DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ

Tư vấn pháp luật dân sự là hoạt động của luật sư nhằm cung cấp các thông tin, giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến thắc mắc của khách hàng. Trong quá trình tư vấn, luật sư sẽ phân tích, đánh giá các vấn đề pháp lý, giải thích các quy định pháp luật, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị cho khách hàng. Tư vấn pháp luật dân sự có thể bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính, v.v. Tư vấn pháp luật dân sự có vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng có hiểu biết sâu hơn về pháp luật và giúp họ đưa ra các quyết định phù hợp với khách hàng 2. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn pháp luật dân sự 2.1 Các tranh chấp liên quan đến tư vấn pháp luật dân sự  - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Tranh chấp giữa cá nhân với quyết định của cơ quan nhà nước - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 2.2 Các yêu cầu liên quan đến tư vấn pháp luật dân sự  - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 2.4 Các hình thức tư vấn áp dụng tại Vietlawyer - Tư vấn qua fanpage của công ty luật VietLawyer: Luật sư Việt - Luật sư của bạn - Tư vấn qua khung chat trên web Vietlawyer.vn: áp dụng cho những khách hàng có thắc mắc về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng.  - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn tới văn phòng. Qúy khách có thể gọi tới Hotline số: 0927.625.666 - Dịch vụ luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: khách hàng có thể đến trực tiếp văn phòng tại địa chỉ số: 41 Nguyễn Bá Khoản, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh cho người cao tuổi đã có giấy tờ cá nhân? Tại việt nam có rất nhiều người cao tuổi vì một lý do nào đó đã có giấy tờ cá nhân nhưng không có giấy khai sinh hoặc gặp vướng mắc về hồ sơ thủ tục, không rõ đâu là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho người cao tuổi - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Điều kiện để người cao tuổi được cấp giấy khai sinh Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về việc đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch thì 1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện sau đây, công dân sẽ được thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân: - Sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 - Chưa đăng ký khai sinh - Đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân chứng  minh thân nhân Theo đó, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, chưa đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện khai sinh ở Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú khi xuất cảnh. Còn đối với các trường hợp còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Như vậy, người cao tuổi muốn đi đăng ký khai sinh thì phải có hồ sơ, giấy tờ cá nhân và thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài. 2. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho người lớn tuổi đã có giấy tờ cá nhân gồm những gì? Căn cứ Tiểu mục 17 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 hồ sơ đăng ký khai sinh lần đầu cho người lớn tuổi đã có giấy tờ cá nhân tại UBND xã gồm: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu; Người có yêu cầu đăng ký khai sinh thực hiện việc nộp/xuất trình các giấy tờ sau: Giấy tờ phải nộp: - Văn bản cam đoan của người yêu cầu về việc chưa được đăng ký khai sinh. - Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân (nếu có). Người yêu cầu đăng ký khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến); - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Luật sư Dân sự Bắc Giang là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang, là một tỉnh nằm ở vùng đông bắc Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Kinh tế tỉnh Bắc Giang tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến lương thực, sản xuất dệt may, điện tử, cơ khí, gỗ và nông nghiệp. Tỉnh cũng có nhiều khu công nghiệp lớn như Khu công nghiệp Quang Châu, Khu công nghiệp Vân Trung... vậy nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Bắc Giang là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Bắc Giang. Các luật sư dân sự Bắc Giang có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Bắc Giang là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Bắc Giang có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Bắc Giang: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Tranh chấp giữa cá nhân với quyết định của cơ quan nhà nước - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Bắc Giang tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Bắc Giang tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Bắc Giang chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Sơn Động, Luật sư dân sự Lục Ngạn, Luật sư dân sự Lục Nam, Luật sư dân sự Yên Thế, Luật sư dân sự Lạng Giang, Luật sư dân sự Yên Dũng, Luật Sư Dân sư VIệt Yên, Luật sư dân sự Tân Yên, Luật sư dân sự Hiệp Hòa,.... