DỊCH VỤ LUẬT SƯ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh - Luật Sở hữu trí tuệ 2022 được Quốc hội thông qua có nhiều điểm mới nổi bật. Trong đó, nhãn hiệu âm thanh được công nhận bảo hộ là một xu hướng tất yếu khi Việt Nam là một thành viên của Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo Điều 18.18 CPTTPP quy định: "Không bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh". Theo đó, điều khoản này yêu cầu các thành viên không được bắt buộc nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được và không được từ chối bảo hộ nhãn hiệu với lý do dấu hiệu đó là âm thành. Vì vậy, để "bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ SHTT  trong quá tình hội nhập". Việt Nam với tư cách là thành viên của CPTPP phải đưa dấu hiệu âm thanh là nhãn hiệu được bảo hộ trong Luật Sở hữu trí tuệ. Với lý do như trên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung một số điều kiện liên quan tới nhãn hiệu âm thành cụ thể như sau: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 72 – Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ “1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;”.  Sửa đổi, bổ sung một số khoản 1 của Điều 73 – Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca;” . Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 105 - “2. Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.”   Mặc dù Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhãn hiệu được bảo hộ là dấu hiệu âm thanh, tuy nhiên dấu hiệu này vẫn phâỉ là một dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng đồ họa. Khác với quy định này, theo định nghĩa của WIPO thì nhãn hiệu âm thanh chỉ cần là dấu hiệu nghe thấy được (không chỉ là đoạn nhạc, giai điệu như tiếng chuông điện thoại của NOKIA mà có thể là tiếng gầm sư tử sử dụng trước các bộ phim của tập đoàn MGM, tiếng vỗ tay,...) Nhãn hiệu âm thanh là một điểm mới hoàn toàn trong pháp luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ cuối thể kỷ 20, nhãn hiệu âm thanh đã được bảo hộ trong pháp luật nhiều quốc gia như Mỹ, Úc, Châu Âu,... Trong thời gian tới, Việt Nam cần các văn bản hướng dẫn dưới luật như Nghị định, Thông tư để quy định về việc xác lập, bảo vệ, thực thi quyền đối với loại nhãn hiệu này. Mặc dù Luật SHTT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, tuy nhiên riêng với quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022. Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về quyền bảo hộ nhãn hiệu âm thanh trong Luật sở hữu trí tuệ 2022. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://vietlawyer.vn/
 
hotline 0927625666