DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ

Cháu chưa đủ 18 tuổi có được nhận thừa kế của ông bà không?  Đây là một trong các vấn đề thường xuyên có tranh chấp xảy ra. Đặc biệt nhận được sự quan tâm nhiều nhất là vấn đề về nhận di sản thừa kế của ông bà. Chẳng hạn như: Cháu chưa đủ 18 tuổi có được hưởng thừa kế của ông bà không? Nhận thừa kế của ông bà như thế nào? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?….. Để giải đáp những câu hỏi trên Công ty Luật VietLawyer mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. 1. Di sản thừa kế là gì? Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp; của cải để dành, nhà ở; tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất; phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ. Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại. 2. Người thừa kế là gì? Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Cháu chưa đủ 18 tuổi có được hưởng thừa kế đất đai không? Hưởng thừa kế theo di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người để lại di sản có quyền định đoạt tài sản cho bất kỳ ai theo ý chí của họ. Di chúc được thể hiện bằng các hình thức sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng Di chúc bằng văn bản có người làm chứng Di chúc bằng văn bản có công chứng Di chúc bằng văn bản có chứng thực Di chúc bằng miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Do đó, nếu ông nội bạn có để lại di chúc và trong di chúc của ông bạn có chỉ định để lại một phần hoặc toàn bộ di sản thừa kế cho cháu nội (là bạn). Thì cháu nội được quyền nhận di sản thừa kế của ông bà. Tất nhiên, cần đáp ứng điều kiện về hình thức và nội dung để di chúc này hợp pháp theo quy định của pháp luật dân sự. Phần di sản thừa kế mà bạn được hưởng là phần di sản mà ông nội bạn định đoạt trong di chúc đó. Hưởng thừa kế theo pháp luật. Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trường hợp người mất không có di chúc thì áp dụng thừa kế theo pháp luật. Khi ông nội bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản sẽ chia thừa kế theo thứ tự ưu tiên hàng thừa kế theo quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau: 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Tuy nhiên, bạn chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết; hoặc người thừa kế không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Ngoài ra, cháu nội có thể được hưởng thừa kế trong trường hợp thừa kế thế vị. Căn cứ vào Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015. Trường hợp con của người để lại di sản chết trước; hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Như vậy, theo phân tích trên ông nội bạn mất không để lại di chúc thì bạn vẫn có thể được nhận thừa kế của ông bà. Trên đây là bài viết của Công ty Luật Vietlawyer về vấn đề Cháu chưa đủ 18 tuổi có được nhận thừa kế của ông bà không?. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
Cho mượn xe, người mượn xe gây tai nạn, chủ xe có phải chịu trách nhiệm liên đới không? Trong cuộc sống hàng ngày, thực tế việc cho bạn bè, người thân mượn xe để đi chơi, đi làm,... là chuyện xảy ra khá thường xuyên và phổ biến vậy trong trường hợp người mượn điều khiển xe gây tai nạn thì chủ xe có phải chịu trách nhiệm gì không - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Trường hợp tai nạn do lỗi kỹ thuật của phương tiện Căn cứ theo Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, phương tiện giao thông vận tải cơ giới được xếp vào nhóm nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, chủ sở hữu phương tiện giao thông phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định. Nếu phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định cụ thể như sau: 1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu người mượn xe gây tai nạn thì người này phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ xe chỉ phải bồi thường nếu các bên có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn. 2. Trường hợp tai nạn do lỗi của người điều khiển phương tiện Trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe thì người này sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015: 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này. Theo đó, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện thì người này có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chủ xe cho mượn phương tiện không phải bồi thường. Như vậy, thông thường, nếu cho bạn bè, người thân mượn xe gây tai nạn, chủ xe sẽ không phải bồi thường. 3. Cho mượn xe gây tai nạn nghiêm trọng, chủ xe có thể bị đi tù? Nếu cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện mượn xe mà gây tai nạn, chủ xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định cụ thể như sau: 1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Như vậy, trước khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần cân nhắc kỹ về giấy phép lái xe, tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích khác của người mượn xe để tránh được các rủi ro nêu trên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
   Con người từ khi sinh ra đã mang một giới tính nhất định. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, không phải lúc nào giới tính của một người cũng được hoàn thiện sẵn khi người đó ra đời. Lúc này, việc xác định lại giới tính cho họ là sự tôn trọng cũng như cần thiết. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định khi nào được xác định lại giới tính? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Khái niệm giới tính    Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006: “2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.”    Như vậy, giới tính chỉ sự khác biệt giới về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Theo đó, giới tính chỉ bao gồm nam và nữ. Khi nào được xác định lại giới tính    Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định: “1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.”    Như vậy, việc xác định giới tính của một người được thực hiện trong các trường hợp sau:    - Giới tính bị khuyết tật bẩm sinh: Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.    - Chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính: Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính. Nguyên tắc xác định lại giới tính    Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định lại giới tính như sau:    - Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.    - Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.    - Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân sau khi xác định lại giới tính    - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch;    - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Xử phạt hành chính về xác định lại giới tính    Các mức phạt hành chính về xác định lại giới tính được quy định tại Điều 45 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể:    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:    + Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;    + Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính (Ngoài ra người có hành vi vi phạm còn phải xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử).    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong đời sống xã hội hiện nay, giao dịch dân sự thông qua hình thức hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương ngày càng thông dụng và phổ biến, tuy nhiên để các giao dịch dân sự này có hiệu lực thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật dân sự. Vậy điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Giao dịch dân sự là gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được định nghĩa như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc, hứa thưởng,.. Hình thức của giao dịch dân sự Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm: - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. - Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: “Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Thứ nhất, theo như pháp luật dân sự, để có thể thực hiện được giao dịch dân sự thì cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp. Vì theo pháp luật quy định, không phải cá nhân nào cũng đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Có những cá nhân chưa hình thành, có những cá nhân mất và có những cá nhân hạn chế năng lực pháp luật và hành vi dân sự.  Thứ hai, Chủ thể phải thực hiện giao dịch tự nguyện. Đây là một biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi ích liên quan của những chủ thể có vai trò trong giao dịch dân sự. Trong thực tế, nhiều trường hợp có những cá nhân không tự nguyện và bị cưỡng ép hay uy hiếp để thực hiện dân sự do đó để tránh những hành vi đó nên pháp luật tôn trọng sự tự nguyện và vô hiệu hóa các giao dịch dân sự không có sự tự nguyện. Thứ ba, giao dịch dân sự phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật , không được vi phạm pháp luật và trái đạo đực xã hội. Có thể mục đích hoặc phương thức của giao dịch dân sự vi phạm điều này. Ví dụ: Mang thai hộ, buôn bán các chất cấm, … Cuối cùng, trong một số trường hợp pháp luật có quy định thì hình thức cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Ví dụ: trong một số giao dịch pháp luật yêu cầu phải có văn bản công chứng chứng thực cho giao dịch. Tuy nhiên trong một số trường hợp giao dịch dân sự có thể thỏa thuận bằng miệng hoặc văn bản có chữ kí hai bên. Do đó trong những trường hợp này hình thức trở thành một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu Có 07 trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu như sau: - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. (Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. (Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015) Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định. Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu Tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. - Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 Bộ luật Dân sự 2015 là 02 năm, kể từ ngày: + Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch; + Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối; + Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép; + Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch; + Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. - Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. - Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666