DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ

Luật sư bào chữa của VietLawyer tại Quảng Ninh là đội ngũ luật sư của Công ty Luật Vietlawyer phụ trách việc tiếp nhận và giải quyết các vụ án hình sự tại các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, có nhiều Khu kinh tế,, dân cư, lao động đông đúc, đồng thời cũng là nơi xảy ra rất nhiều các vụ án hình sự. Tại đây, Luật sư bào chữa tại Quảng Ninh gồm những Luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực hình sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành, trong đó có tỉnh Quảng Ninh. Các luật sư bào chữa tại Quảng Ninh có thể tư vấn và bào chữa cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư bào chữa tại Quảng Ninh là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư bào chữa tại Quảng Ninh có thể bào chữa nhằm giảm nhẹ mức hình phạt, tránh các hoạt động xâm phạm đến quyền lợi của thân chủ bởi các hoạt động tiêu cực, sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, đưa ra những giải pháp phù hợp nhất trong các vụ án hình sự. Vậy thì thủ tục thuê Luật sư bào chữa của Vietlawyer tại Quảng Ninh như thế nào? Chúng tôi xin đưa ra các bước để khách hàng có thể mời luật sư bào chữa của Vietlawyer tại Quảng Ninh như sau: Bước 1. Viết đơn mời Luật sư gửi đến Vietlawyer Nếu bạn đang bị tạm giữ, tạm giam thì có thể viết đơn gửi người thân nhờ mời luật sư cho bạn hoặc gửi đích danh luật sư mà bạn biết. Hoặc người thân của bạn cũng có quyền viết đơn nhờ luật sư bào chữa tham gia. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bạn biết đến Công ty Luật VietLawyer thông qua giới thiệu, hay thông qua các kênh trên mạng xã hội và muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi mà không biết viết đơn mời Luật sư như thế nào. Đừng ngần ngại gì mà không nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline, đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc và ân cần giải đáp cho Quý khách hàng. Bước 2. Vietlawyer tiếp nhận thông tin vụ án - Khách hàng thuê dịch vụ luật sư của Vietlawyer tại Quảng Ninh cần liên hệ, cung cấp các thông tin về vụ án như sau: hoàn cảnh, diễn biến, nguyên nhân, hậu quả, thời gian, địa điểm …. xảy ra vụ án. - Luật sư có ý kiến tư vấn sơ bộ và báo phí thù lao luật sư để khách hàng tham khảo, quyết định. - Sau khi được báo phí thù lao luật sư, nếu khách hàng chấp nhận thù lao luật sư thì hai bên tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. - Sau khi khách hàng thực hiện việc tạm ứng phí thù lao luật sư, Vietlawyer phân công luật sư phụ trách vụ việc. Bước 3. Vietlawyer hoàn thiện hồ sơ, đăng ký thủ tục bào chữa gửi tới các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cho khách hàng. Bước 4. Vietlawyer tiến hành giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. - Vietlawyer sẽ cử một hoặc nhiều các luật sư giỏi chuyên về hình sự, chuyên viên pháp lý để giải quyết. - Luật sư Vietlawyer sẽ hướng dẫn khách hàng bổ sung các thông tin, giấy tờ, thu thập các chứng cứ có liên quan đến vụ việc. - Luật sư Vietlawyer sẽ thực hiện một số công việc chuyên môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình một cách tốt nhất như: tiến hành sao chụp hồ sơ, tài liệu tại các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền; bên cạnh thân chủ tại các buổi cơ quan điều tra lấy lời khai, hỏi cung; thu thập thêm các tài liệu chứng cứ, bằng chứng ngoại phạm, có lợi cho thân chủ; cùng với thân chủ thực hiện việc kháng cáo nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án…. - Các luật sư và chuyên viên pháp lý nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thông tin của vụ án để bảo vệ thân chủ của mình tại phiên xét xử của Tòa án. Tại Quảng Ninh chúng tôi cung cấp các dịch vụ Luật sư bào chữa cho tất cả các khách hàng rộng khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến dân sự, thương mại, doanh nghiệp, lao động, đất đai, hành chính,... Khách hàng tại Quảng Ninh, có nhu cầu tư vấn, thuê Luật sư bào chữa tại Quảng Ninh trong các vụ án hình sự hay đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong các lĩnh vực nói trên có thể liên hệ ngay với VietLawyer qua số hotline để được tư vấn và giải đáp kịp thời. tìm hiểu thêm các dịch vụ khác của chúng tôi tại đây.