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Bắc Giang, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp. Trân trọng! -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bản án dân sự khi nào có mới có hiệu lực? Trong trường hợp nào thì bản án dân sự sơ thẩm do Tòa án tuyên có thể được thi hành ngay kể từ thời điểm Tòa tuyên mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại? Trên thực tế có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề  hiệu lực của bản án - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Bản án sơ thẩm trong tố tụng dân sự có hiệu lực khi nào? Đối với bản án dân sự sơ thẩm, căn cứ Khoản 2 Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về kháng cáo, kháng  như sau: 2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Theo đó, những bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Căn cứ Khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo:  1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. Và Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng nghị: 1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Như vậy, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết. Còn đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án. Như vậy, tùy vào trường hợp nào thời gian thực hiện kháng cáo, kháng nghị có sự khác nhau theo quy định nêu trên. Kết thúc thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực ngay ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. 2. Bản án phúc thẩm trong tố tụng dân sự có hiệu lực khi nào? Đối với bản án dân sự giai đoạn phúc thẩm, căn cứ Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015  quy định về bản án phúc  như sau: 6. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Theo đó, đối với Bản án phúc thẩm thì bản án sẽ có hiệu lực kể từ ngày tuyên án. 3. Bản án dân sự sơ thẩm nào được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị? Căn cứ Điều 482 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những bản, quyết định của tòa án được thi hành: 1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án được thi hành là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 360 của Bộ luật này; d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. 2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công; b) Quyết định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Như vậy, bản án dân sự sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị là những bản án về cấp dưỡng, trả công lao động, nhận người lao động trở lại làm việc, trả lương, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Khi đến một số cơ quan để liên hệ công tác, bộ phận bảo vệ/ trực ban ở những nơi này thường yêu cầu khách xuất trình và để lại căn cước công dân (CCCD) trong suốt quá trình vào làm việc, đến khi về mới được trả. Tương tự, gần như tất cả các khách sạn, nhà nghỉ đều thu CCCD của khách, từ khi thuê đến khi trả phòng mới được nhận lại. Nhiều ý kiến lo ngại đây cũng có thể là một kênh làm rò rỉ thông tin cá nhân, bởi thực tế nhiều người bỗng dưng trở thành "con nợ" của các ngân hàng, tín dụng đen vì bị lấy cắp thông tin CCCD; hoặc tình trạng làm CCCD giả dựa trên thông tin thật, thông tin cá nhân bị rao bán... Vậy các cơ quan, chủ khách sạn, nhà nghỉ có được yêu cầu tạm giữ CCCD của khách không? Nếu không xuất trình CCCD thì có thể sử dụng loại giấy tờ nào để thay thế? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Căn cước công dân là gì? Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định về căn cước công dân như sau: Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thẻ Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân. 2. Chủ khách sạn, nhà nghỉ có được giữ thẻ Căn cước công dân của khách hay không? Căn cứ Điều 44 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm: 1. Ban hành nội quy quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. 2. Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách lưu trú, gồm một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú (đối với người nước ngoài); các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp. Khi khách lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì sau khi bố trí vào phòng nghỉ phải thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an quản lý địa bàn. 3. Ghi đầy đủ thông tin của khách lưu trú vào sổ quản lý (hoặc nhập đầy đủ thông tin vào máy tính) trước khi cho khách vào phòng nghỉ. 4. Thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi quản lý địa bàn đối với khách lưu trú là người Việt Nam và khai báo tạm trú đối với khách lưu trú là người nước ngoài (nghỉ qua đêm hoặc nghỉ theo giờ) phải thực hiện trước 23 giờ trong ngày. Trường hợp khách đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo trước 08 giờ sáng ngày hôm sau. Việc thông báo thực hiện theo các hình thức sau: a) Đối với khách lưu trú là người Việt Nam, nếu cơ sở kinh doanh đã kết nối mạng Internet với cơ quan Công an thì việc thông báo thực hiện qua mạng Internet; nếu cơ sở kinh doanh chưa kết nối mạng Internet thì thông báo trực tiếp tại cơ quan Công an hoặc thông báo qua điện thoại; b) Đối với khách là người nước ngoài, cơ sở kinh doanh phải ghi mẫu Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến cơ quan Công an. 5. Kiểm tra và quản lý giấy tờ tùy thân của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ, ghi đầy đủ thông tin vào sổ và trả lại giấy tờ tùy thân khi họ ra khỏi cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. 6. Lưu trữ thông tin của khách lưu trú và thông tin của người đến thăm khách lưu trú tại phòng nghỉ trong thời hạn ít nhất 36 tháng. 7. Trường hợp khách mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ, phải yêu cầu xuất trình giấy phép sử dụng do cơ quan Công an hoặc Quân đội cấp, nếu khách không xuất trình giấy phép sử dụng phải báo ngay cho cơ quan Công an. Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội,...Đối với hành vi giữ giấy tờ tùy thân của khách mà các cơ sở lưu trú qua đêm này đã làm là không đúng với quy định pháp luật. 3. Trường hợp thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân Vì là giấy tờ tùy thân rất cần thiết trong đó cung cấp các thông tin về nhân thân của chủ thể và được sử dụng để thực hiện nhiều giao dịch quan trọng trong đời sống nên việc thu hồi, tạm giữ Căn cước công dân sẽ gây ra rất nhiều bất tiện cho một cá nhân. Căn cứ Điều 28 Luật Căn cước công dân năm 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định về những trường hợp bị thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân và thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân như sau: 1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. 