TRẢ LỜI : LUẬT HÌNH SỰ

     Việc người bị phạm tội thuê luật sư để bào chữa cho mình trên tòa không phải chuyện hiếm gặp tuy nhiên có những bị cáo chỉ thuê một luật sư để bào chữa cho mình, lại có những bị cáo thuê rất nhiều luật sư bào chữa cho mình để mong được giảm án, có được sự khoan hồng của pháp luật. Vậy một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư? Luật sư có quyền được tự mình đi thu thập chứng cứ, tài liệu để bào chữa cho thân chủ của mình không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. 1. Một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư bào chữa cho mình? Căn cứ theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về người bào chữa như sau: 1. Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. 2. Người bào chữa có thể là: a) Luật sư; b) Người đại diện của người bị buộc tội; c) Bào chữa viên nhân dân; d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. 3. Bào chữa viên nhân dân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, đủ sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc tổ chức thành viên của Mặt trận cử tham gia bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình. 4. Những người sau đây không được bào chữa: a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó; b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc. 5. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội.      Theo quy định trên, nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội. Do đó, một bị cáo có thể thuê nhiều luật sư cùng bào chữa cho mình mà không bị giới hạn về số lượng. 2. Luật sư bào chữa có quyền thu thập chứng cứ không? Căn cứ Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) quy định về quyền của người bào chữa như sau: 1. Người bào chữa có quyền: a) Gặp, hỏi người bị buộc tội; b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; đ) Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra; m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa; n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này. Theo đó, luật sư bào chữa cho bị cáo có quyền tự mình thu thập chứng cứ để bào chữa cho bị cáo. 3. Nghĩa vụ của luật sư bào chữa cho bị cáo Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) về nghĩa vụ của người bào chữa như sau: 2. Người bào chữa có nghĩa vụ: a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan; d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; g) Không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề một bị cáo được thuê tối đa bao nhiêu luật sư bào chữa cho mình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Tạm giam là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn này, người bị tạm giam bị cách ly khỏi xã hội một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân như quyền tự do thân thể, cư trú, đi lại … Vậy thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không? - Vietlawyer sẽ giải đáp cho bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: 1. Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng. Theo như quy định trên, thời gian tạm giam được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù. 2. Thời hạn tạm giam để điều tra vụ án hình sự là bao lâu? Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau: 1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng; b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng; c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng; d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng. 3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát: a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương. ....      Theo như quy định trên, thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.      Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề thời gian tạm giam có được tính vào thời gian thi hành án không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Hiện nay người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, phóng đại công dụng, tính năng của hàng hóa sản phẩm diễn ra phổ biến. Những hành xử này có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây nguy hại cho cộng đồng cũng như danh tiếng của họ. Vậy nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, chất lượng kém sẽ bị xử phạt như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo     Căn cứ theo Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 (sửa đổi,bổ sung 2018) thì các hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo cụ thể như sau: 1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này. 2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng. 3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. 4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội. 5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. 6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật. 7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân. 8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. 9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. 10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. 11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. 13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. 14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em. 15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn. 16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. 2. Nghệ sĩ có hành vi quảng cáo không đúng sự thật bị xử phạt như thế nào? 2.1. Xử phạt hành chính hành vi xử lý không đúng sự thật     Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo như sau: 5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 68, Điểm c Khoản 3 Điều 69, Điểm a Khoản 2 Điều 72, Điểm b Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 78 Nghị định này; b) Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này; c) Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; d) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia; đ) Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.     Như vậy, nghệ sĩ có hành vi quảng cáo không đúng sự thật có thể bị xử phạt hành chính lên tới 70.000.000 đồng tùy mức độ nghiêm trọng của sự việc.     Ngoài việc bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi này gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì người tiêu dùng có thể khởi kiện nhà sản xuất cùng với người có hành vi quảng cáo sai sự thật đó để yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.2. Nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự     Căn cứ theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội quảng cáo gian dối như sau: 1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, chất lượng kém sẽ bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