Luật sư bào chữa tại Bắc Ninh là đội ngũ luật sư của Công ty Luật Vietlawyer phụ trách việc tiếp nhận và giải quyết các vụ án hình sự tại các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc, dân cư, lao động đông đúc, đồng thời cũng là nơi xảy ra rất nhiều các vụ án hình sự. Tại đây, Luật sư bào chữa tại Bắc Ninh gồm những Luật sư tại Công ty luật Vietlawyer có chuyên môn trong lĩnh vực hình sự, với nhiều năm kinh nghiệm và thực hiện các vụ việc lớn tại nhiều tỉnh thành, trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Các luật sư bào chữa tại Bắc Ninh có thể tư vấn và bào chữa cho khách hàng trong các vụ việc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự, giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vai trò của luật sư bào chữa tại Bắc Ninh là rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Bằng cách sử dụng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, luật sư bào chữa tại Bắc Ninh có thể bào chữa nhằm giảm nhẹ mức hình phạt, tránh các hoạt động xâm phạm đến quyền lợi của thân chủ bởi các hoạt động tiêu cực, sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, đưa ra những giải pháp phù hợp nhất trong các vụ án hình sự. Vậy thì thủ tục thuê Luật sư bào chữa của Vietlawyer tại Bắc Ninh như thế nào? Chúng tôi xin đưa ra các bước để khách hàng có thể mời luật sư bào chữa của Vietlawyer tại Bắc Ninh như sau: Bước 1. Vietlawyer tiếp nhận thông tin vụ án - Khách hàng thuê dịch vụ luật sư của Vietlawyer tại Bắc Ninh cần liên hệ, cung cấp các thông tin về vụ án như sau: hoàn cảnh, diễn biến, nguyên nhân, hậu quả, thời gian, địa điểm …. xảy ra vụ án. - Luật sư có ý kiến tư vấn sơ bộ và báo phí thù lao luật sư để khách hàng tham khảo, quyết định. - Sau khi được báo phí thù lao luật sư, nếu khách hàng chấp nhận thù lao luật sư thì hai bên tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. - Sau khi khách hàng thực hiện việc tạm ứng phí thù lao luật sư, Vietlawyer phân công luật sư phụ trách vụ việc. Bước 2. Viết đơn mời Luật sư gửi đến Vietlawyer Nếu bạn đang toại ngoại thì bạn trực tiếp làm đơn mời luật sư, trường hợp người nhà bạn đang bị tạm giữ, tạm giam thì ông bà, bố mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột có thể viết đơn mời luật sư tham gia bào chữa. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bạn biết đến Công ty Luật VietLawyer thông qua giới thiệu, hay thông qua các kênh trên mạng xã hội và muốn sử dụng dịch vụ của chúng tôi mà không biết viết đơn mời Luật sư như thế nào. Đừng ngần ngại gì mà không nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 0927625666, đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi thắc mắc và ân cần giải đáp cho Quý khách hàng. Bước 3. Vietlawyer hoàn thiện hồ sơ, đăng ký thủ tục bào chữa gửi tới các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền cho khách hàng. Bước 4. Vietlawyer tiến hành giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình. - Vietlawyer sẽ cử một hoặc nhiều các luật sư giỏi chuyên về hình sự, chuyên viên pháp lý để giải quyết. - Luật sư Vietlawyer sẽ hướng dẫn khách hàng bổ sung các thông tin, giấy tờ, thu thập các chứng cứ có liên quan đến vụ việc. - Luật sư Vietlawyer sẽ thực hiện một số công việc chuyên môn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình một cách tốt nhất như: tiến hành sao chụp hồ sơ, tài liệu tại các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền; bên cạnh thân chủ tại các buổi cơ quan điều tra lấy lời khai, hỏi cung; thu thập thêm các tài liệu chứng cứ, bằng chứng ngoại phạm, có lợi cho thân chủ; cùng với thân chủ thực hiện việc kháng cáo nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm của Tòa án…. - Các luật sư và chuyên viên pháp lý nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thông tin của vụ án để bảo vệ thân chủ của mình tại phiên xét xử của Tòa án. Tại Bắc Ninh chúng tôi cung cấp các dịch vụ Luật sư bào chữa cho tất cả các khách hàng rộng khắp các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Công ty luật Vietlawyer còn cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến dân sự, thương mại, doanh nghiệp, lao động, đất đai, hành chính,... Khách hàng tại Bắc Ninh, có nhu cầu tư vấn, thuê Luật sư bào chữa tại Bắc Ninh trong các vụ án hình sự hay đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp hợp pháp trong các lĩnh vực nói trên có thể liên hệ ngay với VietLawyer qua số hotline: 0927625666 để được tư vấn và giải đáp kịp thời, tìm hiểu thêm các dịch vụ khác của chúng tôi tại đây.
