DỊCH VỤ LUẬT SƯ HÌNH SỰ

Tội bức tử và tội hành hạ người khác đều là các tội danh có hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, thân thể, danh dự của người khác. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa tội bức tử và tội hành hạ người khác - VietLawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. 1. Quy định pháp luật hiện hành Hành vi bức tử và hành vi hành hạ người khác đều là hành vi đối xử tàn ác, ức hiếp như thường xuyên đánh đập người lệ thuộc vào mình và lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. Cả hai tội danh này đều được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý, vì vậy có nhiều điểm giống nhau nên khi hành vi được xác lập đôi khi sẽ khiến ta nhầm lẫn giữa hai tội danh này. “Điều 130. Tội bức tử 1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Đối với 02 người trở lên; b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.” ... “Điều 140. Tội hành hạ người khác 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên; c) Đối với 02 người trở lên.” 2. Phân biệt tội bức tử và tội hành hạ người khác - Tội bức tử: + Nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát là do hành vi của người phạm tội đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người đó. + Hành vi khách quan của tội bức tử phải dẫn đến hậu quả là người bị hại tự sát, tức là nạn nhân có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như: thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy cầu, tự đâm vào bụng hay bắn vào đầu,... + Hành vi tự sát phải do chính nạn nhân thực hiện, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp đỡ thì không cấu thành tội phạm này. + Hành vi tự sát không nhất thiết phải có hậu quả chết người. + Nạn nhân của tội bức tử là những người lệ thuộc vào người phạm tội. - Tội hành hạ người khác: + Không dẫn đến hậu quả nạn nhân tự sát + Nạn nhân của tội làm nhục người khác là người lệ thuộc vào người phạm tội nhưng ngoài ông bà cha mẹ con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng người phạm tội. Như vậy, dựa vào hành vi phạm tội và căn cứ vào hậu quả xảy ra có thể phân biệt hai tội danh này. Nếu hậu quả dẫn đến việc người lệ thuộc tự sát thì cấu thành tội bức tử. Ngoài ra, trường hợp nạn nhân muốn chết nhưng lại không tự mình thực hiện hành vi mà nhờ người khác giúp thì không cấu thành tội bức tử. Trường hợp có hành vi đổi xử người lệ thuộc vào mình là ông bà cha mẹ vợ chồng con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mà nạn nhân không tự sát thì cấu thành tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Bạo lực gia đình là một dạng của bạo lực xã hội, là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình. Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân. Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử vong. Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và sang chấn tâm lý sau này. Vậy hành vi nào bị coi là bạo lực gia đình? Người có hành vi bao lực gia đình bị xử phạt ra sao?  1. Thế nào là bạo lực gia đình? Theo đó, Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 mới được ban hành đã bổ sung cũng như liệt kê các hành vi bạo lực gia đình tại Điều 3 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022. 1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm: a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý; d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em; đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình; e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng; k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực; l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp; m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi; n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình; o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác; p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình; q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật. 2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 cũng có nêu rõ việc pháp luật nghiêm cấm các hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, do hành vi bạo lực gia đình là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nên khi có chủ thể vi phạm, người này có thể phải chịu những chế tài của pháp luật. 2. Người có hành vi bao lực gia đình bị xử lý thế nào? Cụ thể thì căn cứ theo Điều 41 Luật Phòng,chống bạo lực gia đình 2022 có quy định về hình thức xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau: 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó.Như vậy, hành vi bạo lực gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Đối với việc xử lý hành chính hành vi bạo lực gia đình, thì căn cứ theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau: 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này. Ngoài ra, tùy vào cấu thành của hành vi mà người có hành vi đánh đập người thân trong gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự những tội danh sau: - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017); - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) ... Và nhiều tội danh khác có cấu thành tội phạm tương ứng với hành vi bạo lực gia đình. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.  
    Trên thực tế, không ít trường hợp vợ chồng ly hôn chia tài sản và tranh chấp quyền nuôi con. Tuy nhiên do mâu thuẫn không thể thỏa thuận được mà một số người không tuân theo quyết định của toà án, bản án cố tình giành quyền nuôi con về bản thân. Trường hợp này theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào - Công ty Luật VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Không giao con theo quyết định của tòa án, bản án có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?      Căn cứ theo quy định tại Điều 120 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định như sau: 1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. 2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.      Như vậy, đối với trường hợp trên sau khi đã được chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương thuyết phục mà vẫn không tự nguyện giao con, thì người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). 2. Không giao con theo quyết định của tòa án, bản án thì bị xử phạt như thế nào?      Căn cứ theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội không chấp hành án như sau: 1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ; b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; c) Tẩu tán tài sản. 3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.      Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp không giao con cho chồng/vợ cũ mặc dù có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu như đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này và có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.      Trong trường hợp chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ,... thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội trên có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 3. Các tình tiết giảm nhẹ khi không giao con theo quyết định của tòa án, bản án      Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: 1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức; l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; m) Phạm tội do lạc hậu; n) Người phạm tội là phụ nữ có thai; o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên; p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; r) Người phạm tội tự thú; s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án; u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.      Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp không giao con cho chồng/vợ cũ khi phạm tội không chấp hành án nếu có các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì sẽ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề người có hành vi không giao con theo quyết định của tòa án, bản án có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan hành chính nhà nước. Khi phát hiện một hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thì người dân có thể tố cáo đến cơ quan, người có thẩm quyền. Vậy cơ quan, người nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo và người tố cáo sẽ nộp đơn tố cáo ở đâu? Công ty Luật VietLawyer xin chia sẻ về vấn đề này như sau: 1. Đơn tố cáo là gì? Tố cáo là việc công dân là cá nhân tố giác hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân hay tổ chức lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi của cá nhân hay tổ chức làm ảnh hưởng thiệt hại đến lợi ích của cá nhân hay đe dọa đến quyền lợi, thiệt hại đến tài sản của nhà nước. Đơn tố cáo: Từ việc công dân muốn tố cáo lên các cơ quan chức năng phải có giấy tờ liên quan thì quan trọng nhất là đơn tố cáo để trình bày sự việc vi phạm pháp luật một cách chân thực theo diễn biến để các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để xem xét, điều tra và xử lý vụ việc. Giải quyết tố cáo: là việc các cơ quan chức năng xem xét, điều tra, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và giải quyết theo quyết định xử lý của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo. Giải quyết tố cáo sẽ theo quy định của pháp luật. 2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước 2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. 2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp. 2.3. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp. 2.5. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.6. Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.7. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 2.8. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây: + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp; + Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp. 3. Nộp đơn tố cáo ở đâu Vậy sau khi hoàn tất đơn tố cáo thì người tố cáo phải nộp đơn tố cáo ở đâu? Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Vì vậy, người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố. Trên đây là những chia sẻ của Công ty luật VietLawyer giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc về việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các cơ quan hành chính nhà nước. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666