2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây: a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù. 3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật. Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. 4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân: a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Như vậy, chỉ thuộc trong các trường hợp trên thì các cơ quan có thẩm quyền mới có quyền thu hồi, tạm giữ thẻ CCCD. Chủ nhà nghỉ, khách sạn, những nơi kinh doanh dịch vụ lưu trú qua đêm chỉ được yêu cầu khách xuất trình giấy tờ tùy thân để kiểm tra thông tin, nếu có hành vi đề nghị giữ giấy tờ tùy thân của khách thì trái với quy định pháp luật.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề chủ khách sạn, nhà nghỉ yêu cầu thu giữ CCCD của khách . Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự như mắc bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không? Thừa kế là hoạt động pháp lý, có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thừa kế được xem là hoạt động dân sự, vậy người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự như người mắc bệnh tâm thần có được thừa kế không? Trên cơ sở Bộ luật dân sự 2015 - VietLawyer xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau: 1. Di sản thừa kế là gì?     Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế của mỗi công dân: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.     Như vậy theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã mất cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. 2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người mắc bệnh tâm thần được hưởng thừa kế di sản không?     Căn cứ theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những trường hợp không được quyền hưởng di sản: 1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. 2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.     Trên cơ sở Bộ luật dân sự 2015, nếu không thuộc một trong các trường hợp cụ thể nêu trên, các cá nhân vẫn đảm bảo quyền lợi trong việc nhận thừa kế. Như vậy, người bị bệnh tâm thần không thuộc đối tượng trong các trường hợp nêu trên thí họ vẫn sẽ được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật.      Quy định việc người bị bệnh tâm thần vẫn có quyền được hưởng thừa kế có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các chủ thể bị bệnh tâm thần, cũng như công tác quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền, tính nhân đạo, công bằng của Nhà nước Việt Nam.     Như vậy, người mắc bệnh tâm thần hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế. Chủ thể giám hộ cho người mắc bệnh tâm thần sẽ giúp người mắc bệnh tâm thần quản lý phần tài sản này. Đặc biệt, tài sản được sử dụng vào mục đích phục vụ nhu cầu sống của người mắc bệnh tâm thần. Đồng thời, với những hành vi tước quyền được hưởng thừa kế của người bị bệnh tâm thần, chiếm đoạt tài sản thừa kế của người được hưởng thừa kế, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đây chính là tính công bằng mà Nhà nước ta hướng đến, và duy trì thực hiện.     Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự như mắc bệnh tâm thần có được hưởng thừa kế không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Những điểm mới trong dự thảo Luật căn cước công dân - Dưới đây là những điểm mới trong dự thảo Luật căn cước công dân sẽ thay thế Luật căn cước công dân 2014 liên quan đến mở rộng đối tượng được cấp căn cước, thay đổi trong hình thức Căn cước công dân, vấn đề bảo mật và tích hợp thông tin đối với Căn cước công dân 1. Mở rộng đối tượng được cấp Căn cước công dân Theo Luật căn cước công dân hiện hành, công dân Việt Nam được cấp Căn cước công dân. Theo dự thảo luật, đối tượng được cấp Căn cước công dân mở rộng thêm người gốc Việt Nam và người không có quốc đang sinh sống tại Việt Nam. 2. Thay đổi nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân  Theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật căn cước công dân hiện hành: Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ. Theo dự thảo luật, vân tay sẽ được lược bỏ. Các thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ tại Luật Căn cước công dân hiện hành thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú và dòng chữ "Nơi cấp: Bộ Công an". 3. Bổ sung quy định về việc cấp thẻ Căn cước công dân cho người dưới 14 tuổi  Theo dự thảo Luật Căn cước công dân, công dân dưới 14 tuổi có nhu cầu cấp thẻ Căn cước công dân có thể yêu cầu cấp thẻ Căn cước công dân. 4. Tích hợp một số thông tin vào Căn cước công dân Các thông tin được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân bao gồm: Thẻ bảo hiểm y tế, Số bảo hiểm xã hội, Giấy phép lái xe, Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy tờ khác theo quy định. 5. Nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Có chỉnh lý, bổ sung nội dung nghiêm cấm mua, bán, trao đổi, chia sẻ, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước. 6. Đề xuất Chứng minh nhân dân sử dụng đến hết ngày 31/12/2024 Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày dự thảo Luật có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng chứng minh nhân dân vẫn có hiệu lực. Các cơ quan quản lý nhà nước không được yêu cầu đính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân nêu trên. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VIETLAWYER về các điểm mới trong dự thảo Luật căn cước công dân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/.