     Thế nào là Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng? Người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng bị xử phạt như thế nào? Thực tế hiện nay một vài cá nhân cho phép mình tự chế tạo, mua bán súng, vũ quân dụng nhằm mục đích phòng vệ hoặc nhiều mục đích khác nhau. Do đó,, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm mà người thực hiện hành vi phạm tội có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật - VietLawyer sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Thế nào là vũ khí?      Căn cứ Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) - Luật quản lí vũ khí quy định: 1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. 2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm: a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu; b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân; c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa; d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này. 4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. 5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm: a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này; b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao. 6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao. ...      Như vậy, mọi hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ là hành vi bị nghiêm cấm. 2. Các yếu tố cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng      Theo khoa học hình sự, để cấu thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng cần có đủ các dấu hiệu pháp lý sau: - Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm chế độ quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự. - Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. - Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi chế tạo trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, làm mới hoàn toàn hoặc lắp ráp từ những bộ phận của vũ khí, phương tiện và có giá trị sử dụng theo tính năng tác dụng của chúng. - Mặt chủ quan: Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý. 3. Mức phạt cho người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng      Tùy vào mức độ gây nguy hiểm cho xã hội mà người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng sẽ bị phạt theo các khung hình phạt khác nhau cụ thể người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép vũ khí quân dụng truy tố hình sự theo quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Vật phạm pháp có số lượng: từ 03 đến 10 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 01 đến 05 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 05 đến 15 quả mìn, lựu đạn; từ 03 đến 10 quả đạn cối, đạn pháo; từ 300 đến 1.000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 200 đến 600 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam thuốc nổ các loại hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Làm chết 02 người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. đ) Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Vật phạm pháp có số lượng: từ 31 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên trở lên; từ 21 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41 trở lên; từ 46 quả mìn, lựu đạn trở lên; từ 31 quả đạn cối, đạn pháo trở lên; từ 3001 viên đạn trở lên (đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống); từ 2.001 viên đạn súng máy cao xạ trở lên (đạn cỡ 12,7 ly đến 25 ly); từ 101 kilôgam trở lên thuốc nổ các loại; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ trở lên. b) Làm chết 03 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”      Như vậy, đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 đến 07 năm, đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng và bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 - 05 năm. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Sử dụng giấy tờ tài liệu giả ngày càng tràn lan gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý an ninh và trật tự xã hội. Nhiều người lạm dụng việc tiện lợi của một số loại giấy tờ giả như: Giấy phép lái xe giả, giấy khám sức khỏe giả, chứng chỉ giả,... mà không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, việc sử dụng giấy tờ giả bị xử lý thế nào - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Giấy tờ giả là gì?    