DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ

Hồ sơ, thủ tục đăng ký khai sinh cho người cao tuổi đã có giấy tờ cá nhân? Tại việt nam có rất nhiều người cao tuổi vì một lý do nào đó đã có giấy tờ cá nhân nhưng không có giấy khai sinh hoặc gặp vướng mắc về hồ sơ thủ tục, không rõ đâu là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho người cao tuổi - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Điều kiện để người cao tuổi được cấp giấy khai sinh Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về việc đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như sau: 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân (bản chính hoặc bản sao hợp lệ) như: giấy tờ tùy thân theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP; Sổ hộ khẩu; Sổ tạm trú; giấy tờ khác do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch thì 1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện sau đây, công dân sẽ được thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân: - Sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 - Chưa đăng ký khai sinh - Đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân chứng  minh thân nhân Theo đó, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, chưa đăng ký khai sinh, nếu có hồ sơ, giấy tờ cá nhân sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh thì thực hiện khai sinh ở Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú khi xuất cảnh. Còn đối với các trường hợp còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hiện tại thực hiện việc đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam cư trú trong nước, sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, chưa đăng ký khai sinh nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân. Như vậy, người cao tuổi muốn đi đăng ký khai sinh thì phải có hồ sơ, giấy tờ cá nhân và thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài. 2. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho người lớn tuổi đã có giấy tờ cá nhân gồm những gì? Căn cứ Tiểu mục 17 Mục C Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 hồ sơ đăng ký khai sinh lần đầu cho người lớn tuổi đã có giấy tờ cá nhân tại UBND xã gồm: - Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu; Người có yêu cầu đăng ký khai sinh thực hiện việc nộp/xuất trình các giấy tờ sau: Giấy tờ phải nộp: - Văn bản cam đoan của người yêu cầu về việc chưa được đăng ký khai sinh. - Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân (nếu có). Người yêu cầu đăng ký khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật. - Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý. - Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực. Giấy tờ phải xuất trình: - Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến); - Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, được điền tự động thì không phải xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến). Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Thủ tục cấp hộ chiếu trong nước - Hộ chiếu là một trong những giấy tờ quan trọng cho phép người mang nó di chuyển qua nước ngoài. Hộ chiếu có thể được sử dụng để đi du lịch, đi công tác, học tập, kinh doanh, đăng ký kết hôn với người nước ngoài,...v.v. Dưới đây là thủ tục xin cấp hộ chiếu phổ thông trong nước 1. Điều kiện để cá nhân được cấp hộ chiếu trong nước Căn cứ theo Điều 21 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam, những cá nhân thuộc các trường hợp sau không được cấp hộ chiếu trong nước bao gồm: - Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm bao gồm: + Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh + Làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài + Tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh. + Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước. + Lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. + Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định. + Cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh. - Người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh cho phép. - Vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an 2. Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trong nước bao gồm: - Hai ảnh mới chụp, không quá 6 tháng, cỡ 4cm x6cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục lịch sự, phông nền trắng. - Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất. - Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi; - Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra đối chiếu. - 01 tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông (mẫu TK01)  3. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước 3.1. Trình tự thực hiện  Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2:  Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông không gắn chíp điện tử trực tiếp nộp hồ sơ vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh (khi đến nộp hồ sơ phải xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng) hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và gửi bổ sung hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích theo thông báo của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (nếu có), cụ thể: + Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. + Người đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. Bước 3:  + Người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trực tiếp nhận kết quả tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính. + Trường hợp chưa cấp hộ chiếu phổ thông thì trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an và nêu rõ lý do. + Thời gian trả hộ chiếu: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ). 3.2 Cách thức thực hiện Khách hàng nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính 3.3 Thời hạn thực hiện Thời hạn để giải quyết thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông trong nước là 8 ngày làm việc Khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký cấp hộ chiếu phổ thông trong nước, vui lòng liên hệ Công ty Luật VietLawyer để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết? - Công ty Luật VietLawyer xin tư vấn về các thủ tục, hồ sơ giấy tờ để yêu cầu tuyên bố một người đã chết tại Tòa án như sau: Đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người đã chết được quy định từ Điều 391 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đến Điều 393 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể: “Điều 391. Quyền yêu cầu tuyên bố một người là đã chết 1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự. 2. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết thuộc trường hợp theo quy định của Bộ luật dân sự.” Theo đó, kèm theo đơn yêu cầu tuyên bố chết thì người yêu cầu phải gửi kèm tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố chết là đã chết hoặc thuộc các trường hợp tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015. “Điều 392. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết 1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết. 2. Nội dung thông báo, việc công bố thông báo và thời hạn thông báo được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 388 của Bộ luật này. 3. Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.” Như vậy, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết. Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. “Điều 393. Quyết định tuyên bố một người là đã chết Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật dân sự.” Như vậy, nếu đơn yêu cầu được chấp nhận thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết; trong quyết định này, Tòa án phải xác định ngày chết của người đó và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết. Trên đây là tư vấn của VietLawyer, quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải quyết.