Người khuyết tật được quyền nhận nuôi con nuôi, vậy thủ tục nhận nuôi con nuôi của người khuyết tật gồm những gì? Trên cơ sở hiện hành, Công ty Luật VietLawyer chia sẻ với khách hàng như sau:  Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện như thế nào? Theo Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và Điều 29 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP), thủ tục đăng ký việc nhận nuôi con nuôi như sau:  "1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi." Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện như sau: - Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. - Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về hộ tịch. - Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Ngày nay nhu cầu ra nước ngoài định cư ngày càng tăng, vậy công dân ra nước ngoài định cư có cần làm thủ tục xóa đăng ký thường trú không? Trên quy định của pháp luật hiện hành Công ty Luật VietLawyer chia sẻ đến quý khách hàng như sau:  Theo điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định về các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau: "1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này; d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng; đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này; g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này; h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật." Theo quy định nêu trên thì công dân ra nước ngoài định cư thì thuộc một trong các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú. Như vậy, công dân ra nước ngoài định cư không cần làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi công dân ra nước ngoài định cư có cần làm thủ tục xóa đăng ký thường trú không? Quý khách hàng có thắc mắc cần được giải đáp hãy gửi câu hỏi hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời. Trân trọng./.
Các loại thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân - Thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012. Quy định một số loại thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.  Căn cứ tại ĐIều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 (khoản 10 Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, một số quy định được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi các luật về thuế 2014) , các loại được miễn thuế thu nhập cá nhân bao gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ và chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. - Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. - Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất - Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể, ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau - Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường - Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất - Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Thu nhập từ kiều hối - Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật  - Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả - Thu nhập từ học bổng, bao gồm: a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó - Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật  - Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được có quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đâọ, không nhằm mục đích lợi nhuận - Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích tự thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt  - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế. - Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về các loại thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
Nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi không? Để nhận nuôi con nuôi, nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? - Hiện nay, việc nhận con nuôi diễn ra rất phổ biến, và có rất nhiều nhà sư nhận nuôi con nuôi. Vậy nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi hay không? Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn như sau: 1. Nhà sư có thể nhận nuôi con nuôi hay không? Theo quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi như sau: a) Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; - Có tư cách đạo đức tốt. b) Những người sau đây không được nhận con nuôi: - Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; - Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; - Đang chấp hành hình phạt tù; Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. c) Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này. Như vậy, theo quy định hiện hành, pháp luật không cấm hay hạn chế nhà sư không được phép nhận con nuôi. Nếu muốn nhận nuôi con nuôi thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để nhận con nuôi được quy định cụ thể trên. 2. Nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Căn cứ theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì nhà sư cần chuẩn bị hồ sơ như sau: - Đơn xin nhận con nuôi; - Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; - Phiếu lý lịch tư pháp; - Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; - Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. 3. Nhà sư cần thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi như thế nào? Tại Điều 22 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về Đăng ký việc nuôi con nuôi như sau: "1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. 3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi." Đồng thời, tại Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi như sau: "1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. 2. Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi. 3. Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi." Như vậy, nhà sư cần thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi theo quy định cụ thể trên. Quý khách hàng có thắc mắc, cần tư vấn hãy liên hệ ngay với Công ty Luật VietLawyer để được giải đáp kịp thời.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích? - Một người mất tích hay không phải căn cứ vào các điều kiện nêu tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015. Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về tuyên bố một người mất tích như sau: 1. Xác định trường hợp người bị mất tích Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015: "Điều 68. Tuyên bố mất tích 1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. 2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. 3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch." Như vậy, bắt buộc phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích thì người đó mới được coi là mất tích. Sau khi có quyết định, Tòa án sẽ gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú về hộ tịch. 2. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích được pháp luật quy định như thế nào? 2.1. Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích  1) Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. 2) Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó. 2.2. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích 1) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích. 2) Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và Điều 385 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên. 3) Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích. 4) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. 2.3. Quyết định tuyên bố một người mất tích Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự. 2.4. Khi nào được hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích? Theo Điều 390 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích khi: - Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. - Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự. Trên đây là tư vấn của Công ty Luật VietLawyer về thủ tục tuyên bố một người mất tích. Quý khách hàng có thắc mắc liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết.
 
hotline 0927625666