DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ

Thế nào là vũ khí, phương tiện nguy hiểm hoặc thủ đoạn nguy hiểm? - Vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác một trong các công cụ, dụng cụ được người phạm tội sử dụng, dùng để thực hiện hành vi phạm tội. Việc sử dụng, dùng công cụ, dụng cụ nêu trên thường là tình tiết định khung của các tội "cướp tài sản", tội "bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản", tội "chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy". Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này qua bài viết dưới đây: 1. Vũ khí “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12- 8-1996 của Chính phủ); Vũ khí bao gồm 3 loại chính: Vũ khí quân dụng; Vũ khí thể thao; Vũ khí thô sơ. Vũ khí quân dụng gồm: các loại súng ngắn, súng trường, súng liên thành; các loại pháo, dàn phóng, bệ phóng tên lửa, súng cối, hóa chất độc và nguồn phóng xạ các loại đạn; bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; vật liệu nổ quân dụng, hỏa cụ và vũ khí khác dùng cho mục đích quốc phòng - an ninh. Vũ khí thể thao gồm: các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ; các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại đạn dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao nói trên. Súng săn gồm: Các loại súng săn một nòng, nhiều nòng các cỡ, tự động hoặc không tự động, súng hơi các cỡ, súng kíp, sung hoả mai, súng tự chế và các loại đạn, vỏ đạn, hạt nổ, thuốc đạn dùng cho các loại súng kể trên. 2. Phương tiện nguy hiểm “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công; + Về công cụ, dụng cụ Ví dụ: dao phay, các loại dao sắc, nhọn….. + Về vật mà người phạm tội chế tạo ra Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ….. + Về vật có sẵn trong tự nhiên Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng và chắc, thanh sắt,... 3. Thủ đoạn nguy hiểm “Thủ đoạn nguy hiểm” là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như dùng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi môtô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản… Trên đây là chia sẻ của Công ty luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0927.625.666 hoặc qua website https://vietlawyer.vn/ 
 
hotline 0927625666