DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ

Hiện nay có một bộ phận cha, mẹ sinh con ra nhưng lại không thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Thâm chí có những trường hợp họ còn vứt bỏ con của mình. Đây là hành vi đáng bị lên án vì gây ảnh hướng lớn đến cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, những người cha, người mẹ này lại cho rằng hành vi của mình là không vi phạm pháp luật. Vậy Cha, mẹ thực hiện hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em có bị xử lý hình sự? - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn qua bài viết dưới đây: 1. Thế nào là hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em? Hành vi bỏ rơi và bỏ mặc trẻ em là hai hành vi riêng biệt bởi lẽ tính chất và mức độ nguy hiểm của hai hành vi này là khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về trẻ em ở nước ta đang đưa ra định nghĩa chung cho hai hành vi này. Theo quy định tại khoản 9 điều 4 văn bản hợp nhất Luật Trẻ em năm 2018 "Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em."  Từ định nghĩa này, có thể thấy mặc dù pháp luật không tách riêng hai hành vi này thành hai định nghĩa riêng biệt nhưng có thể hiểu: - Bỏ rơi trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em  - Bỏ mặc trẻ em là hành vi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em  2. Hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em có vi phạm pháp luật?  Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 của văn bản hợp nhất Luật Trẻ em năm 2018, thì hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi bị pháp luật cấm.  Như vậy, có thể thấy, hành vi bỏ rơi hoặc bỏ mặc trẻ em chính là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, nếu cha mẹ hoặc người thân thích của đứa bé có hành vi vứt bỏ con mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy vào tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả khác nhau.  3. Cha, mẹ thực hiện hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em có bị xử lý hình sự? Căn cứ quy định tại Điều 124 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nếu người mẹ có hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì sẽ bị phạt tù hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ tuỳ thuộc vào mức độ của hành vi. Theo đó,  - Nếu người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Nếu người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Từ quy định của pháp luật có thể thấy, nếu người mẹ có đủ các điều kiện sau đây thì người mẹ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, cụ thể như sau: – Trẻ em bị bỏ rơi không lớn hơn 07 ngày tuổi; – Người mẹ do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt;  –Giết con do mình đẻ ra hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Trong trường hợp, đứa bé lớn hơn 07 ngày tuổi hoặc người mẹ không do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà thực hiện hành vi này thì sẽ không bị truy cứu về tội danh trên mà có thể sẽ bị truy cứu hình sự về tội giết người được quy định tại Điều 123 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017).  Như vậy, pháp luật hiện nay mới chỉ đưa ra quy định về hình phạt đối với người mẹ khi thực hiện hành vi bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em mà chưa đưa ra hình phạt đối với người cha. Đây là một điểm còn thiếu sót của pháp luật hiện nay và cần phải được sửa đổi trong thời gian sớm để hạn chế hành vi này tiếp tục xảy ra.  Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer, với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website:https://vietlawyer.vn/ hoặc Hotline: 0927.625.666 để được tư vấn và giải đáp thắc.
     Trẻ em luôn là một trong những đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu ở bất cứ quốc gia nào, bao gồm cả Việt Nam, thế nhưng những hành vi bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang xảy ra hằng ngày. Bạo lực, ngược đãi, đánh đập trẻ em không phải là chuyện hiếm thấy, không ít vụ việc đã được đưa ra xét xử hình sự theo quy định pháp luật. Một số người thắc mắc rằng trong trường hợp chỉ gây thương tích cho trẻ dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?      Căn cứ theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 giải thích định nghĩa về trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.      Căn cứ theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. ...      Theo quy định trên, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác) mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.      Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác nêu trên thì không cần thỏa điều kiện về tỷ lệ tổn thương, thương tật của cơ thể nạn nhân, tức chỉ cần có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có trường hợp đối với những người dưới 16 tuổi.      Cũng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trẻ em được xác định là những người dưới 16 tuổi. Cho nên người có hành vi đánh đập, ngược đãi trẻ em dù gây thương tích dưới 11% thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Người đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% có mặc nhiên bị khởi tố khi vụ việc bị phát hiện không? Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) có quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, theo đó: 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. 2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. 3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.      Như vậy, nếu như người có hành vi đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì vụ việc này chỉ bị khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người đại diện của bị hại. Nếu rơi vào các khoản khác của Điều 134 thì khi vụ việc bị phát hiện, cơ quan có thẩm quyền xác định có đủ cơ sở thì sẽ khởi tố vụ án hình sự mà không cần có sự yêu cầu của bị hại hay người đại diện của bị hại.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trường hợp chỉ gây thương tích cho trẻ dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666