    Buôn bán hàng cấm là hành vi vi phạm pháp luật nhưng trên thực tế hoạt động này vẫn được nhiều người vì mục đích chuộc lợi mà cố tình vi phạm và thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Một trong số đó là buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội. Vậy, trường hợp  - Vietlawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Thế nào là hàng cấm?      Căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam. Khi đó, cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán các loại hàng trên dưới bất kì hình thức nào cũng được xem là đang buôn bán hàng cấm. 2. Mức phạt tù của tội buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội 2.1. Mức phạt tù đối với cá nhân buôn bán hàng cấm      Căn cứ theo Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định Mức phạt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối cá nhân vi phạm như sau: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít; b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao; c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam; d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; d) Có tính chất chuyên nghiệp; đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít; e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao; g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam; h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng; k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu; l) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm: a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên; b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên; c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên; d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên;      Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 4 Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cá nhân sản xuất, buôn bán hàng cấm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như sau: 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 2.2. Mức phạt tù đối với pháp nhân thương mại buôn bán hàng cấm      Căn cứ theo Khoản 5 Điều 190 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định Mức phạt tội sản xuất, buôn bán hàng cấm đối với pháp nhân thương mại như sau: 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề buôn bán hàng cấm qua mạng xã hội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Trẻ em luôn là một trong những đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ hàng đầu ở bất cứ quốc gia nào, bao gồm cả Việt Nam, thế nhưng những hành vi bạo hành trẻ em hiện nay vẫn đang xảy ra hằng ngày. Bạo lực, ngược đãi, đánh đập trẻ em không phải là chuyện hiếm thấy, không ít vụ việc đã được đưa ra xét xử hình sự theo quy định pháp luật. Một số người thắc mắc rằng trong trường hợp chỉ gây thương tích cho trẻ dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1. Đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?      Căn cứ theo Điều 1 Luật trẻ em 2016 giải thích định nghĩa về trẻ em: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.      Căn cứ theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; d) Phạm tội 02 lần trở lên; đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên; e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình; h) Có tổ chức; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc; l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê; m) Có tính chất côn đồ; n) Tái phạm nguy hiểm; o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. ...      Theo quy định trên, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác) mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.      Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác nêu trên thì không cần thỏa điều kiện về tỷ lệ tổn thương, thương tật của cơ thể nạn nhân, tức chỉ cần có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó có trường hợp đối với những người dưới 16 tuổi.      Cũng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trẻ em được xác định là những người dưới 16 tuổi. Cho nên người có hành vi đánh đập, ngược đãi trẻ em dù gây thương tích dưới 11% thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Người đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% có mặc nhiên bị khởi tố khi vụ việc bị phát hiện không? Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2021) có quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, theo đó: 1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. 2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. 3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.      Như vậy, nếu như người có hành vi đánh đập trẻ em gây thương tích dưới 11% thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì vụ việc này chỉ bị khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người đại diện của bị hại. Nếu rơi vào các khoản khác của Điều 134 thì khi vụ việc bị phát hiện, cơ quan có thẩm quyền xác định có đủ cơ sở thì sẽ khởi tố vụ án hình sự mà không cần có sự yêu cầu của bị hại hay người đại diện của bị hại.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề trường hợp chỉ gây thương tích cho trẻ dưới 11% thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Thời gian qua, trên truyền thông xuất hiện thông tin các tuyển thủ đội tuyển trẻ bóng bàn quốc gia bị cho là thiếu ăn, dù phải đóng tới 800.000 đồng cho mỗi bữa ăn (bữa tối, 8 VĐV). Ngoài ra, các vận động viên (VĐV) còn phải chuyển một phần tiền ăn cho HLV trưởng, ngoài số tiền ăn theo quy định. Vậy việc ăn chặn tiền của đội tuyển trẻ quốc gia có cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự không? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Tiền ăn của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia là bao nhiêu một ngày theo quy định hiện nay? Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC quy định nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng như sau: (1) Tập huấn - Tiền ăn của vận đồng viên đội tuyển trẻ quốc gia tập huấn trong nước là 320.000 đồng/ngày. - Vận đồng viên đội tuyển trẻ quốc gia tập huấn ở nước ngoài sẽ được tính theo chế độ bữa ăn hàng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài. (2) Trong thi đấu - Tiền ăn của vận đồng viên đội tuyển trẻ quốc gia trong thời gian tập trung thi đấu tại các giải thể thao thành tích cao quy định tại Khoản 2, 4, 5, 6, 7 Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018 là 320.000 đồng/ngày. - Trong thời gian tập trung thi đấu tại các giải thể thao thành tích cao quy định tại Khoản 1, 3 Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) vận động viên được hưởng mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng theo quy định của Điều lệ tổ chức giải. (3) Ngoài các chế độ dinh dưỡng trên thì vận động viên còn được hưởng mức chi đặc thù khác như: - Vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày; - Vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày. 2. Ăn chặn tiền ăn của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?      Căn cứ theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017) hành vi ăn chặn tiền ăn của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội tham ô tài sản, cụ thể như sau: 1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng; g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về việc ăn chặn tiền của đội tuyển trẻ quốc gia xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu của ngành nông nghiệp lúa nước, vào mỗi vụ mùa, sau khi thu hoạch lúa, người dân thường tiến hành phơi rơm rạ. Việc phơi rơm rạ, thóc lúa trên đường đã trở thành thói quen trong nếp sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tuy nhiên, việc phơi thóc, lúa, rơm rạ đem đến những ảnh hưởng tiêu cực cho trật tự giao thông thậm chí là những tai nạn thương tâm. Vậy trường hợp phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn xử phạt như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây: 1.Trường hợp phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông nhưng chưa gây thiệt hại cho người cho người khác      Hành vi phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: ... b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ. ...      Theo đó, người phơi thóc lúa trên đường có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức vi phạm. 2. Phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn có bị phạt tù hay không?      Hành vi đặt các chướng ngại vật gây cản trở giao thông được quy định tại Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ 1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Cản trở giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.      Theo đó, hành vi phơi thóc lúa ngoài đường có thể coi là đặt chướng ngại vật gây cản trở giao thông, trong trường hợp dẫn đến tai nạn giao thông thì người phơi thóc lúa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như trên.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về vấn đề phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
     Hiện nay, không ít trường hợp cho vay nóng bằng hình thức thế chấp hình ảnh nhạy cảm đến khi người vay không có khả năng trả thì tung những đoạn video, hình ảnh đó để bôi nhọ người vay. Mặt khác, do công nghệ phát triển không ít người bị tống tiền bằng các hình ảnh quay lén trong nhà vệ sinh, phòng ngủ,... bằng những thủ đoạn tinh vi. Vậy hành vi tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị xử phạt như thế nào? - VietLawyer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây: 1. Tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị xử phạt như thế nào? Hành vi tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm được coi là hành vi cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 ( sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau: 1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.     Theo đó, người tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều này và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tống tiền người khác bằng hình ảnh nhạy có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự?     Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể như sau: 1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên; k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm. ...      Theo đó, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tống tiền người khác bằng hình ảnh nhạy cảm có thể xem là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.      Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật VietLawyer về hành vi tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị xử phạt như thế nào. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến Hình sự và các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Anh Mạnh - Ba Vì có câu hỏi gửi về cho Vietlawyer: "Tường nhà tôi bị người lạ vẽ bậy lên tường, cho tôi hỏi pháp luật xử phạt hành vi này như thế nào?"  Cảm ơn câu hỏi của bạn - Vietlawyer xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau 1. Xử phạt vi phạm hành chính  Việc viết, vẽ bậy hình lên tường nhà người khác mà chưa được sự đồng ý, cho phép là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm, phá hoại tài sản. Theo điểm l khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau: Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng ... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; b) Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ; đ) Sử dụng tàu bay không người lái hoặc phương tiện bay siêu nhẹ chưa được đăng ký cấp phép bay hoặc tổ chức các hoạt động bay khi chưa có giấy phép hoặc đã đăng ký nhưng điều khiển bay không đúng thời gian, địa điểm, khu vực, tọa độ, giới hạn cho phép; e) Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác; g) Đốt và thả “đèn trời”; h) Không có đủ hồ sơ, tài liệu mang theo khi khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ; i) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi người trực tiếp khai thác, sử dụng chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; k) Tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi phương tiện bay chưa đáp ứng các tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; l) Phun sơn, viết, vẽ, dán, gắn hình ảnh, nội dung lên tường, cột điện hoặc các vị trí khác tại khu vực dân cư, nơi công cộng, khu chung cư, nơi ở của công dân hoặc các công trình khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, nếu vẽ bậy lên tường nhà người khác mà không được sự đồng ý, cho phép có thể bị phạt tiền từ 1 triệu – 2 triệu đồng. 2. Truy cứu trách nhiệm hình sự  Hành vi vẽ bậy lên tường nhà người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy thuộc vào giá trị tài sản bị xâm phạm. Tội này được quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau: Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; c) Tài sản là bảo vật quốc gia; d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; đ) Để che giấu tội phạm khác; e) Vì lý do công vụ của người bị hại; g) Tái phạm nguy hiểm, 3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. 4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Trên đây là tư vấn của công ty Luật Vietlawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý, nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://vietlawyer.vn/
Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy tại Công ty Luật Vietlawyer./ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật và đang dần có xu hướng gia tăng trong xã hội, tuy nhiên, trên thực tế ít ai hiểu rõ quy định dấu hiệu để định tội này và cụ thể đối với hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy thì tội phạm về ma túy này sẽ bị xử phạt bao nhiêu. Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự nói chung và trong vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng là nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng và tranh tụng; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Để bạn đọc có thể hiểu hơn về vai trò của luật sư trong vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy, Công ty Luật TNHH VietLawyer xin chia sẻ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề này ngay trong nội dung bài viết dưới đây. I. Căn cứ pháp lý Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. II. Nội dung tư vấn 1.Tàng trữ trái phép chất ma túy là gì? Tàng trữ ma túy là việc người phạm tội lưu giữ các chất ma túy ở trong người hoặc nơi thuộc phạm vi quản lý của người phạm tội. Các chất ma túy được tồn tại dưới dạng sau: Nhựa thuốc phiện, Hêrôin, Amphetamine; cần sa, côcain, cao côca, Methamphetamine, MDMA. 2. Cấu thành tội phạm của tội đánh bạc 2.1. Chủ thể của tội phạm Đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì người phạm tội chỉ bị truy cứu hình sự khi từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi vi phạm. Nhưng đối với đối tượng phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ bị truy cứu khi phạm tội cố ý và mang tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. 2.2. Về khách thể của tội phạm Xâm phạm chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các chất ma túy.  Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định "chất ma túy" là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. 2.3. Mặt khách quan của tội phạm + Người phạm tội tàng trữ dưới các hình thức như: cất, giữ, giấu, lưu giữ ma túy một cách bất hợp pháp ở các địa điểm sau: trong người, túi, vali, nhà, vườn, xe…. + Mục đích chủ yếu của người phạm tội về tội này là tàng trữ để sử dụng ma túy chứ không phải với mục đích mua hoặc bán hoặc vận chuyển hoặc sản xuất trái phép chất ma túy để thu lợi bất chính. 2.4. Mặt chủ quan của tội phạm  Người tham gia vào tội tàng trữ trái phép ma túy thực hiện hành vi có lỗi cố ý. Bằng ý thức của người phạm tội thì đương nhiên họ biết được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người khác nhưng họ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.  3. Mức hình phạt với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy Mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung cụ thể như sau: –  Khung một (khoản 1). Có mức phạt tù từ một năm đến năm năm. Được áp dụng đối với trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của các tội phạm nêu trên. (Tức có một trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy như nêu ở mặt khách quan). –  Khung hai (khoản 2). Có mức phạt tù từ năm năm đến mười năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: + Có tổ chức. + Phạm tội nhiều lần (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy). + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy). + Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy). + Vận chuyển, mua bán qua biên giới. Được hiểu là vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy từ Việt Nam qua biên giới một nước khác hoặc ngược lại. + Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em (chẳng hạn sử dụng trẻ em vào việc mua bán, vận chuyên chất ma túy hoặc bán ma túy cho trẻ em sử dụng…). + Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam. + Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam. + Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam. + Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm ki lôgam. + Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam. + Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam. + Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ một trăm mililit đến dưới hai trăm năm mươi mililit. + Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy nêu tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điểu 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục). + Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự tội sản xuất trái phép chất ma túy) – Khung ba (khoản 3). Mức phạt tù từ mười năm đến mươi lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: + Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam (điểm a khoản 3 Điều 249 Bộ luật Hình sự). + Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam. + Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam. + Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam. + Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam. + Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam. + Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililit đến dưới bảy trăm năm mươi mililit. + Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy nêu tại một trong các điểm từ điểm a đên điểm g khoản 3 Điều 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục). – Khung bốn (khoản 4). Có mức phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây: + Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lường từ năm kilôgam trở lên. + Hêrôin hoặc côcain có trong lượng môt trăm gam trở lên. + Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lảm ki lôgam trở lên. + Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên. + Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên. + Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên. + Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm  mươi mililít trở lên. + Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều 249 Bộ luật Hình sự (xem phụ lục). – Hình phạt bổ sung (khoản 5) Ngoài việc chịu một trong các hình phạt như đã nêu ở trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm các tội nêu trên còn có thể bị: + Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng. + Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. + Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.III. Dịch vụ luật sư bào chữa trong các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy tại Vietlawyer VietLawyer xin trân trọng gửi tới khách hàng dịch vụ luật sư bào chữa vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy như sau: 1. Quy trình thực hiện dịch vụ Bước 1: VietLawyer tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc ( Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo. Bước 2: VietLawyer xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia bào chữa. Bước 3: VietLawyer thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án. Bước 5: Luật sư bào chữa tại VietLawyer tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng với tư cách Luật sư bào chữa vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy cho thân chủ nhằm bảo vệ, tranh tụng cho bị can, bị cáo trong vụ án đánh bạc. 2. Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy của Vietlawyer?  Vietlawyer xin thông tin đến Qúy khách hàng những lợi ích to lớn của việc thuê Luật sư bào chữa trong vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy như sau: 2.1. Đội ngũ Luật sư bào chữa có trình độ cao - Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp; - Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ; - Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Công An, Giám đốc pháp chế, Giảng viên.... 2.2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong việc bào chữa cho các bị can, bị cáo trong vụ án cố ý gây thương tích. Chúng tôi – các Luật sư tại Vietlawyer với tư cách là những chuyên gia pháp luật với bề dày kinh nghiệm, đã bào chữa thành công cho rất nhiều vụ án hình sự nói chung và vụ án cố ý gây thương tích nói riêng, sẵn sàng giúp khách hàng hiểu, nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho khách hàng của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc cho bị can, bị cáo và người nhà; 2.3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực Đội ngũ luật sư tại Vietlawyer của chúng tôi luôn có ý thức kết hợp việc trấn an tinh thần, giúp bị can, bị cáo, người nhà bị can, bị cáo yên tâm, bình tĩnh suy xét, đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của các hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý, giúp người bị “tình nghi phạm tội” bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo, trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật, giúp khách hàng có niềm tin hơn trước những lắng lo giữa lưng chừng lao lí; Luật sư bào chữa tại Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu. Sau khâu tiếp cận, tìm hiểu vấn đề pháp lý mà khách hàng đang mắc phải, chúng tôi cam kết đưa ra những phương án giải quyết pháp lí hiệu quả nhất cho khách hàng, cụ thể là giúp cho khách hàng đưa ra các định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập các tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án cố ý gây thương tích. Nói không với những trường hợp bỏ rơi khách hàng, chỉ giải quyết vấn đề pháp lí của khách hàng một cách thờ ơ, dở chừng, nhằm mục đích kinh tế; 2.4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý Luật sư bào chữa tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng; 2.5. Tiết kiệm thời gian Chúng tôi - các Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn bào chữa nhiều vụ án  hình sự liên quan, có thể đảm bảo rằng thủ tục nộp hồ sơ cho tòa án, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất. 2.6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng Khi tiếp cận với các vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy Vietlawyer luôn muốn tìm hiểu, chia sẻ với khách hàng và gia đình về nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo. Đằng sau mỗi vụ án, mỗi bị can, bị cáo lại có những khóc khuất riêng, đặc biệt là đối với những bị can, bị cáo còn chưa thành niên, hay những người lớn tuổi, chúng tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng để hiểu, để bào chữa cho họ theo những hướng có lợi nhất. Đối  với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, bị can, bị cáo là người dân tộc thiểu số Vietlawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ bào chữa để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng Vietlawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng một cách tốt nhất. Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn cho người dân để bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, nếu chẳng may bạn hoặc người thân thích của bạn đọc có liên quan đến vụ án tàng trữ trái phép chất ma túy thì hãy chủ động liên hệ với Luật sư ngay để đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Công ty Luật Vietlawyer với đội ngũ Luật sư có kinh nghiệm dày dặn hơn chục năm trong lĩnh vực hình sự sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.
