.Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. 3.11.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam được nhận thừa kế thì ủy quyền cho người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ việc nhận thừa kế Căn cứ Khoản 4 Điều 186 Luật Đất đai 2013 Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính. 3.12.Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam được nhận thừa kế thì ủy quyền cho người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất nộp hồ sơ việc nhận thừa kế Căn cứ Khoản 5 Điều 186 Luật Đất đai 2013 Người nhận thừa kế trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều 186 Luật Đất đai 2013 được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan. 3.13.Đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự, trừ trường hợp ly hôn Căn cứ Điều 85, Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền. 3.14.Chủ nợ ủy quyền cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ Căn cứ Khoản 1 Điều 77 Luật Phá sản 2014 Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ. 3.15.Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu không tham Hội nghị chủ nợ thì ủy quyền cho người khác tham gia Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật Phá sản Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 của Luật Phá sản 2014, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền. 3.16.Người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền để thực hiện điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về các trường hợp phải lập văn bản ủy quyền. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ mới nhất 1.Quy định pháp luật về giấy phép xây dựng như thế nào? Giấy phép xây dựng (GPXD) là một loại giấy tờ của cơ quan nhà nước (theo mẫu mã nhất định) xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình…. theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch xây dựng đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định người dân xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch. 2.Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi năm 2020 quy định – Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm: + Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; + Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; + Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng; + Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng. – Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện trên và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. – Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn. 3. Hồ sơ làm thủ tục xin phép xây dựng nhà ở * Số lượng hồ sơ: 02 bộ * Thành phần hồ sơ: Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ gồm: (1) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu số 01. (2) Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai. (3) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm: - Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình; - Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng; - Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện; - Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó. Lưu ý: Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng. 4. Trình tự, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở Bước 1: Nộp hồ sơ Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. - Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp. - Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Bước 3: Giải quyết yêu cầu Bước 4: Trả kết quả Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trường hợp đến thời hạn nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn. 5. Ba trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây dựng Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp dưới đây được miễn giấy phép xây dựng, cụ thể: (1) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp này phải thông báo thời điểm khởi công). (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng. Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666
 
hotline 0927625666