Trước hết về khái niệm giấy tờ giả, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về định nghĩa “giấy tờ giả” tuy nhiên có thể hiểu giấy tờ giả là các giấy tờ không được làm ra theo đúng trình tự, thủ tục , tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; không do cơ quan có thẩm quyền cấp hợp pháp. Giấy tờ giả có hình thức và nội dung giống giấy tờ thật khiến người khác bị lầm tưởng hoặc bị đánh lừa là giấy tờ thật. Việc làm giấy tờ giả được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu nhằm phục vụ cho các hành vi lừa đảo hoặc nhằm che mắt cơ quan chức năng khi yêu cầu xuất trình giấy tờ. Giấy tờ giả thường được thể hiện dưới các loại sau: - Giấy tờ giả về mặt hình thức thể hiện (hình thức bên ngoài giống hệt với giấy tờ thật) như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân,... - Giấy tờ giả về quá trình cấp, thẩm quyền và nơi cấp; - Giấy tờ có chữ ký, con dấu và mẫu giấy thật nhưng tên và thông tin trong giấy tờ là giả hoặc được cấp cho người không đủ điều kiện, không thực hiện đúng quy trình, quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật quy định,... Việc sử dụng giấy tờ giả không chỉ gây thiệt hại cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân chấp nhận loại giấy tờ này mà còn gây hại trực tiếp đến người có thông tin trong giấy tờ. Ngoài ra, hành vi sử dụng giấy tờ giả còn ảnh hưởng đến trật tự quản lí xã hội. 2. Yếu tố cấu thành tộ sử dụng con dấu, tài liệu giả - Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Việc sử dụng giấy tờ, tài liệu gia trong trường hợp này là để nhằm mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức và sử dụng nó như là công cụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Do vậy, nếu một người mặc dù có giấy tờ giả nhưng không sử dụng nó để thực hiện hành vi trái pháp luật thì cũng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự. - Mặt chủ quan: Đối với tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nghĩa là bản thân họ biết và nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, dù mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra. Hành vi của họ là lỗi cố ý nhằm mục đích để lừa dối cơ quản, tổ chức, có thẩm quyền để thực hiện hành vi vi phạm nhằm trục lợi cho bản thân. - Khách thể: Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được xác định là xâm phạm trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế - xã hội, xâm phạm đến quy trình cũng như tính đúng đắn trong hồ sơ, thủ tục khi tham gia các quan hệ xã hội. - Chủ thể: Mọi cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. 3. Trách nhiệm hình sự, xử phạt khi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả.     Nếu một người có hành vi sử dụng giấy tờ giả mà đáp ứng được các yếu tố cấu thành Tội sử dụng con dấu, tài liệu giả thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “ 1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác; d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm; đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.” Trường hợp, người có hành vi sử dụng giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể, tùy thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng. Hiện nay, trong quy định pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc sử dụng các giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể. - Đối với hành vi sử dụng chứng minh nhân dân giả thì căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả... - Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt với mức tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Văn bằng, chứng chỉ giả,.. Ngoài việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính thì tùy thuộc vào đối tượng thực hiện hành vi mà trong một số trường hợp người thực hiện hành vi sử dụng giấy tờ giả còn có thể bị xử lý kỉ luật với mức độ khác nhau. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Việc người bị phạm tội thuê luật sư để bào chữa cho mình trên tòa không phải chuyện hiếm gặp tuy nhiên có những bị cáo chỉ thuê một luật sư để bào chữa cho mình, lại có những bị cáo thuê rất nhiều luật sư bào chữa cho mình để mong được giảm án, có được sự khoan hồng của pháp luật. Vậy một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư? Luật sư có quyền được tự mình đi thu thập chứng cứ, tài liệu để bào chữa cho thân chủ của mình không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư bào chữa cho mình? Căn cứ theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về người bào chữa như sau: 1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. 2. Người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. 3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. 4. Những người sau đây không được bào chữa: a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. 5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.      Theo quy định trên, nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội. Do đó, một bị cáo có thể thuê nhiều luật sư cùng bào chữa cho mình mà không bị giới hạn về số lượng. 2. Luật sư bào chữa có quyền thu thập chứng cứ không? Căn cứ Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về quyền của người bào chữa như sau: 1. Người bào chữa có quyền: a) Gặp, hỏi người bị buộc tội; b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra; m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này. Theo đó, luật sư bào chữa cho bị cáo có quyền tự mình thu thập chứng cứ để bào chữa cho bị cáo. 3. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa cho bị cáo Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) về nghĩa vụ của người bào chữa như sau: 2. Người bào chữa có nghĩa vụ: a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan; d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư bào chữa cho mình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
 
hotline 0927625666