Thủ tục xin giấy cư trú thay sổ hộ khẩu nhanh chóng - Giấy xác nhận cư trú là một trong những loại giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu đã hết hiệu lực từ 01/01/2023. Các thủ tục liên quan đến dịch vụ hành chính của công dân, trước kia sử dụng sổ hộ khẩu, hiện nay có thể thay thế bằng Giấy xác nhận cư trú. Công ty luật VietLawyer sẽ phân tích cho người đọc về thủ tục xin cấp Giấy xác nhận cư trú. Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị giấy tờ sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú - 1 Bản chính (Mẫu tờ khai) Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã. Bước 3: Công an xã tiếp nhận hồ sơ xác nhận thông tin về cư trú và kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. - Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký  - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có). Mẫu kết quả để khách hàng có thể tham khảo:    Thời hạn làm việc: 1 ngày làm việc (Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật). Trên đây là tư vấn của VietLawyer, quý khách có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
   Trên thực tế, nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi lưu trú là những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các loại giấy tờ chứng minh nhân thân của công dân cũng như trong nhiều văn bản pháp luật. Các thuật ngữ này dễ bị nhầm lẫn với nhau dẫn đến việc áp dụng sai quy định pháp luật. Vậy cư trú, thường trú, lưu trú, tạm trú được phân biệt như thế nào?  Công ty Luật VietLawyer  xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây.   Cư trú Thường trú Tạm trú Lưu trú Khái niệm   Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). - Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. (Theo Khoản 2 Điều 2 và Khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú 2020)     Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. (Theo Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020)     Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. (Theo Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020)     Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày. (Theo Khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú 2020)   Điều kiện đăng ký  Điều kiện đăng ký thường trú:  (1) Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.  (2) Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:  - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;  - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;  - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.  (3) Trừ trường hợp quy định tại (2), công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:  - Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;  - Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.  (4) Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:  - Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;  - Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;  - Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;  - Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.  (5) Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.  (6) Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện sau đây:  - Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;  - Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;  - Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.  (7) Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.  (8) Công dân không được đăng ký thường trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. (Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020)   Điều kiện đăng ký tạm trú:  - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.  - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần  - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020. (Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020)     Thông báo lưu trú:   Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú. (Theo Khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020)   Thủ tục đăng ký  Thủ tục đăng ký thường trú:  - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.  - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.  - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.  - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Điều 22 Luật Cư trú 2020)    Thủ tục đăng ký tạm trú:  - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.  - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.  - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.  - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020)    Thủ tục thông báo lưu trú:  - Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.  - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.  - Nội dung thông báo về lưu trú bao gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú; lý do lưu trú; thời gian lưu trú; địa chỉ lưu trú.  - Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.  - Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. (Theo Điều 30 Luật Cư trú 2020) Nơi đăng ký  Nơi đăng ký thường trú gồm:  - Công an xã, phường, thị trấn;  - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 1 Điều 22 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020)  Nơi đăng ký tạm trú gồm:  - Công an xã, phường, thị trấn; - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 2 Điều 28 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020)  Nơi thông báo lưu trú:  - Công an xã, phường, thị trấn; - Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. (Theo Khoản 1 Điều 30 và Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020) Thời hạn đăng ký  Thời hạn đăng ký thường trú:  Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. (Theo Khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú 2020)    Thời hạn đăng ký tạm trú:  Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. (Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020)    Thời hạn thông báo lưu trú:  Trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú; trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 08 giờ ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. (Theo Khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2020)    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
