Giao dịch dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng để mọi người thỏa mãn mọi nhu cầu trong cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều giao dịch xuất phát từ hành vi lừa dối của một bên chủ thể. Bộ luật Dân sự quy định giao dịch này sẽ bị vô hiệu.
Bản chất của giao dịch dân sự là hợp đồng có sự thống nhất ý chí giữa các bên hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Căn cứ theo Điều 117 BLDS thì để một giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
+) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy từ quy định trên, chúng ta có thể thấy chỉ cần thiếu một trong các điều kiện này thì giao dịch dân sự sẽ bị coi là vô hiệu.
2. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối
Theo quy định tại Điều 127 BLDS, khi một giao dịch dân sự bị coi là lừa dối khi trong giao dịch dân sự đó là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Một ví dụ điển hình:
Anh Nguyễn Văn A là chủ một shop quần áo lớn tại Hà Nội. Khi anh A đang tìm kiếm nguồn hàng để nhập về bán trên các sàn thương mại điện tử thì anh Trần Văn B có nhắn tin làm quen và hứa sẽ cung cấp lô hàng chất lượng cao cho anh A và hứa sẽ lấy giá sỉ đối với lô hàng trên. Cả hai anh đều đồng ý, anh B có hẹn anh A ra để ký kết hợp đồng mua bán. Sau khi hoàn thành xong hết thủ tục anh A mang quần áo về cửa hàng để bán thì phát hiện ra đây là lô quần áo chất lượng kém do nước ngoài sản xuất nhưng nhãn mác lại gắn là hàng Việt Nam chất lượng cao.
Vậy đây là hành vi lừa dối của anh B đối với anh A. Trong trường hợp này anh A là bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 131 BLDS quy định về những hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối sẽ phát sinh những hậu quả pháp lý cụ thể như sau: Giao dịch dân sự sẽ không phát sinh hiệu lực, các bên khôi phục lại trạng thái trước khi xác lập giao dịch, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi, cụ thể ở đây là bên có hành vi lừa dối sẽ phải bồi thường cho bên bị lừa dối.
Trên đây là tư vấn của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để đ