4 Nữ Tiếp Viên Mang Ma Túy Có Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự Hay Không ? - Chiều ngày 17/03, Phó Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hữu Hiệp công bố vụ 4 nữ tiếp viên của Vietnam Airlines mang tổng cộng 11,48 kg ma túy tổng hợp đựng trong các tuýp đánh răng từ Pháp về Việt Nam vào chiều ngày 16/03. Với số lượng lớn ma túy như vậy, liệu 4 nữ tiếp viên có phải chịu hình sự liên quan đến hành vi vận chuyển này hay không. Công ty luật VietLawyer sẽ phân tích cho người đọc về trách nhiệm của 4 nữ tiếp viên trong các tình huống khác nhau.  1. Diễn biến vụ việc Theo thông tin từ Báo Điện tử Chính Phủ, sáng ngày 16/03, trên chuyến bay số hiệu VN10 của Hãng hàng không Vietnam Airlines từ Pháp về Việt Nam, khi thực hiện tiến hành soi chiếu, Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu đã phát hiện nghi vấn hành lý của 4 đối tượng.  Kết quả kiểm tra có tổng cộng là 8.400 gam viên nén màu xám và 3.080 gam chất bột màu trắng (theo cân điện tử tại Đội Thủ tục hành lý nhập khẩu). Tiến hành lấy mẫu thử có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Tổng khối lượng nghi là thuốc lắc và ma túy tổng hợp nêu trên có khối lượng 11,3 kg được đựng kín trong các tuýp kem đánh răng. Theo báo Dân trí, lời khai ban đầu của 4 đối tượng nữ tiếp viên hàng không khai rằng không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy. Họ được thuê vận chuyển từ một người lạ mặt, tiền công vận chuyển số kem đánh là 10.000.000 đồng.  2. Các tình huống đối với vụ việc và trách nhiệm pháp lý xảy ra Trong vụ việc nêu trên, các sự kiện vẫn còn mơ hồ và cần phải đặt giả định.  Thứ nhất, trong lời khai của 4 nữ tiếp viên, họ không biết số hàng hóa kem đánh răng này có chứa chất ma túy. Cần xác minh và làm rõ ý chí chủ quan của 4 nữ tiếp viên có thực sự không biết trong tuýp kem đánh răng có chứa chất ma túy hay không. Trước khi xác định các trường hợp xảy ra trong mặt chủ quan nêu trên, cần xác định trước các yếu tố mặt khách quan, khách thể, chủ thể trong tình huống. Về khách thể, 4 nữ tiếp viên xâm phạm đến những quy định của Nhà nước về tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma túy. Các chất ma túy mà 4 nữ tiếp viên tàng trữ, vận chuyển có phản ứng dương tính với thuốc thử Methamphetamine, Ketamine. Theo nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất, Methamphetamine và Ketamine là chất và muối thứ 248 và 40 trong danh mục chất và muối có thể tồn tại chất ma túy.   Về mặt khách quan, 4 nữ tiếp viên đã thực hiện các hành vi phạm tội liên quan hai tội, bao gồm: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 249, Điều 250 Bộ luật hình sự 2015. + 4 nữ tiếp viên đã thực hiện cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở trong vali nhằm mục đích vận chuyển trái phép chất ma túy sau này. Hành vi này được coi là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Thời gian các nữ tiếp viên tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định là có tội hay không.  + 4 nữ tiếp viên đã thực hiện tiếp việc chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới hình thức tàu bay và để trong dụng cụ vali - dụng cụ di chuyển với người. Hành vi này được coi là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.  Khối lượng để phạm vào hai tội trên là 0,1 gam Methamphetamine và trên 1 gam Ketamine. 4 nữ tiếp viên đã vận chuyển đến 11,3 kg, có nghĩa là đã vượt quá khối lượng và đủ cấu thành mặt khách quan của hai tội nêu trên. Về chủ thể, bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015 đều là chủ thể tội tàng trữ trái phép chất ma túy và tội vận chuyển trái phép chất ma túy. 4 nữ tiếp viên đã đủ 18 tuổi và không mắc các bệnh liên quan đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Do vậy, 4 nữ tiếp viên đủ cấu thành mặt chủ quan của hai tội. Về mặt chủ quan, 4 nữ tiếp viên phải phạm tội với lỗi cố ý mới có thể cấu thành mặt chủ quan của hai tội nêu trên. Có ba tình huống xảy ra đối với vụ việc trên liên quan đến mặt chủ quan. Trường hợp thứ nhất, 4 nữ tiếp viên biết trước trong các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy và mong muốn tàng trữ và vận chuyển chất ma túy thì 4 nữ tiếp viên sẽ phạm vào cả hai tội: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy và Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Trường hợp thứ hai, 4 nữ tiếp viên không biết các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy, tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc đang vận chuyển, 4 nữ tiếp viên phát hiện ra có chất ma túy bên trong tuýp đánh răng, tuy nhiên họ vẫn mong muốn và thực hiện việc vận chuyển đến hết quá trình. Lúc này, 4 nữ tiếp viên sẽ phạm vào Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Trường hợp thứ ba, 4 nữ tiếp viên không biết được các tuýp đánh răng có chứa chất ma túy, kể từ lúc trước khi cất giữ đến khi bị Đội thủ tục hành lý phát hiện, 4 nữ tiếp viên sẽ không phạm tội nào theo Bộ luật hình sự 2015 quy định. Tuy nhiên, 4 nữ tiếp viên có thể vẫn phải chịu các trách nhiệm pháp lý lao động và hành chính bao gồm: - Tạm đình chỉ công việc nhân viên hàng không, căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không Điều 5. Quy định về tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không 1. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau: ... e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa; - Phạt tiền, căn cứ theo khoản 7 Điều 24 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng  Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung ... 7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đến 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng) đối với hành vi vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi vì mục đích thương mại mà không được phép hoặc không có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Thứ hai, trong lời khai của 4 nữ tiếp viên, họ được thuê vận chuyển từ một người lạ mặt và tiền công vận chuyển là 10.000.000 đồng. Cần xác minh và làm rõ có thật sự tồn tại về người lạ mặt đó hay không và tiền công vận chuyển có thật sự chỉ là 10.000.000 đồng hay không. Trường hợp thứ nhất, có sự xuất hiện của người lạ mặt và thuê 4 nữ tiếp viên, các tiếp viên đã thỏa thuận từ trước và cố ý vận chuyển ma túy, hành vi đã đủ cấu thành về một tội theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định, thì các nữ tiếp viên sẽ trở thành đồng phạm. 4 nữ tiếp viên là người thực hành, trực tiếp thực hiện tội phạm Trường hợp thứ hai, không có sự xuất hiện của người lạ mặt, 4 nữ tiếp viên tự thỏa thuận và cố ý vận chuyển ma túy, hoặc một hoặc nhiều người trong bốn người tổ chức thực hiện vận chuyển, hành vi đã đủ cấu thành về một tội theo Bộ luật hình sự hiện hành quy định, thì 4 nữ tiếp viên sẽ trở thành đồng phạm, các nữ tiếp viên tổ chức thực hiện là người tổ chức, các thành viên còn lại là người thực hành.  Yếu tố đồng phạm trong vụ việc được coi là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự về tội mà 4 nữ tiếp viên thực hiện. Đối với tiền công vận chuyển, số tiền công không được coi là tình tiết để định tội đối với các tội liên quan đến các tội phạm về ma túy, tuy nhiên, đây là căn cứ để xác định thời điểm 4 nữ tiếp viên thỏa thuận, ý chí chủ quan của 4 nữ tiếp viên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy và sự thống nhất về ý chí của 4 tiếp viên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy Dù kết quả có vào trường hợp nào, con đường phía trước của các bạn tiếp viên trên sau này vô cùng u ám. Mong rằng, sẽ không xảy ra các trường hợp tiếp theo liên quan đến tiếp viên hàng không "xách tay". Vì lợi ích trước mắt mà bị các đối tượng gài bẫy, lừa lọc để bị dẫn vào con đường phạm tội Trên đây là chia sẻ của VietLawyer. Với kinh nghiệm nhiều năm trong mọi lĩnh vực pháp lý nếu khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn liên quan đến hình sự, vui lòng liên hệ qua website Vietlawyer.vn, chúng tôi có thể: + Giúp khách hàng phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu, chứng cứ và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp; + Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án; + Thực hiện chức năng bào chữa cho bị can, bị cáo góp phần nhằm giảm hoặc loại bỏ trách nhiệm hình sự, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo. + Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (khoản 2 Điều 72)/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đương sự (khoản 2 Điều 84),…; + Dự đoán và xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án, giúp khách hàng loại bỏ rủi ro pháp lý; + Thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các quyền yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội. + Là cầu nối giữa bị can, bị cáo với gia đình.
Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại Công ty Luật Vietlawyer. Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp luật và đang dần có xu hướng gia tăng trong xã hội, tuy nhiên, trên thực tế ít ai hiểu rõ quy định dấu hiệu để định tội này và cụ thể đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì tội phạm về ma túy này sẽ bị xử phạt bao nhiêu. Lẽ đương nhiên, chẳng ai muốn một phần đời của mình bị giam trong lao gian ngục tối cả. Trong trường hợp này, việc được giảm nhẹ tối đa mức hình phạt là mong muốn của cả người phạm tội cũng như người thân của họ. Vậy, phải làm cách nào để có thể đạt được những ý nguyện trên, khi mà bản thân người phạm tội không đủ kiến thức pháp lí về hình sự, kèm theo đó là một tâm lý hoang mang, dao động, không ổn định, luôn yếu thế và bị động trong việc lấy lời khai? Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy của Luật sư VietLawyer chính là giải pháp dành cho Quý khách!   Bài viết dưới đây cung cấp thông tin đến quý bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định tội này và mức hình phạt tội tàng trữ trái phép chất ma túy mới nhất năm 2022. I.Căn cứ pháp lý Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. II.Nội dung tư vấn 1.Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là gì? Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là một trong các hành vi sau: -Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác. -Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy. 2. Cấu thành tội phạm của tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 2.1.Chủ thể của tội phạm Người phạm tội bị truy cứu về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy khi đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi là từ đủ 16 tuổi trở lên. 2.2.Về khách thể của tội phạm Xâm phạm đến khách thể là chế độ quản lý nhà nước về việc sử dụng chất ma túy, qua đó có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, trật tự, an toàn xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm: là người sử dụng trái phép chất ma túy 2.3.Mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội phạm: là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cụ thể là chỉ huy, phân công, điều hành việc sử dụng trái phép chất ma túy Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là việc thực hiện một trong các hành vi: a) Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; b) Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy. 2.4.Mặt chủ quan của tội phạm Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, biết rõ hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện nhưng và mong muốn hậu quả xảy ra. 3. Mức hình phạt với tội Tàng trữ trái phép chất ma túy Khung 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm Khung 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm Khung 4: Phạt tù 20 năm hoặc chung thân III. Dịch vụ luật sư bào chữa trong các vụ án đánh Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại Vietlawyer. VietLawyer xin trân trọng gửi tới khách hàng dịch vụ luật sư bào chữa vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như sau: 1.Quy trình thực hiện dịch vụ Bước 1: VietLawyer tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc ( Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo. Bước 2: VietLawyer xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia bào chữa. Bước 3: VietLawyer thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư. Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án. Bước 5: Luật sư bào chữa tại VietLawyer tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng với tư cách Luật sư bào chữa vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cho thân chủ nhằm bảo vệ, tranh tụng cho bị can, bị cáo trong vụ án đánh bạc. 2. Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy của Vietlawyer?  Quyền bào chữa là một quyền thuộc phạm trù nhân quyền trong hoạt động Tư pháp. Đây được xem như là phương tiện pháp lý cần thiết để những chủ thể như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong vụ án hình sự nói chung và trong vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ý thức được vấn đề này, VietLawyer luôn luôn mong muốn mang lại cho quý khách hàng những dịch vụ bào chữa tốt nhất,với mục đích tận dụng việc tham gia tố tụng của mình để bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của khách hàng,  Vietlawyer xin thông tin đến Qúy khách hàng những lợi ích to lớn của việc sử dụng Dịch vụ thuê Luật sư bào chữa tại VietLawyer trong các vụ án Tổ chức sử dụng  trái phép chất ma túy như sau: 2.1. Đội ngũ Luật sư bào chữa có trình độ cao - Được đào tạo bài bản, chính quy tại các trường Đại học hàng đầu về ngành Luật tại Việt Nam: Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Học Viện tư pháp; - Các Luật sư có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ - Đội ngũ cố vấn trình độ cao: Tiến sỹ, Công An, Giám đốc pháp chế, Giảng viên.... 2.2. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm trong việc bào chữa cho các bị can, bị cáo trong vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Chúng tôi – các Luật sư tại Vietlawyer với tư cách là những chuyên gia pháp luật với bề dày kinh nghiệm, đã bào chữa thành công cho rất nhiều vụ án hình sự nói chung và vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng, sẵn sàng giúp khách hàng hiểu, nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho khách hàng của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc cho bị can, bị cáo và người nhà; 2.3. Đội ngũ Luật sư có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực Đội ngũ luật sư tại Vietlawyer của chúng tôi luôn có ý thức kết hợp việc trấn an tinh thần, giúp bị can, bị cáo, người nhà bị can, bị cáo yên tâm, bình tĩnh suy xét, đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của các hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý, giúp người bị “tình nghi phạm tội” bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo, trung thực, khách quan, toàn diện, đúng quy định của pháp luật, giúp khách hàng có niềm tin hơn trước những lắng lo giữa lưng chừng lao lí; Luật sư bào chữa tại Vietlawyer luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu. Sau khâu tiếp cận, tìm hiểu vấn đề pháp lý mà khách hàng đang mắc phải, chúng tôi cam kết đưa ra những phương án giải quyết pháp lí hiệu quả nhất cho khách hàng, cụ thể là giúp cho khách hàng đưa ra các định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập các tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Nói không với những trường hợp bỏ rơi khách hàng, chỉ giải quyết vấn đề pháp lí của khách hàng một cách thờ ơ, dở chừng, nhằm mục đích kinh tế; 2.4. Chi phí thuê Luật sư hợp lý Luật sư bào chữa tại Vietlawyer luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cành, điều kiện và mong muốn của khách hàng; 2.5. Tiết kiệm thời gian Chúng tôi - các Luật sư tại Vietlawyer với kinh nghiệm dày dặn qua thực tiễn bào chữa nhiều vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, có thể đảm bảo rằng thủ tục nộp hồ sơ cho tòa án, kĩ năng giải quyết những thủ tục pháp lý,…một cách nhanh gọn và hợp pháp nhất. 2.6. Trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng Khi tiếp cận với các vụ án về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Vietlawyer luôn muốn tìm hiểu, chia sẻ với khách hàng và gia đình về nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo. Đặc biệt là đối với những bị can, bị cáo còn chưa thành niên, hay những người lớn tuổi, chúng tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh của khách hàng để hiểu, để bào chữa cho họ theo những hướng có lợi nhất. Đối với những khách hàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vùng sâu vùng xa, bị can, bị cáo là người dân tộc thiểu số Vietlawyer sẵn sàng chia sẻ, tư vấn pháp lý miễn phí, giảm tối đa chi phí sử dụng dịch vụ bào chữa để khách hàng có thể yên tâm, tin tưởng Vietlawyer sẽ cố gắng hết mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng trong các vụ án Tàng trữ trái phép chất ma túy một cách tốt nhất. Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn cho người dân để bảo vệ lợi ích của mình khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, nếu bạn hoặc người thân đã bị bắt hoặc đang là đối tượng bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố trong vụ án Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, tại sao bạn không nghĩ đến một luật sư bào chữa giàu kinh nghiệm để bản thân có thể hoàn toàn tin tưởng ? Về vấn đề này, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng tuyệt đối với dịch vụ bào chữa vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy của Luật sư VietLawyer.
 
hotline 0927625666