   Có nhiều trường hợp người sở hữu tài sản không có mặt tại nơi cư trú của mình vì nhiều lý do khác nhau, như đi công tác, du lịch, nhập viện, bị mất tích, bỏ trốn, bị bắt giữ, bị tuyên bố chết, v.v... Điều này đặt ra câu hỏi về việc quản lý tài sản của người vắng mặt, đảm bảo cho quyền lợi của người sở hữu và các bên liên quan. Vậy quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú được pháp luật quy định như thế nào? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Người vắng mặt tại nơi cư trú là gì?    Người vắng mặt tại nơi cư trú là người biệt tích 06 tháng liền trở lên. Thời gian biệt tích phải liên tục, không gián đoạn. Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định của pháp luật. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú    Quy định tại Điều 65 Bộ Luật Dân sự 2015 đề cập đến việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú khi người này đáp ứng đủ điều kiện và có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan tới Tòa án. Việc này mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân biệt tích cũng như của những người liên quan. Bằng cách này, việc quản lý tài sản sẽ giữ vững giá trị của chúng, ngăn ngừa mọi mất mát và thiệt hại có thể xảy ra.    Theo quyết định của Tòa án, những người sau đây được phân công quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:    + Người đang đảm nhận vai trò quản lý tài sản (theo sự ủy quyền của chính người bị xác định là vắng mặt tại nơi cư trú trước khi họ biệt tích);    + Người cùng là chủ sở hữu tài sản với người vắng mặt (quản lý tài sản chung);    + Vợ hoặc chồng đang quản lý tài sản trước khi người vắng mặt biệt tích;    + Con thành niên hoặc cha mẹ của người vắng mặt (trong trường hợp vợ hoặc chồng đang quản lý tài sản nhưng gặp các tình huống như: qua đời, mất khả năng hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, quản lý hành vi, hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự).    Nếu không có ai phù hợp trong các trường hợp trên, Tòa án có thể chỉ định người thân thích hoặc một người khác quản lý tài sản của người vắng mặt. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú    Tại Điều 67 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cụ thể như sau: “1. Quản lý tài sản của người vắng mặt. 2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. 3. Được thanh toán các chi phi cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.”    Điều 67 quy định về quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Khi những người được xác định theo Điều 65 là người quản lý tài sản thì ngoài những nghĩa vụ họ bắt buộc phải thực hiện, tương ứng với hoạt động quản lý, họ còn được pháp luật trao cho những quyền nhất định. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi việc quản lý tài sản không phải là nghĩa vụ pháp luật áp đặt bắt buộc phải thực hiện đối với các chủ thể này.    Theo đó, người quản lý có ba nhóm quyền sau:    Thứ nhất, người quản lý được quyền quản lý tài sản của người vắng mặt. Chính tên gọi pháp lý của chủ thể này đã xác định rõ ràng quyền cơ bản của họ là thực hiện việc quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Theo quy định của điều luật thì người quản lý sẽ thực hiện các xử sự, hành vi phù hợp để thực hiện trọn vẹn việc quản lý tài sản như: chiếm hữu, chăm sóc, kiểm tra,… để đảm bảo tài sản trong phạm vi kiểm soát của mình và giữ gìn tài sản được vẹn toàn về giá trị.    Thứ hai, người quản lý được quyền trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt. Kết hợp cả quy định tại Điều 66 và Điều 67 thì đây vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người quản lý. Như vậy, trong những trường hợp bắt buộc, có yêu cầu, người quản lý phải thực hiện các nghĩa vụ này. Trong những trường hợp cần thiết, theo ý chí của chính họ, họ cũng được phép thực hiện việc trích tài sản mà mình đang quản lý để thực hiện thay các nghĩa vụ cho người vắng mặt với các chủ thể khác.    Thứ ba, người quản lý được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt. Để thực hiện việc quản lý tài sản, các chủ thể này cũng mất những công sức nhất định và các chi phí để đảm bảo cho sự tồn tại và vẹn nguyên của tài sản. Do đó, họ cần được thanh toán các chi phí cần thiết để thực hiện việc quản lý tài sản. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú    Điều 66 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý tài sản (xác định theo Điều 55) phải thực hiện. Theo đó, có bốn nhóm nghĩa vụ đối với người quản lý, bao gồm:    Thứ nhất, người quản lý phải giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình. Nghĩa vụ này yêu cầu sự tận tâm và ý thức trách nhiệm của người quản lý. Đây cũng chính là mục đích trong việc giao tài sản của người vắng mặt cho người khác quản lý trong thời gian họ đang biệt tích.    Thứ hai: Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng: người quản lý phải bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng. Việc bản các tài sản có nguy cơ bị hư hỏng là để giữ được giá trị của tài sản. Tránh cho người vắng mặt bị thiệt hại về tài sản khi họ không đang trực tiếp thực hiện được việc chăm sóc, quản lý và định đoạt tài sản của mình.    Thứ ba: Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.    Người quản lý phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án. Việc quản lý tài sản của người vắng mặt hướng tới sự cân bằng lợi ích của bản thân họ và lợi ích của những người mà họ có nghĩa vụ phải thực hiện. Do đó, trong những trường hợp người vắng mặt phải thực hiện các nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án như cấp dưỡng, trả nợ, thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác thì người quản lý có thể thực hiện thay cho người vắng mặt, trên cơ sở giá trị tài sản đang quản lý.    Thứ tư: Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết, nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường    Người quản lý phải giao tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết. Nghĩa vụ này được đặt ra để tránh tình trạng người quản lý lợi dụng tình trạng chiếm hữu tài sản trong thời gian chủ sở hữu vắng mặt để chiếm giữ tài sản. Vai trò của người quản lý tài sản được xác định là chấm dứt khi người vắng mặt trở về. Do đó, họ cần giao lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp tài sản bị thiệt hại xuất phát từ lỗi của người quản lý thì người quản lý còn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Luật sư Dân sự Lạng Sơn là đội ngũ luật sư tại Công ty luật Vietlawyer phụ trách thực hiện các dịch vụ pháp luật dân sự tại quận, huyện trực thuộc tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn nằm ở phía Bắc đất nước, giáp ranh với Trung Quốc. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích 8.303,84 km². Kinh tế tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là nông nghiệp và du lịch. Các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh là lúa, hồ tiêu, chè, mía, cây ăn quả, rau củ, gia súc, gia cầm... Tỉnh Lạng Sơn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Núi Mẫu Sơn, đền Ngọc Sơn, rừng quốc gia Bắc Sơn... Do nền kinh tế phát triển như vậy, nên cũng kéo theo những quan hệ pháp luật dân sự phát triển mạnh mẽ, và tranh chấp cũng theo đó mà gia tăng. Tại đây, Luật sư dân sự Lạng Sơn là những luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực dân sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành. trong đó có tỉnh Lạng Sơn. Các luật sư dân sự Lạng Sơn có thể tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến vụ việc dân sự, bao gồm: các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài sản, giao dịch dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, quyết định hành chính và các vấn đề dân sự khác, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư dân sự Lạng Sơn là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư dân sự Lạng Sơn có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định, giải pháp phù hợp nhất trong các vụ việc dân sự. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp dân sự một cách công bằng và hiệu quả, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.  1. Nội dung/Lĩnh vực tư vấn của Luật sư Dân sự Lạng Sơn: 1.1 Các tranh chấp liên quan đến dân sự phổ biến - Tranh chấp quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với tài sản, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về nhân thân, tài sản, quyền nuôi con sau khi ly hôn - Tranh chấp về giao dịch dân sự; - Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động; - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; - Các tranh chấp theo quy định của pháp luật. 1.2 Các yêu cầu liên quan đến dân sự - Yêu cầu về tính pháp lý của tài sản, đất đai, giao dịch dân sự; - Yêu cầu về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu về pháp chế doanh nghiệp; - Yêu cầu về đăng ký sở hữu trí tuệ; - Yêu cầu về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; - Các yêu cầu khác về tài sản theo quy định của pháp luật. 1.3 Những quyền lợi của cá nhân, pháp nhân được Luật sư dân sự Lạng Sơn tư vấn, đại diện, bảo vệ - Tư vấn các phương án để giải quyết các vụ việc dân sự; - Đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan trong vụ việc dân sự; - Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan trong vụ việc dân sự; - Trợ giúp pháp lý đối với khách hàng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng - Những quyền lợi khác theo quy định pháp luật. 1.4 Các hình thức Luật sư Dân sự Lạng Sơn tư vấn tại Vietlawyer - Tư vấn qua khung chat trên web: áp dụng cho những khách hàng có băn khoăn, lo lắng về những vụ việc nhỏ, không phức tạp hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được lịch hoặc chưa có nhu cầu đến văn phòng. - Tư vấn qua điện thoại: áp dụng cho những vụ việc gấp, cần giải quyết ngay, những vụ việc mang tính phức tạp cần gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau. - Dịch vụ luật sư tư vấn dân sự trực tiếp tại văn phòng: khách hàng được quyền yêu cầu luật sư tư vấn dân sự giỏi tư vấn tại văn phòng áp dụng với những trường hợp phức tạp, những vụ án tranh chấp dân sự cần giải quyết nhanh hoặc theo yêu cầu của khách hàng. Tại Lạng Sơn chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn luật dân sự rộng khắp trên địa bản tỉnh: Luật sư dân sự Bằng Mạc, Luật sư dân sự Bắc Sơn, Luật sư dân sự Bình Gia, Luật sư dân sự Cao Lộc, Luật sư dân sự Điềm He, Luật sư dân sự Lộc Bình, Luật Sư Dân sư Ôn Châu, Luật sư dân sự Thoát Lãng, Luật sư dân sự Văn Uyên, Luật sư dân sự Tràng ĐỊnh,... Với đầy đủ các nghiệp vụ trong nội dung tư vấn luật dân sự. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lao động, đất đai, hành chính, hình sự,... Khách hàng tại Lạng Sơn, có nhu cầu tư vấn, đại diện, bảo về quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong lĩnh vực vụ án nói trên có thể liên hệ ngay với Vietlawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp.
   Con người từ khi sinh ra đã mang một giới tính nhất định. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, không phải lúc nào giới tính của một người cũng được hoàn thiện sẵn khi người đó ra đời. Lúc này, việc xác định lại giới tính cho họ là sự tôn trọng cũng như cần thiết. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định khi nào được xác định lại giới tính? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Khái niệm giới tính    Theo Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006: “2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.”    Như vậy, giới tính chỉ sự khác biệt giới về phương diện sinh học, có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của y học). Theo đó, giới tính chỉ bao gồm nam và nữ. Khi nào được xác định lại giới tính    Căn cứ Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định: “1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.”    Như vậy, việc xác định giới tính của một người được thực hiện trong các trường hợp sau:    - Giới tính bị khuyết tật bẩm sinh: Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật.    - Chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính: Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét về cả bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính. Nguyên tắc xác định lại giới tính    Điều 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định lại giới tính như sau:    - Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình.    - Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính.    - Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân sau khi xác định lại giới tính    - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch;    - Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Xử phạt hành chính về xác định lại giới tính    Các mức phạt hành chính về xác định lại giới tính được quy định tại Điều 45 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể:    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:    + Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;    + Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính (Ngoài ra người có hành vi vi phạm còn phải xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử).    - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.    Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Trong đời sống xã hội hiện nay, giao dịch dân sự thông qua hình thức hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương ngày càng thông dụng và phổ biến, tuy nhiên để các giao dịch dân sự này có hiệu lực thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật dân sự. Vậy điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì? Công ty VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Giao dịch dân sự là gì? Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được định nghĩa như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc, hứa thưởng,.. Hình thức của giao dịch dân sự Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, các hình thức của giao dịch dân sự bao gồm: - Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. - Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. - Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: “Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Thứ nhất, theo như pháp luật dân sự, để có thể thực hiện được giao dịch dân sự thì cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp. Vì theo pháp luật quy định, không phải cá nhân nào cũng đầy đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Có những cá nhân chưa hình thành, có những cá nhân mất và có những cá nhân hạn chế năng lực pháp luật và hành vi dân sự.  Thứ hai, Chủ thể phải thực hiện giao dịch tự nguyện. Đây là một biện pháp bảo vệ quyền lợi và lợi ích liên quan của những chủ thể có vai trò trong giao dịch dân sự. Trong thực tế, nhiều trường hợp có những cá nhân không tự nguyện và bị cưỡng ép hay uy hiếp để thực hiện dân sự do đó để tránh những hành vi đó nên pháp luật tôn trọng sự tự nguyện và vô hiệu hóa các giao dịch dân sự không có sự tự nguyện. Thứ ba, giao dịch dân sự phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật , không được vi phạm pháp luật và trái đạo đực xã hội. Có thể mục đích hoặc phương thức của giao dịch dân sự vi phạm điều này. Ví dụ: Mang thai hộ, buôn bán các chất cấm, … Cuối cùng, trong một số trường hợp pháp luật có quy định thì hình thức cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Ví dụ: trong một số giao dịch pháp luật yêu cầu phải có văn bản công chứng chứng thực cho giao dịch. Tuy nhiên trong một số trường hợp giao dịch dân sự có thể thỏa thuận bằng miệng hoặc văn bản có chữ kí hai bên. Do đó trong những trường hợp này hình thức trở thành một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu Có 07 trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu như sau: - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. (Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. (Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. (Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. (Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. (Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015) - Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. (Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015) Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: - Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. - Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. - Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. - Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định. Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu Tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. - Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 Bộ luật Dân sự 2015 là 02 năm, kể từ ngày: + Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch; + Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối; + Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép; + Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch; + Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. - Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. - Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666